Khả năng nhận ra mình là kẻ tội lỗi đem lại cho chúng ta sự sửng sốt trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Năm 3 tháng 9 lễ Thánh Grêgôriô Cả, Giáo Hoàng và Tiến Sĩ Hội Thánh.
Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào bài Tin Mừng trong ngày kể về câu chuyện mẻ cá lạ. Sau khi làm việc suốt đêm mà không bắt được gì, thánh Phêrô, với niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu, đã thả lưới xuống biển. Đức Thánh Cha sử dụng câu chuyện này để nói về đức tin như là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Trước hết, ngài lưu ý cộng đoàn rằng Chúa Giêsu đã dành phần lớn thời gian của Ngài trên đường phố, với đám đông dân chúng; và rồi khi chiều tối, Ngài lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện – nhưng trước đó Ngài đã gặp dân chúng, đã tìm kiếm họ.
Trong cuộc gặp gỡ với Chúa, chúng ta có hai thái độ khác nhau. Thái độ thứ nhất là thái độ của Phêrô, của các Tông Đồ, và của đám đông dân chúng.
Đức Thánh Cha nói:
“Tin Mừng sử dụng cùng một từ để chỉ thái độ của dân chúng, của các Tông Đồ, và của Phêrô. Đó là ‘họ sửng sốt’. Sự kinh ngạc, trên thực tế, nắm lấy họ, và tất cả gì thuộc về họ khi cảm giác sửng sốt này ập đến.... Những người nghe Chúa Giêsu và những gì Ngài nói cảm thấy điều ngạc nhiên này là ‘Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ’”
Thái độ thứ hai là thái độ của những nhóm người gặp gỡ Chúa Giêsu nhưng không cho phép sự ngạc nhiên này len lỏi vào con tim của họ.
Đức Thánh Cha đã nêu ra những ví dụ. Ngài nói:
“Các luật sĩ đã nghe Chúa Giêsu, nhưng họ tính toán trong bụng: ‘Ừ, ông ta thông minh đấy, ông ta là một con người nói những điều đúng, nhưng chúng ta không thể đồng ý với những điều này, không thể được. Họ đã tính toán, và họ đã quyết định giữ khoảng cách với Ngài.”
“Quỷ sứ cũng thế”, Đức Thánh Cha nói thêm, “Chúng cũng tuyên bố rằng Chúa Giêsu là ‘Con Thiên Chúa’, nhưng cũng như các luật sĩ và những người Pharisêu bất lương, chúng không có khả năng ngạc nhiên, chúng đã đóng cửa lòng mình trong sự tự mãn, và trong niềm tự hào của mình. Trái lại, Phêrô nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, nhưng ngay lúc đó ông tự nhận mình là kẻ có tội”.
“Bọn quỷ đến để nói sự thật về Ngài, nhưng chúng không hề nói gì về bản thân mình. Chúng không thể làm khác đi được. Niềm tự hào của chúng quá lớn đến mức ngăn cản chúng nói sự thật về mình. Các luật sĩ nói: ‘Đây là một con người thông minh, một giáo sĩ có khả năng đấy, còn biết làm phép lạ nữa kia!’ Nhưng họ không nói: ‘Chúng tôi là những kẻ rất tự phụ dù chúng tôi còn nhiều thiếu xót, chúng tôi đều là những kẻ có tội’. Không có khả năng nhận ra mình là kẻ tội lỗi khiến cho chúng ta không có được những lời thú nhận thật sự về Chúa Giêsu. Và đây là sự khác biệt.”
“Đó là sự khác biệt giữa sự khiêm tốn của người thu thuế, là người nhận ra mình là kẻ tội lỗi; và niềm tự hào của người Pharisêu là người đang huênh hoang nói tốt về chính mình.
Khả năng nói rằng chúng ta là những người tội lỗi mở ra trước chúng ta sự ngạc nhiên trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, một cuộc gặp gỡ thật sự. Trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, ngay cả nơi những người thánh hiến: Có bao nhiêu người có khả năng nói rằng Chúa Giêsu là Chúa? Nhiều lắm! Nhưng thật khó biết bao để nói một cách chân thành rằng: ‘Tôi là kẻ có tội.’ Thật dễ dàng để nói về tội lỗi của người khác, phải không? Khi một người được ngồi lê đôi mách chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia... Chúng ta tất cả đều là những bậc thầy về những chuyện như thế, không phải sao? Để đến với một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô một lời tuyên xưng gồm hai mặt như sau là cần thiết: ‘Ngài là Con Thiên Chúa, và tôi là kẻ có tội’ - nhưng không được nói chung chung mà phải rõ ràng rằng tôi là kẻ có tội vì điều này, vì điều nọ, vì điều kia, và vì những điều này nữa…”
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng:
“Phêrô, sau đó đã quên đi sự ngạc nhiên trong cuộc gặp gỡ lần đầu với Chúa và đã chối Chúa. Nhưng vì ông khiêm tốn, ông đã được cho gặp Chúa, và khi ánh mắt họ gặp nhau, ông đã khóc, ông quay trở lại với lời xưng thú ‘Tôi là kẻ có tội.’”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bài giảng của ngài với lời nguyện “Xin Chúa ban cho chúng ta ơn để gặp Ngài, nhưng cũng để cho phép chính mình gặp Ngài. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng quá đẹp này, là biết kinh ngạc này trong cuộc gặp gỡ với Ngài. Và xin Chúa ban cho chúng ta ơn được tuyên xưng trong cuộc sống của chúng ta: ‘Lạy Chúa, Chúa thật là Con Thiên Chúa hằng sống; Con tin điều đó. Còn con chỉ là kẻ có tội; Con tin như thế.”
Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào bài Tin Mừng trong ngày kể về câu chuyện mẻ cá lạ. Sau khi làm việc suốt đêm mà không bắt được gì, thánh Phêrô, với niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu, đã thả lưới xuống biển. Đức Thánh Cha sử dụng câu chuyện này để nói về đức tin như là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Trước hết, ngài lưu ý cộng đoàn rằng Chúa Giêsu đã dành phần lớn thời gian của Ngài trên đường phố, với đám đông dân chúng; và rồi khi chiều tối, Ngài lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện – nhưng trước đó Ngài đã gặp dân chúng, đã tìm kiếm họ.
Trong cuộc gặp gỡ với Chúa, chúng ta có hai thái độ khác nhau. Thái độ thứ nhất là thái độ của Phêrô, của các Tông Đồ, và của đám đông dân chúng.
Đức Thánh Cha nói:
“Tin Mừng sử dụng cùng một từ để chỉ thái độ của dân chúng, của các Tông Đồ, và của Phêrô. Đó là ‘họ sửng sốt’. Sự kinh ngạc, trên thực tế, nắm lấy họ, và tất cả gì thuộc về họ khi cảm giác sửng sốt này ập đến.... Những người nghe Chúa Giêsu và những gì Ngài nói cảm thấy điều ngạc nhiên này là ‘Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ’”
Thái độ thứ hai là thái độ của những nhóm người gặp gỡ Chúa Giêsu nhưng không cho phép sự ngạc nhiên này len lỏi vào con tim của họ.
Đức Thánh Cha đã nêu ra những ví dụ. Ngài nói:
“Các luật sĩ đã nghe Chúa Giêsu, nhưng họ tính toán trong bụng: ‘Ừ, ông ta thông minh đấy, ông ta là một con người nói những điều đúng, nhưng chúng ta không thể đồng ý với những điều này, không thể được. Họ đã tính toán, và họ đã quyết định giữ khoảng cách với Ngài.”
“Quỷ sứ cũng thế”, Đức Thánh Cha nói thêm, “Chúng cũng tuyên bố rằng Chúa Giêsu là ‘Con Thiên Chúa’, nhưng cũng như các luật sĩ và những người Pharisêu bất lương, chúng không có khả năng ngạc nhiên, chúng đã đóng cửa lòng mình trong sự tự mãn, và trong niềm tự hào của mình. Trái lại, Phêrô nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, nhưng ngay lúc đó ông tự nhận mình là kẻ có tội”.
“Bọn quỷ đến để nói sự thật về Ngài, nhưng chúng không hề nói gì về bản thân mình. Chúng không thể làm khác đi được. Niềm tự hào của chúng quá lớn đến mức ngăn cản chúng nói sự thật về mình. Các luật sĩ nói: ‘Đây là một con người thông minh, một giáo sĩ có khả năng đấy, còn biết làm phép lạ nữa kia!’ Nhưng họ không nói: ‘Chúng tôi là những kẻ rất tự phụ dù chúng tôi còn nhiều thiếu xót, chúng tôi đều là những kẻ có tội’. Không có khả năng nhận ra mình là kẻ tội lỗi khiến cho chúng ta không có được những lời thú nhận thật sự về Chúa Giêsu. Và đây là sự khác biệt.”
“Đó là sự khác biệt giữa sự khiêm tốn của người thu thuế, là người nhận ra mình là kẻ tội lỗi; và niềm tự hào của người Pharisêu là người đang huênh hoang nói tốt về chính mình.
Khả năng nói rằng chúng ta là những người tội lỗi mở ra trước chúng ta sự ngạc nhiên trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, một cuộc gặp gỡ thật sự. Trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, ngay cả nơi những người thánh hiến: Có bao nhiêu người có khả năng nói rằng Chúa Giêsu là Chúa? Nhiều lắm! Nhưng thật khó biết bao để nói một cách chân thành rằng: ‘Tôi là kẻ có tội.’ Thật dễ dàng để nói về tội lỗi của người khác, phải không? Khi một người được ngồi lê đôi mách chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia... Chúng ta tất cả đều là những bậc thầy về những chuyện như thế, không phải sao? Để đến với một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô một lời tuyên xưng gồm hai mặt như sau là cần thiết: ‘Ngài là Con Thiên Chúa, và tôi là kẻ có tội’ - nhưng không được nói chung chung mà phải rõ ràng rằng tôi là kẻ có tội vì điều này, vì điều nọ, vì điều kia, và vì những điều này nữa…”
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng:
“Phêrô, sau đó đã quên đi sự ngạc nhiên trong cuộc gặp gỡ lần đầu với Chúa và đã chối Chúa. Nhưng vì ông khiêm tốn, ông đã được cho gặp Chúa, và khi ánh mắt họ gặp nhau, ông đã khóc, ông quay trở lại với lời xưng thú ‘Tôi là kẻ có tội.’”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bài giảng của ngài với lời nguyện “Xin Chúa ban cho chúng ta ơn để gặp Ngài, nhưng cũng để cho phép chính mình gặp Ngài. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng quá đẹp này, là biết kinh ngạc này trong cuộc gặp gỡ với Ngài. Và xin Chúa ban cho chúng ta ơn được tuyên xưng trong cuộc sống của chúng ta: ‘Lạy Chúa, Chúa thật là Con Thiên Chúa hằng sống; Con tin điều đó. Còn con chỉ là kẻ có tội; Con tin như thế.”