Ban CL & HB giáo phận Vinh: Khóa tập huấn Giáo huấn Xã hội Công Giáo cho quí chức giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ
Ngày 9/9/2015, 750 quý chức thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ đã quy tụ về giáo xứ Thuận Nghĩa tham dự khóa tập huấn do Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh tổ chức với chủ đề: “Các nguyên tắc trong Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”.
Xem Hình
Thời đại ngày hôm nay là thời đại của người giáo dân, như Công đồng Vatican II đã minh định: “Giáo dân là linh hồn của Giáo Hội”. Quả thế, vai trò và trách nhiệm của người giáo dân ngày hôm nay trong Giáo Hội cũng như xã hội là vô cùng quan trọng. Bởi vì “Giáo dân có ơn gọi và vị trí riêng, đó là vị trí giữa đời, đảm nhận các vai trò trong xã hội, họ có mặt khắp nơi, đặc biệt trong gia đình và những nơi mà hàng giáo sĩ không thể hiện diện. Nên họ có sứ mạng thánh hóa các trật tự trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày” (LG, 31).
Để giúp người giáo dân hôm nay có được những sự chỉ dẫn đúng đắn nhất cho sứ mạng cao quý đó, dưới ánh sáng Tin Mừng và sự hướng dẫn của Thánh Thần, Giáo Hội đã đưa ra “Giáo Huấn Xã Hội”. Thế nhưng, sự tiếp cận của người giáo dân Vinh đối với các văn kiện của Giáo Hội còn rất hạn chế. Nhìn nhận được nhu cầu mục vụ quan trọng đó, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Phaolô, Giám mục giáo phận, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh đã tổ chức khóa tập huấn cho 750 anh chị em quý chức là thành viên của HĐMV và các hội đoàn trong các giáo xứ thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Khóa tập huấn do sự hướng dẫn của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng – thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, cha Antôn Nguyễn Văn Đính - trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh cùng với sự đồng hành của quý cha trong Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh và quý cha trong 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ.
Khóa tập huấn được khai mạc lúc 7h30 ngày 9/9/2015. Trong bài phát biểu khai mạc, cha Antôn nêu lên lý do và mục đích của khóa tập huấn là giúp các tham dự viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình để sống và phục vụ một cách hữu hiệu nhất. Ngài cũng đã nhắc lại vai trò quan trọng của người giáo dân trong thế giới hôm nay.
Xuyên suốt khóa tập huấn là các bài thuyết trình của cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng về chủ đề của ngày tập huấn. Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo tóm lược các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề công bằng giữa các cá nhân, tập thể trong xã hội, là một tầm nhìn về một xã hội công bằng đặt nền tảng vững chắc trên mạc khải của Kinh Thánh, lời dạy của những vị lãnh đạo trong Giáo Hội và dựa vào những kinh nghiệm sống trong dòng lịch sử của cộng đồng Kitô hữu nhằm cố gắng tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của vấn đề công bằng xã hội. Các nguyên tắc để suy tư cùng với các tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động là ba thành tố của Giáo Huấn Xã Hội, thể hiện qua 4 nguyên tắc quan trọng sau đây: Nhân vị, Công ích, Bổ trợ và Liên đới. Bốn nguyên tắc này tóm lược điều cốt lõi của Giáo Huấn Xã Hội. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau và từ đó có thể rút ra một loạt các nguyên tắc và các chuẩn mực khác.
Nguyên tắc Nhân Vị là trung tâm và linh hồn của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Bởi con người – nhân vị được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, là độc nhất vô nhị, là chủ thể và là trung tâm của xã hội. Bởi thế, Giáo Hội sẽ không ngừng nhấn mạnh đến phẩm giá của nhân vị, chống lại mọi tình trạng nô lệ, khai thác bóc lột và những mưu mô gây thiệt hại cho con người, không chỉ trong lãnh vực chính trị và kinh tế, nhưng còn cả trong lãnh vực văn hóa, ý thức hệ và y học.
Nguyên tắc Công Ích được mô tả như là toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép và giúp cho sự phát triển toàn diện của nhân vị nơi các hữu thể nhân linh. Giáo Hội đang làm nổi bật ý nghĩa nhân bản, khả năng thúc đẩy các cấu trúc xã hội trong tính toàn diện và trong những lãnh vực riêng biệt của chúng, như thế, Giáo Hội đang kích thích những biến đổi sâu xa theo tiêu chí công bằng xã hội.
Hai nguyên tắc Liên Đới và Bổ Trợ là những nguyên tắc quan trọng nhằm điều chỉnh đời sống xã hội. Theo nguyên tắc Liên Đới, mỗi người, với tư cách là thành phần của xã hội, được liên kết cách bền chặt với xã hội và với những cá nhân khác. Nguyên tắc Liên Đới đòi hỏi rằng mọi người, các nhóm và các cộng đoàn địa phương, các hiệp hội và các tổ chức, các quốc gia và các châu lục, tham gia vào việc quản lý tất cả các sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hóa, bằng cách vượt qua mọi quan niệm luân lý thuần túy cá nhân chủ nghĩa. Còn nguyên tắc Hỗ Trợ xác lập gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội, là Hội Thánh đầu tiên, và là nhà trường đầu tiên về tình yêu, hòa bình và công bằng. Tất cả các cấu trúc trong xã hội phải được phán đoán theo mức độ chúng nâng đỡ gia đình.
Bên cạnh 4 nguyên tắc căn bản đó thì trong thời gian gần đây, Giáo Hội thường xuyên đề cập đến nguyên tắc ưu tiên chọn lựa người nghèo. Ngay từ thời sơ khai, Giáo Hội đã dạy rằng: chúng ta sẽ bị xét xử bởi những gì chúng ta lựa chọn làm hay không làm liên quan đến sự đói khát, bệnh tật, những người vô gia cư và các tù nhân… Ngày nay, Giáo Hội trình bày học thuyết này trong hạn từ “dành ưu tiên cho người nghèo”. Nếu không có sự ưu tiên dành cho người nghèo, thì sự cân bằng cần thiết để giữ cho xã hội phát triển cách bền vững sẽ bị bẻ gãy và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với toàn thể xã hội.
Trong phần thảo luận sau các giờ thuyết trình, các tham dự viên đã bày tỏ những ưu tư của mình. Trong đó, cụ thể là những khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu thấu các văn kiện của Giáo Hội, cũng như các văn bản pháp lý của xã hội. Những khó khăn đó dẫn đến tình trạng “ngại” dấn thân cho các vấn đề của xã hội, sự khó khăn trong việc đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm. Với phần giải đáp của cha Giuse Maria, các tham dự viên được tiếp cận và biết nhiều hơn đến các quyền của con người qua các văn kiện của Giáo Hội cũng như các văn bản pháp lý của quốc tế cũng như Việt Nam. Từ đó, mỗi tham dự viên có khả năng lên tiếng bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền, không chỉ riêng mình mà còn cho người khác.
Khóa tập huấn được kết thúc trong ân sủng với Thánh lễ bế mạc được diễn ra lúc 16h30 cầu nguyện cho công lý và hòa bình do cha Giuse Maria. Giảng trong thánh lễ, vị chủ tế nhấn mạnh, công lý không chỉ là lẽ phải nhưng còn là tình yêu và lòng thương xót. Ngài mời gọi mọi người luôn biết đón nhận Đức Kitô là Đấng Công Chính, bước đi dưới ánh sáng Tin Mừng hầu góp phần thiết lập nền công lý và hòa bình đích thực trên quê hương Việt Nam.
Sau thánh lễ là những tâm tình cảm ơn của cha Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh, gửi tới quý cha cùng các tham dự viên.
Khóa tập huấn như một luồng gió mới thổi trên quý chức thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Qua chủ đề thiết thực của khóa tập huấn này, các tham dự viên sẽ có thêm sự hiểu biết về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, hiểu để sống, để làm chứng cho Tin Mừng, cho Đức Kitô – Đấng Công Chính.
Jos. Trọng Tấn
Ngày 9/9/2015, 750 quý chức thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ đã quy tụ về giáo xứ Thuận Nghĩa tham dự khóa tập huấn do Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh tổ chức với chủ đề: “Các nguyên tắc trong Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”.
Xem Hình
Thời đại ngày hôm nay là thời đại của người giáo dân, như Công đồng Vatican II đã minh định: “Giáo dân là linh hồn của Giáo Hội”. Quả thế, vai trò và trách nhiệm của người giáo dân ngày hôm nay trong Giáo Hội cũng như xã hội là vô cùng quan trọng. Bởi vì “Giáo dân có ơn gọi và vị trí riêng, đó là vị trí giữa đời, đảm nhận các vai trò trong xã hội, họ có mặt khắp nơi, đặc biệt trong gia đình và những nơi mà hàng giáo sĩ không thể hiện diện. Nên họ có sứ mạng thánh hóa các trật tự trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày” (LG, 31).
Để giúp người giáo dân hôm nay có được những sự chỉ dẫn đúng đắn nhất cho sứ mạng cao quý đó, dưới ánh sáng Tin Mừng và sự hướng dẫn của Thánh Thần, Giáo Hội đã đưa ra “Giáo Huấn Xã Hội”. Thế nhưng, sự tiếp cận của người giáo dân Vinh đối với các văn kiện của Giáo Hội còn rất hạn chế. Nhìn nhận được nhu cầu mục vụ quan trọng đó, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Phaolô, Giám mục giáo phận, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh đã tổ chức khóa tập huấn cho 750 anh chị em quý chức là thành viên của HĐMV và các hội đoàn trong các giáo xứ thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Khóa tập huấn do sự hướng dẫn của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng – thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, cha Antôn Nguyễn Văn Đính - trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh cùng với sự đồng hành của quý cha trong Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh và quý cha trong 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ.
Khóa tập huấn được khai mạc lúc 7h30 ngày 9/9/2015. Trong bài phát biểu khai mạc, cha Antôn nêu lên lý do và mục đích của khóa tập huấn là giúp các tham dự viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình để sống và phục vụ một cách hữu hiệu nhất. Ngài cũng đã nhắc lại vai trò quan trọng của người giáo dân trong thế giới hôm nay.
Xuyên suốt khóa tập huấn là các bài thuyết trình của cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng về chủ đề của ngày tập huấn. Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo tóm lược các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề công bằng giữa các cá nhân, tập thể trong xã hội, là một tầm nhìn về một xã hội công bằng đặt nền tảng vững chắc trên mạc khải của Kinh Thánh, lời dạy của những vị lãnh đạo trong Giáo Hội và dựa vào những kinh nghiệm sống trong dòng lịch sử của cộng đồng Kitô hữu nhằm cố gắng tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của vấn đề công bằng xã hội. Các nguyên tắc để suy tư cùng với các tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động là ba thành tố của Giáo Huấn Xã Hội, thể hiện qua 4 nguyên tắc quan trọng sau đây: Nhân vị, Công ích, Bổ trợ và Liên đới. Bốn nguyên tắc này tóm lược điều cốt lõi của Giáo Huấn Xã Hội. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau và từ đó có thể rút ra một loạt các nguyên tắc và các chuẩn mực khác.
Nguyên tắc Nhân Vị là trung tâm và linh hồn của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Bởi con người – nhân vị được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, là độc nhất vô nhị, là chủ thể và là trung tâm của xã hội. Bởi thế, Giáo Hội sẽ không ngừng nhấn mạnh đến phẩm giá của nhân vị, chống lại mọi tình trạng nô lệ, khai thác bóc lột và những mưu mô gây thiệt hại cho con người, không chỉ trong lãnh vực chính trị và kinh tế, nhưng còn cả trong lãnh vực văn hóa, ý thức hệ và y học.
Nguyên tắc Công Ích được mô tả như là toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép và giúp cho sự phát triển toàn diện của nhân vị nơi các hữu thể nhân linh. Giáo Hội đang làm nổi bật ý nghĩa nhân bản, khả năng thúc đẩy các cấu trúc xã hội trong tính toàn diện và trong những lãnh vực riêng biệt của chúng, như thế, Giáo Hội đang kích thích những biến đổi sâu xa theo tiêu chí công bằng xã hội.
Hai nguyên tắc Liên Đới và Bổ Trợ là những nguyên tắc quan trọng nhằm điều chỉnh đời sống xã hội. Theo nguyên tắc Liên Đới, mỗi người, với tư cách là thành phần của xã hội, được liên kết cách bền chặt với xã hội và với những cá nhân khác. Nguyên tắc Liên Đới đòi hỏi rằng mọi người, các nhóm và các cộng đoàn địa phương, các hiệp hội và các tổ chức, các quốc gia và các châu lục, tham gia vào việc quản lý tất cả các sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hóa, bằng cách vượt qua mọi quan niệm luân lý thuần túy cá nhân chủ nghĩa. Còn nguyên tắc Hỗ Trợ xác lập gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội, là Hội Thánh đầu tiên, và là nhà trường đầu tiên về tình yêu, hòa bình và công bằng. Tất cả các cấu trúc trong xã hội phải được phán đoán theo mức độ chúng nâng đỡ gia đình.
Bên cạnh 4 nguyên tắc căn bản đó thì trong thời gian gần đây, Giáo Hội thường xuyên đề cập đến nguyên tắc ưu tiên chọn lựa người nghèo. Ngay từ thời sơ khai, Giáo Hội đã dạy rằng: chúng ta sẽ bị xét xử bởi những gì chúng ta lựa chọn làm hay không làm liên quan đến sự đói khát, bệnh tật, những người vô gia cư và các tù nhân… Ngày nay, Giáo Hội trình bày học thuyết này trong hạn từ “dành ưu tiên cho người nghèo”. Nếu không có sự ưu tiên dành cho người nghèo, thì sự cân bằng cần thiết để giữ cho xã hội phát triển cách bền vững sẽ bị bẻ gãy và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với toàn thể xã hội.
Trong phần thảo luận sau các giờ thuyết trình, các tham dự viên đã bày tỏ những ưu tư của mình. Trong đó, cụ thể là những khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu thấu các văn kiện của Giáo Hội, cũng như các văn bản pháp lý của xã hội. Những khó khăn đó dẫn đến tình trạng “ngại” dấn thân cho các vấn đề của xã hội, sự khó khăn trong việc đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm. Với phần giải đáp của cha Giuse Maria, các tham dự viên được tiếp cận và biết nhiều hơn đến các quyền của con người qua các văn kiện của Giáo Hội cũng như các văn bản pháp lý của quốc tế cũng như Việt Nam. Từ đó, mỗi tham dự viên có khả năng lên tiếng bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền, không chỉ riêng mình mà còn cho người khác.
Khóa tập huấn được kết thúc trong ân sủng với Thánh lễ bế mạc được diễn ra lúc 16h30 cầu nguyện cho công lý và hòa bình do cha Giuse Maria. Giảng trong thánh lễ, vị chủ tế nhấn mạnh, công lý không chỉ là lẽ phải nhưng còn là tình yêu và lòng thương xót. Ngài mời gọi mọi người luôn biết đón nhận Đức Kitô là Đấng Công Chính, bước đi dưới ánh sáng Tin Mừng hầu góp phần thiết lập nền công lý và hòa bình đích thực trên quê hương Việt Nam.
Sau thánh lễ là những tâm tình cảm ơn của cha Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh, gửi tới quý cha cùng các tham dự viên.
Khóa tập huấn như một luồng gió mới thổi trên quý chức thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Qua chủ đề thiết thực của khóa tập huấn này, các tham dự viên sẽ có thêm sự hiểu biết về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, hiểu để sống, để làm chứng cho Tin Mừng, cho Đức Kitô – Đấng Công Chính.
Jos. Trọng Tấn