Loạt bài của Đức Gioan Phaolô II giải thích về Kinh chiều

VATICAN (Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 10/12 mà ngài dành để giải thích bài thánh ca trong Sách Khải Huyền 19: 1-7.



* * *

1. Tiếp tục với những loạt Thánh vịnh và thánh ca làm thành kinh chiều trong Giáo hội, chúng ta suy niệm về một thánh thi, trích từ Chương 19 Sách Khải Huyền, và gòm một chuỗi alleluias và những lời tung hô.

Bên sau những lời cầu khẩn vui mừng này có một sự than khóc thê thảm từ phía nhà vua, các con buôn và thủy thủ trong chương trên, trước sự sụp đỗ của đế vương Babylon, thành của sự dữ và áp bức, biểu trưng sự bắt bớ tung ra chống Giáo hội.

2. Tương phản với tiếng kêu trổi lên từ mặt đất, một ca đoàn đầy vui mừng có bản tính phụng vụ hát vang trên trới, cũng lập lại amen cùng với alleluia. Trong bản văn Khải Huyền, những lời tung hô khác nhau giống như những điệp ca, mà phụng vụ kinh chiều bây giờ liên kết thành một thánh ca duy nhất, trên thực tế được đặt trên môi miệng của nhiều nhân vật. Trước hết chúng ta thấy một "đoàn lũ đông đảo," hợp thành bởi cộng đoàn thiên thần và các thánh (x. cc 1-3). Sau đó nghe tiếng nói của "24 Vị Kỳ Mục" và "4 Con Vật," những hình ảnh biểu trưng xem ra đó là các tư tế lo phung vụ ca ngợi và tạ ơn trên trời (x.c.4). Sau cùng, thánh thi do một đơn thanh nổi lên (x.c.5),, đơn thanh ấy, tới phiên nó nhập "đoàn người đông dảo" vào trong tiếng hát mà đơn thanh ấy đã bắt đầu (x.cc.6-7).

3. Trong những giai đoạn sau thuộc lộ trình cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ có dịp minh họa từng điệp ca của thánh thi ca khen vĩ đại và lễ hội này qua nhiều tiếng khác nhau. Bây giờ chúng ta bằng lòng với hai nhận xét. Nhận xét thứ nhất qui chiếu về lời tung hô mở đầu: "Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ, Đấng vinh hiển uy quyền, những lời Người phán quuyết đều chân thật công minh" (cc. 1-2)

Giữa lời cầu khẩn vui tươi này, có trình bày về sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa trong lịch sử. Đức Chúa không phải dửng dưng, như một hoàng đế vô cảm và biệt lập, trước những bước thăng trầm của con người. Như Tác giả Thánh vịnh nói, "Ngai Đức Chúa đặt trên cõi trời. Chúa đưa mắt nhìn dò xét phàm nhân, Chúa dò xét người lành kẻ dữ" (Tv 10(11):4).

4. Điều hơn nữa, cái nhìn của Chúa là nguồn gốc hành động, bởi vì Chúa can thiệp và hủy diệt kẻ kiêu ngạo và những hoàng đế áp bức, Chúa hạ xuống những kẻ tự hào thách thức Người, Chúa xét xử mọi kẻ làm dữ. Tác giả Thánh vịnh cũng diễn tả với những hình ảnh cực kỳ sinh động (x. Tv 10: 7) sự đột nhập này của Chúa vào lịch sự, như tác giả Sách Khải Huyền đã gợi ý trong chương trước (x. Kh 18: 1-24) sự can thiệp khủng khiếp của Chúa tại Babylon, bị bứng khỏi trung tâm của nó và quăng xuống biển. Thánh thi chúng ta qui chiếu về sự can thiệp này trong một đoạn không được xử dụng trong cử hành kinh chiều (x. Kh 19 :2-3).

Do đó hơn bao giờ hết kinh nguyện của chúng ta phải cầu khẩn và ngợi khen hành động của Chúa, sự công lý có hiệu quả của Chúa, vinh quang Chúa đạt được với chiến tháng sự dữ. Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử, đặt mình về phía những kẻ công chính vá các nạn nhân, đúng như được tuyên bố trong lời hoan hô vắn tắt và thiết yếu của Sách Khải Huyền và như thường được lập lại trong khi hát Thánh vịnh (x. Tv 145[146]: 6-9).

5. Chúng ta phải dề cao một chủ đề khác trong thánh ca chúng ta. Chủ đề đó được phát triển từ câu hoan hô cuối và là một trong những mục tiêu nổi bật của chính Sách Khải Huyền: "Vì nay đã tới ngày cử hành hôn lễ Con Chiên và Hiền thê của Người đã trang điểm sẵn sàng" ( Kh 19:7). Chúa Kitô và Giáo hội, Con Chiên và hiền thê, ở trong một sự hiệp thông sâu xa ìinh yêu.

Chúng ta sẽ cố gắng làm cho hôn nhân mầu nhiệm này chiếu sáng qua chứng từ thi thơ của một vị Giáo phụ vĩ đại của Giáo hội Syrian, Thánh Ephrem, sống trong thế kỷ thứ tư. Xử dụng cách biểu trưng dấu chỉ của tiệc cưới thành Cana *x. Ga 2: 1-11), ngài mời chính thành, được nhân cách hóa, ngợi khen Chúa Kitô vì ân huệ to lớn được lãnh nhận:

"Cùng với những khách mời của tôi, tôi cám ơn Người vì Người đã xét tôi đáng mời Người:/ Người là Phu quân trên trời, xuống thế và mời gọi tất cả chúng ta; / và tôi, cũng được mời đi vào tiệc cưới trong sạch của Người, / Trước dân chúng tôi sẽ công nhận Người như là Phu quân, không có ai khác ngoài ra Người. /Phòng tiệc cưới của Người đã sẵn sàng qua bao thế kỷ, và được trang bị đầy của cải và không thiếu gì:/ không phải như tiệc cưới Cana, mà người đã thỏa mãn sự thiếu thốn" ("Inni sulla verginità," [Các Thánh vịnh về Đức trinh khiết],33,3 :"L'arpa dello Spirito" (Đàn lia của Thần khí], Rome, tr.73-74).

6. Trong một thánh thi khác mà ngài cũng dành cho tiệc cưới Cana, Thánh Ephrem nhấn mạnh làm sao Chúa Kitô, được mời dự những tiệc cưới của người khác (cách riêng những vợ chồng tại Cana), lại muốn cử hành lễ cưới của Người: lễ cưới với hiền thê của Người, tức là linh hồn rất trung thành. "Lạy Chúa Giêsu, Chúa được mời dư tiệc cưới của người khác, những vợ chồng tại Cana, /ở đây ngược lại đó là lễ của Chúa, thanh sạch và tốt lành: Lễ đó làm vui những ngày của Chúa,/ lạy Chúa bởi vì những khách mời của Chúa cũng cần những bài hát của Chúa. Xin để đàn lia của Chúa tràn ngập mọi sự!/ Linh hồn là hiền thê của Chúa, thân xác là phòng hôn nhân,/ những khách mời của Chúa là những giác quan và những ý nghĩ./ Và nếu chỉ một thân xác là một lễ cưới đối với Chúa,/ toàn thể Giáo hội là bàn tiệc hôn nhân của Chúa!" ("Inni sulla fede" [Thánh thi về Đức tin], 14, 4-5: op,cit,.tr.27).

Cuối biểu triều yết, bài tóm tiếp sau đọc bằng tiếng Anh. Sau đó Đức Thánh Cha chào những người hành hương nói tiếng Anh như sau:

Anh chị em thân mến,

Bài thánh ca hôm nay, trích từ Sách Khải Huyền, diễn tả niềm vui của các thiên thần vàcác thánh trong phụng vụ tạ ơn của các ngài. Thiên Chúa được ca ngợi bởi vì Người can thiệp đánh bại quyền lực của những kẻ làm dữ và bảo vệ tất cả các nạn nhân của sự bất công. Bài thánh ca cũng cử hành hôn lễ của Chúa Kitô Con Chiên, và Giáo hội hiền thê của Người. Một số Giáo phụ, như thánh Ephrem, áp dụng hình ảnh hôn nhân nầy cho sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo hội Người tới từng linh hồn một

Tôi xin chào tất cả những người hành hương và khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết hôm nay, cách riêng những kẻ đến từ Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan và Hoa Kỳ. Trên tất cả anh chị tôi chân thành cầu khẩn niềm vui và hòa bình trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.