8 thông điệp mạnh nhất từ chuyến thăm Châu Phi của ĐTC Phanxicô
Đó là năm ngày sôi nổi đối với Đức Giáo Hoàng, khi ngài đưa ra những thông điệp về hòa bình, hòa giải, đức tin và lòng thương xót.
Kenya, Uganda, và Cộng hòa Trung Phi đã đón tiếp Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tới lục địa châu Phi. Chuyến đi này để lại một tác động sâu sắc lớn lao cho người dân nơi đây. Và Đức Thánh Cha đã thực sự xúc động.
1.Chăm sóc thiên nhiên
Khi ở Kenya, trước tòa của Liên Hiệp châu Phi, bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng tập trung vào môi trường và phát triển bền vững. Ngài kêu gọi các chính phủ hãy đưa ra những quyết định có lợi cho hành tinh và người dân, thay vì lợi ích đặc thù nào khác.
Ngài nói: “đáng buồn thay, và thậm chí tôi dám nói rằng thực sự thảm khốc: những lợi ích nhóm lại chiếm ưu thế trên cả lợi ích chung và dẫn đến việc thao túng thông tin để bảo vệ kế hoạch và những dự án riêng tư của mình.”
2.Tham nhũng
Ở Kenya, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ quy mô dành cho những người trẻ. Ngài cảnh báo họ về nguy hại tham nhũng trong tất cả các phần của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói: “Đây không chỉ thuộc về chính trị mà nó còn nằm trong tất cả các tổ chức. Ngay cả ở Vatican cũng có những trường hợp tham nhũng. Tham nhũng là một cái gì đó thâm nhập vào tận trong mỗi chúng ta. Nó giống như đường vậy. Thật ngọt ngào. Chúng ta thích nó. Thật dễ dàng. Và sau cùng, hậu quả của nó thật tệ hại.”
3.Đói Nghèo
Trước khi rời Kenya, ngài tới thăm một trong những vùng ngoại biên vốn bị thiệt thòi nhất ở châu Phi, đó là Kangemi. Ngài nói với cư dân ở đây rằng ngài cảm thấy ở đây như nhà của mình vậy, ở giữa những người khiêm tốn nhất.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ: “Cha cảm thấy rất thoải mái như ở nhà để chia sẻ những khoảnh khắc với chúng con là những người mà cha không thấy xấu hổ khi nói điều này, chúng con có một vị trí đặc biệt trong cuộc sống và quyết định của cha.”
4.Đức Tin
Tại Uganda, Đức Giáo Hoàng vinh dự tưởng nhớ các vị tử đạo Công Giáo người Anh đã bị giết vì đức tin trong thế kỷ 19. Ngài kêu gọi người Uganda đừng bao giờ quên lãng thời gian đó.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay bây giờ, cuộc sống của họ là một lời chứng đối với sức mạnh biến đổi của Tin mừng Chúa Giêsu Kitô. Di sản này không thể thỉnh thoảng chúng con mới nhớ đến hay không thể cất giữ nó trong viện bảo tàng như một viên ngọc quý.”
5.Hy Vọng
Đức Giáo Hoàng cũng nghe những chứng từ khi ngài ở Uganda. Một phụ nữ trẻ bị AIDS và một bé trai bị bắt cóc và tra tấn đã kể những câu chuyện của họ. Đức Giáo Hoàng đề nghị họ đừng bao giờ mất hy vọng.
ĐTC nói: “Winnie đã biến cay đắng thành hy vọng. Đó không phải là trò ảo thuật. Đó là công việc của Chúa Giêsu. Người có thể làm bất cứ điều gì.”
6.Tình Huynh Đệ
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng là tinh tế nhất. Chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi kể từ năm 2013, và khoảng một phần tư trong 5 triệu cư dân phải di tản. Những người bị mất nhà cửa là thành phần được Đức Giáo Hoàng ưu tiên viếng thăm.
ĐTC nói: “Cha muốn mọi người hãy nói với nhau rằng ‘chúng ta đều là anh em với nhau’. Vì chúng ta đều là anh em nên chúng ta hy vọng cho hòa bình. Cha ban phước lành của Chúa cho chúng con và mong chúng con cầu nguyện cho cha.”
7.Lòng Thương Xót
Không nghi ngờ gì nữa, một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của chuyến đi này là … Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Nhà thờ Bangui bằng cách mở Cửa Thánh.
Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin tình yêu và hòa bình. Tình yêu và hòa bình. Bây giờ với lời cầu nguyện này, chúng ta bắt đầu Năm Thánh.”
8.Tha Thứ Và Hòa Bình
Thông điệp chủ đạo nhất của Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du của ngài đến đến CAR là hòa bình. Đây là cách ngài ấy nói với người trẻ Trung Phi để giao hòa với kẻ thù của họ.
Ngài nói: “Chúng con có thể yêu kẻ thù của chúng con không? Có! Chúng con có thể tha thứ khi họ làm tổn thương chúng con không? Có! Với tình yêu và sự tha thứ, chúng con có thể là người chiến thắng.”
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến CAR kết thúc bằng một Thánh Lễ tại sân vận động lớn ở Bangui. Một lần nữa, hàng ngàn người tham dự bày tỏ tình cảm và lòng tri ân của họ với chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng đến trung tâm của châu Phi.
(Romereports, 2-12-2015)
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đinh Ngọc, S.J
Đó là năm ngày sôi nổi đối với Đức Giáo Hoàng, khi ngài đưa ra những thông điệp về hòa bình, hòa giải, đức tin và lòng thương xót.
Kenya, Uganda, và Cộng hòa Trung Phi đã đón tiếp Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đầu tiên của ngài tới lục địa châu Phi. Chuyến đi này để lại một tác động sâu sắc lớn lao cho người dân nơi đây. Và Đức Thánh Cha đã thực sự xúc động.
1.Chăm sóc thiên nhiên
Ngài nói: “đáng buồn thay, và thậm chí tôi dám nói rằng thực sự thảm khốc: những lợi ích nhóm lại chiếm ưu thế trên cả lợi ích chung và dẫn đến việc thao túng thông tin để bảo vệ kế hoạch và những dự án riêng tư của mình.”
2.Tham nhũng
Ở Kenya, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ quy mô dành cho những người trẻ. Ngài cảnh báo họ về nguy hại tham nhũng trong tất cả các phần của cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói: “Đây không chỉ thuộc về chính trị mà nó còn nằm trong tất cả các tổ chức. Ngay cả ở Vatican cũng có những trường hợp tham nhũng. Tham nhũng là một cái gì đó thâm nhập vào tận trong mỗi chúng ta. Nó giống như đường vậy. Thật ngọt ngào. Chúng ta thích nó. Thật dễ dàng. Và sau cùng, hậu quả của nó thật tệ hại.”
3.Đói Nghèo
Trước khi rời Kenya, ngài tới thăm một trong những vùng ngoại biên vốn bị thiệt thòi nhất ở châu Phi, đó là Kangemi. Ngài nói với cư dân ở đây rằng ngài cảm thấy ở đây như nhà của mình vậy, ở giữa những người khiêm tốn nhất.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ: “Cha cảm thấy rất thoải mái như ở nhà để chia sẻ những khoảnh khắc với chúng con là những người mà cha không thấy xấu hổ khi nói điều này, chúng con có một vị trí đặc biệt trong cuộc sống và quyết định của cha.”
4.Đức Tin
Tại Uganda, Đức Giáo Hoàng vinh dự tưởng nhớ các vị tử đạo Công Giáo người Anh đã bị giết vì đức tin trong thế kỷ 19. Ngài kêu gọi người Uganda đừng bao giờ quên lãng thời gian đó.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ngay bây giờ, cuộc sống của họ là một lời chứng đối với sức mạnh biến đổi của Tin mừng Chúa Giêsu Kitô. Di sản này không thể thỉnh thoảng chúng con mới nhớ đến hay không thể cất giữ nó trong viện bảo tàng như một viên ngọc quý.”
5.Hy Vọng
Đức Giáo Hoàng cũng nghe những chứng từ khi ngài ở Uganda. Một phụ nữ trẻ bị AIDS và một bé trai bị bắt cóc và tra tấn đã kể những câu chuyện của họ. Đức Giáo Hoàng đề nghị họ đừng bao giờ mất hy vọng.
ĐTC nói: “Winnie đã biến cay đắng thành hy vọng. Đó không phải là trò ảo thuật. Đó là công việc của Chúa Giêsu. Người có thể làm bất cứ điều gì.”
6.Tình Huynh Đệ
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng là tinh tế nhất. Chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi kể từ năm 2013, và khoảng một phần tư trong 5 triệu cư dân phải di tản. Những người bị mất nhà cửa là thành phần được Đức Giáo Hoàng ưu tiên viếng thăm.
ĐTC nói: “Cha muốn mọi người hãy nói với nhau rằng ‘chúng ta đều là anh em với nhau’. Vì chúng ta đều là anh em nên chúng ta hy vọng cho hòa bình. Cha ban phước lành của Chúa cho chúng con và mong chúng con cầu nguyện cho cha.”
7.Lòng Thương Xót
Không nghi ngờ gì nữa, một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của chuyến đi này là … Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót trong Nhà thờ Bangui bằng cách mở Cửa Thánh.
Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin tình yêu và hòa bình. Tình yêu và hòa bình. Bây giờ với lời cầu nguyện này, chúng ta bắt đầu Năm Thánh.”
8.Tha Thứ Và Hòa Bình
Thông điệp chủ đạo nhất của Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du của ngài đến đến CAR là hòa bình. Đây là cách ngài ấy nói với người trẻ Trung Phi để giao hòa với kẻ thù của họ.
Ngài nói: “Chúng con có thể yêu kẻ thù của chúng con không? Có! Chúng con có thể tha thứ khi họ làm tổn thương chúng con không? Có! Với tình yêu và sự tha thứ, chúng con có thể là người chiến thắng.”
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến CAR kết thúc bằng một Thánh Lễ tại sân vận động lớn ở Bangui. Một lần nữa, hàng ngàn người tham dự bày tỏ tình cảm và lòng tri ân của họ với chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng đến trung tâm của châu Phi.
(Romereports, 2-12-2015)
Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đinh Ngọc, S.J