Sáng sớm ngày 11 tháng 9 năm 2001, 19 tên khủng bố đã cướp 4 chiếc máy bay di chuyển trong nội địa Hoa Kỳ. Lúc 8h45 sáng, chúng lao thẳng một chiếc máy bay chứa đầy 20,000 gallon xăng vào tháp phía Bắc của tòa nhà tháp đôi World Trade Center ở New York. 18 phút sau, một chiếc máy bay thứ hai đâm vào tháp phía Nam. Trong hai chiếc máy bay còn lại, một chiếc rơi xuống Pensylvania trong khi chiếc kia đâm vào Ngũ Giác Đài.
Cuộc tấn công đã khiến 2,996 người bị thiệt mạng cùng với 19 tên khủng bố; và gây ra biết bao phiền hà cho những ai phải sử dụng các phương tiện hàng không để di chuyển từ đó cho đến nay.
Sau khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, lúc 11:30 sáng Đức Thánh Cha đã tham dự một buổi cầu nguyện liên tôn tại đây cho những nạn nhân của vụ khủng bố này.
Trong diễn từ tại buổi lễ, Đức Thánh Cha nói:
Các bạn thân mến,
Tôi cảm thấy trào dâng nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng đây tại Ground Zero này, nơi hàng ngàn mạng người đã bị lấy đi trong một hành động vô nghĩa của sự hủy diệt. Đây là nỗi đau đụng chạm đến được. Dòng nước chúng ta thấy đang chảy về cái hố trống rỗng đó nhắc nhở chúng ta về tất cả những cuộc sống đã phải làm mồi cho những kẻ nghĩ rằng sự hủy diệt, phá cho tan nát là phương thế duy nhất để giải quyết xung đột. Dòng nước đó là tiếng khóc thầm lặng của những người là nạn nhân của một lối nghĩ chỉ biết đến bạo lực, thù hận và trả thù trả oán. Một lối suy nghĩ chỉ có thể gây ra đau đớn, khổ đau, phá hủy và nước mắt.
Dòng nước đang chảy này cũng là một biểu tượng của nước mắt chúng ta. Nước mắt trước cơ man những tàn phá và hủy hoại, trong quá khứ và hiện tại. Đây là một nơi mà chúng ta phải rơi lệ, tiếng khóc của chúng ta bật ra từ một cảm giác bất lực khi đối mặt với sự bất công, giết người, và sự thất bại trong việc giải quyết các xung đột thông qua đối thoại. Ở đây, chúng ta thương tiếc cho sự mất mát sai trái và vô nghĩa những mạng sống vô tội vì sự bất lực không tìm ra được những giải pháp tôn trọng thiện ích chung. Dòng nước đang chảy này không chỉ nhắc nhở chúng ta về những giọt nước mắt của ngày hôm qua, mà còn của tất cả những giọt nước mắt vẫn đang tiếp tục đổ ra ngày hôm nay.
Một vài phút trước đây tôi đã gặp một số các gia đình những người tiếp cứu đầu tiên đã ngã gục. Gặp gỡ họ làm cho tôi thấy một lần nữa những hành vi phá hoại không bao giờ là khách quan, trừu tượng hay chỉ đơn thuần là vật chất. Chúng luôn luôn có một khuôn mặt, một câu chuyện cụ thể, và những tên tuổi. Nơi các gia đình những người thiệt mạng này chúng ta nhìn thấy những khuôn mặt đau đớn, một nỗi đau vẫn còn làm chúng ta xúc động và đang kêu thấu lên tới trời cao.
Đồng thời, các gia đình này cũng cho tôi thấy một khuôn mặt khác của cuộc tấn công này, khuôn mặt khác của nỗi đau buồn: đó là sức mạnh của tình yêu thương và nỗi nhớ. Một nỗi nhớ không làm chúng ta trống rỗng và chán nản. Tên của rất nhiều những người thân yêu được viết chung quanh chân tháp. Chúng ta có thể nhìn thấy họ, chúng ta có thể chạm vào họ, và chúng ta không bao giờ có thể quên họ.
Ở đây, giữa những đau đớn và buồn sầu, chúng ta cũng có cảm giác sờ thấy được sự tốt lành anh hùng mà con người có khả năng thực hiện, sức mạnh tiềm tàng từ đó chúng ta có thể rút ra. Trong sâu thẳm của nỗi đau và chịu đựng, các bạn cũng đã chứng kiến những đỉnh cao của lòng quảng đại và tinh thần phục vụ. Những cánh tay vươn ra, những mạng sống chiụ hy sinh để cứu người. Trong một thành phố có thể dường như là vô cảm, vô danh, cô đơn, các bạn đã chứng tỏ tình đoàn kết mạnh mẽ phát sinh từ sự hỗ trợ lẫn nhau, từ tình yêu và lòng xả kỷ. Không ai nghĩ về chủng tộc, quốc tịch, khu xóm, tôn giáo hay chính trị. Tất cả là tình liên đới đáp ứng những nhu cầu trước mắt, là tình huynh đệ. Đó chính là tình anh chị em với nhau. Các nhân viên cứu hỏa thành phố New York bước vào tòa tháp đổ nát, mà không quan tâm trưóc an nguy của chính họ. Nhiều người đã ngã xuống; nhưng sự hy sinh của họ khiến nhiều người được cứu sống.
Nơi của cái chết này cũng đã trở thành một nơi của sự sống, một nơi nhiều sinh mạng được cứu sống, là một bài thánh ca của sự sống chiến thắng khải hoàn trên những tiên tri của sự hủy diệt và chết chóc, là một bài thánh ca của sự tốt lành trên sự dữ, của hòa giải và thống nhất trên thù hận và chia rẽ.
Thật là một nguồn hy vọng lớn lao khi ở nơi của những nỗi buồn và những nỗi nhớ này tôi có thể tham gia cùng các nhà lãnh đạo đại diện cho các truyền thống tôn giáo đang làm phong phú cuộc sống của thành phố tuyệt vời này. Tôi tin tưởng rằng sự hiện diện của chúng ta với nhau sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ của lòng đồng tâm ước ao trở nên một lực lượng cho hòa giải, hòa bình và công lý trong cộng đồng này và trên toàn thế giới. Bất kể tất cả sự khác biệt và bất đồng của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sống trong một thế giới hòa bình. Trong việc phản đối mọi nỗ lực tạo ra một sự đồng nhất cứng nhắc, chúng ta có thể và phải xây dựng sự hiệp nhất trên cơ sở đa dạng của chúng ta về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, và cất cao tiếng nói chống lại tất cả mọi thứ cản trở con đường hiệp nhất này. Cùng nhau, chúng ta được kêu gọi để nói "không" với mọi nỗ lực để áp đặt sự đồng nhất và nói "vâng" cho một sự đa dạng chấp nhận và hòa giải.
Điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta nhổ bật gốc từ con tim chúng ta tất cả tình cảm thù hận, trả thù và oán giận. Chúng ta biết rằng đó chỉ có thể là một ân sủng từ trời cao. Ở đây, ở nơi tưởng nhớ này, tôi sẽ yêu cầu tất cả mọi người hiệp ý với nhau, mỗi người theo cách riêng của mình, dành ra một lúc thinh lặng và cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu xin từ trên cao những ân sủng để dấn thân cho sự nghiệp hòa bình. Hòa bình trong ngôi nhà của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong trường học và cộng đồng của chúng ta. Hòa bình ở tất cả những nơi mà chiến tranh dường như không bao giờ kết thúc. Hòa bình cho những gương mặt không biết đến điều gì khác ngoài khổ đau. Hòa bình trên khắp thế giới mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như là ngôi nhà của tất cả và cho tất cả mọi người. Đơn giản chỉ cần Hòa Bình.
Như thế, mạng sống của những người thân yêu của chúng ta sẽ không chỉ sống để rồi một ngày đó sẽ bị lãng quên đi. Nhưng thay vào đó, họ sẽ có mặt bất cứ khi nào chúng ta cố gắng trở thành những tiên tri không phải để phá nát nhưng là để xây dựng, những tiên tri của hòa giải, các ngôn sứ của hòa bình.
Cuộc tấn công đã khiến 2,996 người bị thiệt mạng cùng với 19 tên khủng bố; và gây ra biết bao phiền hà cho những ai phải sử dụng các phương tiện hàng không để di chuyển từ đó cho đến nay.
Sau khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, lúc 11:30 sáng Đức Thánh Cha đã tham dự một buổi cầu nguyện liên tôn tại đây cho những nạn nhân của vụ khủng bố này.
Trong diễn từ tại buổi lễ, Đức Thánh Cha nói:
Các bạn thân mến,
Tôi cảm thấy trào dâng nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng đây tại Ground Zero này, nơi hàng ngàn mạng người đã bị lấy đi trong một hành động vô nghĩa của sự hủy diệt. Đây là nỗi đau đụng chạm đến được. Dòng nước chúng ta thấy đang chảy về cái hố trống rỗng đó nhắc nhở chúng ta về tất cả những cuộc sống đã phải làm mồi cho những kẻ nghĩ rằng sự hủy diệt, phá cho tan nát là phương thế duy nhất để giải quyết xung đột. Dòng nước đó là tiếng khóc thầm lặng của những người là nạn nhân của một lối nghĩ chỉ biết đến bạo lực, thù hận và trả thù trả oán. Một lối suy nghĩ chỉ có thể gây ra đau đớn, khổ đau, phá hủy và nước mắt.
Dòng nước đang chảy này cũng là một biểu tượng của nước mắt chúng ta. Nước mắt trước cơ man những tàn phá và hủy hoại, trong quá khứ và hiện tại. Đây là một nơi mà chúng ta phải rơi lệ, tiếng khóc của chúng ta bật ra từ một cảm giác bất lực khi đối mặt với sự bất công, giết người, và sự thất bại trong việc giải quyết các xung đột thông qua đối thoại. Ở đây, chúng ta thương tiếc cho sự mất mát sai trái và vô nghĩa những mạng sống vô tội vì sự bất lực không tìm ra được những giải pháp tôn trọng thiện ích chung. Dòng nước đang chảy này không chỉ nhắc nhở chúng ta về những giọt nước mắt của ngày hôm qua, mà còn của tất cả những giọt nước mắt vẫn đang tiếp tục đổ ra ngày hôm nay.
Một vài phút trước đây tôi đã gặp một số các gia đình những người tiếp cứu đầu tiên đã ngã gục. Gặp gỡ họ làm cho tôi thấy một lần nữa những hành vi phá hoại không bao giờ là khách quan, trừu tượng hay chỉ đơn thuần là vật chất. Chúng luôn luôn có một khuôn mặt, một câu chuyện cụ thể, và những tên tuổi. Nơi các gia đình những người thiệt mạng này chúng ta nhìn thấy những khuôn mặt đau đớn, một nỗi đau vẫn còn làm chúng ta xúc động và đang kêu thấu lên tới trời cao.
Đồng thời, các gia đình này cũng cho tôi thấy một khuôn mặt khác của cuộc tấn công này, khuôn mặt khác của nỗi đau buồn: đó là sức mạnh của tình yêu thương và nỗi nhớ. Một nỗi nhớ không làm chúng ta trống rỗng và chán nản. Tên của rất nhiều những người thân yêu được viết chung quanh chân tháp. Chúng ta có thể nhìn thấy họ, chúng ta có thể chạm vào họ, và chúng ta không bao giờ có thể quên họ.
Ở đây, giữa những đau đớn và buồn sầu, chúng ta cũng có cảm giác sờ thấy được sự tốt lành anh hùng mà con người có khả năng thực hiện, sức mạnh tiềm tàng từ đó chúng ta có thể rút ra. Trong sâu thẳm của nỗi đau và chịu đựng, các bạn cũng đã chứng kiến những đỉnh cao của lòng quảng đại và tinh thần phục vụ. Những cánh tay vươn ra, những mạng sống chiụ hy sinh để cứu người. Trong một thành phố có thể dường như là vô cảm, vô danh, cô đơn, các bạn đã chứng tỏ tình đoàn kết mạnh mẽ phát sinh từ sự hỗ trợ lẫn nhau, từ tình yêu và lòng xả kỷ. Không ai nghĩ về chủng tộc, quốc tịch, khu xóm, tôn giáo hay chính trị. Tất cả là tình liên đới đáp ứng những nhu cầu trước mắt, là tình huynh đệ. Đó chính là tình anh chị em với nhau. Các nhân viên cứu hỏa thành phố New York bước vào tòa tháp đổ nát, mà không quan tâm trưóc an nguy của chính họ. Nhiều người đã ngã xuống; nhưng sự hy sinh của họ khiến nhiều người được cứu sống.
Nơi của cái chết này cũng đã trở thành một nơi của sự sống, một nơi nhiều sinh mạng được cứu sống, là một bài thánh ca của sự sống chiến thắng khải hoàn trên những tiên tri của sự hủy diệt và chết chóc, là một bài thánh ca của sự tốt lành trên sự dữ, của hòa giải và thống nhất trên thù hận và chia rẽ.
Thật là một nguồn hy vọng lớn lao khi ở nơi của những nỗi buồn và những nỗi nhớ này tôi có thể tham gia cùng các nhà lãnh đạo đại diện cho các truyền thống tôn giáo đang làm phong phú cuộc sống của thành phố tuyệt vời này. Tôi tin tưởng rằng sự hiện diện của chúng ta với nhau sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ của lòng đồng tâm ước ao trở nên một lực lượng cho hòa giải, hòa bình và công lý trong cộng đồng này và trên toàn thế giới. Bất kể tất cả sự khác biệt và bất đồng của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sống trong một thế giới hòa bình. Trong việc phản đối mọi nỗ lực tạo ra một sự đồng nhất cứng nhắc, chúng ta có thể và phải xây dựng sự hiệp nhất trên cơ sở đa dạng của chúng ta về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, và cất cao tiếng nói chống lại tất cả mọi thứ cản trở con đường hiệp nhất này. Cùng nhau, chúng ta được kêu gọi để nói "không" với mọi nỗ lực để áp đặt sự đồng nhất và nói "vâng" cho một sự đa dạng chấp nhận và hòa giải.
Điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta nhổ bật gốc từ con tim chúng ta tất cả tình cảm thù hận, trả thù và oán giận. Chúng ta biết rằng đó chỉ có thể là một ân sủng từ trời cao. Ở đây, ở nơi tưởng nhớ này, tôi sẽ yêu cầu tất cả mọi người hiệp ý với nhau, mỗi người theo cách riêng của mình, dành ra một lúc thinh lặng và cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu xin từ trên cao những ân sủng để dấn thân cho sự nghiệp hòa bình. Hòa bình trong ngôi nhà của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong trường học và cộng đồng của chúng ta. Hòa bình ở tất cả những nơi mà chiến tranh dường như không bao giờ kết thúc. Hòa bình cho những gương mặt không biết đến điều gì khác ngoài khổ đau. Hòa bình trên khắp thế giới mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như là ngôi nhà của tất cả và cho tất cả mọi người. Đơn giản chỉ cần Hòa Bình.
Như thế, mạng sống của những người thân yêu của chúng ta sẽ không chỉ sống để rồi một ngày đó sẽ bị lãng quên đi. Nhưng thay vào đó, họ sẽ có mặt bất cứ khi nào chúng ta cố gắng trở thành những tiên tri không phải để phá nát nhưng là để xây dựng, những tiên tri của hòa giải, các ngôn sứ của hòa bình.