Washington: Bình luận gia chuyên nghiệp Mark Shields đã đưa ra lời đề nghị Thượng Nghị Sĩ John Kerry là ứng viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ tại Massachusetts nên dành thời gian sống trong tu viện Biển Đức trong 6 tháng tới.

Không phải bình luận gia Shields đặc biệt quan tâm đến phần tâm linh hay muốn tẩy trừ nghị sĩ John Kerry. Nhưng đúng hơn là ông muốn nói với cử tọa là các Thừa tác viên Công Giáo phục vụ xã hội rằng sống trong tu viện để mà suy nghĩ lại chính sách của mình, đó là hy vọng tốt đẹp nhất để cho Kerry thắng cử, bằng không thì đương kim Tổng Thổng Bush sẽ là một ứng viên đơn độc mà các cử tri Hoa Kỳ nhắm tới.

Bình luận gia Kerry nói “Nếu cuộc tuyển cử trở thành cuộc trưng cầu dân ý trên ông Bush, thì Kerry có thể thắng và nếu nó là một cuộc trưng cầu dân ý trên ông Kerry thì ông Bush có thể thắng”.

Trong buổi kết thúc cuộc hội họp của khoảng hơn 700 Thừa Tác Viên Công Giáo phục vụ xã hội tại Washington vào ngày 25/2, nhóm bình luận gia còn có thêm bình luận viên David Brooks của tờ Nữu Ước Thời Báo, cả hai đều trong chương trinh PBS “New Hour”. Hai bình luận gia đã nói chiến dịch vận động tranh cử tổng thống đang đi vào “giai đoạn xấu xa nhất của nó”.

Shields nói rằng cho đến nay là một ký giả ông chẳng thấy gì đến những cảm hứng hơn cho những vận động chính trị, thế nhưng ông vẫn hy vọng nó “sẽ không giống như bất kỳ cuộc tuyển cử nào mà chúng tôi đã đi qua”.

Những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy dân Hoa kỳ không còn tin cậy nhiều vào những cơ cấu kể cả đến nhà lãnh đạo tôn giáo, đến báo chí, các công nghiệp tài chánh và các đại công ty kinh doanh. Ông Shields nói “Con người nghĩ rằng chúng ta đã đi lạc đường”.

Đó là một phần lý do tại sao ông ước đoán rằng ứng viên tổng thống được tuyển chọn cho một cuộc bầu phiếu gian khổ nhất thì lại là người rất là mong manh để trúng cử Tổng Thổng.

Ông Shields nhận xét sự chiếu cố đến Tổng Thống Bush, sự thật là cư dân Hoa Kỳ coi ông như là một người có những tiêu chuẩn mà họ có cùng quan điểm và cũng là người mà dân Hoa Kỳ coi ông như là một nhà lãnh đạo có khả năng. Nhưng điểm yếu của Tổng Thống Bush là ông quá gần gũi đến những nhóm có quyền lợi dặc biệt và đến những chính sách tài chánh và kinh tế vốn xem ra thiên về những người giàu.

Đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush đã khen ngợi Trường Công Giáo là “number one” và đưa ra chương trình bảo trợ để các gia đình có con em theo học trường công có khả năng cho con mình theo học trường tư, nói một cách khác là có khả năng cho con theo học các trường Công Giáo.

Riêng đối với ứng viên John Kerry thì yếu điểm lớn nhất là ông quá tự hào đến thành quả do chính ông đạt được, đó là điều đi ngược lại với những gì quan trọng mà các cử tri đeo đuổi. Đối với các ứng viên tổng thống khác họ không có thì một trong những sức mạnh của Kerry đó là kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời binh nghiệp. Thật vậy ông cũng là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.

Các giám đốc điều hành cho các cuộc vận động tranh cử cho Tổng Thống Bush đã nhắm đến chiến lược để hạ bệ cựu Thống Đốc Howard Dean tại Vermont, là người đã được miễn trừ đi quân dịch trong thời chiến tranh Việt Nam. Theo ông Shields nhận định thì áp dụng cùng một chính sách đạp đổ như ông Kerry thì sẽ chẳng đạt được thành công gì. Nhóm vận động cho Kerry nói rằng ông đã từng tham chiến tại Việt Nam còn Bush thì trốn tránh nên gia nhập lực lượng vệ binh quốc gia. Trong khi nhóm vận động cho Tổng Thống Bush nói rằng Bush đã từng tham gia vào lực lượng Vệ Binh trong khi cựu Thống Đốc Dean là người nhát gan tìm cách miễn dịch.

Bình luận Shields nói một phần quan niệm của ông Bush cũng có vấn đề là vì Tổng Thống Bush tự cho mình là “Tổng Thống trong thời chiến” nhưng thật sự chẳng có “chiến tranh gì ở đây cả”. Ngoại trừ những người đang phục vụ tại Iraq và gia đình họ, dân chúng Hoa Kỳ nói chung đã không được hỏi đến những sự hy sinh của họ trong những cuộc chiến trong quá khứ.

Bởi vì “những con cái của dân Hoa Kỳ cảm thấy gia đình họ đã không kiếm tiền một cách dễ dàng qua những lần gây quỹ … của những người trong tình trạng khó khăn nhờ đó mà vượt qua … của những người xem việc phục vụ trong quân ngũ là một cơ hội để thăng tiến trong cuộc đời họ”. Shields nói tiếp “nó là một cái gì đó thật sự xa lạ với phong cách của Hoa Kỳ”.

Bình luận gia Brooks đã ca ngợi cử tọa vì đã đưa ra hoạt động công lý xã hội được cảm hứng bởi đức tin mà đã được thực hiện một cách thành công qua thập niên 60 trong các chiến dịch cho dân quyền.

Ông nói “Phong trào dân quyền đã là một phong trào tôn giáo mang những khía cạnh chính trị”. Brook đưa ra trường hợp của Mục Sư Martin Luther King đã tự coi mình như một người bi quan, mà đó là điều đã làm cho Mục Sư King trở nên người cấp tiến.

“Mục Sư nghĩ rằng sự tiến bộ không thể xảy ra được” bởi vì con người có quá nhiều gian ác ác và bất công.