ÔNG LÝ QUANG DIỆU VÀ VIỆT NAM 2
(Tiếp theo)
III./ ÔNG LÝ QUANG DIỆU CỐ VẤN CHO LÃNH ĐẠO VIỆT NAM.
Từng sống tại Biên hòa, sau đó, trong thập niên 1960, ông Lý Quang Diệu đã từng nói hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài gòn. Thế nhưng, sau chiến tranh xâm lược trong thập niên đó và thượng bán thập niên 1970 và, sau 40 năm, đảng Cộng sản thống trị Quê hương, người Việt Nam lại muốn Đất nước mình cường thịnh như Singapore.
A. Cùng khởi điểm với Singapore, tại sao Việt Nam tụt hậu ?
Phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng tháng 08/1945 đập tan những công trình cải tổ đem Dân chủ cho toàn dân Việt Nam do Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đề ra. Khi quân Anh Pháp giải giới quân Nhật đã tiếp tục chế độ đô hộ của Pháp và làm nổ chiến tranh Pháp-Việt Minh. Sau Hiệp định Genève, hai Miền thoát khỏi Pháp đô hộ. Khi đó, Singapore bình an trong chế độ bảo hộ của Anh, tự trị năm 1959 và độc lập năm 1963, tại bán đảo Mã lai đã có phong trào kháng chiến giành độc lập do Cộng đảng Mã lai phát động, nhưng vì ở quá xa Nga và Tàu, nên đến năm 1960 thì bị dẹp tan. Là một quốc gia nhỏ và có mật độ dân cư cao nhất thế giới, diện tích khoảng 700 cây số vuông, Singapore chỉ bằng một nửa thành phố Đà nẵng. Đảo quốc này không có đất cho nông nghiệp, thậm chí, không đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, hầu như không có bất cứ một thứ tài nguyên nào cả. Lúc ông Lý Quang Diệu lên làm Thủ tướng, Singapore là một quốc gia rất nghèo với trình độ dân trí rất thấp, hơn nữa, lại bị chia rẽ trầm trọng về sắc tộc.
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1965, là năm lính Mỹ đổ vào chiến trường để đảng Cộng sản có cớ, nhân danh ‘đánh Mỹ, xua quân xâm lược Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa và Singapore đã song song kiến tạo được nền kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn hẳn so với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Việt. Với sự trợ giúp của Chính phủ, ngót một triệu đồng bào di cư đã được an cư, lạc nghiệp đã khai thác những vùng hoang được để đưa vào canh tác và sản xuất. Năm 1957, Việt Nam Cộng hoà đã sản xuất 340 ngàn tấn gạo. Trong những năm 1957 đến 1962, ngoài gạo, còn xuất cảng thêm cao su, xi măng, v.v.. Trong khi đó, với 1,45 triệu dân, Singapore còn dưới chế độ bảo hộ của nước Anh, chưa có ngành sản xuất đáng kể. Nhưng là trung tâm thương mại quốc tế từ thập niên 1950 đến năm 1965, Singapore đã đạt được thu nhập cá nhân trung bình cao hàng thứ ba ở Đông Á và từ đó phát triển nhảy vọt cho đến hiện nay. Với khoảng 5 triệu rưỡi dân, Singapore là một trong những nước tiên tiến nhất thế giới với : lợi tức đầu người thuộc loại cao nhất toàn cầu; các trường đại học được xếp vào hạng ưu tú nhất; môi trường làm ăn thuận lợi và dễ dàng nhờ ít tham nhũng và minh bạch nhất; hãng hàng không và phi trường được xem là uy tín nhất; một hải cảng tấp nập nhất; những đường phố sạch sẽ nhất thế giới, v.v…
Đối phó với tham nhũng. Singapore cũng bị nạn tham nhũng như nhiều nước khác, nên Thủ tướng Lý Quang Diệu đề nghị dự luật cho Phòng điều tra hành vi tham nhũng quyền hạn lớn hơn để bắt giữ và điều tra không giới hạn các đối tượng bị nghi ngờ và gia đình họ. Năm 1999, với chủ trương các công chức cao cấp phải được trả lương cao để duy trì được một chính phủ trong sạch và chân thật, ông đề nghị tăng lương các Bộ trưởng, thẩm phán… lên bằng mức lương các chuyên viên trong lãnh vực tư, vì như vậy mới tuyển mộ và giữ được những tài năng để phục vụ trong lãnh vực công.
Điểm yếu của Singapore thời ông Lý Quang Diệu là quyền Tự do Báo chí, ông cho rằng ‘Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore’. Đây là điểm mà Việt Nam hoan nghinh và đang áp dụng với chiêu bài : định hướng báo chí. Cũng như Việt Nam khi bị chỉ trích, ông đã cho rằng các báo chống ông vì nhận tiền từ các thế lực thù nghịch ở ngoại quốc.
Kinh tế Việt Nam Cộng hòa xuống dốc từ năm 1965, khi hai miền Nam Bắc dốc hết nhân tài và vật lực vào chiến tranh. Kinh tế miền Bắc Việt Nam trước đó đã không có gì đáng kể và, từ đó, như lời Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh – Học viện Chính trị Bộ quốc phòng, thuyết phục ngày 19.12.2012 : « … trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung quốc, nhà nước Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung quốc hai điều không được quên… ».
Trong lúc Bắc Việt xâm lăng Miền Nam, ông Lý Quang Diệu cũng như các lãnh đạo sáng suốt Á châu đã lợi dụng chính sách Mỹ chống Cộng sản ở đây để hợp tác và phát triển kinh tế với Mỹ, nhờ đó, nền kinh tế các nước này như đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh này của Mỹ ở Á châu đã có thời cơ để trở thành 4 con rồng Á châu (Singapore, Nam hàn, Hong kong và Đài loan), và tiếp theo là sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á (Malaysia, Thái lan, Philippines và Indonesia). Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?
B. Cố vấn cho lãnh đạo Việt Nam.
Trong bài ‘Thủ tướng Lý Quang Diệu và các đề nghị của ông cho Việt Nam’, biên tập viên Mặc Lâm, đài RFA, ngày 23.03.2015, khi đề cập về ‘Triết lý trọng dụng người tài’ đã nhận định : với kiến thức mang từ Anh quốc trở về áp dụng, ông Lý Quang Diệu đã áp dụng chính sách tận dụng nguồn nhân lực trí thức cao của nhân tài người Hoa khắp nơi và kêu gọi sự đóng góp của chuyên gia ngoại quốc để biến nền kinh tế tài chính Singapore lên vị trí hàng đầu, với kỹ nghệ sản xuất vật liệu cao cấp về y khoa và đào tạo nhân lực bởi nền giáo dục tiên tiến bậc nhất trong khu vực.
Góp ý với ông Mặc Lâm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết sự lớn mạnh Singapore là kết quả từ tận tậm tận lực và nhất là tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu: ‘trọng dụng và tận dụng người tài’. Ông lắng nghe ý kiến của người khác, rất thực dụng, rất tỉnh táo điều gì cản trở bước tiến thì ông sẽ tìm cách sửa đổi, tìm cách thay thế. Cuối cùng, ông hết sức trung thực đối với ông và những người khác. Ông là một chính khách trong thế giới tư bản có quan hệ rất mật thiết với Việt Nam và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời tư vấn kế hoạch phát triển kinh tế. Vì thế, ông Lê Đăng Doanh đã soạn thảo một bộ tài liệu tiếng Anh để, khi sang Việt Nam, ông Lý Quang Diệu đã sử dụng số liệu đó để góp ý kiến và rất cám ơn. Oâng Doanh cho biết ông cũng có dịp hội họp và trao đổi trực tiếp với ông Lý Quang Diệu nhiều lần. Ông Lý Quang Diệu mơ ước một đất nước như Việt Nam, có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những con người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Họ chịu khó làm việc và ông nghĩ rằng Việt Nam phải là một trong những đất nước hàng đầu ở Á châu. Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho Đông Nam Á, có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và cũng có lợi cho Singapore. Do đó, ông Lý Quang Diệu nhiệt thành cố vấn, ủng hộ sự cải cách cho Việt Nam, sự phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập. Nhưng, ngày nay, Việt Nam là một nước mà ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì đã hết lòng giới thiệu và vận động các nước thành viên chấp thuận cho gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 07/1995 vẫn là một thành viên yếu kém, chỉ hơn Lào mà thôi. Oâng đã đến Việt Nam 4 lần từ năm 1992 đến 1997 để cố vấn cho các lãnh đạo cộng sản, nhưng không có tiến bộ và chỉ trở lại lần chót năm 2007, khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng với ít nhiều hy vọng ‘cải thiện’, nhưng…
Khi trả lời phỏng vấn bởi báo ‘Straits Times’ có tựa ‘Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa’, ông Lý Quang Diệu nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung quốc.
Trong thời gian gần đây, những thành viên các tổ chức dân sự tại Việt Nam đã có nhận định và thể hiện qua những bài viết lưu trên internet góp ý lãnh đạo phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tức từ bỏ những lý thuyết cộng sản vì những thứ ấy là không tưởng và còn nhiều độc hại. Nếu họ sớm hiểu ra được như thế thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng nhờ biết trọng dụng người tài, xây dựng bộ máy chính quyền công khai và minh bạch, không có tham nhũng.
Trong sách 'One man’s View of the World' do mình viết, ông Lý Quang Diệu nhận định về hiện tại và tương lai của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận, đang đi đúng hướng. Nhưng ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo sau đó, bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa. Các lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi họ nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa. Ông đã kể một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam. Đó là những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà nội. Khi công ty bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang khoan cọc nhồi vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn. Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói ‘Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy’. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn. Ông giải thích với lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó. Giới chức Hà nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này và không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác. Ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, đang giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và chính quyền. Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi ‘đánh nhau’. Điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung quốc trong thời kỳ mở cửa là tham nhũng. Đảng viên ‘bự’ thấy những người ngoài Đảng bỗng chốc đã giàu lên nhanh chóng nên vỡ mộng và chóng trở nên tham tiền, hám của. Thí dụ các quan chức hải quan ‘to’ nhập khẩu xe hơi ‘lậu’ đã được chia phần lời.
Khác Trung quốc, Việt Nam không có một ‘Đặng Tiểu Bình’, người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đảng vừa có niềm tin vững chắc để tiến hành cải cách triệt và là con đường duy nhất vươn ra thế giới. Có thể, các lãnh đạo Tàu cộng có nhiều thập niên thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, trong khi Việt cộng bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước. Vì sự tàn bạo của chế độ, những nhân tài đã di tản ra nước ngoài và những chuyên viên còn ở lại cũng bị ‘cải tạo’, rồi cũng ra đi.
Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất Đông Nam Á. Sinh viên Việt thường giành được những điểm số cao trong các kỳ thi quốc tế. Với những con người giỏi như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, lẽ ra Việt Nam phải giàu mạnh từ lâu rồi. Thật đáng tiếc Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình và ông hy vọng rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ tạo sự đổi thay để đi đến thành công.
C. Vài con số thống kê.
1. Lợi tức/người năm 2014 :
- Việt Nam : 1 028 mỹ kim
- Singapore : 36 897 mỹ kim.
2. Năng suất lao động. Trong cuộc họp báo ngày 27.12.2014, Tổng cục Thống kê nhận định : năng suất lao động Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, trung bình với tốc độ 3,7% mỗi năm trong giai đoạn 2005 - 2014. Tuy nhiên, năng suất lao động này chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái lan và Trung quốc. Nguyên nhân :
a/- cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao ;
b/- chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu ;
c/- tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp, trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo chiếm tới 88% tại thời điểm năm 2012 ;
d/- trình độ tổ chức quản lý còn yếu cùng với hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp.
3. Nhà vệ sinh.
a/- Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, với 7 tầng lầu, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, những nhà vệ sinh này đều có phẩm chất cao, nơi nào và giờ nào cũng sạch sẽ.
b/- Ở Việt Nam, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Nhiều nơi lại có nhà vệ sinh ở cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Nên có một doanh nhân đã khuyên: « Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được… cái W.C cho du khách! ».
Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18.08.2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam hồ hởi công bố cuốn sách ‘Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam’. Cuối mục ‘Bảo đảm quyền về y tế’, sách ghi: ề Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%) Ừ. Như vậy, trong nửa thế kỷ vừa qua, chỉ có hơn 25% số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn lối 60 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn 50% nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Hà Minh Thảo
(Tiếp theo)
III./ ÔNG LÝ QUANG DIỆU CỐ VẤN CHO LÃNH ĐẠO VIỆT NAM.
Từng sống tại Biên hòa, sau đó, trong thập niên 1960, ông Lý Quang Diệu đã từng nói hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài gòn. Thế nhưng, sau chiến tranh xâm lược trong thập niên đó và thượng bán thập niên 1970 và, sau 40 năm, đảng Cộng sản thống trị Quê hương, người Việt Nam lại muốn Đất nước mình cường thịnh như Singapore.
A. Cùng khởi điểm với Singapore, tại sao Việt Nam tụt hậu ?
Phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng tháng 08/1945 đập tan những công trình cải tổ đem Dân chủ cho toàn dân Việt Nam do Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đề ra. Khi quân Anh Pháp giải giới quân Nhật đã tiếp tục chế độ đô hộ của Pháp và làm nổ chiến tranh Pháp-Việt Minh. Sau Hiệp định Genève, hai Miền thoát khỏi Pháp đô hộ. Khi đó, Singapore bình an trong chế độ bảo hộ của Anh, tự trị năm 1959 và độc lập năm 1963, tại bán đảo Mã lai đã có phong trào kháng chiến giành độc lập do Cộng đảng Mã lai phát động, nhưng vì ở quá xa Nga và Tàu, nên đến năm 1960 thì bị dẹp tan. Là một quốc gia nhỏ và có mật độ dân cư cao nhất thế giới, diện tích khoảng 700 cây số vuông, Singapore chỉ bằng một nửa thành phố Đà nẵng. Đảo quốc này không có đất cho nông nghiệp, thậm chí, không đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, hầu như không có bất cứ một thứ tài nguyên nào cả. Lúc ông Lý Quang Diệu lên làm Thủ tướng, Singapore là một quốc gia rất nghèo với trình độ dân trí rất thấp, hơn nữa, lại bị chia rẽ trầm trọng về sắc tộc.
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1965, là năm lính Mỹ đổ vào chiến trường để đảng Cộng sản có cớ, nhân danh ‘đánh Mỹ, xua quân xâm lược Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa và Singapore đã song song kiến tạo được nền kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn hẳn so với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Việt. Với sự trợ giúp của Chính phủ, ngót một triệu đồng bào di cư đã được an cư, lạc nghiệp đã khai thác những vùng hoang được để đưa vào canh tác và sản xuất. Năm 1957, Việt Nam Cộng hoà đã sản xuất 340 ngàn tấn gạo. Trong những năm 1957 đến 1962, ngoài gạo, còn xuất cảng thêm cao su, xi măng, v.v.. Trong khi đó, với 1,45 triệu dân, Singapore còn dưới chế độ bảo hộ của nước Anh, chưa có ngành sản xuất đáng kể. Nhưng là trung tâm thương mại quốc tế từ thập niên 1950 đến năm 1965, Singapore đã đạt được thu nhập cá nhân trung bình cao hàng thứ ba ở Đông Á và từ đó phát triển nhảy vọt cho đến hiện nay. Với khoảng 5 triệu rưỡi dân, Singapore là một trong những nước tiên tiến nhất thế giới với : lợi tức đầu người thuộc loại cao nhất toàn cầu; các trường đại học được xếp vào hạng ưu tú nhất; môi trường làm ăn thuận lợi và dễ dàng nhờ ít tham nhũng và minh bạch nhất; hãng hàng không và phi trường được xem là uy tín nhất; một hải cảng tấp nập nhất; những đường phố sạch sẽ nhất thế giới, v.v…
Đối phó với tham nhũng. Singapore cũng bị nạn tham nhũng như nhiều nước khác, nên Thủ tướng Lý Quang Diệu đề nghị dự luật cho Phòng điều tra hành vi tham nhũng quyền hạn lớn hơn để bắt giữ và điều tra không giới hạn các đối tượng bị nghi ngờ và gia đình họ. Năm 1999, với chủ trương các công chức cao cấp phải được trả lương cao để duy trì được một chính phủ trong sạch và chân thật, ông đề nghị tăng lương các Bộ trưởng, thẩm phán… lên bằng mức lương các chuyên viên trong lãnh vực tư, vì như vậy mới tuyển mộ và giữ được những tài năng để phục vụ trong lãnh vực công.
Điểm yếu của Singapore thời ông Lý Quang Diệu là quyền Tự do Báo chí, ông cho rằng ‘Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore’. Đây là điểm mà Việt Nam hoan nghinh và đang áp dụng với chiêu bài : định hướng báo chí. Cũng như Việt Nam khi bị chỉ trích, ông đã cho rằng các báo chống ông vì nhận tiền từ các thế lực thù nghịch ở ngoại quốc.
Kinh tế Việt Nam Cộng hòa xuống dốc từ năm 1965, khi hai miền Nam Bắc dốc hết nhân tài và vật lực vào chiến tranh. Kinh tế miền Bắc Việt Nam trước đó đã không có gì đáng kể và, từ đó, như lời Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh – Học viện Chính trị Bộ quốc phòng, thuyết phục ngày 19.12.2012 : « … trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung quốc, nhà nước Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung quốc hai điều không được quên… ».
Trong lúc Bắc Việt xâm lăng Miền Nam, ông Lý Quang Diệu cũng như các lãnh đạo sáng suốt Á châu đã lợi dụng chính sách Mỹ chống Cộng sản ở đây để hợp tác và phát triển kinh tế với Mỹ, nhờ đó, nền kinh tế các nước này như đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh này của Mỹ ở Á châu đã có thời cơ để trở thành 4 con rồng Á châu (Singapore, Nam hàn, Hong kong và Đài loan), và tiếp theo là sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á (Malaysia, Thái lan, Philippines và Indonesia). Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?
B. Cố vấn cho lãnh đạo Việt Nam.
Trong bài ‘Thủ tướng Lý Quang Diệu và các đề nghị của ông cho Việt Nam’, biên tập viên Mặc Lâm, đài RFA, ngày 23.03.2015, khi đề cập về ‘Triết lý trọng dụng người tài’ đã nhận định : với kiến thức mang từ Anh quốc trở về áp dụng, ông Lý Quang Diệu đã áp dụng chính sách tận dụng nguồn nhân lực trí thức cao của nhân tài người Hoa khắp nơi và kêu gọi sự đóng góp của chuyên gia ngoại quốc để biến nền kinh tế tài chính Singapore lên vị trí hàng đầu, với kỹ nghệ sản xuất vật liệu cao cấp về y khoa và đào tạo nhân lực bởi nền giáo dục tiên tiến bậc nhất trong khu vực.
Góp ý với ông Mặc Lâm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết sự lớn mạnh Singapore là kết quả từ tận tậm tận lực và nhất là tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu: ‘trọng dụng và tận dụng người tài’. Ông lắng nghe ý kiến của người khác, rất thực dụng, rất tỉnh táo điều gì cản trở bước tiến thì ông sẽ tìm cách sửa đổi, tìm cách thay thế. Cuối cùng, ông hết sức trung thực đối với ông và những người khác. Ông là một chính khách trong thế giới tư bản có quan hệ rất mật thiết với Việt Nam và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời tư vấn kế hoạch phát triển kinh tế. Vì thế, ông Lê Đăng Doanh đã soạn thảo một bộ tài liệu tiếng Anh để, khi sang Việt Nam, ông Lý Quang Diệu đã sử dụng số liệu đó để góp ý kiến và rất cám ơn. Oâng Doanh cho biết ông cũng có dịp hội họp và trao đổi trực tiếp với ông Lý Quang Diệu nhiều lần. Ông Lý Quang Diệu mơ ước một đất nước như Việt Nam, có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những con người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Họ chịu khó làm việc và ông nghĩ rằng Việt Nam phải là một trong những đất nước hàng đầu ở Á châu. Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho Đông Nam Á, có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và cũng có lợi cho Singapore. Do đó, ông Lý Quang Diệu nhiệt thành cố vấn, ủng hộ sự cải cách cho Việt Nam, sự phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập. Nhưng, ngày nay, Việt Nam là một nước mà ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì đã hết lòng giới thiệu và vận động các nước thành viên chấp thuận cho gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 07/1995 vẫn là một thành viên yếu kém, chỉ hơn Lào mà thôi. Oâng đã đến Việt Nam 4 lần từ năm 1992 đến 1997 để cố vấn cho các lãnh đạo cộng sản, nhưng không có tiến bộ và chỉ trở lại lần chót năm 2007, khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng với ít nhiều hy vọng ‘cải thiện’, nhưng…
Khi trả lời phỏng vấn bởi báo ‘Straits Times’ có tựa ‘Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa’, ông Lý Quang Diệu nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung quốc.
Trong thời gian gần đây, những thành viên các tổ chức dân sự tại Việt Nam đã có nhận định và thể hiện qua những bài viết lưu trên internet góp ý lãnh đạo phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tức từ bỏ những lý thuyết cộng sản vì những thứ ấy là không tưởng và còn nhiều độc hại. Nếu họ sớm hiểu ra được như thế thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng nhờ biết trọng dụng người tài, xây dựng bộ máy chính quyền công khai và minh bạch, không có tham nhũng.
Trong sách 'One man’s View of the World' do mình viết, ông Lý Quang Diệu nhận định về hiện tại và tương lai của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận, đang đi đúng hướng. Nhưng ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo sau đó, bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa. Các lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi họ nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa. Ông đã kể một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam. Đó là những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà nội. Khi công ty bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang khoan cọc nhồi vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn. Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói ‘Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy’. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn. Ông giải thích với lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó. Giới chức Hà nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này và không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác. Ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, đang giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và chính quyền. Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi ‘đánh nhau’. Điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung quốc trong thời kỳ mở cửa là tham nhũng. Đảng viên ‘bự’ thấy những người ngoài Đảng bỗng chốc đã giàu lên nhanh chóng nên vỡ mộng và chóng trở nên tham tiền, hám của. Thí dụ các quan chức hải quan ‘to’ nhập khẩu xe hơi ‘lậu’ đã được chia phần lời.
Khác Trung quốc, Việt Nam không có một ‘Đặng Tiểu Bình’, người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đảng vừa có niềm tin vững chắc để tiến hành cải cách triệt và là con đường duy nhất vươn ra thế giới. Có thể, các lãnh đạo Tàu cộng có nhiều thập niên thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, trong khi Việt cộng bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước. Vì sự tàn bạo của chế độ, những nhân tài đã di tản ra nước ngoài và những chuyên viên còn ở lại cũng bị ‘cải tạo’, rồi cũng ra đi.
Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất Đông Nam Á. Sinh viên Việt thường giành được những điểm số cao trong các kỳ thi quốc tế. Với những con người giỏi như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, lẽ ra Việt Nam phải giàu mạnh từ lâu rồi. Thật đáng tiếc Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình và ông hy vọng rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ tạo sự đổi thay để đi đến thành công.
C. Vài con số thống kê.
1. Lợi tức/người năm 2014 :
- Việt Nam : 1 028 mỹ kim
- Singapore : 36 897 mỹ kim.
2. Năng suất lao động. Trong cuộc họp báo ngày 27.12.2014, Tổng cục Thống kê nhận định : năng suất lao động Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, trung bình với tốc độ 3,7% mỗi năm trong giai đoạn 2005 - 2014. Tuy nhiên, năng suất lao động này chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái lan và Trung quốc. Nguyên nhân :
a/- cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao ;
b/- chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu ;
c/- tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp, trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo chiếm tới 88% tại thời điểm năm 2012 ;
d/- trình độ tổ chức quản lý còn yếu cùng với hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp.
3. Nhà vệ sinh.
a/- Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, với 7 tầng lầu, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, những nhà vệ sinh này đều có phẩm chất cao, nơi nào và giờ nào cũng sạch sẽ.
b/- Ở Việt Nam, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Nhiều nơi lại có nhà vệ sinh ở cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Nên có một doanh nhân đã khuyên: « Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được… cái W.C cho du khách! ».
Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18.08.2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam hồ hởi công bố cuốn sách ‘Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam’. Cuối mục ‘Bảo đảm quyền về y tế’, sách ghi: ề Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%) Ừ. Như vậy, trong nửa thế kỷ vừa qua, chỉ có hơn 25% số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn lối 60 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn 50% nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Hà Minh Thảo