Những Hy Vọng Về Những Lựa Chọn Mang Tính Luân Lý Qua Việc Thụ Tinh Nhân Tạo

VATICAN 17-3- 2004 Zenit -- Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống kêu gọi hãy đề ra những phương cách để đối phó lại sô vinh ngày càng gia tăng trong các cặp vợ-chồng, để tránh tình trạng phải lựa chọn giải pháp thụ tinh nhân tạo vốn trái với luân lý lẽ thường.

Đó là lời kêu gọi chính yếu được đưa ra ngày hôm nay, sau khi kết thúc phiên họp khoáng đại được tổ chức tại Rôma vào ngày 19 đến ngày 22 tháng 2 vừa qua. Chủ đề của phiên họp khoáng đại là “Tính Nhân Phẩm của Những Kỷ Thuật Sinh Sản Vô Tính và Sinh Sản Con Người: Những Khía Cạnh Mang Tính Nhân Loại và Đạo Đức Luân Lý.”

Các bác sĩ, các nhà khoa học gia, các chuyên gia về pháp lý và sinh học đạo đức tham dự phiên họp khoáng đại cho biết rằng, sự vô sinh trong các cặp vợ-chồng ngày càng gia tăng “đặc biệt là tại những xã hội Tây Phương” nên đã thúc đẩy ngành khoa học “phải tìm ra những nguyên nhân vì sao cũng như những cách chửa trị của hiện trạng này.” Các thành viên của Học Viện chia sẽ một cách xót xa rằng thái độ “tự mãn” thường có khuynh hướng thúc giục các cặp vợ-chồng tìm đến những kỷ thuật tái sinh sản nhân tạo như là “phương cách chửa trị duy nhất.”

Lời nhận định trên cũng còn cho biết rằng, thậm chí còn tệ hơn là, ngày nay các cặp vợ-chồng hiếm muộn luôn mang trong họ một “nảo trạng mới”, và cho rằng “việc tìm đến những kỷ thuật thụ tinh nhân tạo như là một giải pháp được ưa chuộng nhất hiện nay, vì nó chẳng khác nào với việc sinh đẻ một cách tự nhiên.” Và với một não trạng như thế, họ cho rằng những kỷ thuật như vậy tỏ ra có hữu hiệu mà không cần phải lo lắng gì đến việc “kiểm tra” về mặt chất lượng. Và chính điều đó đã dẫn đến việc cho rằng đứa trẻ được sinh ra thông qua những kỷ thuật thụ tinh nhân tạo như là một “sản phẩm” mà giá trị của nó phần lớn lệ thuộc vào “chất lượng tốt” qua những cách kiểm tra và chọn lựa gắt gao. Và hậu quả của nó sẽ dẫn đến việc loại bỏ một cách có hệ thống những phôi thai người được xem là kém chất lượng, theo như những thông số và tiêu chuẩn vốn vẫn còn được tranh cãi rất nhiều.

Tương phản lại với phương pháp thụ tinh nhân tạo, các thành viên của Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống hoan nghênh “những nổ lực của ngành y khoa hiện đại trong việc kiếm tìm ra những phuơng cách chữa trị sự hiếm muộn nơi các cặp vợ-chồng. Phiên họp cũng thảo luận đến những “chương trình hành động cụ thể vì những mục tiêu chân chính, và cao qúy của ngành khoa học.” Thêm vào đó, những thành viên của Học Viện đề nghị việc xin con nuôi nhưng là biểu trưng của tình yêu đối với những cặp vợ-chồng hiếm muộn. Văn kiện của Viện cũng nhắc lại rằng sau gần hơn 25 năm qua kể từ ngày đứa bé đầu tiên được sinh ra qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, có khoảng chừng một triệu trẻ em cũng đã được sinh ra qua phương cách đó.

Những thành viên của Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống đã kết thúc lời nhận xét của họ bằng cách kêu gọi những nhà lập pháp Công Giáo hãy mạnh mẽ chống lại nhuững thứ luật lệ vi phạm trầm trọng đến nhân phẩm của cuộc sống con người, như phá thai và làm cho người bệnh chết đi một cách nhẹ nhàng, chẳng hạn.

Đưa ra lời bình luận cho văn kiện đó, Đức Giám Mục Elio Sgreccia, Phó Chủ Tịch Học Viện nói với Đài Vatican rằng những nhà lập pháp Công Giáo, một khi nhận thấy rằng tiếng nói và quan điểm của họ không được chấp nhận một cách dân chủ, thì họ “đừng rời bỏ nghị trường, mà hãy ở lại để tìm cách làm giảm sự nguy hiểm của một thứ luật bất công đó.”

Và nếu họ không thể ngăn cản tất cả những hình thức thụ tinh nhân tạo, chẳng hạn, thì ít nhất ra họ cũng phải tìm cách giới hạn nó trong việc tìm thụ tinh nội trong dòng tộc, gia đình mà thôi, Đức Giám Mục Sgreccia đã nói như thế, và Ngài cũng nói tiếp rằng, họ phải tìm cách loại bỏ việc làm đông lạnh các phôi thai người.