Giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Orlando, Florida: Hội Tết Về Nguồn 2015
Trong hai ngày thứ bảy 31-1 và Chúa Nhật 1-2-2015, giáo xứ thánh Minh đã tưng bừng với Hội Tết Về Nguồn lần thứ 23. Không phải vì lý do thời tiết mà là do “thời cuộc”, giáo xứ đã phải mừng Tết sớm khi còn những 18 ngày nữa mới tới Tết, khi mà “Ngựa” chưa kịp phi đi và “Dê” chưa kịp tới. Dù sớm hay muộn, Hội Tết Về Nguồn năm Ất Mùi 2015 đã diễn ra trong bầu không khí thật nhộn nhịp vui tươi.
Hình ảnh
Không khí nhộn nhịp vì hội chợ Tết đã thu hút rất nhiều người đến dự. Người thì đến từ các vùng lân cận như Deytona, Melbourne, Cocoa Beach, Tampa, và xa hơn từ Miami. Người tại Orlando gồm có giáo dân, những người thuộc các tôn giáo bạn, và bà con thuộc các sắc tộc khác.
Hội Tết là dịp để bà con tụ tập để sống những lại giây phút tưởng nhớ đến cội nguồn. Cỗng vào cho người ta thấy lại hình ảnh Chợ Bến Thành, khiến người ta cứ tưởng như mình đang đi chợ Tết ở Sài Gòn, và vào xem, khách sẽ thấy gần như có đủ: chợ hoa với các loại hoa hoàn toàn Việt Nam như mai, lan, cúc, rồi đến các thứ trái cây như bưởi, xoài, nhãn, sa-cô-chệ… Cũng xin được kể tiếp những cái đưa ta về với quê hương là các thức ăn làm cho khách đủ sức để “rong chơi” suốt ngày: như hủ tiếu, phở, bún bò Huế, chả giò, bánh bò, bánh tiu, chè cháo … Món nào ăn cũng ngon, nhìn cũng hấp dẫn. Ở quê mình thiết nghĩ cũng vậy thôi!
Nghi lễ khai mạc được cử hành trước sự hiện diện của quan khách, với nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, phút mặc niệm những bậc tiền nhân, những chiến sĩ anh hùng và những người đã bỏ mình khi ra đi tìm tự do. Phần lễ tế tổ tiên trang nghiêm và ý nghĩa. Sau phần chào mừng quan khách và tuyên bố khai mạc của cha chánh xứ Giuse Nguyễn Thanh Châu, Hội Tết đã thực sự bắt đầu với màn múa lân, đốt pháo ở bãi cỏ bên ngoài hội trường.
Đặc biệt, năm nay Đức Cha John Noonan, giám quản giáo phận Orlando đã đến thăm hội chợ để chung vui với “đoàn con” và “để cho biết” đôi nét về phong tục của người Việt Nam. Sau khi quan sát cảnh trí của hội trưòng, Đức Cha đã phải thốt lên “đạp quớ”!
Cái đinh của Hội Tết là đêm văn nghệ thu hút hơn 1000 người xem. Cảnh tượng đêm văn nghệ làm ta nhớ lại những đêm hát cúng đình ở các lễ cúng kỳ yên, người người chen chúc. Chủ đề “Áo Mẹ” dựa trên ý của bài hát “Một đời áo mẹ áo em” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Những vở kịch ngắn phụ họa đã đưa người xem trở lại dòng lịch sử, từ thời dựng nước cho tới thời phải bỏ nước ra đi.
Trầm Tử Thiêng đã sống lại đêm nay tại hội trường của đêm văn nghệ của giáo xứ thánh Minh. “Ông” đã làm cho mấy người ngồi quanh tôi gật gù, nhớ lại các thời kỳ của lịch sử nước nhà. “Ông” đã làm cho mấy người, không khóc, nhưng không dằn được giọt nước mắt rơi khi nghe:
Dù trời thái hòa, vẫn đau thương (nên) áo bỏ quê nhà.
Vượt trùng dương rộng, áo lênh đênh phơi tà trên sóng.
Vào được bến bờ, ôi tang thương vạt trước thân sau.
Lòng mình quê người! Hai mươi năm tưởng mới hôm nào.
Thương thay chiếc áo! Chiếc áo Mẹ và em suốt một đời,
Đức Cha Noonan được cha chánh xứ Nguyễn Thanh Châu thông dịch từng lời hát, giải nghĩa từng động tác của diễn viên, nhờ vậy cha tuy không hát nhưng bị … “tắt tiếng” ngày hôm sau! Đức Cha hài lòng lắm, đã nói “hai quớ!”.
Đêm văn nghệ được một vị khách phê: đầy tính giáo dục! Nhiều người tham dự đã tỏ ra hết sức hài lòng. Kết quả tốt đẹp, thành công mỹ mãn là nhờ sự đóng góp của nhiều “bàn tay”, quy tụ quanh cha chánh xứ nhiều tài năng và năng nổ! Xin cám ơn tất cả!
Trong hai ngày thứ bảy 31-1 và Chúa Nhật 1-2-2015, giáo xứ thánh Minh đã tưng bừng với Hội Tết Về Nguồn lần thứ 23. Không phải vì lý do thời tiết mà là do “thời cuộc”, giáo xứ đã phải mừng Tết sớm khi còn những 18 ngày nữa mới tới Tết, khi mà “Ngựa” chưa kịp phi đi và “Dê” chưa kịp tới. Dù sớm hay muộn, Hội Tết Về Nguồn năm Ất Mùi 2015 đã diễn ra trong bầu không khí thật nhộn nhịp vui tươi.
Hình ảnh
Không khí nhộn nhịp vì hội chợ Tết đã thu hút rất nhiều người đến dự. Người thì đến từ các vùng lân cận như Deytona, Melbourne, Cocoa Beach, Tampa, và xa hơn từ Miami. Người tại Orlando gồm có giáo dân, những người thuộc các tôn giáo bạn, và bà con thuộc các sắc tộc khác.
Hội Tết là dịp để bà con tụ tập để sống những lại giây phút tưởng nhớ đến cội nguồn. Cỗng vào cho người ta thấy lại hình ảnh Chợ Bến Thành, khiến người ta cứ tưởng như mình đang đi chợ Tết ở Sài Gòn, và vào xem, khách sẽ thấy gần như có đủ: chợ hoa với các loại hoa hoàn toàn Việt Nam như mai, lan, cúc, rồi đến các thứ trái cây như bưởi, xoài, nhãn, sa-cô-chệ… Cũng xin được kể tiếp những cái đưa ta về với quê hương là các thức ăn làm cho khách đủ sức để “rong chơi” suốt ngày: như hủ tiếu, phở, bún bò Huế, chả giò, bánh bò, bánh tiu, chè cháo … Món nào ăn cũng ngon, nhìn cũng hấp dẫn. Ở quê mình thiết nghĩ cũng vậy thôi!
Nghi lễ khai mạc được cử hành trước sự hiện diện của quan khách, với nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, phút mặc niệm những bậc tiền nhân, những chiến sĩ anh hùng và những người đã bỏ mình khi ra đi tìm tự do. Phần lễ tế tổ tiên trang nghiêm và ý nghĩa. Sau phần chào mừng quan khách và tuyên bố khai mạc của cha chánh xứ Giuse Nguyễn Thanh Châu, Hội Tết đã thực sự bắt đầu với màn múa lân, đốt pháo ở bãi cỏ bên ngoài hội trường.
Đặc biệt, năm nay Đức Cha John Noonan, giám quản giáo phận Orlando đã đến thăm hội chợ để chung vui với “đoàn con” và “để cho biết” đôi nét về phong tục của người Việt Nam. Sau khi quan sát cảnh trí của hội trưòng, Đức Cha đã phải thốt lên “đạp quớ”!
Cái đinh của Hội Tết là đêm văn nghệ thu hút hơn 1000 người xem. Cảnh tượng đêm văn nghệ làm ta nhớ lại những đêm hát cúng đình ở các lễ cúng kỳ yên, người người chen chúc. Chủ đề “Áo Mẹ” dựa trên ý của bài hát “Một đời áo mẹ áo em” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Những vở kịch ngắn phụ họa đã đưa người xem trở lại dòng lịch sử, từ thời dựng nước cho tới thời phải bỏ nước ra đi.
Trầm Tử Thiêng đã sống lại đêm nay tại hội trường của đêm văn nghệ của giáo xứ thánh Minh. “Ông” đã làm cho mấy người ngồi quanh tôi gật gù, nhớ lại các thời kỳ của lịch sử nước nhà. “Ông” đã làm cho mấy người, không khóc, nhưng không dằn được giọt nước mắt rơi khi nghe:
Dù trời thái hòa, vẫn đau thương (nên) áo bỏ quê nhà.
Vượt trùng dương rộng, áo lênh đênh phơi tà trên sóng.
Vào được bến bờ, ôi tang thương vạt trước thân sau.
Lòng mình quê người! Hai mươi năm tưởng mới hôm nào.
Thương thay chiếc áo! Chiếc áo Mẹ và em suốt một đời,
Đức Cha Noonan được cha chánh xứ Nguyễn Thanh Châu thông dịch từng lời hát, giải nghĩa từng động tác của diễn viên, nhờ vậy cha tuy không hát nhưng bị … “tắt tiếng” ngày hôm sau! Đức Cha hài lòng lắm, đã nói “hai quớ!”.
Đêm văn nghệ được một vị khách phê: đầy tính giáo dục! Nhiều người tham dự đã tỏ ra hết sức hài lòng. Kết quả tốt đẹp, thành công mỹ mãn là nhờ sự đóng góp của nhiều “bàn tay”, quy tụ quanh cha chánh xứ nhiều tài năng và năng nổ! Xin cám ơn tất cả!