Tóm tắt diễn văn của Đức Giám mục Migliore tại Liên Hiệp Quốc
Tòa Thánh đánh giá rằng gia đình đóng một “vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc tạo nên một xã hội lành mạnh”, Đó là điều được nhắc lại bởi Đức Giám Mục Celestino Migliore, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc trong diễn văn đọc tại khóa họp thứ 42 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Liên Hiệp Quốc, nhân dịp kỷ niệm lần thứ mười Năm Quốc tế Gia đình, hôm thứ sáu (06/02) vừa qua.
Đức Giám mục Migliore giải thích lý do tại sao theo Tòa Thánh “gia đình phải đóng một vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc tạo nên một xã hội lành mạnh”
Gia đình là “nơi đầu tiên làm cho xã hội được hòa nhập, bởi vì gia đình tạo nên tế bào đầu tiên của xã hội và là nền tảng của xã hội”, ngài khẳng định như thế, trước khi nói rõ gia đình là gì đối với Tòa Thánh.
“Gia đình là một cơ chế tự nhiên đặt nền tảng trên hôn nhân - một sự kết hợp mật thiết và bổ túc giữa một người nam và một người nữ - với tư cách đó, gia đình sở hữu những quyền lợi riêng biệt và không thể chuyển nhượng”.
Ngài tiếp tục phát biểu: “Hơn là một sự hợp nhất đơn thuần về mặt pháp luật, xã hội hay kinh tế, gia đình tạo nên một cộng đồng tình yêu và liên đới. Chính vì thế gia đình đặc biệt thích hợp để thực hiện sự hòa nhập của mọi phần tử tạo nên nó, dù họ còn trẻ, đã cao niên hoặc yếu đau tật nguyền. Bởi đó người ta có thể dễ dàng khẳng định rằng gia đình được nhận biết như thế, có thể làm thành kiểu mẫu hòa nhập của xã hội ở bình diện rộng lớn hơn”.
Vị đại diện của Tòa Thánh nhấn mạnh “việc khẩn cấp chọn ra những chính sách về gia đình ngang tầm với những yêu cầu hiện thời”, vì xác tín rằng đó chính là “cung cách đạo đức và cụ thể để giải quyết những khủng hoảng hiện nay của xã hội”.
Đức Giám mục Migliore khẳng định rằng “gia đình cần một sự che chở đặc biệt về phía các nhà cầm quyền”, nhưng ngài thừa nhận rằng không dễ dàng hình thành được những chính sách về gia đình thật sự đáp ứng được những yêu cầu.
Ngài trưng dẫn hai nguyên tắc các chính sách phải dựa vào, đó là: “nguyên tắc bổ trợ và liên đới” giữa những lãnh vực khác nhau của xã hội và giữa những thế hệ”.
Để giải thích nguyên tắc thứ nhất, Đức Giám mục Migliore trích dẫn lời Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn “Familiaris consortio” (Đời sống Gia đình): “Nhà nước không thể và không được lấy đi của gia đình những bổn phận mà một mình họ có khả năng thực hiện hiệu quả hoặc bằng cách tự do liên kết với những gia đình khác; nhưng ngược lại Nhà nước phải cổ vũ và khích lệ hết sức có thể những sáng kiến có trách nhiệm về gia đình”.
Đức Giám mục Migliore giải thích: “Các Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ “quyền tối thượng” của gia đình vì gia đình tạo nên hạt nhân cơ bản của cấu trúc xã hội”.
Ngài kết luận: “Rốt cuộc, bảo vệ quyền tối thượng của gia đình chính là góp phần bảo vệ quyền tối thượng của các quốc gia. Cũng thế, công nhận các quyền lợi của gia đình tạo nên một phương diện nền tảng của việc thăng tiến các quyền con người”.
F04020905 Lm. Ghêg. Văn Ngọc Anh
Diễn văn của Đức Giám Mục Migliore tại Liên Hiệp Quốc
Trọn bài diễn văn của Đức Giám Mục Migliore, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, ở khóa họp thứ 42 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Liên Hiệp Quốc, dịp lễ kỷ niệm lần thứ 10 Năm Quốc tế Gia đình.
Kính thưa ngài Chủ tịch,
Năm nay, khi Liên Hiệp Quốc kỷ niệm lần thứ 10 Năm Quốc tế Gia đình, đoàn đại biểu chúng tôi ước muốn trước hết nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng mà Tòa Thánh gắn bó với cơ chế gia đình.
Đoàn đại biểu chúng tôi đánh giá rằng gia đình phải đóng một vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc tạo nên một xã hội lành mạnh. Thật vậy, gia đình là nơi đầu tiên làm cho xã hội được hòa nhập bởi vì gia đình tạo nên tế bào đầu tiên và là nền tảng của xã hội.
Đối với Tòa Thánh, gia đình là một cơ chế tự nhiên đặt nền tảng trên hôn nhân - một sự kết hợp mật thiết và bổ túc giữa một người nam và một người nữ - với tư cách đó, gia đình sở hữu những quyền lợi riêng biệt và không thể chuyển nhượng. Hơn là một sự hợp nhất đơn thuần về mặt pháp luật, xã hội hay kinh tế, gia đình tạo nên một cộng đồng tình yêu và liên đới. Chính vì thế gia đình có khả năng riêng biệt để thực hiện sự hòa nhập của mọi phần tử tạo nên nó, dù họ còn trẻ, đã cao niên hoặc yếu đau tật nguyền. Bởi đó người ta có thể dễ dàng khẳng định rằng gia đình, được nhận biết như thế, có thể làm thành kiểu mẫu cho sự hòa nhập của xã hội ở bình diện rộng lớn hơn.
Nhưng cũng hoàn toàn thật, như Bản tưởng trình về hoàn cảnh xã hội trên thế giới năm 2003 thừa nhận cách chính xác, rằng thế giới ngày nay đặt cho gia đình những thách đố đáng quan tâm. Thật vậy, người ta đọc thấy trong Bản tường trình đó, rằng “những người trẻ sống trong gia đình bị gọi là rối loạn chức năng, đặc trưng là những xung đột, thì sự giám sát không đầy đủ của cha mẹ, những mối liên hệ mong manh với những người bà con xa gần và với cộng đồng, rồi sự tự lập chưa trưởng thành, tất cả đều có liên hệ chặt chẽ với hành vi phạm pháp của giới trẻ. Như trong những trường hợp lạm dụng ma túy, thì trẻ em và thanh thiếu niên xuất thân từ những gia đình kém may mắn, vì thiếu những khả năng trong nghề nghiệp hợp pháp, và là những kẻ phải đương đầu với nguy cơ hoặc với thực tế đã bị xã hội loại trừ, chúng nổi bật trong số những tội phạm vị thành niên.
Tất cả những lý do này khiến cho đoàn đại biểu chúng tôi nhấn mạnh việc khẩn cấp chọn ra những chính sách về gia đình ngang tầm với những yêu cầu hiện thời. Thật vậy, đoàn đại biểu chúng tôi tin chắc rằng những chính sách này tạo nên cung cách đạo đức và cụ thể để giải quyết những khủng hoảng của xã hội và bảo đảm một tương lai có thể có được sự bình đẳng. Việc thăng tiến và cổ vũ gia đình giữa lòng xã hội có thể góp phần và chắc chắn sẽ góp phần vào việc cải thiện tính hiệu quả của lãnh vực công cộng và như thế bảo đảm sự tiến bộ của việc phát triển xã hội.
Chắc chắn rằng hình thành được những chính sách về loại này không dễ dàng. Thật vậy, chính sách này phải giữ vững sự quân bình đúng đắn với nguyên tắc bổ trợ, theo đó “Nhà nước không thể và không được lấy đi của gia đình những bổn phận mà một mình họ có khả năng thực hiện hiệu quả hoặc bằng cách tự do liên kết với những gia đình khác; nhưng ngược lại Nhà nước phải cổ vũ và khích lệ hết sức có thể những sáng kiến có trách nhiệm về gia đình”. (Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, Familiaris consortio [Tông huấn Đời sống Gia đình], số 45).
Ngoài ra, các chính sách về gia đình và các luật lệ trong đó các chính sách này được hình thành phải đáp ứng được bổn phận công bình, bằng cách dựa theo nguyên tắc liên đới giữa những ngành khác nhau của xã hội và giữa các thế hệ. Đòi hỏi sự liên đới, nguyên tắc này đã gợi lên những giải pháp liên quan đến sự thất nghiệp, đến sức khỏe và trợ cấp hưu dưỡng, phải được tôn trọng cách bình đẳng ở bình diện của những giải pháp gia đình, là những giải pháp không thể bị hạ xuống thành những giải pháp thuế má tái phân phối những thu nhập, cũng không được giảm thành những giải pháp trợ giúp công cộng.
Chính khi dựa trên hai nguyên tắc trên mà các nhà trách nhiệm chính trị có thể, với thành công, đương đầu được những thách đố đặt ra bởi sự hòa nhập xã hội của những hạng người yếu kém nhất của xã hội: trong số họ tiêu biểu là giới trẻ, những người cao niên, những người yếu đau tật nguyền. Vẫn còn nhờ vào ánh sáng của hai nguyên tắc này mà những luật lệ ủng hộ gia đình có khả năng tôn trọng quyền lợi của gia đình để nó hưởng được những phương tiện trên bình diện xã hội liên quan đến những nhu cầu của gia đình, nhất là khi gia đình phải nâng đỡ các thành viên của mình những gánh nặng chất thêm vào bởi tuổi già, những rủi ro thiệt thòi về tinh thần hay thể chất, hoặc việc giáo dục con cái.
Ngày nay hơn bao giờ hết, gia đình cần được che chở đặc biệt về phía các nhà cầm quyền. Các Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ “quyền tối thượng” của gia đình vì gia đình tạo nên hạt nhân cơ bản của cấu trúc xã hội. Rốt cuộc, bảo vệ quyền tối thượng của gia đình chính là góp phần bảo vệ quyền tối thượng của các quốc gia. Cũng thế, công nhận các quyền lợi của gia đình tạo nên một phương diện nền tảng của việc thăng tiến các quyền con người.
Thưa ngài Chủ tịch, tôi xin cảm ơn.
[Texte original: français] ZF04020907
Tòa Thánh đánh giá rằng gia đình đóng một “vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc tạo nên một xã hội lành mạnh”, Đó là điều được nhắc lại bởi Đức Giám Mục Celestino Migliore, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc trong diễn văn đọc tại khóa họp thứ 42 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Liên Hiệp Quốc, nhân dịp kỷ niệm lần thứ mười Năm Quốc tế Gia đình, hôm thứ sáu (06/02) vừa qua.
Đức Giám mục Migliore giải thích lý do tại sao theo Tòa Thánh “gia đình phải đóng một vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc tạo nên một xã hội lành mạnh”
Gia đình là “nơi đầu tiên làm cho xã hội được hòa nhập, bởi vì gia đình tạo nên tế bào đầu tiên của xã hội và là nền tảng của xã hội”, ngài khẳng định như thế, trước khi nói rõ gia đình là gì đối với Tòa Thánh.
“Gia đình là một cơ chế tự nhiên đặt nền tảng trên hôn nhân - một sự kết hợp mật thiết và bổ túc giữa một người nam và một người nữ - với tư cách đó, gia đình sở hữu những quyền lợi riêng biệt và không thể chuyển nhượng”.
Ngài tiếp tục phát biểu: “Hơn là một sự hợp nhất đơn thuần về mặt pháp luật, xã hội hay kinh tế, gia đình tạo nên một cộng đồng tình yêu và liên đới. Chính vì thế gia đình đặc biệt thích hợp để thực hiện sự hòa nhập của mọi phần tử tạo nên nó, dù họ còn trẻ, đã cao niên hoặc yếu đau tật nguyền. Bởi đó người ta có thể dễ dàng khẳng định rằng gia đình được nhận biết như thế, có thể làm thành kiểu mẫu hòa nhập của xã hội ở bình diện rộng lớn hơn”.
Vị đại diện của Tòa Thánh nhấn mạnh “việc khẩn cấp chọn ra những chính sách về gia đình ngang tầm với những yêu cầu hiện thời”, vì xác tín rằng đó chính là “cung cách đạo đức và cụ thể để giải quyết những khủng hoảng hiện nay của xã hội”.
Đức Giám mục Migliore khẳng định rằng “gia đình cần một sự che chở đặc biệt về phía các nhà cầm quyền”, nhưng ngài thừa nhận rằng không dễ dàng hình thành được những chính sách về gia đình thật sự đáp ứng được những yêu cầu.
Ngài trưng dẫn hai nguyên tắc các chính sách phải dựa vào, đó là: “nguyên tắc bổ trợ và liên đới” giữa những lãnh vực khác nhau của xã hội và giữa những thế hệ”.
Để giải thích nguyên tắc thứ nhất, Đức Giám mục Migliore trích dẫn lời Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn “Familiaris consortio” (Đời sống Gia đình): “Nhà nước không thể và không được lấy đi của gia đình những bổn phận mà một mình họ có khả năng thực hiện hiệu quả hoặc bằng cách tự do liên kết với những gia đình khác; nhưng ngược lại Nhà nước phải cổ vũ và khích lệ hết sức có thể những sáng kiến có trách nhiệm về gia đình”.
Đức Giám mục Migliore giải thích: “Các Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ “quyền tối thượng” của gia đình vì gia đình tạo nên hạt nhân cơ bản của cấu trúc xã hội”.
Ngài kết luận: “Rốt cuộc, bảo vệ quyền tối thượng của gia đình chính là góp phần bảo vệ quyền tối thượng của các quốc gia. Cũng thế, công nhận các quyền lợi của gia đình tạo nên một phương diện nền tảng của việc thăng tiến các quyền con người”.
F04020905 Lm. Ghêg. Văn Ngọc Anh
Diễn văn của Đức Giám Mục Migliore tại Liên Hiệp Quốc
Trọn bài diễn văn của Đức Giám Mục Migliore, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh bên cạnh Liên Hiệp Quốc, ở khóa họp thứ 42 của Ủy ban Phát triển Xã hội của Liên Hiệp Quốc, dịp lễ kỷ niệm lần thứ 10 Năm Quốc tế Gia đình.
Kính thưa ngài Chủ tịch,
Năm nay, khi Liên Hiệp Quốc kỷ niệm lần thứ 10 Năm Quốc tế Gia đình, đoàn đại biểu chúng tôi ước muốn trước hết nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng mà Tòa Thánh gắn bó với cơ chế gia đình.
Đoàn đại biểu chúng tôi đánh giá rằng gia đình phải đóng một vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc tạo nên một xã hội lành mạnh. Thật vậy, gia đình là nơi đầu tiên làm cho xã hội được hòa nhập bởi vì gia đình tạo nên tế bào đầu tiên và là nền tảng của xã hội.
Đối với Tòa Thánh, gia đình là một cơ chế tự nhiên đặt nền tảng trên hôn nhân - một sự kết hợp mật thiết và bổ túc giữa một người nam và một người nữ - với tư cách đó, gia đình sở hữu những quyền lợi riêng biệt và không thể chuyển nhượng. Hơn là một sự hợp nhất đơn thuần về mặt pháp luật, xã hội hay kinh tế, gia đình tạo nên một cộng đồng tình yêu và liên đới. Chính vì thế gia đình có khả năng riêng biệt để thực hiện sự hòa nhập của mọi phần tử tạo nên nó, dù họ còn trẻ, đã cao niên hoặc yếu đau tật nguyền. Bởi đó người ta có thể dễ dàng khẳng định rằng gia đình, được nhận biết như thế, có thể làm thành kiểu mẫu cho sự hòa nhập của xã hội ở bình diện rộng lớn hơn.
Nhưng cũng hoàn toàn thật, như Bản tưởng trình về hoàn cảnh xã hội trên thế giới năm 2003 thừa nhận cách chính xác, rằng thế giới ngày nay đặt cho gia đình những thách đố đáng quan tâm. Thật vậy, người ta đọc thấy trong Bản tường trình đó, rằng “những người trẻ sống trong gia đình bị gọi là rối loạn chức năng, đặc trưng là những xung đột, thì sự giám sát không đầy đủ của cha mẹ, những mối liên hệ mong manh với những người bà con xa gần và với cộng đồng, rồi sự tự lập chưa trưởng thành, tất cả đều có liên hệ chặt chẽ với hành vi phạm pháp của giới trẻ. Như trong những trường hợp lạm dụng ma túy, thì trẻ em và thanh thiếu niên xuất thân từ những gia đình kém may mắn, vì thiếu những khả năng trong nghề nghiệp hợp pháp, và là những kẻ phải đương đầu với nguy cơ hoặc với thực tế đã bị xã hội loại trừ, chúng nổi bật trong số những tội phạm vị thành niên.
Tất cả những lý do này khiến cho đoàn đại biểu chúng tôi nhấn mạnh việc khẩn cấp chọn ra những chính sách về gia đình ngang tầm với những yêu cầu hiện thời. Thật vậy, đoàn đại biểu chúng tôi tin chắc rằng những chính sách này tạo nên cung cách đạo đức và cụ thể để giải quyết những khủng hoảng của xã hội và bảo đảm một tương lai có thể có được sự bình đẳng. Việc thăng tiến và cổ vũ gia đình giữa lòng xã hội có thể góp phần và chắc chắn sẽ góp phần vào việc cải thiện tính hiệu quả của lãnh vực công cộng và như thế bảo đảm sự tiến bộ của việc phát triển xã hội.
Chắc chắn rằng hình thành được những chính sách về loại này không dễ dàng. Thật vậy, chính sách này phải giữ vững sự quân bình đúng đắn với nguyên tắc bổ trợ, theo đó “Nhà nước không thể và không được lấy đi của gia đình những bổn phận mà một mình họ có khả năng thực hiện hiệu quả hoặc bằng cách tự do liên kết với những gia đình khác; nhưng ngược lại Nhà nước phải cổ vũ và khích lệ hết sức có thể những sáng kiến có trách nhiệm về gia đình”. (Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, Familiaris consortio [Tông huấn Đời sống Gia đình], số 45).
Ngoài ra, các chính sách về gia đình và các luật lệ trong đó các chính sách này được hình thành phải đáp ứng được bổn phận công bình, bằng cách dựa theo nguyên tắc liên đới giữa những ngành khác nhau của xã hội và giữa các thế hệ. Đòi hỏi sự liên đới, nguyên tắc này đã gợi lên những giải pháp liên quan đến sự thất nghiệp, đến sức khỏe và trợ cấp hưu dưỡng, phải được tôn trọng cách bình đẳng ở bình diện của những giải pháp gia đình, là những giải pháp không thể bị hạ xuống thành những giải pháp thuế má tái phân phối những thu nhập, cũng không được giảm thành những giải pháp trợ giúp công cộng.
Chính khi dựa trên hai nguyên tắc trên mà các nhà trách nhiệm chính trị có thể, với thành công, đương đầu được những thách đố đặt ra bởi sự hòa nhập xã hội của những hạng người yếu kém nhất của xã hội: trong số họ tiêu biểu là giới trẻ, những người cao niên, những người yếu đau tật nguyền. Vẫn còn nhờ vào ánh sáng của hai nguyên tắc này mà những luật lệ ủng hộ gia đình có khả năng tôn trọng quyền lợi của gia đình để nó hưởng được những phương tiện trên bình diện xã hội liên quan đến những nhu cầu của gia đình, nhất là khi gia đình phải nâng đỡ các thành viên của mình những gánh nặng chất thêm vào bởi tuổi già, những rủi ro thiệt thòi về tinh thần hay thể chất, hoặc việc giáo dục con cái.
Ngày nay hơn bao giờ hết, gia đình cần được che chở đặc biệt về phía các nhà cầm quyền. Các Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ “quyền tối thượng” của gia đình vì gia đình tạo nên hạt nhân cơ bản của cấu trúc xã hội. Rốt cuộc, bảo vệ quyền tối thượng của gia đình chính là góp phần bảo vệ quyền tối thượng của các quốc gia. Cũng thế, công nhận các quyền lợi của gia đình tạo nên một phương diện nền tảng của việc thăng tiến các quyền con người.
Thưa ngài Chủ tịch, tôi xin cảm ơn.
[Texte original: français] ZF04020907