PHAN THIẾT - Sáng ngày 4-12-2014, tại Nguyện Đường Bát Phúc – Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, Ðức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 4 Nữ Tu Khấn Trọn và 13 Nữ Tu Khấn Tạm.
Hình ảnh
Cùng đồng tế có quý cha Niên Trưởng, cha Viện phụ Đan viện Châu thủy, Quý Cha Hạt Trưởng và 30 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa chung lời tạ ơn.
Lễ khấn dòng hôm nay khởi đầu Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Xin dâng lên Chúa các tân khân sinh như những của lễ đầu mùa trong năm đời thánh hiến.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 15, 4-12
Đây lời tâm huyết của Chúa Giêsu với các môn đệ. Đây cũng là bản ghi nhớ dành cho người sống đời thánh hiến.Chúa Giêsu cũng trao vào tay chị em món quà đặc biệt là chìa khóa mở vào niềm vui trọn vẹn với ba lời tâm huyết.
1. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”
Trong Phúc Âm Gioan, động từ “ở lại” không nhằm diễn tả một chuyển động như là “ngưòi ơi người ở đừng về”, hay là gắn liền với một phuơng huớng như là chỉ định ở chỗ này hay chỗ khác, mà là một hình tượng còn nói nhiều hơn cả chữ nghĩa nữa. “Ở lại” muốn nói đến sự gắn bó, thông phần, chia sẻ, náu nuơng, tuơng quan máu thịt. Ở lại trong tình yêu là buớc đi trên con đuờng Chúa Giêsu đã đi. Chính vì vậy một cách nào đó các chị em buớc vào đời thánh hiến cũng đuợc nhìn trong truyền thống của Giáo Hội như là những ngưòi tiếp bước Chúa Kitô, đặt bước chân mình trong bước chân Đức Kitô.Môn đệ gắn bó với Thầy là chuyện phải lẽ, bởi thầy trò cùng có một lý tưởng, cùng chung một đường đi và đến cùng một đích điểm. Thầy ở đâu, môn đệ cũng ở đó. Và môn đệ gắn bó với Thầy cũng là chuyện phải đạo. Thầy nào trò nấy. “Ở lại trong tình thương của Thầy” là điều kiện trước hết trên hết để niềm vui của người môn đệ được trọn vẹn.
2. “Hãy yêu thương nhau”
Chắc không phải vô tình khi Chúa Giêsu dạy “yêu mến nhau” ngay sau khi Ngài dạy “ở trong tình yêu của Ngài”, nhưng cố ý cho thấy hệ quả và dấu hiệu hữu hình của việc gắn bó với Ngài chính là tình yêu cụ thể dành cho nhau. Đời thánh hiến, trong một hội dòng là đời sống giữa cộng đoàn, trong đó mọi thành viên coi nhau như chị em một nhà, vì thế yêu thuơng nhau là lẽ đuơng nhiên. Nếu trong cộng đoàn 12 người năm xưa còn có nhiều khác biệt thậm chí ghen tị ganh đua, thì cộng đoàn hôm nay đông đảo, cũng có những va chạm hiểu lầm nhau. Dưới ánh nhìn của Đức Kitô và trong ánh sáng Tin mừng, các chị em sẽ tìm đuợc ánh sáng và sức mạnh để đón nhận nhau, chấp nhận khác biệt trong cộng đoàn để làm phong phú cho nhau và thương yêu nhiều hơn nữa.Nếu gà cùng một mẹ chia sẻ cùng một tình thương trong đàn, thì môn đệ cũng sống bởi và bằng tình thương duy nhất của Thầy, nên “yêu thương nhau” vừa như một lẽ sống biết chia sẻ cho đi, vừa như một sức sống luôn nhân tăng mở rộng, và còn như một dấu hiệu sống động minh họa cho đời thánh hiến có khả năng làm chứng cho hạnh phúc niềm vui Nước Trời. Người trong nam quen gọi nữ tu là “dì phước”, nghĩa là người thích làm phước giúp đỡ kẻ khác và cũng là người gặp được hạnh phúc trong đời, nhưng người trong cuộc lại xác tín rằng mình chỉ giữ được hạnh phúc trọn vẹn khi dấn thân trong đời sống cộng đoàn, có chị có em bên nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Chị ngã em nâng, chị dâng em hiến, và cứ thế yêu thương nhau trở nên sức sống niềm vui.
3. “Hãy ra đi và mang lại hoa trái”
Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ và công trình đời Người là đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Khi về trời, Thầy không làm việc trực tiếp nữa, nhưng đã ủy thác cho các môn đệ lệnh truyền “đến với muôn dân”. Từ đó Giáo Hội được khai sinh, trong sức mạnh của Thánh Thần, các môn đệ lên đường truyền giáo muôn ngả và kết sinh hoa trái phong phú dọc dài lịch sử.Các chị em hôm nay, dù tiên khấn hay vĩnh khấn, cũng sẽ được phân bổ về những nơi có nhu cầu mục vụ. Đây là cuộc ra đi của người môn đệ, không lựa chọn nơi đến, không lựa chọn đối tượng phục vụ, nhưng chỉ canh cánh bên lòng ước vọng đem lại hoa trái cho mùa cứu rỗi. Khấn là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Tóm lại, thưa cộng đoàn cũng như các chị em, ở lại trong tình yêu Chúa, rồi yêu thuơng nhau, và ra đi để kết sinh hoa trái, đó là bản ghi nhớ nhân dịp khấn dòng hôm nay.
Cuối thánh lễ, Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Tổng Phụ Trách Tu Đoàn dâng lời cảm tạ.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh chia sẻ bữa tiệc chung vui với Tu Đoàn.
Ngày hôm qua 03.12, tại nguyện đường này, Tu Đoàn cũng đã cử hành thánh lễ cho các Nữ Tu khấn lại và cho 11 Nữ tu vào nhà tập và 13 Nữ tu vào lớp tiền tập.
Trong Tông Thư Năm về Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn rằng “nơi nào có các tu sĩ thì nơi đó có niềm vui ”. Cầu chúc các tân khấn sinh tràn đầy niềm vui Tin Mừng để nhiệt thành sống sứ vụ theo linh đạo Tu đoàn “Tin Mừng cho người nghèo”.
Hình ảnh
Cùng đồng tế có quý cha Niên Trưởng, cha Viện phụ Đan viện Châu thủy, Quý Cha Hạt Trưởng và 30 cha trong và ngoài giáo phận. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh và cộng đoàn dân Chúa chung lời tạ ơn.
Lễ khấn dòng hôm nay khởi đầu Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Xin dâng lên Chúa các tân khân sinh như những của lễ đầu mùa trong năm đời thánh hiến.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 15, 4-12
Đây lời tâm huyết của Chúa Giêsu với các môn đệ. Đây cũng là bản ghi nhớ dành cho người sống đời thánh hiến.Chúa Giêsu cũng trao vào tay chị em món quà đặc biệt là chìa khóa mở vào niềm vui trọn vẹn với ba lời tâm huyết.
1. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”
Trong Phúc Âm Gioan, động từ “ở lại” không nhằm diễn tả một chuyển động như là “ngưòi ơi người ở đừng về”, hay là gắn liền với một phuơng huớng như là chỉ định ở chỗ này hay chỗ khác, mà là một hình tượng còn nói nhiều hơn cả chữ nghĩa nữa. “Ở lại” muốn nói đến sự gắn bó, thông phần, chia sẻ, náu nuơng, tuơng quan máu thịt. Ở lại trong tình yêu là buớc đi trên con đuờng Chúa Giêsu đã đi. Chính vì vậy một cách nào đó các chị em buớc vào đời thánh hiến cũng đuợc nhìn trong truyền thống của Giáo Hội như là những ngưòi tiếp bước Chúa Kitô, đặt bước chân mình trong bước chân Đức Kitô.Môn đệ gắn bó với Thầy là chuyện phải lẽ, bởi thầy trò cùng có một lý tưởng, cùng chung một đường đi và đến cùng một đích điểm. Thầy ở đâu, môn đệ cũng ở đó. Và môn đệ gắn bó với Thầy cũng là chuyện phải đạo. Thầy nào trò nấy. “Ở lại trong tình thương của Thầy” là điều kiện trước hết trên hết để niềm vui của người môn đệ được trọn vẹn.
2. “Hãy yêu thương nhau”
Chắc không phải vô tình khi Chúa Giêsu dạy “yêu mến nhau” ngay sau khi Ngài dạy “ở trong tình yêu của Ngài”, nhưng cố ý cho thấy hệ quả và dấu hiệu hữu hình của việc gắn bó với Ngài chính là tình yêu cụ thể dành cho nhau. Đời thánh hiến, trong một hội dòng là đời sống giữa cộng đoàn, trong đó mọi thành viên coi nhau như chị em một nhà, vì thế yêu thuơng nhau là lẽ đuơng nhiên. Nếu trong cộng đoàn 12 người năm xưa còn có nhiều khác biệt thậm chí ghen tị ganh đua, thì cộng đoàn hôm nay đông đảo, cũng có những va chạm hiểu lầm nhau. Dưới ánh nhìn của Đức Kitô và trong ánh sáng Tin mừng, các chị em sẽ tìm đuợc ánh sáng và sức mạnh để đón nhận nhau, chấp nhận khác biệt trong cộng đoàn để làm phong phú cho nhau và thương yêu nhiều hơn nữa.Nếu gà cùng một mẹ chia sẻ cùng một tình thương trong đàn, thì môn đệ cũng sống bởi và bằng tình thương duy nhất của Thầy, nên “yêu thương nhau” vừa như một lẽ sống biết chia sẻ cho đi, vừa như một sức sống luôn nhân tăng mở rộng, và còn như một dấu hiệu sống động minh họa cho đời thánh hiến có khả năng làm chứng cho hạnh phúc niềm vui Nước Trời. Người trong nam quen gọi nữ tu là “dì phước”, nghĩa là người thích làm phước giúp đỡ kẻ khác và cũng là người gặp được hạnh phúc trong đời, nhưng người trong cuộc lại xác tín rằng mình chỉ giữ được hạnh phúc trọn vẹn khi dấn thân trong đời sống cộng đoàn, có chị có em bên nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Chị ngã em nâng, chị dâng em hiến, và cứ thế yêu thương nhau trở nên sức sống niềm vui.
3. “Hãy ra đi và mang lại hoa trái”
Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ và công trình đời Người là đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Khi về trời, Thầy không làm việc trực tiếp nữa, nhưng đã ủy thác cho các môn đệ lệnh truyền “đến với muôn dân”. Từ đó Giáo Hội được khai sinh, trong sức mạnh của Thánh Thần, các môn đệ lên đường truyền giáo muôn ngả và kết sinh hoa trái phong phú dọc dài lịch sử.Các chị em hôm nay, dù tiên khấn hay vĩnh khấn, cũng sẽ được phân bổ về những nơi có nhu cầu mục vụ. Đây là cuộc ra đi của người môn đệ, không lựa chọn nơi đến, không lựa chọn đối tượng phục vụ, nhưng chỉ canh cánh bên lòng ước vọng đem lại hoa trái cho mùa cứu rỗi. Khấn là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Tóm lại, thưa cộng đoàn cũng như các chị em, ở lại trong tình yêu Chúa, rồi yêu thuơng nhau, và ra đi để kết sinh hoa trái, đó là bản ghi nhớ nhân dịp khấn dòng hôm nay.
Cuối thánh lễ, Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Tổng Phụ Trách Tu Đoàn dâng lời cảm tạ.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh chia sẻ bữa tiệc chung vui với Tu Đoàn.
Ngày hôm qua 03.12, tại nguyện đường này, Tu Đoàn cũng đã cử hành thánh lễ cho các Nữ Tu khấn lại và cho 11 Nữ tu vào nhà tập và 13 Nữ tu vào lớp tiền tập.
Trong Tông Thư Năm về Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn rằng “nơi nào có các tu sĩ thì nơi đó có niềm vui ”. Cầu chúc các tân khấn sinh tràn đầy niềm vui Tin Mừng để nhiệt thành sống sứ vụ theo linh đạo Tu đoàn “Tin Mừng cho người nghèo”.