ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
Nhập đề
Trong đời sống, hầu như ai trong chúng ta cũng phải học: học chữ, học nghề, học ăn, học nói, học cách làm, cách sống và cả cách chết nữa. Người nào dạy một điều gì đó cũng được gọi là thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chữ ở đây có thể hiểu là những lý lẽ thâm sâu của đời người như chữ Nhân, chữ Tín…
Người Việt Nam ta rất trọng đạo thầy trò: “tôn sư trọng đạo”. Mỗi dịp lễ Tết, người học trò đều bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn người dạy dỗ mình: “Mùng Một tết cha… Mùng Ba tết thầy”.
Đức Giêsu nói với chúng ta: “Hôm nay, nếu các ông ở lại trong Lời của tôi thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Chúng ta sẽ tìm hiểu Đức Giêsu là vị Thầy đặc biệt như thế nào so với các vị thầy khác trong dòng lịch sử nhân loại và mình cần phải làm gì để trở thành học trò xuất sắc của Người.
1. NHỮNG VỊ THẦY TRONG LỊCH SỬ
1.1. Con người tìm thầy dạy
Kể từ lúc thoát khỏi đời sống loài vật, con người biết dùng tinh thần để suy tư, học hỏi. Con người tìm cho mình các người thầy. Lịch sử văn minh của con người cũng là lịch sử tôn vinh những người thầy đặc biệt đã từng dạy con người sống mạnh mẽ hơn, giàu sang hơn, cao thượng hơn, tốt đẹp hơn.
Vị thầy nào càng dạy được nhiều trò, ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống con người thì càng được tôn vinh. Người ta hãnh diện vì được học một vị thầy danh tiếng.
1.2. Một số vị thầy đặc biệt
Thời cổ xưa, bên Tây Phương, có những vị thầy dạy con người biết suy tư như: Platon, Socrates (năm 469-399 trước CN), Aristote (384-322 trước CN), Heraclitus…
Bên Đông Phương có:
1. Đức Phật Thích Ca (560-480 trước CN, ở Ấn Độ).
2. Đức Khổng Tử (550-497 trước CN, ở Trung Quốc) và một số học trò lớn của ngài như Mạnh Tử, Tuân Tử…
3. Đức Lão Tử (ở Trung Quốc) với học trò là Trang Tử.
4. Đức Mohammed (570-632 sau CN, ở Ả Rập)…
Vào những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ XVI, người ta tập trung và suy tư về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật cách trừu tượng nên triết học, thần học phát triển. Trong Kitô giáo, thánh Tôma nổi bật với bộ Tổng luận Thần học.
Vào thế kỷ XVII-XVIII, người ta bắt đầu chú ý tới những giá trị về dân chủ, về bình đẳng, về những quyền lợi cơ bản của con người, về ý thức độc lập dân tộc nên ta thấy xuất hiện những người thầy mới như Descartes, Spinoza, J.J.Rouseau...
Từ thế kỷ XIX-XX, người ta đi tìm những kiến thức thiết thực giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, giàu sang hơn nên người thầy mới bây giờ là những nhà khoa học kỹ thuật, các nhà bác học với những phát minh kỳ diệu đưa con người vượt ra ngoài không gian như Galiléi, Darwin, Newton, Einstein...
1.3. Thiên Chúa là Thầy của mọi vị thầy
Tuy nhiên, người Công giáo chúng ta hiểu rằng: tất cả các suy tư tốt đẹp của con người đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành con người giống hình ảnh Ngài, đã ban tinh thần cho con người để con người vượt ra khỏi giới hạn của thể xác vật chất, của không gian và thời gian. Do đó, ta không lạ lùng khi Đức Giêsu nói: “Anh em đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời… Anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả đều là anh em với nhau” (x. Mt 23,8-9).
Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho toàn thể gia đình nhân loại để Ngài soi sáng tâm trí và giúp con người khám phá ra con đường dẫn tới Thiên Chúa. Vì thế, tất cả những suy tư tích cực, cao thượng, tốt lành của bất cứ ai, thuộc bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào… đều đáng được trân trọng và là di sản chung của gia đình nhân loại.
Khi nhìn nhận Thiên Chúa là vị Thầy Tối Cao, là nguồn mọi tri thức, con người mới sẵn lòng chia sẻ cách quảng đại và vô vị lợi những gì mình khám phá được cho mọi người như anh em ruột thịt của mình thay vì giấu nghề, giữ bí mật, đòi tác quyền một cách quá đáng hoặc bất công như hiện nay (thí dụ: bản quyền của Microsoft, của các sách như Harry Potter...).
1.4. Đức Giêsu là người Thầy như thế nào?
Người Trung Quốc gọi Đức Khổng Tử là “Vạn Thế Sư” (thầy của muôn thế hệ) vì hàng tỷ người biết ngài. Có những vị thầy viết hàng ngàn trang sách hay. Có những vị thầy nói những lời khôn ngoan hoặc dạy ta làm điều tốt khiến ta nhớ mãi.
Còn Đức Giêsu không viết sách. Các lời Người nói ghi lại trong 4 Phúc Âm nếu đọc lên cũng chỉ dài chừng 1 tiếng đồng hồ. Nhiều câu Người nói rất khó nghe, khó chấp nhận vì có vẻ tiêu cực, bi quan, nhu nhược... Thí dụ: “Đừng chống cự người ác. Trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má trái ra nữa” (Mt 5,39).
Vậy tại sao ta lại chọn Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời của mình? Tại sao ta lại dám sống và dám chết cho lời của Người như các Tông đồ và các môn đệ đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai? Chỉ sau biến cố chết đi và sống lại của Chúa Giêsu, tận mắt thấy Người sống lại, các Tông đồ mới xác tín điều này, dù rằng trước đó các ông đã tận tai nghe biết bao lời giảng dạy đầy uy quyền của Người.
2. ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
2.1. Đức Giêsu là người Thầy thật sự
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu được dân chúng gọi là Thầy (Rabbi – 3 lần (x. Mc 9,5; 11,21; 14,45) hay Rabbouni – 2 lần (x. Mc 10,51; Ga 20,16. Gioan dùng 8 lần: 1,38.49; 3,2.26; 4,31; 6,25; 9,2; 11,8) và cắt nghĩa Didascalos là thuật ngữ Hy Lạp tương đương với Rabbi hay Rabbouni. Từ này được dùng 24 lần, nhất là để xưng hô với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy”.
Thầy không phải chỉ là một danh xưng nhưng còn là một địa vị xã hội mà người ta gán cho Đức Giêsu vì những hoạt động xã hội của Người. Là Thầy nên Người đã dạy dỗ dân chúng và đã quy tụ những ai muốn theo sát Người để họ trở thành môn đệ. Danh hiệu này nói lên mối dây liên lạc giữa các môn đệ và Đức Giêsu. Như thế, Đức Giêsu là một Người Thầy.
Chính Đức Giêsu cũng dùng danh hiệu này để nói về mình: “Anh em hãy đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy” (Mt 26,18). Hoặc “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là rabbi, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy còn tất cả đều là anh em với nhau (Mt 23,8). Hoặc “anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,13-14).
2.2. Đức Giêsu là một vị Thầy đặc biệt
Người hoàn toàn khác với các Rabbi Do Thái vì:
+ Uy quyền của Người. Trong khi các rabbi là những nhà chú giải luật, phải nại đến Thánh Kinh, đến Giao ước, nhất là Mười Điều Răn, đến truyền thống tổ tiên, thì Đức Giêsu không bao giờ là nhà chú giải Thánh Kinh ngay cả khi Người trích dẫn Thánh Kinh: “Người giảng dạy họ như Đấng có uy quyền chứ không như các ký lục Do Thái” (x. Mt 7,28-29; Mc 1,22-27; Lc 4,32). Thánh Matthêu đã ghi nhận điều đó ở Bài Giảng Trên Núi. Đức Giêsu luôn dùng công thức “Còn tôi, tôi bảo các ông…” để nói lên quyền tối thượng trong lời rao giảng và dạy bảo của Người. Người giảng dạy họ như Thiên Chúa ban luật mới, được tóm tắt trong Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) vì Người đến để kiện toàn luật Môsê (x. Mt 5,17-19). Đức Giêsu là một vị Thầy tuyệt vời khác hẳn bất cứ vị thầy nào trên thế giới vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa phán dạy. Các môn đệ chỉ khám phá ra điều này khi tận mắt thấy Người chết nhục nhã trên thập giá và sống lại sau đó để hoàn toàn tin phục vào Người.
+ Đức Giêsu rao giảng, dạy bảo không phải những mảnh sự thật như các thầy dạy thông thường để trao cho ta một mớ kiến thức hay nghề nghiệp, nhưng Người chính là sự thật toàn diện: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Sự thật này sẽ giải thoát ta khỏi cơn u mê lầm lạc, và đưa ta vào sự tự do của con cái Thiên Chúa. Sự sống này cũng không phải chỉ kéo dài vài chục hay 100 năm nhưng là sự sống vĩnh hằng (x. Ga 3,16.36; 5,24; 6,47).
+ Đức Giêsu dạy ta không phải những mảnh sự thật nhưng Người mời gọi ta học với Người để hòa nhập thành một với Người và với Thiên Chúa. “Anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng”. “Ước gì họ nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con”.
+ Đức Giêsu không phải dạy một mớ kiến thức để mở mang tâm trí nhưng Người là nguồn sự khôn ngoan. Khi kết hợp với Người ta có khả năng vô tận để khám phá vạn vật vì tất cả được dựng nên nhờ Người và cho Người. Đây là kinh nghiệm của rất nhiều nhà bác học như Ampère, Volt, Newton, Marie Curie... “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn Salômôn” (Mt 12,42).
+ Đức Giêsu không phải chỉ dạy mà còn giúp ta học điều Người dạy khi ban Thánh Thần Sự Thật cho ta. Người ban Thần Khí cho các môn đệ hiểu Thánh Kinh: “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc nhở những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
2.3. Nội dung lời giảng dạy của Đức Giêsu
Đức Giêsu giảng dạy về Nước Trời (= Nước Thiên Chúa) vì đó là tâm điểm và là điểm tổng hợp các lời rao giảng của Đức Giêsu.
Đức Giêsu dạy ta về Thiên Chúa là Cha của Người, nguồn của Chân Thiện Mỹ, nguồn sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên mà không vị thầy nào ở trần thế có thể dạy được như Người, vì Người là Con Thiên Chúa, Người biết Cha của mình (x. Ga 10,15; 17,25). Người chia sẻ cho chúng ta những kinh nghiệm của Người về Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm được như Người.
Đức Giêsu nói về Nước Trời như một cái gì đang được Người làm cho hiện diện nhưng đồng thời lại sắp tới: “Nước Trời đã đến gần”. Đó là Nước Cánh Chung của Thiên Chúa (x. Mt 24; Mc 13; Lc 21,8-36; 17,22-27). Người không mô tả nước đó, không nói đến thời gian, hoàn cảnh nước đó như thế nào (x. Mc 13,22; Lc 17,20-21) vì nước đó được đồng hoá với Thiên Chúa thánh thiện, vĩnh hằng.
Người nói về nước đó với tất cả uy quyền: nước của sự cứu độ và thánh thiện, của công lý và bình an, của ân sủng và tình thương. Người dùng các dụ ngôn, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại và tha thứ tội lỗi để diễn tả Nước Trời: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, như vậy là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông rồi” (Lc 11,20; x. Mc 3,22-27; Mt 12,28).
Đức Giêsu gắn liền Nước Trời với chính mình: Người là hiện thân của Nước Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,20-21), hiện thân của chính Thiên Chúa yêu thương con người và vạn vật đến tột cùng và muốn cứu độ tất cả. Đức Giêsu diễn tả Nước Trời bằng những hành động, bằng thái độ cư xử nhân lành với tội nhân, cùng ăn uống với họ như thể hiện lòng nhân từ của Thiên Chúa. Cuối cùng, Người đã chết và sống lại để đưa tất cả vào Nước Trời trong mầu nhiệm Thăng Thiên. So sánh 3 đoạn văn sau đây: Mt 19,29; Mc 10,29 và Lc 18,20 ta sẽ thấy Đức Giêsu đồng hoá Nước Thiên Chúa với chính con người của Người.
2.4. Thái độ đối với Thầy Giêsu
Tin tưởng tuyệt đối vào Người Thầy tuyệt vời để chăm chỉ lắng nghe và thực hiện Lời Người trong mọi hoàn cảnh của đời sống: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có những lời ban sự sống” (Ga 6,68).
Tự mình học tập, học hành vì không ai có thể học thay mình, sống thay mình, vào Nước Trời hay xuống hoả ngục thay mình! Luôn kết hợp với Thầy Giêsu vì “không thầy đố mày làm nên”, “Không có Ta, các con không thể làm được việc gì” (Ga 15,5). Luôn hiệp thông và noi gương học tập của các bạn, nhất là các thánh nhân là học trò xuất sắc của Thầy vì “học thầy không tày học bạn”.
Can đảm và quảng đại bước theo Thầy Giêsu bất chấp mọi thử thách, đau thương để hoàn thành công trình cứu độ mà Chúa Cha đã giao phó: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn trở thành người thu phục con người như các ngư phủ lưới cá” (Mt 4,19).
Dám từ bỏ chính mình, sau khi đã dâng hiến tất cả, để trở thành hiện thân của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
Hiền lành và khiêm tốn thật lòng trước mọi thành công và quyền năng mà Thầy Giêsu chia sẻ trong Thần Khí của Người khi lãnh nhận sứ mạng là người Thầy chỉ dạy cho con người con đường sự thật và sự sống: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng” (Mt 11,29).
Kết Luận
Hiểu được nhân loại đang khao khát một sự thật toàn diện, một sự sống dồi dào, ta cảm thấy tự hào vì có Thầy Giêsu. Ta cần phải trở thành học trò xuất sắc của Người, lắng nghe lời dạy, sống lời dạy và truyền lời dạy của Người cho anh em.
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong đời, bạn nhớ đến hình ảnh người thầy nào nhất? Người đó dạy bạn những gì?
2. Bạn cảm nghiệm về Thầy Giêsu như thế nào? Bạn có thể chia sẻ những gì Người dạy cho bạn?
3. Bạn đang ở mức nào trên thang điểm học hành: kém, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc?
4. Bạn có kinh nghiệm nào về sự soi sáng của Chúa Thánh Thần đối với những lời dạy của Thầy Giêsu?
Nhập đề
Trong đời sống, hầu như ai trong chúng ta cũng phải học: học chữ, học nghề, học ăn, học nói, học cách làm, cách sống và cả cách chết nữa. Người nào dạy một điều gì đó cũng được gọi là thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chữ ở đây có thể hiểu là những lý lẽ thâm sâu của đời người như chữ Nhân, chữ Tín…
Người Việt Nam ta rất trọng đạo thầy trò: “tôn sư trọng đạo”. Mỗi dịp lễ Tết, người học trò đều bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn người dạy dỗ mình: “Mùng Một tết cha… Mùng Ba tết thầy”.
Đức Giêsu nói với chúng ta: “Hôm nay, nếu các ông ở lại trong Lời của tôi thì các ông thật là môn đệ tôi. Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,31-32).
Chúng ta sẽ tìm hiểu Đức Giêsu là vị Thầy đặc biệt như thế nào so với các vị thầy khác trong dòng lịch sử nhân loại và mình cần phải làm gì để trở thành học trò xuất sắc của Người.
1. NHỮNG VỊ THẦY TRONG LỊCH SỬ
1.1. Con người tìm thầy dạy
Kể từ lúc thoát khỏi đời sống loài vật, con người biết dùng tinh thần để suy tư, học hỏi. Con người tìm cho mình các người thầy. Lịch sử văn minh của con người cũng là lịch sử tôn vinh những người thầy đặc biệt đã từng dạy con người sống mạnh mẽ hơn, giàu sang hơn, cao thượng hơn, tốt đẹp hơn.
Vị thầy nào càng dạy được nhiều trò, ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống con người thì càng được tôn vinh. Người ta hãnh diện vì được học một vị thầy danh tiếng.
1.2. Một số vị thầy đặc biệt
Thời cổ xưa, bên Tây Phương, có những vị thầy dạy con người biết suy tư như: Platon, Socrates (năm 469-399 trước CN), Aristote (384-322 trước CN), Heraclitus…
Bên Đông Phương có:
1. Đức Phật Thích Ca (560-480 trước CN, ở Ấn Độ).
2. Đức Khổng Tử (550-497 trước CN, ở Trung Quốc) và một số học trò lớn của ngài như Mạnh Tử, Tuân Tử…
3. Đức Lão Tử (ở Trung Quốc) với học trò là Trang Tử.
4. Đức Mohammed (570-632 sau CN, ở Ả Rập)…
Vào những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ XVI, người ta tập trung và suy tư về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật cách trừu tượng nên triết học, thần học phát triển. Trong Kitô giáo, thánh Tôma nổi bật với bộ Tổng luận Thần học.
Vào thế kỷ XVII-XVIII, người ta bắt đầu chú ý tới những giá trị về dân chủ, về bình đẳng, về những quyền lợi cơ bản của con người, về ý thức độc lập dân tộc nên ta thấy xuất hiện những người thầy mới như Descartes, Spinoza, J.J.Rouseau...
Từ thế kỷ XIX-XX, người ta đi tìm những kiến thức thiết thực giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, giàu sang hơn nên người thầy mới bây giờ là những nhà khoa học kỹ thuật, các nhà bác học với những phát minh kỳ diệu đưa con người vượt ra ngoài không gian như Galiléi, Darwin, Newton, Einstein...
1.3. Thiên Chúa là Thầy của mọi vị thầy
Tuy nhiên, người Công giáo chúng ta hiểu rằng: tất cả các suy tư tốt đẹp của con người đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành con người giống hình ảnh Ngài, đã ban tinh thần cho con người để con người vượt ra khỏi giới hạn của thể xác vật chất, của không gian và thời gian. Do đó, ta không lạ lùng khi Đức Giêsu nói: “Anh em đừng gọi ai dưới đất là cha, vì chỉ có một Cha trên trời… Anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả đều là anh em với nhau” (x. Mt 23,8-9).
Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho toàn thể gia đình nhân loại để Ngài soi sáng tâm trí và giúp con người khám phá ra con đường dẫn tới Thiên Chúa. Vì thế, tất cả những suy tư tích cực, cao thượng, tốt lành của bất cứ ai, thuộc bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào… đều đáng được trân trọng và là di sản chung của gia đình nhân loại.
Khi nhìn nhận Thiên Chúa là vị Thầy Tối Cao, là nguồn mọi tri thức, con người mới sẵn lòng chia sẻ cách quảng đại và vô vị lợi những gì mình khám phá được cho mọi người như anh em ruột thịt của mình thay vì giấu nghề, giữ bí mật, đòi tác quyền một cách quá đáng hoặc bất công như hiện nay (thí dụ: bản quyền của Microsoft, của các sách như Harry Potter...).
1.4. Đức Giêsu là người Thầy như thế nào?
Người Trung Quốc gọi Đức Khổng Tử là “Vạn Thế Sư” (thầy của muôn thế hệ) vì hàng tỷ người biết ngài. Có những vị thầy viết hàng ngàn trang sách hay. Có những vị thầy nói những lời khôn ngoan hoặc dạy ta làm điều tốt khiến ta nhớ mãi.
Còn Đức Giêsu không viết sách. Các lời Người nói ghi lại trong 4 Phúc Âm nếu đọc lên cũng chỉ dài chừng 1 tiếng đồng hồ. Nhiều câu Người nói rất khó nghe, khó chấp nhận vì có vẻ tiêu cực, bi quan, nhu nhược... Thí dụ: “Đừng chống cự người ác. Trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má trái ra nữa” (Mt 5,39).
Vậy tại sao ta lại chọn Đức Giêsu là người Thầy tuyệt vời của mình? Tại sao ta lại dám sống và dám chết cho lời của Người như các Tông đồ và các môn đệ đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai? Chỉ sau biến cố chết đi và sống lại của Chúa Giêsu, tận mắt thấy Người sống lại, các Tông đồ mới xác tín điều này, dù rằng trước đó các ông đã tận tai nghe biết bao lời giảng dạy đầy uy quyền của Người.
2. ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI
2.1. Đức Giêsu là người Thầy thật sự
Trong Tin Mừng, Đức Giêsu được dân chúng gọi là Thầy (Rabbi – 3 lần (x. Mc 9,5; 11,21; 14,45) hay Rabbouni – 2 lần (x. Mc 10,51; Ga 20,16. Gioan dùng 8 lần: 1,38.49; 3,2.26; 4,31; 6,25; 9,2; 11,8) và cắt nghĩa Didascalos là thuật ngữ Hy Lạp tương đương với Rabbi hay Rabbouni. Từ này được dùng 24 lần, nhất là để xưng hô với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy”.
Thầy không phải chỉ là một danh xưng nhưng còn là một địa vị xã hội mà người ta gán cho Đức Giêsu vì những hoạt động xã hội của Người. Là Thầy nên Người đã dạy dỗ dân chúng và đã quy tụ những ai muốn theo sát Người để họ trở thành môn đệ. Danh hiệu này nói lên mối dây liên lạc giữa các môn đệ và Đức Giêsu. Như thế, Đức Giêsu là một Người Thầy.
Chính Đức Giêsu cũng dùng danh hiệu này để nói về mình: “Anh em hãy đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy” (Mt 26,18). Hoặc “Phần anh em, đừng để ai gọi mình là rabbi, nghĩa là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy còn tất cả đều là anh em với nhau (Mt 23,8). Hoặc “anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,13-14).
2.2. Đức Giêsu là một vị Thầy đặc biệt
Người hoàn toàn khác với các Rabbi Do Thái vì:
+ Uy quyền của Người. Trong khi các rabbi là những nhà chú giải luật, phải nại đến Thánh Kinh, đến Giao ước, nhất là Mười Điều Răn, đến truyền thống tổ tiên, thì Đức Giêsu không bao giờ là nhà chú giải Thánh Kinh ngay cả khi Người trích dẫn Thánh Kinh: “Người giảng dạy họ như Đấng có uy quyền chứ không như các ký lục Do Thái” (x. Mt 7,28-29; Mc 1,22-27; Lc 4,32). Thánh Matthêu đã ghi nhận điều đó ở Bài Giảng Trên Núi. Đức Giêsu luôn dùng công thức “Còn tôi, tôi bảo các ông…” để nói lên quyền tối thượng trong lời rao giảng và dạy bảo của Người. Người giảng dạy họ như Thiên Chúa ban luật mới, được tóm tắt trong Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) vì Người đến để kiện toàn luật Môsê (x. Mt 5,17-19). Đức Giêsu là một vị Thầy tuyệt vời khác hẳn bất cứ vị thầy nào trên thế giới vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa phán dạy. Các môn đệ chỉ khám phá ra điều này khi tận mắt thấy Người chết nhục nhã trên thập giá và sống lại sau đó để hoàn toàn tin phục vào Người.
+ Đức Giêsu rao giảng, dạy bảo không phải những mảnh sự thật như các thầy dạy thông thường để trao cho ta một mớ kiến thức hay nghề nghiệp, nhưng Người chính là sự thật toàn diện: “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Sự thật này sẽ giải thoát ta khỏi cơn u mê lầm lạc, và đưa ta vào sự tự do của con cái Thiên Chúa. Sự sống này cũng không phải chỉ kéo dài vài chục hay 100 năm nhưng là sự sống vĩnh hằng (x. Ga 3,16.36; 5,24; 6,47).
+ Đức Giêsu dạy ta không phải những mảnh sự thật nhưng Người mời gọi ta học với Người để hòa nhập thành một với Người và với Thiên Chúa. “Anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng”. “Ước gì họ nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con”.
+ Đức Giêsu không phải dạy một mớ kiến thức để mở mang tâm trí nhưng Người là nguồn sự khôn ngoan. Khi kết hợp với Người ta có khả năng vô tận để khám phá vạn vật vì tất cả được dựng nên nhờ Người và cho Người. Đây là kinh nghiệm của rất nhiều nhà bác học như Ampère, Volt, Newton, Marie Curie... “Ở đây còn có Đấng cao trọng hơn Salômôn” (Mt 12,42).
+ Đức Giêsu không phải chỉ dạy mà còn giúp ta học điều Người dạy khi ban Thánh Thần Sự Thật cho ta. Người ban Thần Khí cho các môn đệ hiểu Thánh Kinh: “Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc nhở những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
2.3. Nội dung lời giảng dạy của Đức Giêsu
Đức Giêsu giảng dạy về Nước Trời (= Nước Thiên Chúa) vì đó là tâm điểm và là điểm tổng hợp các lời rao giảng của Đức Giêsu.
Đức Giêsu dạy ta về Thiên Chúa là Cha của Người, nguồn của Chân Thiện Mỹ, nguồn sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên mà không vị thầy nào ở trần thế có thể dạy được như Người, vì Người là Con Thiên Chúa, Người biết Cha của mình (x. Ga 10,15; 17,25). Người chia sẻ cho chúng ta những kinh nghiệm của Người về Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm được như Người.
Đức Giêsu nói về Nước Trời như một cái gì đang được Người làm cho hiện diện nhưng đồng thời lại sắp tới: “Nước Trời đã đến gần”. Đó là Nước Cánh Chung của Thiên Chúa (x. Mt 24; Mc 13; Lc 21,8-36; 17,22-27). Người không mô tả nước đó, không nói đến thời gian, hoàn cảnh nước đó như thế nào (x. Mc 13,22; Lc 17,20-21) vì nước đó được đồng hoá với Thiên Chúa thánh thiện, vĩnh hằng.
Người nói về nước đó với tất cả uy quyền: nước của sự cứu độ và thánh thiện, của công lý và bình an, của ân sủng và tình thương. Người dùng các dụ ngôn, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại và tha thứ tội lỗi để diễn tả Nước Trời: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, như vậy là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông rồi” (Lc 11,20; x. Mc 3,22-27; Mt 12,28).
Đức Giêsu gắn liền Nước Trời với chính mình: Người là hiện thân của Nước Thiên Chúa: “Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,20-21), hiện thân của chính Thiên Chúa yêu thương con người và vạn vật đến tột cùng và muốn cứu độ tất cả. Đức Giêsu diễn tả Nước Trời bằng những hành động, bằng thái độ cư xử nhân lành với tội nhân, cùng ăn uống với họ như thể hiện lòng nhân từ của Thiên Chúa. Cuối cùng, Người đã chết và sống lại để đưa tất cả vào Nước Trời trong mầu nhiệm Thăng Thiên. So sánh 3 đoạn văn sau đây: Mt 19,29; Mc 10,29 và Lc 18,20 ta sẽ thấy Đức Giêsu đồng hoá Nước Thiên Chúa với chính con người của Người.
2.4. Thái độ đối với Thầy Giêsu
Tin tưởng tuyệt đối vào Người Thầy tuyệt vời để chăm chỉ lắng nghe và thực hiện Lời Người trong mọi hoàn cảnh của đời sống: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Chỉ có Thầy mới có những lời ban sự sống” (Ga 6,68).
Tự mình học tập, học hành vì không ai có thể học thay mình, sống thay mình, vào Nước Trời hay xuống hoả ngục thay mình! Luôn kết hợp với Thầy Giêsu vì “không thầy đố mày làm nên”, “Không có Ta, các con không thể làm được việc gì” (Ga 15,5). Luôn hiệp thông và noi gương học tập của các bạn, nhất là các thánh nhân là học trò xuất sắc của Thầy vì “học thầy không tày học bạn”.
Can đảm và quảng đại bước theo Thầy Giêsu bất chấp mọi thử thách, đau thương để hoàn thành công trình cứu độ mà Chúa Cha đã giao phó: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn trở thành người thu phục con người như các ngư phủ lưới cá” (Mt 4,19).
Dám từ bỏ chính mình, sau khi đã dâng hiến tất cả, để trở thành hiện thân của Thầy Giêsu: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
Hiền lành và khiêm tốn thật lòng trước mọi thành công và quyền năng mà Thầy Giêsu chia sẻ trong Thần Khí của Người khi lãnh nhận sứ mạng là người Thầy chỉ dạy cho con người con đường sự thật và sự sống: “Hãy học với tôi vì tôi hiền lành và khiêm tốn thật lòng” (Mt 11,29).
Kết Luận
Hiểu được nhân loại đang khao khát một sự thật toàn diện, một sự sống dồi dào, ta cảm thấy tự hào vì có Thầy Giêsu. Ta cần phải trở thành học trò xuất sắc của Người, lắng nghe lời dạy, sống lời dạy và truyền lời dạy của Người cho anh em.
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong đời, bạn nhớ đến hình ảnh người thầy nào nhất? Người đó dạy bạn những gì?
2. Bạn cảm nghiệm về Thầy Giêsu như thế nào? Bạn có thể chia sẻ những gì Người dạy cho bạn?
3. Bạn đang ở mức nào trên thang điểm học hành: kém, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc?
4. Bạn có kinh nghiệm nào về sự soi sáng của Chúa Thánh Thần đối với những lời dạy của Thầy Giêsu?