BEAVERTON, Oregon (NV) - Có một người con đậu thủ khoa trung học đã là điều khó, vậy mà ông Thomas Trịnh có đến bốn cô con gái (Tiffany Tuyet Mai - Jessica Thanh Thanh - Michelle Bich Ngoc - Victoria Tuong Vy và Christine Thuy-Duong) luân phiên nhau đậu đầu bảng trường trung học Công Giáo De La Salle North, ở tiểu bang Oregon.
Bà Barbara Ward, cố vấn đại học của trường De La Salle, hãnh diện reo lên, “Lần đầu tiên ở Oregon có chuyện như vậy xảy ra. Lần đầu tiên!”
Bà Barbara cho Người Việt hay rằng bà là cố vấn của cả bốn chị em thông minh này nên biết rất rõ về các cô. “Mấy chị em nhà này rất gương mẫu và rất dễ gần. Cả bốn người đều thể hiện sự toàn vẹn, từ bài vở trong lớp đến những sinh hoạt ngoại khóa. Các cô hoạt động xã hội rất hăng say.”
Khi Người Việt hỏi bí quyết để cả bốn chị em đều trở thành thủ khoa, cả bốn cô cùng trả lời: “Vì tụi con muốn làm cho ba hãnh diện. Ba đã hy sinh cả đời cho tụi con.”
Ông Thomas Trịnh định cư tại Hoa Kỳ năm 1982 ở Philadelphia, sau đó ông dọn đến Beaverton thuộc tiểu bang Oregon lập nghiệp và xây dựng gia đình cho đến giờ.
“Tôi bắt đầu hành trình ‘gà trống nuôi con’ từ năm 2003 khi vừa 40 tuổi. Lúc ấy cháu lớn nhất được 12 tuổi.” ông Thomas tâm sự với Người Việt.
Người cha hãnh diện này nhấn mạnh, “Và cháu nhỏ nhất thì chỉ mới hai tháng.”
Ông nhớ, “Vừa làm kỹ sư computer, vừa nuôi dạy năm con quả là vất vả vô cùng vì phải xa nhà thường xuyên.”
“Mỗi khi phải đi công tác xa, tôi lại phải nhờ bà con chăm nom các cháu. Bỏ con ở nhà, đau lòng lắm.” Ông Thomas nuốt vội cảm xúc.
Ông đã tạo cho các con một gia đình có sự gắn bó trong tinh thần tôn giáo. Ông Thomas nói, “Tôi tập cho các cháu thói quen từ thuở bé là đọc 12 kinh hàng đêm, không bỏ đêm nào. Mục đích là cảm tạ Chúa về những gì Ngài đã ban phát và những gì Ngài sẽ ban phát cho chúng tôi.”
Ngoài phần hồn, ông Thomas phải biết nấu ăn ngon để chăm lo phần thể chất cho con.
Jessica Thanh Thanh, cô thứ ba, khoe, “Ba nấu món súp nào cũng ngon, nhưng con thích nhất là món... bún riêu.”
Cô đầu lòng Michelle Bích Ngọc đồng ý, “Ba con chỉ cẩn 30 phút là nấu xong một bữa ăn ngon mà chỉ dùng toàn những gì còn sót trong tủ lạnh thôi.”
Thanh Thanh cười, “Có lần sau lễ Thanksgiving, ba con lấy tất cả mọi thức ăn còn dư rồi bỏ vô nấu cháo. Lúc đầu nhìn ghê lắm, bắp nhồi trong bụng gà và con gà Tây nổi lều bều trong nồi. Nhưng ăn thì lại ngon miệng. Từ đó trở đi, ba vẫn thường nấu món này.”
Thế nhưng không phải món gì ông Thomas nấu cũng được các cô thủ khoa thưởng thức. Bích Ngọc cười, “Có lần ba con thấy xác một con nai trên đường đi câu cá, ba quăng nó lên xe truck rồi đi câu tiếp. Mãi lâu sau mới về xả thịt nai nấu nướng. Tối đó con không ăn miếng nào.”
“Bữa đó không cháu nào ăn miếng nào cả,” ông Thomas cười vang tiếp lời con.
Muốn đỡ đần cho cha, cô chị lớn nhất đã tập nấu ăn từ nhỏ. “Để nấu cho mấy em mỗi khi ba con đi làm xa,” Bích Ngọc kể.
Thấy cha và chị đều biết nấu nướng, cô thứ nhì, Christine Thùy Dương đã có lúc muốn chọn nghề đầu bếp nhưng bị ông Thomas dọa, “Nếu con muốn theo nghề này thì phải nhớ là trong ba năm đầu sau khi ra trường, người ta sẽ bắt con chỉ được rửa chén bát thôi.”
“Lâu lâu phải rửa chén một lần ở nhà đã đủ sợ rồi nên con tôi quyết định... “bỏ nghề,” ông Thamas cười đắc chí.
Trả lời câu hỏi có phải các con học giỏi là nhờ ba nấu thức ăn ngon, “Kỷ luật. Ba luôn đặt kỷ luật lên hàng đầu,” cô gái út Victoria Tường Vy khẳng định.
Cô lớn nhất, Ngọc Trinh, kể rõ, “Ba dùng sự thất vọng làm công cụ của kỷ luật. Tụi con được dạy dỗ kỹ lưỡng nên ai cũng biết cái gì làm ba vui, cái gì làm ba thất vọng.”
Ông Thomas tự hào, “Tôi rất hãnh diện mà nói rằng có sáu đứa con mà chưa bao giờ tôi phải nặng tay với cháu nào cả. Hình phạt nặng nhất của tôi là cho khoanh tay quay mặt vô tường năm phút.”
Ông thừa nhận việc nuôi dạy các con chẳng phải là điều dễ dàng, “Mấy cháu đầu của tôi tương đối biết nghe lời, chỉ có cô út, Tường Vy, là khó bảo nhất.”
Ngọc Trinh đồng ý, “Tường Vy thích chơi thể thao lắm, cả bóng rổ và bóng chuyền. Ba con có dự những lần Tường Vy tranh giải nhưng luôn nhắc nhở em không được xao lãng việc học.”
Ông Thomas hồi tưởng, “Tôi vất vả nhất với Tường Vy, vì cháu có rất đông bạn bè. Nhiều lần tôi phải lén đi theo (Tường Vy) xem cháu đi đâu, làm gì và tôi đã phải làm dữ, dọa không cho cháu học trường tư nữa. Sợ quá cháu mới chịu học.”
Ông cười, “Cháu nào muốn có bạn trai thì người bạn đó phải đến gặp tôi và phải có giấy chứng nhận của cảnh sát là hoàn toàn trong sạch và phải có kế hoạch làm gì trong tương lai, trong một năm, trong bốn năm và mười năm.”
“Điều kiện quá rõ ràng như vậy mà chưa anh nào dám bén mảng nhà tôi cả.” Ông Thomas cười vang.
Nhờ luôn gần gũi và coi các con là bạn nên các cô gái này cũng đã chia sẻ gánh nặng với cha mình.
Ngọc Trinh kể, “Tụi con học trường tư nên ba phải trả nhiều tiền. Vì vậy tụi con mỗi tuần bỏ ra một ngày trong tuần để làm việc trong trường và tiết kiệm cho ba.” Từ nhỏ, các con gái của ông Thomas đều học trường tư. Các em học tiểu học tư thục Holy Cross, cũng ở địa phương.
Bà Barbara nói, “Một ngày một tuần suốt niên học nên cô nào cũng tiết kiệm cho ông Thomas phân nửa học phí.”
Đã thế, các cô cũng dành thời gian thường xuyên làm công tác thiện nguyện như phân phối thực phẩm cho người nghèo.
Bà Barbara kể với ít nhiều tự hào lây, “Các cô họ Trịnh này đã giỏi về học vấn mà lại còn tích cực tham gia công tác xã hội cũng như nghệ thuật, kịch nghệ ở trường nữa.”
Cả bốn cô thủ khoa của ông Thomas đều đang thực hành ý nguyện muốn giúp đỡ người khác.
Ý chí và nhân cách của các cô con gái được bạn học xác định. “Họ (các chị em) lương thiện và trung thực một cách tự nhiên, không cố gắng gì cả. Họ bình dị nhưng ý chí rất mạnh.” Lời em Michael Dong, người bạn chung của các chị em.
Ali Wrede, bạn học của Michelle, nói về bạn mình, “Michelle rất chăm chỉ. Tính cách thân thiện, thoải mái khiến Michelle trở thành người bạn học gần gũi.”
Ngắn gọn và mang tính kết luận, Phi Nguyễn, bạn chung của các chị em, nói về bạn mình, “Muốn điều gì thì phải tận tâm để đạt được điều đó. Họ đã làm như vậy. Đơn giản vậy thôi.”
Hiện giờ, người chị cả, Michelle Bích Ngọc Trịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Portland và đang làm việc tại một dưỡng đường tại thành phố Gresham, Oregon.
Cô thứ nhì, Christine Thùy Dương Trịnh, 22 tuổi, đang học ngành y tá tại đại học Georgetown, Washington, DC.
Cô thứ ba, Jessica Thanh Thanh, 20 tuổi, đang là sinh viên ngành dược tại đại học Pacific, Pacific Forest Grove, Oregon.
Và cô út, Victoria Tường Vy Trịnh, 18 tuổi, sinh viên y khoa tại Boston College, Massachusetts. Hai bé Tiffany và Andy (con trai của Thomas và người vợ kế) cũng nói “muốn theo chân các chị.”
Vẫn cư ngụ tại Beaverton, Oregon, ông Thomas Trịnh hiện là quản lý phòng thí nghiệm cho công ty Intel và vẫn tiếp tục nuôi hai con nhỏ với sự giúp đỡ của người vợ kế là Võ Thục Nhi.
Ông nhìn nhận sự đóng góp của vợ mình, “Nhà tôi từ Việt Nam sang đây lúc cháu lớn Bích Ngọc đã 14 tuổi nhưng cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc săn sóc cho các cháu. Bên cạnh người đàn ông thành công phải có một người đàn bà giỏi giắn.”
Về phần mình, các cô không thể nào quên được những gì cha mình đã làm cho mình.
Thùy Dương, người được các chị em bình chọn là con gái cưng của ba, thổ lộ, “Ba con nhọc nhằn cả đời cho tụi con mà chưa bao giờ than vãn. Được đậu thủ khoa không thể sánh với ân huệ được làm con của ba. Sung sướng lớn nhất của con là được thấy ba con hãnh diện với cả thế giới vì các con mình.”
Cô nhấn mạnh: “Quá khứ của con, tương lai của con, tất cả là do ba con.”
(Nguồn: Người Việt online June 27, 2015, Đằng-Giao, ngo.giao@nguoi-viet.com)
Từ trái: Tiffany, Jessica, Michelle, ông Thomas, Victoria, Christine |
Bà Barbara cho Người Việt hay rằng bà là cố vấn của cả bốn chị em thông minh này nên biết rất rõ về các cô. “Mấy chị em nhà này rất gương mẫu và rất dễ gần. Cả bốn người đều thể hiện sự toàn vẹn, từ bài vở trong lớp đến những sinh hoạt ngoại khóa. Các cô hoạt động xã hội rất hăng say.”
Khi Người Việt hỏi bí quyết để cả bốn chị em đều trở thành thủ khoa, cả bốn cô cùng trả lời: “Vì tụi con muốn làm cho ba hãnh diện. Ba đã hy sinh cả đời cho tụi con.”
Ông Thomas Trịnh định cư tại Hoa Kỳ năm 1982 ở Philadelphia, sau đó ông dọn đến Beaverton thuộc tiểu bang Oregon lập nghiệp và xây dựng gia đình cho đến giờ.
“Tôi bắt đầu hành trình ‘gà trống nuôi con’ từ năm 2003 khi vừa 40 tuổi. Lúc ấy cháu lớn nhất được 12 tuổi.” ông Thomas tâm sự với Người Việt.
Người cha hãnh diện này nhấn mạnh, “Và cháu nhỏ nhất thì chỉ mới hai tháng.”
Ông nhớ, “Vừa làm kỹ sư computer, vừa nuôi dạy năm con quả là vất vả vô cùng vì phải xa nhà thường xuyên.”
“Mỗi khi phải đi công tác xa, tôi lại phải nhờ bà con chăm nom các cháu. Bỏ con ở nhà, đau lòng lắm.” Ông Thomas nuốt vội cảm xúc.
Ông đã tạo cho các con một gia đình có sự gắn bó trong tinh thần tôn giáo. Ông Thomas nói, “Tôi tập cho các cháu thói quen từ thuở bé là đọc 12 kinh hàng đêm, không bỏ đêm nào. Mục đích là cảm tạ Chúa về những gì Ngài đã ban phát và những gì Ngài sẽ ban phát cho chúng tôi.”
Jessica Thanh Thanh, cô thứ ba, khoe, “Ba nấu món súp nào cũng ngon, nhưng con thích nhất là món... bún riêu.”
Cô đầu lòng Michelle Bích Ngọc đồng ý, “Ba con chỉ cẩn 30 phút là nấu xong một bữa ăn ngon mà chỉ dùng toàn những gì còn sót trong tủ lạnh thôi.”
Thanh Thanh cười, “Có lần sau lễ Thanksgiving, ba con lấy tất cả mọi thức ăn còn dư rồi bỏ vô nấu cháo. Lúc đầu nhìn ghê lắm, bắp nhồi trong bụng gà và con gà Tây nổi lều bều trong nồi. Nhưng ăn thì lại ngon miệng. Từ đó trở đi, ba vẫn thường nấu món này.”
Thế nhưng không phải món gì ông Thomas nấu cũng được các cô thủ khoa thưởng thức. Bích Ngọc cười, “Có lần ba con thấy xác một con nai trên đường đi câu cá, ba quăng nó lên xe truck rồi đi câu tiếp. Mãi lâu sau mới về xả thịt nai nấu nướng. Tối đó con không ăn miếng nào.”
“Bữa đó không cháu nào ăn miếng nào cả,” ông Thomas cười vang tiếp lời con.
Muốn đỡ đần cho cha, cô chị lớn nhất đã tập nấu ăn từ nhỏ. “Để nấu cho mấy em mỗi khi ba con đi làm xa,” Bích Ngọc kể.
Thấy cha và chị đều biết nấu nướng, cô thứ nhì, Christine Thùy Dương đã có lúc muốn chọn nghề đầu bếp nhưng bị ông Thomas dọa, “Nếu con muốn theo nghề này thì phải nhớ là trong ba năm đầu sau khi ra trường, người ta sẽ bắt con chỉ được rửa chén bát thôi.”
“Lâu lâu phải rửa chén một lần ở nhà đã đủ sợ rồi nên con tôi quyết định... “bỏ nghề,” ông Thamas cười đắc chí.
Trả lời câu hỏi có phải các con học giỏi là nhờ ba nấu thức ăn ngon, “Kỷ luật. Ba luôn đặt kỷ luật lên hàng đầu,” cô gái út Victoria Tường Vy khẳng định.
Cô lớn nhất, Ngọc Trinh, kể rõ, “Ba dùng sự thất vọng làm công cụ của kỷ luật. Tụi con được dạy dỗ kỹ lưỡng nên ai cũng biết cái gì làm ba vui, cái gì làm ba thất vọng.”
Ông Thomas tự hào, “Tôi rất hãnh diện mà nói rằng có sáu đứa con mà chưa bao giờ tôi phải nặng tay với cháu nào cả. Hình phạt nặng nhất của tôi là cho khoanh tay quay mặt vô tường năm phút.”
Ông thừa nhận việc nuôi dạy các con chẳng phải là điều dễ dàng, “Mấy cháu đầu của tôi tương đối biết nghe lời, chỉ có cô út, Tường Vy, là khó bảo nhất.”
Ngọc Trinh đồng ý, “Tường Vy thích chơi thể thao lắm, cả bóng rổ và bóng chuyền. Ba con có dự những lần Tường Vy tranh giải nhưng luôn nhắc nhở em không được xao lãng việc học.”
Ông Thomas hồi tưởng, “Tôi vất vả nhất với Tường Vy, vì cháu có rất đông bạn bè. Nhiều lần tôi phải lén đi theo (Tường Vy) xem cháu đi đâu, làm gì và tôi đã phải làm dữ, dọa không cho cháu học trường tư nữa. Sợ quá cháu mới chịu học.”
Ông cười, “Cháu nào muốn có bạn trai thì người bạn đó phải đến gặp tôi và phải có giấy chứng nhận của cảnh sát là hoàn toàn trong sạch và phải có kế hoạch làm gì trong tương lai, trong một năm, trong bốn năm và mười năm.”
“Điều kiện quá rõ ràng như vậy mà chưa anh nào dám bén mảng nhà tôi cả.” Ông Thomas cười vang.
Nhờ luôn gần gũi và coi các con là bạn nên các cô gái này cũng đã chia sẻ gánh nặng với cha mình.
Ngọc Trinh kể, “Tụi con học trường tư nên ba phải trả nhiều tiền. Vì vậy tụi con mỗi tuần bỏ ra một ngày trong tuần để làm việc trong trường và tiết kiệm cho ba.” Từ nhỏ, các con gái của ông Thomas đều học trường tư. Các em học tiểu học tư thục Holy Cross, cũng ở địa phương.
Bà Barbara nói, “Một ngày một tuần suốt niên học nên cô nào cũng tiết kiệm cho ông Thomas phân nửa học phí.”
Đã thế, các cô cũng dành thời gian thường xuyên làm công tác thiện nguyện như phân phối thực phẩm cho người nghèo.
Bà Barbara kể với ít nhiều tự hào lây, “Các cô họ Trịnh này đã giỏi về học vấn mà lại còn tích cực tham gia công tác xã hội cũng như nghệ thuật, kịch nghệ ở trường nữa.”
Cả bốn cô thủ khoa của ông Thomas đều đang thực hành ý nguyện muốn giúp đỡ người khác.
Ý chí và nhân cách của các cô con gái được bạn học xác định. “Họ (các chị em) lương thiện và trung thực một cách tự nhiên, không cố gắng gì cả. Họ bình dị nhưng ý chí rất mạnh.” Lời em Michael Dong, người bạn chung của các chị em.
Ngắn gọn và mang tính kết luận, Phi Nguyễn, bạn chung của các chị em, nói về bạn mình, “Muốn điều gì thì phải tận tâm để đạt được điều đó. Họ đã làm như vậy. Đơn giản vậy thôi.”
Hiện giờ, người chị cả, Michelle Bích Ngọc Trịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Portland và đang làm việc tại một dưỡng đường tại thành phố Gresham, Oregon.
Cô thứ nhì, Christine Thùy Dương Trịnh, 22 tuổi, đang học ngành y tá tại đại học Georgetown, Washington, DC.
Cô thứ ba, Jessica Thanh Thanh, 20 tuổi, đang là sinh viên ngành dược tại đại học Pacific, Pacific Forest Grove, Oregon.
Và cô út, Victoria Tường Vy Trịnh, 18 tuổi, sinh viên y khoa tại Boston College, Massachusetts. Hai bé Tiffany và Andy (con trai của Thomas và người vợ kế) cũng nói “muốn theo chân các chị.”
Vẫn cư ngụ tại Beaverton, Oregon, ông Thomas Trịnh hiện là quản lý phòng thí nghiệm cho công ty Intel và vẫn tiếp tục nuôi hai con nhỏ với sự giúp đỡ của người vợ kế là Võ Thục Nhi.
Ông nhìn nhận sự đóng góp của vợ mình, “Nhà tôi từ Việt Nam sang đây lúc cháu lớn Bích Ngọc đã 14 tuổi nhưng cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc săn sóc cho các cháu. Bên cạnh người đàn ông thành công phải có một người đàn bà giỏi giắn.”
Về phần mình, các cô không thể nào quên được những gì cha mình đã làm cho mình.
Thùy Dương, người được các chị em bình chọn là con gái cưng của ba, thổ lộ, “Ba con nhọc nhằn cả đời cho tụi con mà chưa bao giờ than vãn. Được đậu thủ khoa không thể sánh với ân huệ được làm con của ba. Sung sướng lớn nhất của con là được thấy ba con hãnh diện với cả thế giới vì các con mình.”
Cô nhấn mạnh: “Quá khứ của con, tương lai của con, tất cả là do ba con.”
(Nguồn: Người Việt online June 27, 2015, Đằng-Giao, ngo.giao@nguoi-viet.com)