Tổng thống Gruzia Eduard Shevardnadze ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi phe đối lập chiếm lĩnh trụ sở quốc hội và văn phòng thổng thống.
Họ đã tràn vào tòa nhà Quốc hội nơi Tổng thống Shevardnadze vừa đọc lời khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới.
Ông Tổng thống đã được cảnh vệ đưa đi chỗ khác, và tuyên bố sẽ không từ chức trước vụ mà ông gọi là đảo chính.
Lãnh tụ phe đối lập Mikhail Saakashvili nói đang chủ trương một cuộc cách mạng không đổ máu.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã phái ngoại trưởng Nga, Igor Ivanov đi Gruzia nhằm giúp làm dịu bớt cuộc khủng hoảng chính trị ở đó.
Giới chức ở Moscow cho hay ông Putin đang tham khảo gấp rút với các nhà lãnh đạo các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ.
Theo tin của phóng viên BBC Jannat Jalil thì tổng thống Nga từng hứa sẽ giúp đỡ hết sức để chấm dứt cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hồi trước đây trong tháng này.
Nhưng việc ngoại trưởng Nga nay được phái đến Gruzia hay còn gọi là Georgia sẽ gây ra quan ngại ở đó.
Kể từ khi giành được độc lập sau khi Liên Xô bị tan rã, ông Shevardnadze đã ra sức tách Gruzia ra khỏi ảnh hưởng của Nga.
Quan hệ giữa hai nước thường khi bị căng thẳng với việc Gruzia than phiền chuyện Nga hậu thuẫn cho phe ly khai trong vùng Abkhazia và Nga thì than phiền chuyện các tay súng Chechnya hiện diện trong vùng hẻm núi Pankisi của Gruzia.
Nhưng phương Tây trước đây từng ủng hộ ông Shevardnadze thì nay lại chỉ trích sự lãnh đạo của ông, vì họ tỏ ra thất vọng trước cung cách tổ chức bầu cử vừa rồi ở đó.
Những người biểu tình thuộc phe đối lập đã xông vào tòa nhà quốc hội của Gruzia sau 3 tuần lễ phản kháng chính phủ của tổng thống Shevardnadze, vì họ cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử diễn ra hồi đầu tháng này.
Nhưng giới bình luận lại cho rằng các khó khăn của Gruzia lại bắt nguồn từ lâu trước khi có bầu cử nữa.
Phe đối lập ở Gruzia cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 2 tháng 11.
Nghe nói hai nhóm chính trị trung thành với ông Shevardnadze đã về nhứt và nhì, nhưng phe đối lập do ông Mikhail Saakashvili thì cho rằng ông Shevardnadze cùng những người thân cận với ông đã đưa nước Gruzia đến tình trạng chia rẽ đến nỗi họ không còn được dân Gruzia ủng hộ nữa.
Các dịch vụ căn bản như khí đốt, điện lực và nước cung cấp ngay ở thủ đô Tbilisi cũng thường khi bị gián đoạn.
Và tình trạng tham nhũng trong cấp lãnh đạo thì lan tràn ở khắp nơi.
Ông Saakashvili đã chứng minh điều đó khi trưng ra trước đám đông những tấm hình chụp các biệt thự của những người trong cấp lãnh đạo, ông hỏi vậy chớ tiền ở đâu mà họ có để xây cất các biệt thự đó.
Khi lên cầm quyền hồi năm 1992, ông Shevardnadze được ca tụng như là người cứu nước Gruzia sau thời kỳ hỗn độn hậu Liên Xô dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống đầu tiên Zviad Gamsakhurdia.
Và sau cơn khủng hoảng đẫm máu của cuộc nội chiến tiếp theo sau đó, nhiều người trông đợi ông Shevardnadze đưa nước Gruzia đến bến bờ thịnh vượng.
Nhưng chỉ có một số ít người là phát đạt mà thôi, và đa số dân Gruzia không còn trông đợi có được câu giải đáp mau chóng cho những khó khăn của họ nữa.(BBC)
Họ đã tràn vào tòa nhà Quốc hội nơi Tổng thống Shevardnadze vừa đọc lời khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới.
Ông Tổng thống đã được cảnh vệ đưa đi chỗ khác, và tuyên bố sẽ không từ chức trước vụ mà ông gọi là đảo chính.
Lãnh tụ phe đối lập Mikhail Saakashvili nói đang chủ trương một cuộc cách mạng không đổ máu.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã phái ngoại trưởng Nga, Igor Ivanov đi Gruzia nhằm giúp làm dịu bớt cuộc khủng hoảng chính trị ở đó.
Giới chức ở Moscow cho hay ông Putin đang tham khảo gấp rút với các nhà lãnh đạo các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ.
Theo tin của phóng viên BBC Jannat Jalil thì tổng thống Nga từng hứa sẽ giúp đỡ hết sức để chấm dứt cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hồi trước đây trong tháng này.
Nhưng việc ngoại trưởng Nga nay được phái đến Gruzia hay còn gọi là Georgia sẽ gây ra quan ngại ở đó.
Kể từ khi giành được độc lập sau khi Liên Xô bị tan rã, ông Shevardnadze đã ra sức tách Gruzia ra khỏi ảnh hưởng của Nga.
Quan hệ giữa hai nước thường khi bị căng thẳng với việc Gruzia than phiền chuyện Nga hậu thuẫn cho phe ly khai trong vùng Abkhazia và Nga thì than phiền chuyện các tay súng Chechnya hiện diện trong vùng hẻm núi Pankisi của Gruzia.
Nhưng phương Tây trước đây từng ủng hộ ông Shevardnadze thì nay lại chỉ trích sự lãnh đạo của ông, vì họ tỏ ra thất vọng trước cung cách tổ chức bầu cử vừa rồi ở đó.
Những người biểu tình thuộc phe đối lập đã xông vào tòa nhà quốc hội của Gruzia sau 3 tuần lễ phản kháng chính phủ của tổng thống Shevardnadze, vì họ cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử diễn ra hồi đầu tháng này.
Nhưng giới bình luận lại cho rằng các khó khăn của Gruzia lại bắt nguồn từ lâu trước khi có bầu cử nữa.
Phe đối lập ở Gruzia cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 2 tháng 11.
Nghe nói hai nhóm chính trị trung thành với ông Shevardnadze đã về nhứt và nhì, nhưng phe đối lập do ông Mikhail Saakashvili thì cho rằng ông Shevardnadze cùng những người thân cận với ông đã đưa nước Gruzia đến tình trạng chia rẽ đến nỗi họ không còn được dân Gruzia ủng hộ nữa.
Các dịch vụ căn bản như khí đốt, điện lực và nước cung cấp ngay ở thủ đô Tbilisi cũng thường khi bị gián đoạn.
Và tình trạng tham nhũng trong cấp lãnh đạo thì lan tràn ở khắp nơi.
Ông Saakashvili đã chứng minh điều đó khi trưng ra trước đám đông những tấm hình chụp các biệt thự của những người trong cấp lãnh đạo, ông hỏi vậy chớ tiền ở đâu mà họ có để xây cất các biệt thự đó.
Khi lên cầm quyền hồi năm 1992, ông Shevardnadze được ca tụng như là người cứu nước Gruzia sau thời kỳ hỗn độn hậu Liên Xô dưới sự lãnh đạo của vị tổng thống đầu tiên Zviad Gamsakhurdia.
Và sau cơn khủng hoảng đẫm máu của cuộc nội chiến tiếp theo sau đó, nhiều người trông đợi ông Shevardnadze đưa nước Gruzia đến bến bờ thịnh vượng.
Nhưng chỉ có một số ít người là phát đạt mà thôi, và đa số dân Gruzia không còn trông đợi có được câu giải đáp mau chóng cho những khó khăn của họ nữa.(BBC)