Bàn về bản dịch kinh “Xin Chúa Thương Xót”
Như chúng ta đã biết, sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965), Giáo Hội đã tiến hành việc canh tân phụng vụ, trong đó có Sách lễ Rôma. Ấn bản mẫu thứ nhất (tiếng La-tinh) xuất bản năm 1970, được chuyển ngữ sang tiếng Việt và được Tòa Thánh chuẩn y vào năm 1971. Năm năm sau, ấn bản mẫu thứ hai ra đời (có thêm và sửa đổi đôi chút), bản này được dịch ra tiếng Việt và đưa vào sử dụng vào năm 1992. Và ấn bản mới nhất, lần thứ ba, được công bố từ năm 2000, và được xuất bản vào năm 2002.
Tại Việt Nam, trong khi chờ đợi bản dịch mới của Sách Lễ Rôma, Uỷ Ban Phụng Tự, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã xuất bản cuốn “Nghi thức Thánh lễ” vào tháng 9 năm 2005, tuy chỉ là một phần nhỏ, nhưng quan trọng nhất của Sách lễ Rôma, được sử dụng từ lễ Phục Sinh năm 2006. Để dùng vào việc tham khảo, Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần đã dịch Quy Chế Tổng Quát (QCTQ) (Institutio generalis Missalis Romani) (đây là bản dịch của QCTQ 2000; QCTQ 2002 mới đầy đủ nhất).
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn về bản dịch của kinh “Xin Chúa Thương Xót”.
Trong cả ba ấn bản mẫu của Sách Lễ Rôma, đều có câu bằng tiếng Hy-lạp: Kyrie, eleison - Christe, eleison - Kyrie, eleison.
Ta cùng xem bản dịch của một số ngôn ngữ:
- Tiếng Anh: Lord, have mercy - Christ, have mercy - Lord, have mercy.
- Tiếng Pháp: Seigneur, prends pitié - O Christ, prends pitié - Seigneur, prends pitié.
- Tiếng Đức: Herr, erbarme dich - Christus, erbarme dich - Herr, erbarme dich.
- Tiếng Ý: Signore, pietà - Cristo, pietà - Signore, pietà.
- Tiếng Tây Ban Nha: Señor, ten piedad - Cristo, ten piedad - Señor, ten piedad.
- Tiếng Việt : Xin Chúa thương xót chúng con - Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con - Xin Chúa thương xót chúng con.
Như vậy, ta nhận thấy bản dịch tiếng Việt chưa chính xác, đáng lẽ phải được dịch như sau: Lạy Chúa, xin thương xót - Lạy Chúa Ki-tô, xin thương xót - Lạy Chúa, xin thương xót.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc của kinh “Xin Chúa Thương Xót”.
Vào thời văn minh Hy-lạp cổ đại, từ Kyrios trong tiếng Hy-lạp được coi như một lời chúc tụng dành cho một thần minh hay một vị chúa tể mà người ta tôn kính như vị thần. Giáo Hội đã chấp nhận từ này theo nghĩa của các bản văn thánh Phaolô về Chúa Ki-tô Phục Sinh, Đấng được coi như là Thiên Chúa của Phao-lô:
- Trong sách Công Vụ Tông đồ (2, 36), thánh Phêrô nói với đám đông sau khi Chúa Thánh Thần ngự đến, “Đức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa (Kyrios) và làm Đấng Ki-tô”.
- Thánh Phao-lô gửi tín hữu Phi-líp-phê (2, 11): “và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Kyrios).
Thời Giáo Hội sơ khai, ba lời cầu khẩn: Lạy Chúa, Lạy Chúa Ki-tô, Lạy Chúa đều thưa lên với Chúa Ki-tô. Nhưng từ thế kỷ thứ IV, thời mà Giáo Hội phải chiến đấu chống lại những lạc giáo từ chối thần tính của Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần, thì những lời cầu khẩn này được qui hướng về Chúa Ba Ngôi: lời Lạy Chúa đầu tiên được xem như thưa lên với Chúa Cha, lời Lạy Chúa Ki-tô đương nhiên là thưa lên với Chúa Ki-tô, và lời Lạy Chúa cuối cùng để thưa lên với Chúa Thánh Thần. Chính cuộc canh tân phụng vụ của Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã trả lại chiều kích qui Ki-tô cho lời Kinh Thương Xót, tức là lấy Chúa Ki-tô làm trung tâm. Như thế, mỗi khi chúng ta đọc hay hát “Lạy Chúa, xin thương xót”, chính là ta thưa lên với Chúa Ki-tô.
Một số người đã đặt câu hỏi này: tại sao lại không có những từ tương đương với Kyrie, eleison bằng tiếng La-tinh ? Câu trả lời là tiếng Hy-lạp vốn là ngôn ngữ phổ biến của các Giáo Hội tiên khởi cho tới thế kỷ thứ III, trong đó có cả giáo phận Rôma; và lời cầu nguyện Kyrie, eleison quen thuộc đến mức lời này vẫn được sử dụng khi tiếng La-tinh trở thành thông dụng ở thành Rô-ma.
QCTQ 1975, số 30 nói về Kinh Thương Xót như sau:
“Sau nghi thức sám hối, bắt đầu kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” trừ khi đã dùng kinh này trong ghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là cộng đoàn, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó”.
Trong QCTQ 2000 (bản dịch của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần), số 52: “Sau nghi thức sám hối, là luôn luôn đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, trừ khi đã dùng kinh này trong nghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó.”
Theo cả hai đoạn văn này thì mẫu tiếng Hy-lạp “Kyrie, eleison” và các mẫu ngôn ngữ khác đều có hai khía cạnh: tung hô và kêu cầu. Hình như bản dịch tiếng Việt không thể hiện được khía cạnh tung hô của kinh này.
Điều đáng nói là cả hai QCTQ 1975 (số 30) và 2000 (số 52) đều nói đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, và tựa đề của hai số trên cũng đều là “Lạy Chúa, xin thương xót”; Thế mà trong Sách lễ Rô-ma 1992 và trong sách “Nghi thức Thánh lễ” (2005), bản dịch chính thức vẫn là “Xin Chúa thương xót chúng con” ! Tại sao kinh này tới bây giờ vẫn chưa được sửa ? Lý do nào kinh này không được sửa ? Hơn nữa với ấn bản mẫu thứ ba này, Thánh Bộ Phụng Tự yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục phải trung thành hết mức với bản mẫu.
Rất mong Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cứu xét lại về bản dịch của kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”.
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Như chúng ta đã biết, sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II (1962-1965), Giáo Hội đã tiến hành việc canh tân phụng vụ, trong đó có Sách lễ Rôma. Ấn bản mẫu thứ nhất (tiếng La-tinh) xuất bản năm 1970, được chuyển ngữ sang tiếng Việt và được Tòa Thánh chuẩn y vào năm 1971. Năm năm sau, ấn bản mẫu thứ hai ra đời (có thêm và sửa đổi đôi chút), bản này được dịch ra tiếng Việt và đưa vào sử dụng vào năm 1992. Và ấn bản mới nhất, lần thứ ba, được công bố từ năm 2000, và được xuất bản vào năm 2002.
Tại Việt Nam, trong khi chờ đợi bản dịch mới của Sách Lễ Rôma, Uỷ Ban Phụng Tự, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã xuất bản cuốn “Nghi thức Thánh lễ” vào tháng 9 năm 2005, tuy chỉ là một phần nhỏ, nhưng quan trọng nhất của Sách lễ Rôma, được sử dụng từ lễ Phục Sinh năm 2006. Để dùng vào việc tham khảo, Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần đã dịch Quy Chế Tổng Quát (QCTQ) (Institutio generalis Missalis Romani) (đây là bản dịch của QCTQ 2000; QCTQ 2002 mới đầy đủ nhất).
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn về bản dịch của kinh “Xin Chúa Thương Xót”.
Trong cả ba ấn bản mẫu của Sách Lễ Rôma, đều có câu bằng tiếng Hy-lạp: Kyrie, eleison - Christe, eleison - Kyrie, eleison.
Ta cùng xem bản dịch của một số ngôn ngữ:
- Tiếng Anh: Lord, have mercy - Christ, have mercy - Lord, have mercy.
- Tiếng Pháp: Seigneur, prends pitié - O Christ, prends pitié - Seigneur, prends pitié.
- Tiếng Đức: Herr, erbarme dich - Christus, erbarme dich - Herr, erbarme dich.
- Tiếng Ý: Signore, pietà - Cristo, pietà - Signore, pietà.
- Tiếng Tây Ban Nha: Señor, ten piedad - Cristo, ten piedad - Señor, ten piedad.
- Tiếng Việt : Xin Chúa thương xót chúng con - Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con - Xin Chúa thương xót chúng con.
Như vậy, ta nhận thấy bản dịch tiếng Việt chưa chính xác, đáng lẽ phải được dịch như sau: Lạy Chúa, xin thương xót - Lạy Chúa Ki-tô, xin thương xót - Lạy Chúa, xin thương xót.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc của kinh “Xin Chúa Thương Xót”.
Vào thời văn minh Hy-lạp cổ đại, từ Kyrios trong tiếng Hy-lạp được coi như một lời chúc tụng dành cho một thần minh hay một vị chúa tể mà người ta tôn kính như vị thần. Giáo Hội đã chấp nhận từ này theo nghĩa của các bản văn thánh Phaolô về Chúa Ki-tô Phục Sinh, Đấng được coi như là Thiên Chúa của Phao-lô:
- Trong sách Công Vụ Tông đồ (2, 36), thánh Phêrô nói với đám đông sau khi Chúa Thánh Thần ngự đến, “Đức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa (Kyrios) và làm Đấng Ki-tô”.
- Thánh Phao-lô gửi tín hữu Phi-líp-phê (2, 11): “và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Kyrios).
Thời Giáo Hội sơ khai, ba lời cầu khẩn: Lạy Chúa, Lạy Chúa Ki-tô, Lạy Chúa đều thưa lên với Chúa Ki-tô. Nhưng từ thế kỷ thứ IV, thời mà Giáo Hội phải chiến đấu chống lại những lạc giáo từ chối thần tính của Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần, thì những lời cầu khẩn này được qui hướng về Chúa Ba Ngôi: lời Lạy Chúa đầu tiên được xem như thưa lên với Chúa Cha, lời Lạy Chúa Ki-tô đương nhiên là thưa lên với Chúa Ki-tô, và lời Lạy Chúa cuối cùng để thưa lên với Chúa Thánh Thần. Chính cuộc canh tân phụng vụ của Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã trả lại chiều kích qui Ki-tô cho lời Kinh Thương Xót, tức là lấy Chúa Ki-tô làm trung tâm. Như thế, mỗi khi chúng ta đọc hay hát “Lạy Chúa, xin thương xót”, chính là ta thưa lên với Chúa Ki-tô.
Một số người đã đặt câu hỏi này: tại sao lại không có những từ tương đương với Kyrie, eleison bằng tiếng La-tinh ? Câu trả lời là tiếng Hy-lạp vốn là ngôn ngữ phổ biến của các Giáo Hội tiên khởi cho tới thế kỷ thứ III, trong đó có cả giáo phận Rôma; và lời cầu nguyện Kyrie, eleison quen thuộc đến mức lời này vẫn được sử dụng khi tiếng La-tinh trở thành thông dụng ở thành Rô-ma.
QCTQ 1975, số 30 nói về Kinh Thương Xót như sau:
“Sau nghi thức sám hối, bắt đầu kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” trừ khi đã dùng kinh này trong ghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là cộng đoàn, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó”.
Trong QCTQ 2000 (bản dịch của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần), số 52: “Sau nghi thức sám hối, là luôn luôn đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, trừ khi đã dùng kinh này trong nghi thức sám hối. Vì là bài hát giáo dân dùng để tung hô Chúa và kêu cầu lòng thương xót của Người, bài này thường được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó.”
Theo cả hai đoạn văn này thì mẫu tiếng Hy-lạp “Kyrie, eleison” và các mẫu ngôn ngữ khác đều có hai khía cạnh: tung hô và kêu cầu. Hình như bản dịch tiếng Việt không thể hiện được khía cạnh tung hô của kinh này.
Điều đáng nói là cả hai QCTQ 1975 (số 30) và 2000 (số 52) đều nói đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, và tựa đề của hai số trên cũng đều là “Lạy Chúa, xin thương xót”; Thế mà trong Sách lễ Rô-ma 1992 và trong sách “Nghi thức Thánh lễ” (2005), bản dịch chính thức vẫn là “Xin Chúa thương xót chúng con” ! Tại sao kinh này tới bây giờ vẫn chưa được sửa ? Lý do nào kinh này không được sửa ? Hơn nữa với ấn bản mẫu thứ ba này, Thánh Bộ Phụng Tự yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục phải trung thành hết mức với bản mẫu.
Rất mong Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cứu xét lại về bản dịch của kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”.
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa