Đến thứ Bẩy có đến hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập đã kéo đến trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Tbilisi của Gruzia đòi đương kim tổng thống Edward Shevarnadze từ chức.
Trong lúc những người biểu tình có kế hoạch kéo dài hoạt động thì cảnh sát chống bạo động lính từ bộ nội vụ đang được đặt vào tình trạng báo động.
Tính ra đây là đỉnh cao của suốt một tuần biểu tình ở khắp nơi trên đất nước Gruzia, mà có những chỗ đã biến thành bạo động.
Ở thủ đô thì có đến 1 vạn người cầm cờ phất và hò reo tuần hành từ quảng trường Tự do dọc đại lộ Rustaveli về tòa nhà quốc hội.
Mikhail Sa-a-kash-vili, lãnh tụ của phong trào quốc gia kêu gọi dân chúng thủ đô tham gia tuần hành, nói những người ủng hộ ông sẽ không rời chân ra khỏi khu nhà quốc hội nếu tổng thống Shevarnadze không chịu nhượng bộ và tự do chưa được phép thắng thế.
Các cuộc biểu tình bùng nổ từ cuối tuần trước khi mà các nhóm đối lập tuyên bố đảng Tân Gruzja của ông Shevarnadze đã gian lận bầu cử.
Giới quan sát viên phương Tây cũng lên tiếng chỉ trích cuộc bỏ phiếu và nói họ chứng kiến những chuyện không hợp lý.
Cho đến nay thì nhiều người dân Gruzja đã tên tiếng chỉ trích ông Shevarnadze về mức độ trầm trọng của nghèo đói và nạn thất nghiệp.
Ông Shevarnadze từng là ngoại trưởng của Liên Xô trước đây.
Hồi đó Gruzja từng là nước cộng hòa rất giầu có trong số các nước cộng hòa của Liên bang Xô Viết, với nguồn lực từ các ngọn đồi màu mỡ và những cánh đồng nho trù phú.
Konstantin Lomidze giải thích với đài BBC ông ta đi tuần hành vì đã quá mệt mỏi với chế độ của Shevarnadze rồi:
"Chúng tôi cần nơi đây phải thay đổi. Thay đổi cho tốt hơn lên.
Chúng tôi không thích vị tổng thống này. Chúng tôi không thích chính phủ của ông ta.
Ở đây có đủ cả, tầng lớp trí thức, giáo sư, sinh viên, dân hưu trí, giáo viên. Không còn có thể dung thứ cho ông Shevarnadze được nữa." - ông Konstantin Lomidze nói.
Giới lãnh đạo đoàn biểu tình đã hứa cung cấp lương thực và chăn màn cho đoàn biểu tình để động viên họ ở lại qua đêm.
Bất kể mưa phùn gió bấc, cả ngàn người đã ở đây đến tận chiều thứ Bẩy.
Cũng có những người hứa sẽ quay lại vào tờ mờ sáng để tiếp tục biểu tình cho đến khi người mà họ nói là đã gây ra cảnh đói khổ cho Gruzja bị buộc phải mất chức. (BBC)
Trong lúc những người biểu tình có kế hoạch kéo dài hoạt động thì cảnh sát chống bạo động lính từ bộ nội vụ đang được đặt vào tình trạng báo động.
Tính ra đây là đỉnh cao của suốt một tuần biểu tình ở khắp nơi trên đất nước Gruzia, mà có những chỗ đã biến thành bạo động.
Ở thủ đô thì có đến 1 vạn người cầm cờ phất và hò reo tuần hành từ quảng trường Tự do dọc đại lộ Rustaveli về tòa nhà quốc hội.
Mikhail Sa-a-kash-vili, lãnh tụ của phong trào quốc gia kêu gọi dân chúng thủ đô tham gia tuần hành, nói những người ủng hộ ông sẽ không rời chân ra khỏi khu nhà quốc hội nếu tổng thống Shevarnadze không chịu nhượng bộ và tự do chưa được phép thắng thế.
Các cuộc biểu tình bùng nổ từ cuối tuần trước khi mà các nhóm đối lập tuyên bố đảng Tân Gruzja của ông Shevarnadze đã gian lận bầu cử.
Giới quan sát viên phương Tây cũng lên tiếng chỉ trích cuộc bỏ phiếu và nói họ chứng kiến những chuyện không hợp lý.
Cho đến nay thì nhiều người dân Gruzja đã tên tiếng chỉ trích ông Shevarnadze về mức độ trầm trọng của nghèo đói và nạn thất nghiệp.
Ông Shevarnadze từng là ngoại trưởng của Liên Xô trước đây.
Hồi đó Gruzja từng là nước cộng hòa rất giầu có trong số các nước cộng hòa của Liên bang Xô Viết, với nguồn lực từ các ngọn đồi màu mỡ và những cánh đồng nho trù phú.
Konstantin Lomidze giải thích với đài BBC ông ta đi tuần hành vì đã quá mệt mỏi với chế độ của Shevarnadze rồi:
"Chúng tôi cần nơi đây phải thay đổi. Thay đổi cho tốt hơn lên.
Chúng tôi không thích vị tổng thống này. Chúng tôi không thích chính phủ của ông ta.
Ở đây có đủ cả, tầng lớp trí thức, giáo sư, sinh viên, dân hưu trí, giáo viên. Không còn có thể dung thứ cho ông Shevarnadze được nữa." - ông Konstantin Lomidze nói.
Giới lãnh đạo đoàn biểu tình đã hứa cung cấp lương thực và chăn màn cho đoàn biểu tình để động viên họ ở lại qua đêm.
Bất kể mưa phùn gió bấc, cả ngàn người đã ở đây đến tận chiều thứ Bẩy.
Cũng có những người hứa sẽ quay lại vào tờ mờ sáng để tiếp tục biểu tình cho đến khi người mà họ nói là đã gây ra cảnh đói khổ cho Gruzja bị buộc phải mất chức. (BBC)