Các chức vụ nào được đề xuất cho phụ nữ trong Giáo Hội? Ta có bao giờ tự hỏi loại phụ nữ nào cần thiết cho Giáo Hội ngày nay chưa? Đâu là các đặc điểm của việc phụ nữ hiện diện trong các xã hội và các nền văn hóa khác nhau?
Các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác sẽ được đem ra bàn tại Hội Nghị Toàn Thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hóa, được tổ chức tại Rôma trong các ngày 4-7 tháng Hai này.
Tham dự việc giới thiệu hội nghị này tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào thứ Hai hôm nay, có Đức HY Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng; Anna Mara Tarantola, chủ RAI [Truyền Thánh và Truyền Hình Ý]; Monica Maggioni, giám đốc RAI News 24 và Nancy Brilli, nữ tài tử.
Theo lời trình bày của các nhân vật trên, hội nghị sẽ được chia thành 4 phiên họp, trong đó, các chủ đề sau đây sẽ được bàn tới “Giữa Bình Đẳng và Dị Biệt: Đi Tìm Quân Bằng”, “Đại Lượng như Qui Luật Tượng Trưng”, “Thân Xác Phụ Nữ: Giữa Văn Hóa và Sinh Học” và “Phụ Nữ và Tôn Giáo: Chạy Trốn hay Các Hình Thức Tham Dự Mới Vào Đời Sống Giáo Hội”.
Tham dự Hội Nghị sẽ là các Thành Viên và Tham Vấn Viên của HĐGH Về Văn Hóa và các viên chức khác do Đức GH chỉ định.
Muốn theo dõi biến cố này trên Các Mạng Xã Hội, người sử dụng có thể tìm kiếm tại #lifeofwomen. Tòa Thánh cũng dự định tổ chức một biến cố công cộng tại Kịch Trường Á Căn Đình ở Rôma. Sẽ có 50 phút chiếu video, phỏng vấn ngắn, các tài liệu đọc và âm nhạc sống.
Đức HY Ravasi cung cấp một số tài liệu để đọc về hội nghị. Ngài cho hay “kiểu nói ‘văn hóa phụ nữ’ không nhằm phân chia họ khỏi nam giới. Thay vào đó, nó diễn tả ý thức cho rằng có một lối nhìn thế giới và nhìn mọi sự quanh ta, nhìn đời và nhìn kinh nghiệm, rất đặc trưng đối với phụ nữ”. Mặt khác, ngài công bố rằng Cơ Quan của ngài có dự định sẽ thiết lập một bộ phận thường trực để tham khảo về phụ nữ.
Anna Maria Tarantola nói thêm rằng hội nghị này sẽ cố gắng suy nghĩ về vai trò phụ nữ trong thế giới hiện nay và trong Giáo Hội, cũng như về các đóng góp của phụ nữ theo các chuyên biệt và các khả năng riêng của họ.
Bà cho hay: “Nhiều cuộc nghiên cứu hiện nay nhấn mạnh rằng phụ nữ có nhiều khả năng quản trị cuộc khủng hoảng hơn”. Bà cũng cho hay: “cố gắng hướng tới bình đẳng không có nghĩa là thừa nhận các khuôn mẫu”. Do đó, bà quả quyết rằng phụ nữ có các đặc điểm làm họ dị biệt, dù là trong sự bình đẳng như những con người nhân bản.
Một vấn đề khác sẽ được đề cập trong Hội Nghị và được buổi họp báo nhắc đến là việc giải phẫu thẩm mỹ, được tài liệu chuẩn bị gọi là “việc che xương thịt” (burka of the flesh). Tài liệu này đặt câu hỏi: “Bảo toàn tự do chọn lựa của mỗi người, há ta không đang mang cái ách văn hóa phải làm khuôn mẫu độc nhất nữ giới đó hay sao? Ta có bao giờ nghĩ rằng phụ nữ bị lạm dụng trong quảng cáo và trong truyền thông đại chúng không?”
Về phương diện này, Đức HY Ravasi kêu gọi chú ý tới “chiều kích thoái hóa” của việc đua đòi một hình ảnh.
Một tuần lễ lớn dành cho phụ nữ
Trên bình diện chính sách, Đức Phanxicô từng loại bỏ khả thể phụ nữ làm linh mục, nhưng nhiều lần ngài kêu gọi phải chú ý nhiều hơn tới tiếng nói của phụ nữ và phải dành cho họ các vai trò có chất lượng hơn trong Giáo Hội.
Tuần tới sẽ là tuần để người ta thấy ngài nghiêm túc ra sao trong chủ trương trên. Vì tuần tới, như trên đã nói, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ họp hội nghị toàn thể để chuyên bàn về phụ nữ. Tham vọng của hội nghị khá rộng, bàn đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó, có vấn đề bạo lực tính dục và căn tính khác biệt của phụ nữ và liệu việc giải phẫu thẩm mỹ có phải là một hình thức “gây hấn” chống lại phụ nữ không?
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Crux hồi tháng Giêng vừa qua, Đức HY Ravasi cho hay một trong các tham vấn viên phụ nữ cộng tác vào việc soạn thảo tài liệu chuẩn bị gọi việc giải phẫu thẩm mỹ là “burka của phụ nữ Tây Phương” tức hình thức được xã hội thừa nhận nhằm che dấu khuôn mặt thực sự của họ.
Tài liệu tập chú nhiều vào các vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội. Nó cho rằng mặc dù nhiều lời nói văn vẻ hoa mỹ đã gióng lên về tầm quan trọng của phụ nữ, nhưng cho tới nay, chúng rất ít tác động lên cơ cấu Giáo Hội. Đã đành, ý niệm linh mục nữ giới bị chính thức bác bỏ, nhưng người ta cũng im lặng đáng ngại về các cơ hội lãnh đạo khác.
Tài liệu đặt câu hỏi: “tại sao, với sự hiện diện lớn lao của họ, phụ nữ vẫn gây ít tác động lên các cơ cấu của Giáo Hội? Trong chính sách thực hành mục vụ, tại sao ta chỉ dành cho phụ nữ những trách vụ của một dự án khá cứng ngắc, kết quả của những dư thừa ý thức hệ và có tính truyền thống?”
Tài liệu thừa nhận rằng phụ nữ thường nắm giữ những chức vụ quản trị thượng tầng trong những tầng lớp xã hội khác, nhưng lại không năm giữ được vai trò có tính quyết định tương ứng trong Giáo Hội.
Tài liệu viết rằng “Nếu, như Đức GH Phanxicô nói, phụ nữ có một vai trò quan trọng trong Kitô Giáo, thì vai trò này phải tìm được một đối tác cả trong đời sống Giáo Hội nữa”.
Người ta sẽ chờ xem liệu Hội Nghị có đưa ra được khuyến cáo nào cụ thể, chuyên biệt hay không, và liệu Đức Phanxicô có chấp nhận nó hay không.
Điều đáng lưu ý là sự hiện diện của nữ tài tử Nancy Brilli tại cuộc họp báo của HĐGH về Văn Hóa. Cô vốn xuất hiện trong cuốn video thực hiện cho Hội Nghị nhằm mời gọi nữ giới khắp thế giới gửi sứ điệp của họ về Hội Nghị.
Người Ý biết rõ về cô, nhưng người nước khác ít biết về cô. Nên người ta phỏng đoán cô được chọn không hẳn vì tư cách minh tinh, mà như một mẫu mực của nữ tính.
Tuy nhiên lối diễn xuất có tính chất mồi chài (vampish) của cô khiến nhiều phụ nữ không chấp nhận. Nhiều giám mục chỉ trích nặng nề cho rằng nó “không xứng đáng với một sáng kiến của Giáo Hội”. Chính vì thế, theo Catholic World News, trong cuộc họp báo nói trên, Đức HY Ravasi tỏ ra hối tiếc về việc này và đã quyết định cho thu hồi cuốn video, ít nhất là ấn bản tiếng Anh.
Theo Inés San Martín của tạp chí Crux, trong cuộc họp báo nói trên, nữ tài tử Brilli nhìn nhận rằng khó có thể loại bỏ được sự thiệt hại do cuốn video gây ra, vì “một khi bạn đã cho nó lên liên mạng, thì nó cứ ở đó, bạn không thể mang xuống được nữa”.
Ngoài vấn đề trên, các nhà bình luận phần lớn khen nội dung tài liệu chuẩn bị, nó mở ra nhiều lãnh vực để tranh luận cởi mở và xây dựng. Nhất là nhận định kết thúc của tài liệu, khi nhấn mạnh rằng: “Một mục tiêu thực tiễn có thể là việc mở cánh cửa Giáo Hội cho phụ nữ để họ cung hiến phần đóng góp của họ theo các kỹ năng, và cả sự mẫn cảm, trực giác, lòng say mê, tận tụy của họ để hợp tác và tích nhập trọn vẹn với các đối tác nam giới”.
Các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác sẽ được đem ra bàn tại Hội Nghị Toàn Thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hóa, được tổ chức tại Rôma trong các ngày 4-7 tháng Hai này.
Tham dự việc giới thiệu hội nghị này tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào thứ Hai hôm nay, có Đức HY Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng; Anna Mara Tarantola, chủ RAI [Truyền Thánh và Truyền Hình Ý]; Monica Maggioni, giám đốc RAI News 24 và Nancy Brilli, nữ tài tử.
Theo lời trình bày của các nhân vật trên, hội nghị sẽ được chia thành 4 phiên họp, trong đó, các chủ đề sau đây sẽ được bàn tới “Giữa Bình Đẳng và Dị Biệt: Đi Tìm Quân Bằng”, “Đại Lượng như Qui Luật Tượng Trưng”, “Thân Xác Phụ Nữ: Giữa Văn Hóa và Sinh Học” và “Phụ Nữ và Tôn Giáo: Chạy Trốn hay Các Hình Thức Tham Dự Mới Vào Đời Sống Giáo Hội”.
Tham dự Hội Nghị sẽ là các Thành Viên và Tham Vấn Viên của HĐGH Về Văn Hóa và các viên chức khác do Đức GH chỉ định.
Muốn theo dõi biến cố này trên Các Mạng Xã Hội, người sử dụng có thể tìm kiếm tại #lifeofwomen. Tòa Thánh cũng dự định tổ chức một biến cố công cộng tại Kịch Trường Á Căn Đình ở Rôma. Sẽ có 50 phút chiếu video, phỏng vấn ngắn, các tài liệu đọc và âm nhạc sống.
Đức HY Ravasi cung cấp một số tài liệu để đọc về hội nghị. Ngài cho hay “kiểu nói ‘văn hóa phụ nữ’ không nhằm phân chia họ khỏi nam giới. Thay vào đó, nó diễn tả ý thức cho rằng có một lối nhìn thế giới và nhìn mọi sự quanh ta, nhìn đời và nhìn kinh nghiệm, rất đặc trưng đối với phụ nữ”. Mặt khác, ngài công bố rằng Cơ Quan của ngài có dự định sẽ thiết lập một bộ phận thường trực để tham khảo về phụ nữ.
Anna Maria Tarantola nói thêm rằng hội nghị này sẽ cố gắng suy nghĩ về vai trò phụ nữ trong thế giới hiện nay và trong Giáo Hội, cũng như về các đóng góp của phụ nữ theo các chuyên biệt và các khả năng riêng của họ.
Bà cho hay: “Nhiều cuộc nghiên cứu hiện nay nhấn mạnh rằng phụ nữ có nhiều khả năng quản trị cuộc khủng hoảng hơn”. Bà cũng cho hay: “cố gắng hướng tới bình đẳng không có nghĩa là thừa nhận các khuôn mẫu”. Do đó, bà quả quyết rằng phụ nữ có các đặc điểm làm họ dị biệt, dù là trong sự bình đẳng như những con người nhân bản.
Một vấn đề khác sẽ được đề cập trong Hội Nghị và được buổi họp báo nhắc đến là việc giải phẫu thẩm mỹ, được tài liệu chuẩn bị gọi là “việc che xương thịt” (burka of the flesh). Tài liệu này đặt câu hỏi: “Bảo toàn tự do chọn lựa của mỗi người, há ta không đang mang cái ách văn hóa phải làm khuôn mẫu độc nhất nữ giới đó hay sao? Ta có bao giờ nghĩ rằng phụ nữ bị lạm dụng trong quảng cáo và trong truyền thông đại chúng không?”
Về phương diện này, Đức HY Ravasi kêu gọi chú ý tới “chiều kích thoái hóa” của việc đua đòi một hình ảnh.
Một tuần lễ lớn dành cho phụ nữ
Trên bình diện chính sách, Đức Phanxicô từng loại bỏ khả thể phụ nữ làm linh mục, nhưng nhiều lần ngài kêu gọi phải chú ý nhiều hơn tới tiếng nói của phụ nữ và phải dành cho họ các vai trò có chất lượng hơn trong Giáo Hội.
Tuần tới sẽ là tuần để người ta thấy ngài nghiêm túc ra sao trong chủ trương trên. Vì tuần tới, như trên đã nói, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ họp hội nghị toàn thể để chuyên bàn về phụ nữ. Tham vọng của hội nghị khá rộng, bàn đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó, có vấn đề bạo lực tính dục và căn tính khác biệt của phụ nữ và liệu việc giải phẫu thẩm mỹ có phải là một hình thức “gây hấn” chống lại phụ nữ không?
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Crux hồi tháng Giêng vừa qua, Đức HY Ravasi cho hay một trong các tham vấn viên phụ nữ cộng tác vào việc soạn thảo tài liệu chuẩn bị gọi việc giải phẫu thẩm mỹ là “burka của phụ nữ Tây Phương” tức hình thức được xã hội thừa nhận nhằm che dấu khuôn mặt thực sự của họ.
Tài liệu tập chú nhiều vào các vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội. Nó cho rằng mặc dù nhiều lời nói văn vẻ hoa mỹ đã gióng lên về tầm quan trọng của phụ nữ, nhưng cho tới nay, chúng rất ít tác động lên cơ cấu Giáo Hội. Đã đành, ý niệm linh mục nữ giới bị chính thức bác bỏ, nhưng người ta cũng im lặng đáng ngại về các cơ hội lãnh đạo khác.
Tài liệu đặt câu hỏi: “tại sao, với sự hiện diện lớn lao của họ, phụ nữ vẫn gây ít tác động lên các cơ cấu của Giáo Hội? Trong chính sách thực hành mục vụ, tại sao ta chỉ dành cho phụ nữ những trách vụ của một dự án khá cứng ngắc, kết quả của những dư thừa ý thức hệ và có tính truyền thống?”
Tài liệu thừa nhận rằng phụ nữ thường nắm giữ những chức vụ quản trị thượng tầng trong những tầng lớp xã hội khác, nhưng lại không năm giữ được vai trò có tính quyết định tương ứng trong Giáo Hội.
Tài liệu viết rằng “Nếu, như Đức GH Phanxicô nói, phụ nữ có một vai trò quan trọng trong Kitô Giáo, thì vai trò này phải tìm được một đối tác cả trong đời sống Giáo Hội nữa”.
Người ta sẽ chờ xem liệu Hội Nghị có đưa ra được khuyến cáo nào cụ thể, chuyên biệt hay không, và liệu Đức Phanxicô có chấp nhận nó hay không.
Điều đáng lưu ý là sự hiện diện của nữ tài tử Nancy Brilli tại cuộc họp báo của HĐGH về Văn Hóa. Cô vốn xuất hiện trong cuốn video thực hiện cho Hội Nghị nhằm mời gọi nữ giới khắp thế giới gửi sứ điệp của họ về Hội Nghị.
Người Ý biết rõ về cô, nhưng người nước khác ít biết về cô. Nên người ta phỏng đoán cô được chọn không hẳn vì tư cách minh tinh, mà như một mẫu mực của nữ tính.
Tuy nhiên lối diễn xuất có tính chất mồi chài (vampish) của cô khiến nhiều phụ nữ không chấp nhận. Nhiều giám mục chỉ trích nặng nề cho rằng nó “không xứng đáng với một sáng kiến của Giáo Hội”. Chính vì thế, theo Catholic World News, trong cuộc họp báo nói trên, Đức HY Ravasi tỏ ra hối tiếc về việc này và đã quyết định cho thu hồi cuốn video, ít nhất là ấn bản tiếng Anh.
Theo Inés San Martín của tạp chí Crux, trong cuộc họp báo nói trên, nữ tài tử Brilli nhìn nhận rằng khó có thể loại bỏ được sự thiệt hại do cuốn video gây ra, vì “một khi bạn đã cho nó lên liên mạng, thì nó cứ ở đó, bạn không thể mang xuống được nữa”.
Ngoài vấn đề trên, các nhà bình luận phần lớn khen nội dung tài liệu chuẩn bị, nó mở ra nhiều lãnh vực để tranh luận cởi mở và xây dựng. Nhất là nhận định kết thúc của tài liệu, khi nhấn mạnh rằng: “Một mục tiêu thực tiễn có thể là việc mở cánh cửa Giáo Hội cho phụ nữ để họ cung hiến phần đóng góp của họ theo các kỹ năng, và cả sự mẫn cảm, trực giác, lòng say mê, tận tụy của họ để hợp tác và tích nhập trọn vẹn với các đối tác nam giới”.