Tổng Thống Mỹ Barack Obama ví các đạo quân của Quốc Gia Hồi Giáo (IS, Islamic State) đang lan nhanh như căn bệnh ung thư, cần phái cắt bỏ. Tướng Martin E. Dempsey, tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng nói phải tiêu diệt phong trào IS, vì họ theo đuổi một nhãn quan cuồng tín, sẵn sáng chết vì ngày tận thế đang tới gần. Chính phủ Mỹ đang thay đổi cách nhìn, và chiến lược đối phó với phiến quân IS. Nhưng IS không chỉ là một vấn đề của nước Mỹ. Phải nhìn hiện tượng phong trào IS thành công như một vấn đề lịch sử của thế giới Á Rập. Nếu các chính phủ Á Rập không cộng tác, không can thiệp, thì dù phong trào IS này có tan rã, mầm mống loạn sẽ còn đó, có thể lại nổi lên, trong hàng thế kỷ nữa.
Hiện tượng Quốc Gia Hồi Giáo (Islamic State) bắt nguồn từ lịch sử vùng Trung Ðông, trong mấy trăm năm qua. Những sắc dân khác nhau, tín đồ các tôn giáo và giáo phái Hồi Giáo khác nhau đã sống chung trong vùng này bao nhiêu thế kỷ. Họ bị quy tụ vào nhiều lãnh thổ, dưới quyền các đế quốc, đế quốc Ottoman từ thế kỷ 16, 17, rồi tới đế quốc Anh, Pháp từ thế kỷ 20. Khi các đế quốc tan rã, các quốc gia mới được lập ra trong các đơn vị hành chánh cũ, mỗi quốc gia dân chúng gồm dân chúng thuộc nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Khi bị những chế độ độc tài quân phiệt cai trị, các quốc gia này tồn tại được. Khi mỗi chế độ độc tài bị lật đổ hoặc suy yếu, các mâu thuẫn chủng tộc và tín ngưỡng lại bùng lên. Phong trào IS cho thấy thế giới Á Rập đang diễn ra một cuộc “khủng hoảng lập quốc.”
Hai quốc gia đang bị quân IS đe dọa là Iraq và Syria. Tại Iraq, Saddam Hussein dùng một thiểu số người theo giáo phái Sun Ni cai trị đa số dân theo phái Shi A và mấy triệu người Kurds. Tại Syria, cha con Hafez và Bashar Assad, dựa trên một thiểu số theo giáo phái Alawite, cũng thuộc ngành Shi A; trong 45 năm qua đã cai trị đa số người theo phái Sun Ni, cùng với những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Druz, người thiểu số Kurds.
Hai vị tổng thống Mỹ đã tạo môi trường cho cuộc khủng hoảng mới này. Thứ nhất, năm 2003, Tổng Thống Bush tấn công Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein. Thứ nhì, năm 2011, Tổng Thống Obama bắt đầu rút quân khỏi Iraq. Một chế độ sắt máu đổ, những mầm mống chia rẽ có gốc rễ từ ngàn năm được dịp sống lại, lớn dần. Tại Syria, nguyên nhân khiến chính quyền Assad suy yếu cũng phát sinh trong cùng thời gian đó. Chính phủ Mỹ cũng khuyến khích khi người Á Rập nổi lên lật đổ các chế độ độc tài, gọi là Mùa Xuân Á Rập.
Tất nhiên, phong trào Mùa Xuân Á Rập đều tự động phát sinh; dù nước Mỹ không dính vào thì dân chúng Tunisia và Ai Cập cũng nổi dậy đòi quyền sống tự do. Nhưng vì được nước Mỹ hoan hô cho nên dân các nước khác cũng vùng lên. Tiêu biểu là dân Libya, được các nước Châu Âu yểm trợ, rồi Mỹ tiếp tay. Khi Mùa Xuân Á Rập tràn tới Syria, năm 2011, chế độ Assad lung lay, một guồng máy độc tài bị đe dọa sắp tan rã mở cửa cho các nhóm đối lập đứng lên đòi tự do. Phong trào Quốc Gia Hồi Giáo (IS) phát lên từ cuộc nổi dậy này, rồi từ Syria quay trở lại Iraq.
Khi quân IS chống chính quyền Assad, chính phủ Mỹ không dính vào, mặc dù họ nêu rõ mục tiêu là thành lập một Quốc Gia Hồi Giáo gồm cả hai nước Iraq và Syria. Mỹ hỗ trợ rất ít cho các nhóm kháng chiến Syria khác, cạnh tranh với nhóm IS. Nhưng IS đã xóa nhòa biên giới các quốc gia đang có sẵn. Chỉ khi quân IS đánh bại quân chính phủ Iraq, đe dọa cả khu vực của người Kurds, Mỹ mới cho máy bay bỏ bom giải vây. Chính quyền Obama bị thử thách. Chủ trương của ông Obama từ nhiều năm qua là chỉ can thiệp khi mạng sống của các công dân Mỹ bị đe dọa. Mỹ chỉ giúp chính phủ Iraq đánh quân IS ở nước họ vì lo an ninh của người Mỹ đang ở đó, chứ không đánh IS giúp chế độ độc tài Assad! Nhưng từ đầu Tháng Tám, Nghị Sĩ John McCain đã thúc giục chính phủ Mỹ phải tấn công quân IS “tại Syria,” ông nói: ISIS (tên gọi vào lúc đó) là một mối đe dọa “cho chính nước Mỹ!”
Nay thì Tướng Dempsey nói, một cách cụ thể hơn: ISIS không chỉ đe dọa Iraq và Syria, chúng đe dọa cả vùng này. Nghĩa là nếu không tiêu diệt được các đạo quân IS, nền an ninh của Israel, Á Rập Sau đi, Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, các vương quốc Á rập vùng vịnh, các đồng minh của Mỹ trong vùng đều bị đe dọa. Quân IS đã làm chủ một phần ba lãnh thổ Syria, lại mới chiếm được tỉnh Tabqa nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và đang xâm phạm biên giới Lebanon.
Ðầu tuần này, chính phủ Mỹ mới bắt đầu cho máy bay thám thính bay theo dõi quân IS tại Syria, chuẩn bị nếu cần sẽ bỏ bom. Hành động của ông Obama có thể bị thúc đẩy vì quân IS đã hạ sát nhà báo Mỹ James Foley, ông bị IS bắt giữ trong lãnh thổ Syria. IS cũng báo trước sẽ giết các công dân Mỹ nếu bắt được. Chắc Tổng Thống Obama khi ra lệnh bỏ bom tại Syria sẽ nêu lý do nhân đạo; vì quân IS chiếm được nơi nào là tàn sát những người dân không chịu cải đạo. Họ cũng đem trưng bày các xác chết hoặc thủ cấp của những đối thủ bị giết, cả thế giới loài người ghê tởm.
Nhưng bản chất hiện tượng IS nổi dậy là một cuộc khủng hoảng của thế giới Hồi Giáo, vấn đề chính là việc thành lập các quốc gia không vững bền.
Các quốc gia này từ khi dựng lên đã không theo lằn ranh giữa các sắc tộc và tôn giáo; mà việc xác định biên giới giữa các nhóm này cũng rất khó, sau hàng ngàn năm họ đã sống lẫn bên nhau. Khi các quốc gia này do các chế độ độc tài sắt máu cai trị, người dân phải chấp nhận dù bị sống trong cảnh bất công. Khi một chính quyền yếu đi, dân chắc chắn nổi dậy.
Ba nước đang sống trong cảnh nội chiến là Iraq, Syria và Libya. Nhưng các nước khác đã trải qua các cuộc khủng hoảng tương tự là Yemen, Lebano, Maroc, Sudan. Nước Yemen đã từng bị tách đôi, đánh nhau, rồi hợp lại mấy lần từ thập niên 1990. Dân miền Nam Sudan đã thành công ly khai lập một quốc gia mới. Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, dân Libya đã thành lập một chính phủ thống nhất, nhưng bây giờ lại đang phân ly, theo mầu sắc địa phương, chủng tộc và tôn giáo.
Một quốc gia chỉ đứng vững khi người dân được tự do bày tỏ ý nguyện qua lá phiếu. Khi có tự do dân chủ, chính quyền mới thấy có trách nhiệm phục vụ các quyền lợi của đa số dân chúng, tôn trọng quyền sống bình đẳng, không ưu đãi một thiểu số nào. Chính phủ các nước Á Rập phải tự tìm đường giữ cho nước họ khỏi bị phân liệt vì chịu cảnh bất công, vì dân không được tự do phát biểu một cách ôn hòa. Những nước còn bình yên phải góp sức thành lập những chính phủ thống nhất cho giúp ba quốc gia đang loạn ly. Rất khó chia cắt các nước như Iraq, Libya theo lằn gianh chủng tộc và tôn giáo; vì các mỏ dầu lửa được tập trung tại một số vùng, không thể chia phần được. Cho nên, cách ổn định lâu dài duy nhất là thành lập những chính quyền liên hiệp được các nhóm dân khác nhau chấp nhận. Chính quyền đó chỉ vũng bền nếu họ theo các quy tắc tự do dân chủ. Các nước Á Rập phải cùng nhau đứng bảo đảm cho tính chất dân chủ của các chính quyền đó.
Nếu không muốn dấn thân dự vào những cuộc nội chiến có nguồn gốc từ hàng ngàn năm xa xưa, chính phủ Mỹ phải biết tự hạn chế trong mục tiêu “cảnh sát,” đi giữ trật tự, trong những phạm vi có giới hạn! Chính phủ Mỹ hay chính phủ bất cứ một nước ngoài nào, dù đóng vai trò “cảnh sát quốc tế” cũng chỉ dẹp bỏ được những đám loạn quân quá tàn bạo, như quân IS; chứ không hy vọng tiêu diệt hết những mầm mống chia rẽ trong các nước vùng Trung Ðông. Cuộc khủng hoảng lập quốc trong thế giới Á Rập chỉ có thể do chính người Á Rập giải quyết.
(Nguồn: Người-Việt online)
Hiện tượng Quốc Gia Hồi Giáo (Islamic State) bắt nguồn từ lịch sử vùng Trung Ðông, trong mấy trăm năm qua. Những sắc dân khác nhau, tín đồ các tôn giáo và giáo phái Hồi Giáo khác nhau đã sống chung trong vùng này bao nhiêu thế kỷ. Họ bị quy tụ vào nhiều lãnh thổ, dưới quyền các đế quốc, đế quốc Ottoman từ thế kỷ 16, 17, rồi tới đế quốc Anh, Pháp từ thế kỷ 20. Khi các đế quốc tan rã, các quốc gia mới được lập ra trong các đơn vị hành chánh cũ, mỗi quốc gia dân chúng gồm dân chúng thuộc nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Khi bị những chế độ độc tài quân phiệt cai trị, các quốc gia này tồn tại được. Khi mỗi chế độ độc tài bị lật đổ hoặc suy yếu, các mâu thuẫn chủng tộc và tín ngưỡng lại bùng lên. Phong trào IS cho thấy thế giới Á Rập đang diễn ra một cuộc “khủng hoảng lập quốc.”
Hai quốc gia đang bị quân IS đe dọa là Iraq và Syria. Tại Iraq, Saddam Hussein dùng một thiểu số người theo giáo phái Sun Ni cai trị đa số dân theo phái Shi A và mấy triệu người Kurds. Tại Syria, cha con Hafez và Bashar Assad, dựa trên một thiểu số theo giáo phái Alawite, cũng thuộc ngành Shi A; trong 45 năm qua đã cai trị đa số người theo phái Sun Ni, cùng với những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Druz, người thiểu số Kurds.
Hai vị tổng thống Mỹ đã tạo môi trường cho cuộc khủng hoảng mới này. Thứ nhất, năm 2003, Tổng Thống Bush tấn công Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein. Thứ nhì, năm 2011, Tổng Thống Obama bắt đầu rút quân khỏi Iraq. Một chế độ sắt máu đổ, những mầm mống chia rẽ có gốc rễ từ ngàn năm được dịp sống lại, lớn dần. Tại Syria, nguyên nhân khiến chính quyền Assad suy yếu cũng phát sinh trong cùng thời gian đó. Chính phủ Mỹ cũng khuyến khích khi người Á Rập nổi lên lật đổ các chế độ độc tài, gọi là Mùa Xuân Á Rập.
Tất nhiên, phong trào Mùa Xuân Á Rập đều tự động phát sinh; dù nước Mỹ không dính vào thì dân chúng Tunisia và Ai Cập cũng nổi dậy đòi quyền sống tự do. Nhưng vì được nước Mỹ hoan hô cho nên dân các nước khác cũng vùng lên. Tiêu biểu là dân Libya, được các nước Châu Âu yểm trợ, rồi Mỹ tiếp tay. Khi Mùa Xuân Á Rập tràn tới Syria, năm 2011, chế độ Assad lung lay, một guồng máy độc tài bị đe dọa sắp tan rã mở cửa cho các nhóm đối lập đứng lên đòi tự do. Phong trào Quốc Gia Hồi Giáo (IS) phát lên từ cuộc nổi dậy này, rồi từ Syria quay trở lại Iraq.
Khi quân IS chống chính quyền Assad, chính phủ Mỹ không dính vào, mặc dù họ nêu rõ mục tiêu là thành lập một Quốc Gia Hồi Giáo gồm cả hai nước Iraq và Syria. Mỹ hỗ trợ rất ít cho các nhóm kháng chiến Syria khác, cạnh tranh với nhóm IS. Nhưng IS đã xóa nhòa biên giới các quốc gia đang có sẵn. Chỉ khi quân IS đánh bại quân chính phủ Iraq, đe dọa cả khu vực của người Kurds, Mỹ mới cho máy bay bỏ bom giải vây. Chính quyền Obama bị thử thách. Chủ trương của ông Obama từ nhiều năm qua là chỉ can thiệp khi mạng sống của các công dân Mỹ bị đe dọa. Mỹ chỉ giúp chính phủ Iraq đánh quân IS ở nước họ vì lo an ninh của người Mỹ đang ở đó, chứ không đánh IS giúp chế độ độc tài Assad! Nhưng từ đầu Tháng Tám, Nghị Sĩ John McCain đã thúc giục chính phủ Mỹ phải tấn công quân IS “tại Syria,” ông nói: ISIS (tên gọi vào lúc đó) là một mối đe dọa “cho chính nước Mỹ!”
Nay thì Tướng Dempsey nói, một cách cụ thể hơn: ISIS không chỉ đe dọa Iraq và Syria, chúng đe dọa cả vùng này. Nghĩa là nếu không tiêu diệt được các đạo quân IS, nền an ninh của Israel, Á Rập Sau đi, Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, các vương quốc Á rập vùng vịnh, các đồng minh của Mỹ trong vùng đều bị đe dọa. Quân IS đã làm chủ một phần ba lãnh thổ Syria, lại mới chiếm được tỉnh Tabqa nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và đang xâm phạm biên giới Lebanon.
Ðầu tuần này, chính phủ Mỹ mới bắt đầu cho máy bay thám thính bay theo dõi quân IS tại Syria, chuẩn bị nếu cần sẽ bỏ bom. Hành động của ông Obama có thể bị thúc đẩy vì quân IS đã hạ sát nhà báo Mỹ James Foley, ông bị IS bắt giữ trong lãnh thổ Syria. IS cũng báo trước sẽ giết các công dân Mỹ nếu bắt được. Chắc Tổng Thống Obama khi ra lệnh bỏ bom tại Syria sẽ nêu lý do nhân đạo; vì quân IS chiếm được nơi nào là tàn sát những người dân không chịu cải đạo. Họ cũng đem trưng bày các xác chết hoặc thủ cấp của những đối thủ bị giết, cả thế giới loài người ghê tởm.
Nhưng bản chất hiện tượng IS nổi dậy là một cuộc khủng hoảng của thế giới Hồi Giáo, vấn đề chính là việc thành lập các quốc gia không vững bền.
Các quốc gia này từ khi dựng lên đã không theo lằn ranh giữa các sắc tộc và tôn giáo; mà việc xác định biên giới giữa các nhóm này cũng rất khó, sau hàng ngàn năm họ đã sống lẫn bên nhau. Khi các quốc gia này do các chế độ độc tài sắt máu cai trị, người dân phải chấp nhận dù bị sống trong cảnh bất công. Khi một chính quyền yếu đi, dân chắc chắn nổi dậy.
Ba nước đang sống trong cảnh nội chiến là Iraq, Syria và Libya. Nhưng các nước khác đã trải qua các cuộc khủng hoảng tương tự là Yemen, Lebano, Maroc, Sudan. Nước Yemen đã từng bị tách đôi, đánh nhau, rồi hợp lại mấy lần từ thập niên 1990. Dân miền Nam Sudan đã thành công ly khai lập một quốc gia mới. Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, dân Libya đã thành lập một chính phủ thống nhất, nhưng bây giờ lại đang phân ly, theo mầu sắc địa phương, chủng tộc và tôn giáo.
Một quốc gia chỉ đứng vững khi người dân được tự do bày tỏ ý nguyện qua lá phiếu. Khi có tự do dân chủ, chính quyền mới thấy có trách nhiệm phục vụ các quyền lợi của đa số dân chúng, tôn trọng quyền sống bình đẳng, không ưu đãi một thiểu số nào. Chính phủ các nước Á Rập phải tự tìm đường giữ cho nước họ khỏi bị phân liệt vì chịu cảnh bất công, vì dân không được tự do phát biểu một cách ôn hòa. Những nước còn bình yên phải góp sức thành lập những chính phủ thống nhất cho giúp ba quốc gia đang loạn ly. Rất khó chia cắt các nước như Iraq, Libya theo lằn gianh chủng tộc và tôn giáo; vì các mỏ dầu lửa được tập trung tại một số vùng, không thể chia phần được. Cho nên, cách ổn định lâu dài duy nhất là thành lập những chính quyền liên hiệp được các nhóm dân khác nhau chấp nhận. Chính quyền đó chỉ vũng bền nếu họ theo các quy tắc tự do dân chủ. Các nước Á Rập phải cùng nhau đứng bảo đảm cho tính chất dân chủ của các chính quyền đó.
Nếu không muốn dấn thân dự vào những cuộc nội chiến có nguồn gốc từ hàng ngàn năm xa xưa, chính phủ Mỹ phải biết tự hạn chế trong mục tiêu “cảnh sát,” đi giữ trật tự, trong những phạm vi có giới hạn! Chính phủ Mỹ hay chính phủ bất cứ một nước ngoài nào, dù đóng vai trò “cảnh sát quốc tế” cũng chỉ dẹp bỏ được những đám loạn quân quá tàn bạo, như quân IS; chứ không hy vọng tiêu diệt hết những mầm mống chia rẽ trong các nước vùng Trung Ðông. Cuộc khủng hoảng lập quốc trong thế giới Á Rập chỉ có thể do chính người Á Rập giải quyết.
(Nguồn: Người-Việt online)