Trong một bài báo đăng trên trang nhất tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 21 tháng 8, Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của tổng giáo phận Perugia-Città della Pieve nói rằng thông điệp mới của Đức Thánh Cha Phanxicô về chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta có thể so sánh được với thông điệp xã hội mang tính đột phá của Đức Giáo Hoàng Lêô thứ XIII, là thông điệp Rerum Novarum, thường được dịch sang Việt Ngữ là Tân Sự.
Đức Hồng Y Bassetti viết rằng vào năm 1891, Đức Giáo Hoàng Leo đã hướng "cái nhìn từ mẫu của Giáo Hội" vào những vấn nạn lao động trong quá trình chuyển đổi quan trọng từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội kỹ nghệ với cuộc cách mạng công nghiệp.
Đức Hồng Y Bassetti viết tiếp:
“Bây giờ chúng ta đang sống trong một thời gian rất quan trọng tương tự như quá trình chuyển đổi đó, một quá trình được dự đoán bởi Cha Romano Guardini trong cuốn The End of The Morndern World – Ngày Tàn của Thế Giới Hiện Đại - trong đó có một ‘kẻ phi nhân’ tuyên bố thống trị vô hạn đối với thiên nhiên và một ‘nhà nước hùng bá về kinh tế, kỹ thuật, và tổ chức’ khẳng định quyền lực vô hạn trên nhân loại và thụ tạo”
Ngài kết luận rằng thách thức quan trọng nhất của Laudato Sí, do đó, là thách thức chống lại thứ quyền lực tưởng chừng bất khả chế ngự của "mô hình kinh tế kỹ thuật."
Thông điệp Tân Sự của Ðức Lêô XIII về hoàn cảnh của giới công nhân, được công bố ngày 15 tháng 05 năm 1891, được coi như một giáo huấn đầu tiên về xã hội của Giáo Hội. Với một nội dung ôn hoà, nhưng sắc sảo và chính xác, tấn công vào các vấn đề và xuất phát từ cấp cao nhất của Giáo Hội, thông điệp nhanh chóng gây được một tiếng vang rộng lớn trong giới báo chí. Bức thông điệp được một số tuyên ngôn của các đảng phái xã hội đánh giá cao trong khi một số khác tuyên bố rằng nó đã phá đổ hẳn bức tường ngăn cách giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại và làm trổi dậy mối thiện cảm đối với Giáo Hội.
Ngày nay thông điệp Laudato Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc bảo vệ 'căn nhà chung', cũng có những ảnh hưởng lớn trên các chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 11 tháng 8, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên, cử hành vào ngày 1-9 hằng năm, Đức Hồng Y Turkson nói: “Các chính phủ và các vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã bắt đầu lắng nghe. Và tôi có bằng chứng về điều đó. Ngày 29-6 năm nay, tôi ở New York, hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh, trong cuộc thảo luận về vấn đề thay đổi khí hậu. Các bài phát biểu đều trích dẫn Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù Thông điệp không hẳn nói về đề tài “sự thay đổi khí hậu”, nhưng về thiên nhiên và môi sinh học toàn diện, những các bài tham luận, bài này tới bài khác, đều trích dẫn phần Thông Điêp bàn về vấn đề thay đổi khí hậu. Vì thế, âm hưởng của Thông điệp là điều đã được kiểm chứng”.
Đức Hồng Y Bassetti viết rằng vào năm 1891, Đức Giáo Hoàng Leo đã hướng "cái nhìn từ mẫu của Giáo Hội" vào những vấn nạn lao động trong quá trình chuyển đổi quan trọng từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội kỹ nghệ với cuộc cách mạng công nghiệp.
Đức Hồng Y Bassetti viết tiếp:
“Bây giờ chúng ta đang sống trong một thời gian rất quan trọng tương tự như quá trình chuyển đổi đó, một quá trình được dự đoán bởi Cha Romano Guardini trong cuốn The End of The Morndern World – Ngày Tàn của Thế Giới Hiện Đại - trong đó có một ‘kẻ phi nhân’ tuyên bố thống trị vô hạn đối với thiên nhiên và một ‘nhà nước hùng bá về kinh tế, kỹ thuật, và tổ chức’ khẳng định quyền lực vô hạn trên nhân loại và thụ tạo”
Ngài kết luận rằng thách thức quan trọng nhất của Laudato Sí, do đó, là thách thức chống lại thứ quyền lực tưởng chừng bất khả chế ngự của "mô hình kinh tế kỹ thuật."
Thông điệp Tân Sự của Ðức Lêô XIII về hoàn cảnh của giới công nhân, được công bố ngày 15 tháng 05 năm 1891, được coi như một giáo huấn đầu tiên về xã hội của Giáo Hội. Với một nội dung ôn hoà, nhưng sắc sảo và chính xác, tấn công vào các vấn đề và xuất phát từ cấp cao nhất của Giáo Hội, thông điệp nhanh chóng gây được một tiếng vang rộng lớn trong giới báo chí. Bức thông điệp được một số tuyên ngôn của các đảng phái xã hội đánh giá cao trong khi một số khác tuyên bố rằng nó đã phá đổ hẳn bức tường ngăn cách giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại và làm trổi dậy mối thiện cảm đối với Giáo Hội.
Ngày nay thông điệp Laudato Sí của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc bảo vệ 'căn nhà chung', cũng có những ảnh hưởng lớn trên các chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 11 tháng 8, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên, cử hành vào ngày 1-9 hằng năm, Đức Hồng Y Turkson nói: “Các chính phủ và các vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã bắt đầu lắng nghe. Và tôi có bằng chứng về điều đó. Ngày 29-6 năm nay, tôi ở New York, hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh, trong cuộc thảo luận về vấn đề thay đổi khí hậu. Các bài phát biểu đều trích dẫn Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù Thông điệp không hẳn nói về đề tài “sự thay đổi khí hậu”, nhưng về thiên nhiên và môi sinh học toàn diện, những các bài tham luận, bài này tới bài khác, đều trích dẫn phần Thông Điêp bàn về vấn đề thay đổi khí hậu. Vì thế, âm hưởng của Thông điệp là điều đã được kiểm chứng”.