Ngày 30 tháng 11, 2015, tại hội nghị thượng đỉnh COP-21 về khí hậu tại Paris, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã lên tiếng thúc giục các nhà lãnh đạo hoàn cầu hướng cuộc thảo luận của họ về một mục tiêu đạo đức rõ rệt, một mục tiêu nhằm đặt con người, nhất là người nghèo, ở tâm điểm.
Phác họa 3 cột trụ chính của “một thỏa hiệp có tính hoàn cầu và biến đổi” về việc làm thế nào giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, Đức Hồng Y nói rằng cột trụ thứ nhất là chấp nhận một hướng đi đạo đức rõ rệt, một hướng đi gợi hứng cho các động lực và mục tiêu của thỏa hiệp.
Ngài cho hay: chính các thế hệ tương lai, những thế hệ dễ bị thương tổn nhất, là các thế hệ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc thay đổi khí hậu, trong khi họ không hề có một lỗi lầm nào cả.
Đứng trước các quan ngại ngày càng gia tăng liên quan tới môi trường, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng ta không thể để mình bị cô lập bởi các hàng rào xã hội hay chính trị.
“Chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất và không hề có chỗ cho điều gọi là 'hoàn cầu hóa sự dửng dưng’". Ngài nói thêm: tính khẩn trương của tình thế hiện nay đòi phải có sự hợp tác rộng rãi nhất để khuôn định một kế hoạch cụ thể chung.
Ngài cho hay: điều quan trọng là “thỏa hiệp này tập chú vào việc nhìn nhận cả mệnh lệnh đạo đức phải hành động trong bối cảnh liên đới hoàn cầu, lẫn trách nhiệm chung nhưng dị biệt hóa của mỗi người, theo khả năng và điều kiện của họ”.
Đức Hồng Y Parolin lên tiếng trong buổi khai mạc Hội Nghị Các Bên, một hội nghị hàng năm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới thay đổi khí hậu trên bình diện chính trị hoàn cầu.
Diễn ra tại Paris từ ngày 30 tháng 11 tới ngày 11 tháng 12, hội nghị thượng đỉnh này đón tiếp các nhà lãnh đạo của 150 quốc gia, cộng thêm 40,000 đại biểu đến từ 195 quốc gia.
Mục tiêu cuộc thảo luận lần này là đạt được một thỏa hiệp trói buộc về luật pháp để giảm thiểu các việc thải khí “nhà xanh”. Các việc giảm thiểu này nhằm giới hạn sự gia tăng nhiệt độ hoàn cầu dưới mức 2 độ bách phân so với nhiệt độ hoàn cầu trước thời kỹ nghệ hóa.
Trong các nhận định của mình, Đức Hồng Y nhắc lại các tuyên bố mới đây của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Văn Phòng Liên Hiệp Quốc ở Nairobi, Kenya, rằng làm việc với nhau là điều cần thiết để vượt qua các vấn nạn, bất kể là chính trị, y tế hay phát triển.
Trên chuyến bay từ Cộng Hòa Trung Phi trở lại Rôma hôm 30 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại đề cập một lần nữa tới vấn đề thay đổi khí hậu. Ngài nói với các nhà báo tháp tùng rằng xã hội chúng ta “đang ở trên bờ tự sát, có thể nói mạnh như thế”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Tôi dám chắc gần như toàn bộ những người đang ở Paris tham dự Hội Nghị COP-21 đều ý thức được điều đó và muốn làm một điều gì”. Ngài thêm rằng ngài hy vọng và cầu nguyện để hội nghị khởi đầu được một giải pháp.
Đức Hồng Y Parolin lặp lại lời lẽ của Đức Giáo Hoàng tại Nairobi để nhấn mạnh 3 mục tiêu cho hội nghị thượng đỉnh Paris mà chính Đức Giáo Hoàng đã phác thảo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở đó: giảm thiểu tác động của việc thay đổi khí hậu, chống nghèo đói và thăng tiến nhân phẩm.
Ngoài việc có một hướng đi đạo đức ra, thỏa hiệp Paris cũng cần lưu ý không những tới việc nó sẽ được thi hành như thế nào mà trên hết còn phải “phát đi những tín hiệu rõ ràng để hướng dẫn tác phong của mọi bên liên hệ”.
Ngài cho rằng các tín hiệu này không những phải được các chính phủ mà còn phải được mọi tầng lớp của xã hội truyền đi, trong đó có các thẩm quyền địa phương, xã hội dân sự và các cộng đồng kinh doanh và khoa học.
Việc đạt được một nền kinh tế ít cácbon hơn nhằm phát triển con người toàn diện tùy thuộc ở việc các nhà lãnh đạo hợp tác ra sao trong việc tiếp nhận “nét thiên tài kia nhằm làm cho nhân phẩm thăng hoa”.
Đức Hồng Y Parolin đề cập tới việc cổ vũ các nguồn năng lượng có thể đổi mới, việc phi vật chất hóa, việc quản trị rừng không thỏa đáng, an toàn thực phẩm lâu dài và cuộc đấu tranh chống phí phạm thực phẩm như các phương thế khả hữu cùng với việc sử dụng kỹ thuật thích đáng và nhu cầu chống lại “các khoản trợ cấp không hữu hiệu và đôi khi không công bằng”.
Cột trụ thứ ba được Đức Hồng Y nhắc đến là một viễn kiến tương lai lâu dài. Ngài nói rằng: hội nghị thượng đình COP-21 không phải là tận điểm hay khởi điểm, mà đúng hơn là “một giai đoạn quan yếu của một đường dài chắc chắn không kết thúc với năm 2015”.
Ngài cho rằng thỏa hiệp đạt được phải bao gồm việc duyệt xét các cam kết đã đưa ra cũng như hàng loạt “những cuộc theo dõi” có tính trong sáng, hữu hiệu và năng động.
Thay đổi lối sống cũng là một điều cần thiết, nhất là khi nói tới các mô thức sản xuất và tiêu thụ bền vững. Theo Đức Hồng Y, “lối sống hiện nay, trong bối cảnh văn hóa vứt bỏ, không bền vững”.
Ngài nhấn mạnh tới sự quan trọng của một nền giáo dục và huấn luyện thích đáng để tạo ra các lối sống bền vững. Theo ngài, các giải pháp kỹ thuật không đủ nếu thiếu việc giáo dục.
Đức Hồng Y kết thúc bài diễn văn bằng cách hy vọng rằng ba cột trụ mà ngài phác họa sẽ giúp đạt được các mục tiêu mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng phát biểu: giảm thiểu tác động của việc thay đổi khí hậu, chống nghèo đói và thăng tiến nhân phẩm.
Phác họa 3 cột trụ chính của “một thỏa hiệp có tính hoàn cầu và biến đổi” về việc làm thế nào giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, Đức Hồng Y nói rằng cột trụ thứ nhất là chấp nhận một hướng đi đạo đức rõ rệt, một hướng đi gợi hứng cho các động lực và mục tiêu của thỏa hiệp.
Ngài cho hay: chính các thế hệ tương lai, những thế hệ dễ bị thương tổn nhất, là các thế hệ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc thay đổi khí hậu, trong khi họ không hề có một lỗi lầm nào cả.
Đứng trước các quan ngại ngày càng gia tăng liên quan tới môi trường, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng ta không thể để mình bị cô lập bởi các hàng rào xã hội hay chính trị.
“Chúng ta là một gia đình nhân loại duy nhất và không hề có chỗ cho điều gọi là 'hoàn cầu hóa sự dửng dưng’". Ngài nói thêm: tính khẩn trương của tình thế hiện nay đòi phải có sự hợp tác rộng rãi nhất để khuôn định một kế hoạch cụ thể chung.
Ngài cho hay: điều quan trọng là “thỏa hiệp này tập chú vào việc nhìn nhận cả mệnh lệnh đạo đức phải hành động trong bối cảnh liên đới hoàn cầu, lẫn trách nhiệm chung nhưng dị biệt hóa của mỗi người, theo khả năng và điều kiện của họ”.
Đức Hồng Y Parolin lên tiếng trong buổi khai mạc Hội Nghị Các Bên, một hội nghị hàng năm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới thay đổi khí hậu trên bình diện chính trị hoàn cầu.
Diễn ra tại Paris từ ngày 30 tháng 11 tới ngày 11 tháng 12, hội nghị thượng đỉnh này đón tiếp các nhà lãnh đạo của 150 quốc gia, cộng thêm 40,000 đại biểu đến từ 195 quốc gia.
Mục tiêu cuộc thảo luận lần này là đạt được một thỏa hiệp trói buộc về luật pháp để giảm thiểu các việc thải khí “nhà xanh”. Các việc giảm thiểu này nhằm giới hạn sự gia tăng nhiệt độ hoàn cầu dưới mức 2 độ bách phân so với nhiệt độ hoàn cầu trước thời kỹ nghệ hóa.
Trong các nhận định của mình, Đức Hồng Y nhắc lại các tuyên bố mới đây của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Văn Phòng Liên Hiệp Quốc ở Nairobi, Kenya, rằng làm việc với nhau là điều cần thiết để vượt qua các vấn nạn, bất kể là chính trị, y tế hay phát triển.
Trên chuyến bay từ Cộng Hòa Trung Phi trở lại Rôma hôm 30 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại đề cập một lần nữa tới vấn đề thay đổi khí hậu. Ngài nói với các nhà báo tháp tùng rằng xã hội chúng ta “đang ở trên bờ tự sát, có thể nói mạnh như thế”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Tôi dám chắc gần như toàn bộ những người đang ở Paris tham dự Hội Nghị COP-21 đều ý thức được điều đó và muốn làm một điều gì”. Ngài thêm rằng ngài hy vọng và cầu nguyện để hội nghị khởi đầu được một giải pháp.
Đức Hồng Y Parolin lặp lại lời lẽ của Đức Giáo Hoàng tại Nairobi để nhấn mạnh 3 mục tiêu cho hội nghị thượng đỉnh Paris mà chính Đức Giáo Hoàng đã phác thảo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở đó: giảm thiểu tác động của việc thay đổi khí hậu, chống nghèo đói và thăng tiến nhân phẩm.
Ngoài việc có một hướng đi đạo đức ra, thỏa hiệp Paris cũng cần lưu ý không những tới việc nó sẽ được thi hành như thế nào mà trên hết còn phải “phát đi những tín hiệu rõ ràng để hướng dẫn tác phong của mọi bên liên hệ”.
Ngài cho rằng các tín hiệu này không những phải được các chính phủ mà còn phải được mọi tầng lớp của xã hội truyền đi, trong đó có các thẩm quyền địa phương, xã hội dân sự và các cộng đồng kinh doanh và khoa học.
Việc đạt được một nền kinh tế ít cácbon hơn nhằm phát triển con người toàn diện tùy thuộc ở việc các nhà lãnh đạo hợp tác ra sao trong việc tiếp nhận “nét thiên tài kia nhằm làm cho nhân phẩm thăng hoa”.
Đức Hồng Y Parolin đề cập tới việc cổ vũ các nguồn năng lượng có thể đổi mới, việc phi vật chất hóa, việc quản trị rừng không thỏa đáng, an toàn thực phẩm lâu dài và cuộc đấu tranh chống phí phạm thực phẩm như các phương thế khả hữu cùng với việc sử dụng kỹ thuật thích đáng và nhu cầu chống lại “các khoản trợ cấp không hữu hiệu và đôi khi không công bằng”.
Cột trụ thứ ba được Đức Hồng Y nhắc đến là một viễn kiến tương lai lâu dài. Ngài nói rằng: hội nghị thượng đình COP-21 không phải là tận điểm hay khởi điểm, mà đúng hơn là “một giai đoạn quan yếu của một đường dài chắc chắn không kết thúc với năm 2015”.
Ngài cho rằng thỏa hiệp đạt được phải bao gồm việc duyệt xét các cam kết đã đưa ra cũng như hàng loạt “những cuộc theo dõi” có tính trong sáng, hữu hiệu và năng động.
Thay đổi lối sống cũng là một điều cần thiết, nhất là khi nói tới các mô thức sản xuất và tiêu thụ bền vững. Theo Đức Hồng Y, “lối sống hiện nay, trong bối cảnh văn hóa vứt bỏ, không bền vững”.
Ngài nhấn mạnh tới sự quan trọng của một nền giáo dục và huấn luyện thích đáng để tạo ra các lối sống bền vững. Theo ngài, các giải pháp kỹ thuật không đủ nếu thiếu việc giáo dục.
Đức Hồng Y kết thúc bài diễn văn bằng cách hy vọng rằng ba cột trụ mà ngài phác họa sẽ giúp đạt được các mục tiêu mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng phát biểu: giảm thiểu tác động của việc thay đổi khí hậu, chống nghèo đói và thăng tiến nhân phẩm.