Gia đình Giáo giới và các Y Bác sĩ Giáo phận Thái Bình mừng Năm Thánh
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam, hôm nay ngày 21.11.2015, Gia đình Giáo giới và Y Bác sĩ Công Giáo trong toàn Giáo phận cùng quy tụ về Tòa Giám mục để họp mặt và mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình.
Từ sáng sớm các thầy cô giáo, các viên chức ngành y từ khắp các giáo họ, giáo xứ đã trở về Tòa Giám mục - ngôi Nhà chung của giáo phận. Nhiều người trong số họ đã lâu không có điều kiện trở về nơi đây, hôm nay khi vừa bước chân qua cổng Nhà thờ Chính Tòa đã ngỡ ngàng, choáng ngợp trước một quần thể kiến trúc hài hòa, hoành tráng của một trung tâm tôn giáo tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Ngày hôm nay, thực sự là một ngày hội ngộ của những tâm hồn đồng điệu, những trí tuệ đã được xã hội tôn vinh là những người thầy. Cách đây hơn 1 năm sau những chuyến đi kinh lý, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận - đã trăn trở nhiều để tổ chức được lần gặp mặt đầu tiên với một thành phần Dân Chúa rất đặc biệt của mình: đó là các trí thức Công Giáo của tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Lần họp mặt thứ 2 hôm nay đã quy tụ được trên 300 các thầy cô giáo và các y bác sỹ trong toàn Giáo phận. Trong niềm vui hân hoan của ngày họp mặt, các thầy cô giáo, các y bác sỹ vui mừng chào đón nhau, chào đón cha Tổng Đại diện Giáo phận F.Ass. Nguyễn Tiến Tám; cha Đại diện Giám mục miền Hưng Yên Đaminh Đặng Văn Cầu và cha Giám đốc Tòa Giám mục Jos. Trịnh Tiến Thành; cha Vinc. Ngô Thái Phong - Chánh văn phòng Tòa Giám mục; cha Giuse Phạm Văn Thiện - Quản hạt Tây Hưng Yên.
Xem Hình
Bắt đầu từ 8 giờ, các thầy cô giáo, các y bác sỹ đã cùng lắng nghe huấn đức của cha Tổng Đại diện về vai trò, tầm quan trọng của người thầy giáo, của các y bác sỹ trong xã hội nói chung, cách riêng là trong Giáo Hội. Người thầy giáo không chỉ quan trọng đối với một số người, một số học sinh mà còn vô cùng quan trọng đối với cả một thế hệ, một đất nước, một quốc gia.Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là người định hướng cho học trò hướng đi, có lối sống đúng đắn. Nếu thầy thuốc là người chữa lành những vết thương thể xác thì thầy giáo là người chữa lành những vết thương tâm hồn cho người học sinh. Thầy giáo còn là người làm vườn tận tụy ươm mầm và chăm sóc cho những mầm cây được lớn lên, trưởng thành và khỏe mạnh. Cũng giống như nghề giáo, nếu "cô giáo là mẹ hiền" thì nghề bác sĩ "Lương y như từ mẫu'', mỗi thầy thuốc, bác sĩ phải như người mẹ hiền chăm sóc cho bệnh nhân bằng tất cả tình yêu thương và lòng thương xót của mình.
Sau những lời huấn dụ của cha Tổng Đại diện là chương trình hội thảo riêng theo nghề nghiệp. Với những đề tài thiết thực, mỗi giới đều có những chia sẻ thấm đẫm tình người, đầy lương tâm nghề nghiệp và sứ mạng loan báo tin mừng, loan báo lòng Thương Xót Chúa. Hội thảo với các thày cô giáo, cha Đaminh Đặng Văn Cầu đưa ra 3 câu hỏi và chia thành các nhóm để cùng thảo luận đề tài: "Người giáo viên Công Giáo loan truyền lòng Chúa thương xót cho mọi người qua môi trường, công việc của mình như thế nào?". Với các y bác sỹ, cha Vinc. Ngô Thái Phong cũng đưa ra đề tài tương tự: "Người thầy thuốc Công Giáo loan truyền Lòng Chúa Thương xót như thế nào bằng công việc của mình?". Sau giờ hội thảo của mỗi nhóm là phần thành lập Ban điều hành để quy tụ các thày cô giáo, các viên chức ngành y trong Giáo phận và những dự định sinh hoạt trong tương lai.
Đúng 10 giờ 30 phút, mọi người tiếp tục họp mặt đông đủ tại Nhà thờ Chính Tòa để gói kết lại những vấn đề mà hai giới đã hội thảo. Cha Chánh văn phòng TGM đã tổng kết lại kết quả hội thảo bằng 14 mối Thương xót mà Chúa đã dạy bao gồm Thương xác 7 mối, Thương linh hồn 7 mối.
Cao điểm của ngày họp mặt là Thánh lễ trọng thể do cha Tổng Đại diện chủ tế. Chia sẻ trong thánh lễ, cha Đaminh Đặng Văn Cầu mời gọi tất cả những người thầy (bao gồm cả thầy giáo, thầy thuốc… và thầy tu) cùng chiêm ngắm dung nhan của Chúa Giêsu - dung nhan của Lòng Chúa Thương xót.
Khi đề cập đến ngành Giáo dục, cha đã dùng hình ảnh người Mục tử nhân hiền đã bỏ cả đàn chiên để đi tìm một con chiên lạc xa đàn để minh họa cho mẫu gương người thầy. Những người thầy cũng sẽ trở nên vĩ đại và gương mẫu nếu như luôn tận tâm chăn dắt, nâng đỡ, che chở và hướng dẫn cho các học trò của mình giống như người chủ chăn nhân hiền tìm cho bằng được chiên lạc trở về với đàn.
Đối với các y bác sĩ, cha Đaminh đã cho thấy, Chúa Giêsu đã bất chấp mọi luật lệ của người Do Thái, coi phong hủi là một chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế; ai tiếp xúc với bệnh nhân cũng ra nhơ uế. Vậy mà Ngài đã không ngần ngại, "Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào người anh ta và bảo "Tôi muốn anh sạch đi!" (Mc1,40-45). Người bác sĩ cũng phải có tình thương với bệnh nhân của mình như Chúa Giêsu vậy.
Kết thúc bài chia sẻ, cha Đaminh đã mời gọi mọi người là những người thầy hãy loan truyền lòng Chúa Thương xót qua mỗi công việc, nghề nghiệp của mình bằng cách SỐNG Lòng Chúa thương xót và MỜI GỌI mọi người cùng sống Lòng Thương Xót ấy qua tinh thần yêu thương, tha thứ, cảm thông và chia sẻ.
Sau thánh lễ, mọi thành phần cùng tiến về bậc tam cấp Nhà chung Giáo phận để chụp những tấm hình lưu niệm. Niềm vui của ngày gặp mặt và mừng Năm Thánh còn được tiếp nối trong bữa tiệc thân tình tại tầng trệt Nhà chung, trời mưa không dứt như muốn tất cả mọi người lưu lại thêm trong ngôi nhà Chung này lâu giờ hơn nữa.
Kiếm Chín - BTT GP
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam, hôm nay ngày 21.11.2015, Gia đình Giáo giới và Y Bác sĩ Công Giáo trong toàn Giáo phận cùng quy tụ về Tòa Giám mục để họp mặt và mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình.
Từ sáng sớm các thầy cô giáo, các viên chức ngành y từ khắp các giáo họ, giáo xứ đã trở về Tòa Giám mục - ngôi Nhà chung của giáo phận. Nhiều người trong số họ đã lâu không có điều kiện trở về nơi đây, hôm nay khi vừa bước chân qua cổng Nhà thờ Chính Tòa đã ngỡ ngàng, choáng ngợp trước một quần thể kiến trúc hài hòa, hoành tráng của một trung tâm tôn giáo tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Ngày hôm nay, thực sự là một ngày hội ngộ của những tâm hồn đồng điệu, những trí tuệ đã được xã hội tôn vinh là những người thầy. Cách đây hơn 1 năm sau những chuyến đi kinh lý, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận - đã trăn trở nhiều để tổ chức được lần gặp mặt đầu tiên với một thành phần Dân Chúa rất đặc biệt của mình: đó là các trí thức Công Giáo của tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Lần họp mặt thứ 2 hôm nay đã quy tụ được trên 300 các thầy cô giáo và các y bác sỹ trong toàn Giáo phận. Trong niềm vui hân hoan của ngày họp mặt, các thầy cô giáo, các y bác sỹ vui mừng chào đón nhau, chào đón cha Tổng Đại diện Giáo phận F.Ass. Nguyễn Tiến Tám; cha Đại diện Giám mục miền Hưng Yên Đaminh Đặng Văn Cầu và cha Giám đốc Tòa Giám mục Jos. Trịnh Tiến Thành; cha Vinc. Ngô Thái Phong - Chánh văn phòng Tòa Giám mục; cha Giuse Phạm Văn Thiện - Quản hạt Tây Hưng Yên.
Xem Hình
Bắt đầu từ 8 giờ, các thầy cô giáo, các y bác sỹ đã cùng lắng nghe huấn đức của cha Tổng Đại diện về vai trò, tầm quan trọng của người thầy giáo, của các y bác sỹ trong xã hội nói chung, cách riêng là trong Giáo Hội. Người thầy giáo không chỉ quan trọng đối với một số người, một số học sinh mà còn vô cùng quan trọng đối với cả một thế hệ, một đất nước, một quốc gia.Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là người định hướng cho học trò hướng đi, có lối sống đúng đắn. Nếu thầy thuốc là người chữa lành những vết thương thể xác thì thầy giáo là người chữa lành những vết thương tâm hồn cho người học sinh. Thầy giáo còn là người làm vườn tận tụy ươm mầm và chăm sóc cho những mầm cây được lớn lên, trưởng thành và khỏe mạnh. Cũng giống như nghề giáo, nếu "cô giáo là mẹ hiền" thì nghề bác sĩ "Lương y như từ mẫu'', mỗi thầy thuốc, bác sĩ phải như người mẹ hiền chăm sóc cho bệnh nhân bằng tất cả tình yêu thương và lòng thương xót của mình.
Sau những lời huấn dụ của cha Tổng Đại diện là chương trình hội thảo riêng theo nghề nghiệp. Với những đề tài thiết thực, mỗi giới đều có những chia sẻ thấm đẫm tình người, đầy lương tâm nghề nghiệp và sứ mạng loan báo tin mừng, loan báo lòng Thương Xót Chúa. Hội thảo với các thày cô giáo, cha Đaminh Đặng Văn Cầu đưa ra 3 câu hỏi và chia thành các nhóm để cùng thảo luận đề tài: "Người giáo viên Công Giáo loan truyền lòng Chúa thương xót cho mọi người qua môi trường, công việc của mình như thế nào?". Với các y bác sỹ, cha Vinc. Ngô Thái Phong cũng đưa ra đề tài tương tự: "Người thầy thuốc Công Giáo loan truyền Lòng Chúa Thương xót như thế nào bằng công việc của mình?". Sau giờ hội thảo của mỗi nhóm là phần thành lập Ban điều hành để quy tụ các thày cô giáo, các viên chức ngành y trong Giáo phận và những dự định sinh hoạt trong tương lai.
Đúng 10 giờ 30 phút, mọi người tiếp tục họp mặt đông đủ tại Nhà thờ Chính Tòa để gói kết lại những vấn đề mà hai giới đã hội thảo. Cha Chánh văn phòng TGM đã tổng kết lại kết quả hội thảo bằng 14 mối Thương xót mà Chúa đã dạy bao gồm Thương xác 7 mối, Thương linh hồn 7 mối.
Cao điểm của ngày họp mặt là Thánh lễ trọng thể do cha Tổng Đại diện chủ tế. Chia sẻ trong thánh lễ, cha Đaminh Đặng Văn Cầu mời gọi tất cả những người thầy (bao gồm cả thầy giáo, thầy thuốc… và thầy tu) cùng chiêm ngắm dung nhan của Chúa Giêsu - dung nhan của Lòng Chúa Thương xót.
Khi đề cập đến ngành Giáo dục, cha đã dùng hình ảnh người Mục tử nhân hiền đã bỏ cả đàn chiên để đi tìm một con chiên lạc xa đàn để minh họa cho mẫu gương người thầy. Những người thầy cũng sẽ trở nên vĩ đại và gương mẫu nếu như luôn tận tâm chăn dắt, nâng đỡ, che chở và hướng dẫn cho các học trò của mình giống như người chủ chăn nhân hiền tìm cho bằng được chiên lạc trở về với đàn.
Đối với các y bác sĩ, cha Đaminh đã cho thấy, Chúa Giêsu đã bất chấp mọi luật lệ của người Do Thái, coi phong hủi là một chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế; ai tiếp xúc với bệnh nhân cũng ra nhơ uế. Vậy mà Ngài đã không ngần ngại, "Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào người anh ta và bảo "Tôi muốn anh sạch đi!" (Mc1,40-45). Người bác sĩ cũng phải có tình thương với bệnh nhân của mình như Chúa Giêsu vậy.
Kết thúc bài chia sẻ, cha Đaminh đã mời gọi mọi người là những người thầy hãy loan truyền lòng Chúa Thương xót qua mỗi công việc, nghề nghiệp của mình bằng cách SỐNG Lòng Chúa thương xót và MỜI GỌI mọi người cùng sống Lòng Thương Xót ấy qua tinh thần yêu thương, tha thứ, cảm thông và chia sẻ.
Sau thánh lễ, mọi thành phần cùng tiến về bậc tam cấp Nhà chung Giáo phận để chụp những tấm hình lưu niệm. Niềm vui của ngày gặp mặt và mừng Năm Thánh còn được tiếp nối trong bữa tiệc thân tình tại tầng trệt Nhà chung, trời mưa không dứt như muốn tất cả mọi người lưu lại thêm trong ngôi nhà Chung này lâu giờ hơn nữa.
Kiếm Chín - BTT GP