Suy Niệm Lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê
Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Năm 1525 Ngài du học Paris, nước Pháp. Nhờ sự hướng dẫn của chân phước Phêrô Favre và thánh Ignatiô, Ngài đã gia nhập Dòng Tên với ba lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 1537, được thụ phong linh mục ở Rôma. Năm 1541, Ngài đi truyền giáo vùng Á Đông theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong 10 năm truyền giáo tại Ấn Độ và Nhật Bản Ngài đã đi hàng trăm ngàn cây số và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Qua một vài điểm liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Phanxicô và qua Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm vài ý tưởng sau đây:
1. Loan báo Tin mừng là nhiệm vụ bắt buộc mỗi Kitô hữu
Có một thời người ta quan niệm rằng “Việc loan báo Tin mừng là của các Giám mục, linh mục, tu sĩ”. Còn giáo dân chỉ cần giữ đạo là đủ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Nhiệm vụ truyền giáo là của tất cả mọi kitô hữu. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15). Khi dùng động từ “Hãy đi”, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ của mọi người kitô hữu. Trong bài đọc I, Thánh Phaolô đã ý thức việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ “Bắt buộc”, Ngài nói: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm”. Ngài còn nói thêm: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cr 9,16).
Như vậy, ai cũng có nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Nhưng việc loan báo Tin mừng như thế nào thì tuỳ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của từng người. Có người lên đường đem Chúa đến với dân ngoại như thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê. Có người suốt đời cầu nguyện cho việc truyền giáo và cho phần rỗi các linh hồn như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Có người loan báo Tin mừng bằng việc bác ái như Mẹ Têrêxa Caculta. Có người loan báo Tin mừng bằng chứng tá đời sống, nhất là làm chứng bằng máu như các thánh Tử đạo…Mỗi chúng ta đã và đang loan báo Tin mừng bằng cách nào?
2. Loan báo Tin mừng vì ý thức được sự cao trọng của linh hồn
Khi còn học tại Paris, Thánh Phanxicô Xaviê đã thấm nhuần Lời Chúa mà thánh Ignatiô nhắc đi nhắc lại rằng: “Được lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì”(Mc 8,36). Thật vậy, linh hồn là kho tàng vô giá, không có gì đánh đổi được. Mất linh hồn là mất tất cả. Giữ được linh hồn là được tất cả. Ý thức được điều đó, Ngài đã quyết định lên đường tới các miền xa xôi như Ấn Độ, Nhật Bản để giúp họ biết Chúa, biết cách sống để được rỗi linh hồn. Ngài đã làm việc tông đồ một cách nhiệt tâm, đến nỗi không còn giờ để nghỉ ngơi. Trong thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài viết: “Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng chút nào: Tôi rảo khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này. Tôi đã làm phép rửa cho một số rất đông các em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi tôi đến các làng, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh”(x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Ngài khao khát phần rỗi linh hồn người khác và mong muốn có nhiều người làm việc tông đồ. Cũng trong lá thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài kể: “Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay vì lỗi của các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục. Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ như vậy, để có thể trả lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó cho họ”( x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Đó là những lời tâm huyết thốt ra từ một tâm hồn nhiệt tâm làm việc tông đồ: Khát khao vì phần rỗi linh hồn người khác. Sau này, chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cũng đã thốt lên những lời tương tự: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; Con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”.
Mong rằng, mọi người chúng ta cũng ý thức được sự cao trọng của linh hồn và có được lòng nhiệt tâm tông đồ như Thánh Phanxicô và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: Ước ao phần rỗi linh hồn người khác để dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc loan báo Tin mừng.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng: Loan báo Tin mừng là sứ mạng Chúa trao phó cho mọi người kitô hữu chúng con. Nhưng trong thực tế, không mấy ai nhớ để chu toàn sứ mạng này. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho mỗi chúng con từ nay biết quyết tâm chu toàn bổn phận ấy hầu Giáo Hội ngày càng có nhiều con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Tây Ban Nha. Năm 1525 Ngài du học Paris, nước Pháp. Nhờ sự hướng dẫn của chân phước Phêrô Favre và thánh Ignatiô, Ngài đã gia nhập Dòng Tên với ba lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 1537, được thụ phong linh mục ở Rôma. Năm 1541, Ngài đi truyền giáo vùng Á Đông theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Trong 10 năm truyền giáo tại Ấn Độ và Nhật Bản Ngài đã đi hàng trăm ngàn cây số và rửa tội được khoảng 100 ngàn người. Ngài qua đời năm 1552, tại đảo Xanxian, cửa ngỏ vào Trung Quốc. Năm 1622, Đức Thánh Cha Grêgôriô XV đã phong Ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1904, được Đức Giáo Hoàng Piô X đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Qua một vài điểm liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Phanxicô và qua Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm vài ý tưởng sau đây:
1. Loan báo Tin mừng là nhiệm vụ bắt buộc mỗi Kitô hữu
Có một thời người ta quan niệm rằng “Việc loan báo Tin mừng là của các Giám mục, linh mục, tu sĩ”. Còn giáo dân chỉ cần giữ đạo là đủ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Nhiệm vụ truyền giáo là của tất cả mọi kitô hữu. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15). Khi dùng động từ “Hãy đi”, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ của mọi người kitô hữu. Trong bài đọc I, Thánh Phaolô đã ý thức việc loan báo Tin mừng là nhiệm vụ “Bắt buộc”, Ngài nói: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm”. Ngài còn nói thêm: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cr 9,16).
Như vậy, ai cũng có nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Nhưng việc loan báo Tin mừng như thế nào thì tuỳ thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của từng người. Có người lên đường đem Chúa đến với dân ngoại như thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê. Có người suốt đời cầu nguyện cho việc truyền giáo và cho phần rỗi các linh hồn như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Có người loan báo Tin mừng bằng việc bác ái như Mẹ Têrêxa Caculta. Có người loan báo Tin mừng bằng chứng tá đời sống, nhất là làm chứng bằng máu như các thánh Tử đạo…Mỗi chúng ta đã và đang loan báo Tin mừng bằng cách nào?
2. Loan báo Tin mừng vì ý thức được sự cao trọng của linh hồn
Khi còn học tại Paris, Thánh Phanxicô Xaviê đã thấm nhuần Lời Chúa mà thánh Ignatiô nhắc đi nhắc lại rằng: “Được lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì”(Mc 8,36). Thật vậy, linh hồn là kho tàng vô giá, không có gì đánh đổi được. Mất linh hồn là mất tất cả. Giữ được linh hồn là được tất cả. Ý thức được điều đó, Ngài đã quyết định lên đường tới các miền xa xôi như Ấn Độ, Nhật Bản để giúp họ biết Chúa, biết cách sống để được rỗi linh hồn. Ngài đã làm việc tông đồ một cách nhiệt tâm, đến nỗi không còn giờ để nghỉ ngơi. Trong thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài viết: “Từ khi đến đây, tôi chẳng ngưng chút nào: Tôi rảo khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh bí tích này. Tôi đã làm phép rửa cho một số rất đông các em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi tôi đến các làng, trẻ em không để cho tôi đọc kinh nhật tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu tôi chưa dạy cho chúng một kinh”(x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Ngài khao khát phần rỗi linh hồn người khác và mong muốn có nhiều người làm việc tông đồ. Cũng trong lá thư gửi cho Thánh Ignatiô, Ngài kể: “Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định tới các đại học ở Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: Tiếc thay vì lỗi của các ông mà biết bao linh hồn thay vì lên thiên đàng lại phải xuống hoả ngục. Ước chi họ miệt mài với văn chương chữ nghĩa thế nào thì họ cũng miệt mài với công việc tông đồ như vậy, để có thể trả lẽ với Thiên Chúa về học thuyết của họ cũng như các nén bạc đã được trao phó cho họ”( x. Bài đọc II, kinh sách ngày 03 tháng 12).
Đó là những lời tâm huyết thốt ra từ một tâm hồn nhiệt tâm làm việc tông đồ: Khát khao vì phần rỗi linh hồn người khác. Sau này, chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu cũng đã thốt lên những lời tương tự: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; Con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”.
Mong rằng, mọi người chúng ta cũng ý thức được sự cao trọng của linh hồn và có được lòng nhiệt tâm tông đồ như Thánh Phanxicô và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: Ước ao phần rỗi linh hồn người khác để dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc loan báo Tin mừng.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng: Loan báo Tin mừng là sứ mạng Chúa trao phó cho mọi người kitô hữu chúng con. Nhưng trong thực tế, không mấy ai nhớ để chu toàn sứ mạng này. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phanxicô Xaviê, xin cho mỗi chúng con từ nay biết quyết tâm chu toàn bổn phận ấy hầu Giáo Hội ngày càng có nhiều con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành