1. Chiều 30 Tết, nhà Dì Hai (bên cạnh nhà tôi) rước Ông Bà. Trên mâm cúng toàn gà: một dĩa hột gà luộc đầy, một con gà luộc nóng hổi, một tô lòng gà xào giá hẹ, một dĩa thịt gà kho, một tô gà nấu măng, và một dĩa chân gà, cánh gà rang nước mắm. Chưa bao giờ Dì Hai cúng lớn như thế: quá nhiều thịt gà.
Đặt xong mâm cúng vào đúng vị trí của nó, Dì Hai gọi tất cả mọi người trong nhà và chờ họ quỳ ngay ngắn, rồi cầu nguyện to tiếng: “Con kính lạy Ông Bà. Người ta nói nước mình có dịch cúm gà lớn lắm. Nhà mình còn trên 1.500 con gà đã tới hồi xuất chuồng, nhưng không ai dám mua. Nhà mình năm nay chẳng ăn Tết, ăn nhất gì đâu. Nợ tiền cám tháng trước còn chưa trả…”.
Dì hai nghẹn ngào không nói được nữa. Nhưng tôi biết, Dì Hai cố tình cúng một mâm toàn thịt gà, để Ông Bà chứng kiến cảnh thương khó của con cháu mà ra tay giúp đỡ, phù hộ cho con cháu tai qua nạn khỏi…
2. Tôi được hân hạnh kết thân với nhiều người cùng làm trong công ty với tôi. Hầu hết họ là những bạn trẻ đến từ miền Bắc, đông nhất là những anh chị em ở Hà Tỉnh. Trong số ấy, nhiều người không về nhà. Chấp nhận ở lại căn phòng trọ bé tí tẹo của mình, cũng là chấp nhận ăn Tết xa quê, xa gia đình vì nhiều lý do.
Biết họ nhớ nhà, đơn lẽ, mặc cảm và tủi thân trong những ngày Tết thiêng liêng nhưng thiếu sự đầm ấm, ngay chiều mùng Một, tôi đi thăm vài người bạn của tôi.
Thấy tôi đến, một người lộ rõ nỗi vui mừng lớn, nhưng anh ta cứ lúng túng, che che dấu dấu một cái rổ đang cầm trên tay. Thì ra trong rổ là một con gà lớn khoảng trên 2kg, vừa mới nhổ lông. Bình thường không có vấn đề gì. Nhưng bây giờ anh lại thấy khó xử như một người vừa mới phạm tội. Sợ tôi biết anh ăn thịt gà trong những ngày đại dịch, vì thế anh dấu tôi.
Anh kể: “Đến 5 giờ chiều hôm qua (tức chiều 30 Tết), mình mới được nghỉ làm (anh làm bảo vệ nên phải trực Tết), ra chợ, thấy cái gì cũng đắt, chỉ có gà là rẻ nhất. Con gà mái gần 3kg đấy! Mười “năm” nghìn (15.000) đấy! Nghèo mà ăn Tết như thế này, trên mức tuyệt vời rồi. Cúm tính sau”.
“Cúm tính sau”! Nghe sao mà đơn giản đến thế. Nhìn lại bản thân, tôi thấy mình sung sướng quá, vô ưu quá, hạnh phúc quá: Trưa 29 Tết, sau khi liên hoan với anh chị em trong công ty, tôi về nhà và đánh một giấc dài đến sáng 30 Tết, thoải mái vô cùng. Sau khi thức dậy, ba mẹ tôi đã lo chu tất, đâu vào đấy. Tôi chỉ còn… ăn Tết là xong. Ngay bộ quần áo mới nhất, tôi đang mặc trên người đây, cũng do mẹ tôi lo từ hôm 20 Tết!
Nghĩ mình, rồi nhìn bạn, cảm nhận hoàn cảnh của bạn, thấy mà thương… “Cúm tính sau”. Chiều hôm ấy, mùng Một Tết, hai đứa nốc hết một xị đế, ăn một bữa cháo gà vui và ngon phải biết. Nhậu xong, hai đứa lăn ra ngủ, vui… như Tết, cúm tính sau!
Cúm đâu không biết, chỉ thấy giờ này ấm áp một tình bạn… Ấm vô cùng.
3. Anh tên là H. (báo Tuổi Trẻ đã đăng trong số ra thứ Năm 29.1.2004). Mấy ngày trước Tết, mấy người ở bên ngành thú y đến nhà anh định bắt hết đàn gà 500 con mà vợ chồng anh bảo là “để Tết này sắm quần áo và lo cho mấy đứa nhỏ ăn Tết”, đem đi hủy bỏ. Phần vì chưa hiểu hết tầm quan trọng của ôn dịch cúm gà, phần vì sốt ruột phải mất trắng, anh đã gây gỗ với người của ngành thú ý, và không cho họ bắt một con gà nào…
Bây giờ hiểu ra vấn đề, anh mời mấy người ở ngành thú y hôm nọ đến nhà giúp anh hủy toàn bộ số gà. Nhìn toàn bộ số gà bị đưa đi hủy, anh đứng chết trân, không thể nói một lời. Đem gà nhà anh đi đốt, có nghĩa là người ta đốt toàn bộ vốn liếng của anh…
Đặt xong mâm cúng vào đúng vị trí của nó, Dì Hai gọi tất cả mọi người trong nhà và chờ họ quỳ ngay ngắn, rồi cầu nguyện to tiếng: “Con kính lạy Ông Bà. Người ta nói nước mình có dịch cúm gà lớn lắm. Nhà mình còn trên 1.500 con gà đã tới hồi xuất chuồng, nhưng không ai dám mua. Nhà mình năm nay chẳng ăn Tết, ăn nhất gì đâu. Nợ tiền cám tháng trước còn chưa trả…”.
Dì hai nghẹn ngào không nói được nữa. Nhưng tôi biết, Dì Hai cố tình cúng một mâm toàn thịt gà, để Ông Bà chứng kiến cảnh thương khó của con cháu mà ra tay giúp đỡ, phù hộ cho con cháu tai qua nạn khỏi…
2. Tôi được hân hạnh kết thân với nhiều người cùng làm trong công ty với tôi. Hầu hết họ là những bạn trẻ đến từ miền Bắc, đông nhất là những anh chị em ở Hà Tỉnh. Trong số ấy, nhiều người không về nhà. Chấp nhận ở lại căn phòng trọ bé tí tẹo của mình, cũng là chấp nhận ăn Tết xa quê, xa gia đình vì nhiều lý do.
Biết họ nhớ nhà, đơn lẽ, mặc cảm và tủi thân trong những ngày Tết thiêng liêng nhưng thiếu sự đầm ấm, ngay chiều mùng Một, tôi đi thăm vài người bạn của tôi.
Thấy tôi đến, một người lộ rõ nỗi vui mừng lớn, nhưng anh ta cứ lúng túng, che che dấu dấu một cái rổ đang cầm trên tay. Thì ra trong rổ là một con gà lớn khoảng trên 2kg, vừa mới nhổ lông. Bình thường không có vấn đề gì. Nhưng bây giờ anh lại thấy khó xử như một người vừa mới phạm tội. Sợ tôi biết anh ăn thịt gà trong những ngày đại dịch, vì thế anh dấu tôi.
Anh kể: “Đến 5 giờ chiều hôm qua (tức chiều 30 Tết), mình mới được nghỉ làm (anh làm bảo vệ nên phải trực Tết), ra chợ, thấy cái gì cũng đắt, chỉ có gà là rẻ nhất. Con gà mái gần 3kg đấy! Mười “năm” nghìn (15.000) đấy! Nghèo mà ăn Tết như thế này, trên mức tuyệt vời rồi. Cúm tính sau”.
“Cúm tính sau”! Nghe sao mà đơn giản đến thế. Nhìn lại bản thân, tôi thấy mình sung sướng quá, vô ưu quá, hạnh phúc quá: Trưa 29 Tết, sau khi liên hoan với anh chị em trong công ty, tôi về nhà và đánh một giấc dài đến sáng 30 Tết, thoải mái vô cùng. Sau khi thức dậy, ba mẹ tôi đã lo chu tất, đâu vào đấy. Tôi chỉ còn… ăn Tết là xong. Ngay bộ quần áo mới nhất, tôi đang mặc trên người đây, cũng do mẹ tôi lo từ hôm 20 Tết!
Nghĩ mình, rồi nhìn bạn, cảm nhận hoàn cảnh của bạn, thấy mà thương… “Cúm tính sau”. Chiều hôm ấy, mùng Một Tết, hai đứa nốc hết một xị đế, ăn một bữa cháo gà vui và ngon phải biết. Nhậu xong, hai đứa lăn ra ngủ, vui… như Tết, cúm tính sau!
Cúm đâu không biết, chỉ thấy giờ này ấm áp một tình bạn… Ấm vô cùng.
3. Anh tên là H. (báo Tuổi Trẻ đã đăng trong số ra thứ Năm 29.1.2004). Mấy ngày trước Tết, mấy người ở bên ngành thú y đến nhà anh định bắt hết đàn gà 500 con mà vợ chồng anh bảo là “để Tết này sắm quần áo và lo cho mấy đứa nhỏ ăn Tết”, đem đi hủy bỏ. Phần vì chưa hiểu hết tầm quan trọng của ôn dịch cúm gà, phần vì sốt ruột phải mất trắng, anh đã gây gỗ với người của ngành thú ý, và không cho họ bắt một con gà nào…
Bây giờ hiểu ra vấn đề, anh mời mấy người ở ngành thú y hôm nọ đến nhà giúp anh hủy toàn bộ số gà. Nhìn toàn bộ số gà bị đưa đi hủy, anh đứng chết trân, không thể nói một lời. Đem gà nhà anh đi đốt, có nghĩa là người ta đốt toàn bộ vốn liếng của anh…