Washington, DC - Từ 5 tới 8 giờ chiều thứ Tư 12 tháng 11 năm 2003 tại Ryatt Regency trên đồi Capitol thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (HĐGMCGHK) đã mở một buổi tiếp tân công cộng dành cho phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đang viếng thăm Hoa Kỳ.
Trước khi cùng nhau lên đường tham dự buổi tiếp tân, tại nhà dòng Phanxicô, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Hoàng Xuân Tiệm, Đức Cha Nguyễn Soạn, và Cha Nguyễn Ngọc Sơn trong phái đoàn HĐGMVN đã dành buổi chiều hội họp chung với các đại diện Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Các đại diện Liên Đoàn tháp tùng phái đoàn gồm có Đức Ông Phạm Văn Phương, Cha Mai Khải Hoàn, Sr. Đinh Kim Thanh, Cha Lê Quang Hiền, Cha Nguyễn An Ninh, Cha Hoàng Xuân Nghiêm, Cha Nguyễn Xuân Quýnh, Cha Trần Công Nghị, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, Ông Nguyễn Đức Tuấn, Ông Phạm Văn Tạc, và Ông Đặng Văn Kiếm.
Đến nới, chúng tôi được Cha Anthony Đào Quang Chính, tân Giám đốc Văn phòng Mục vụ Di Dân và Tỵ Nạn của HĐGMCGHK đón tiếp hướng dẫn vào phòng tiếp tân.
Với khung cảnh đơn sơ nhưng không kém phần trang trọng ấm cúng của phòng tiếp tân, các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân tay bắt mặt mừng trong bầu khí vui vẻ cởi mở và trò chuyện thân tình.
Từng vị trong phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã được Đức Ông Tổng Thư Ký điều hành văn phòng HĐGMCGHK chào mừng và giới thiệu. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn ngỏ lời chào mừng các quan khách và nói lên lời cảm tạ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tiếp đến Đức Cha Nguyễn Văn Hòa đại diện Hội Đồng Giám Mục VN đã trao tặng bức ảnh Đức Mẹ Lavang như một biểu hiện nối kết và hiệp thông giữa hai đất nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Qua buổi tiếp tân, chúng tôi ghi nhận một số sự kiện đáng chú ý khác sau đây:
Đức Cha Ignatius Wang, giám mục Trung Hoa tại Hoa Kỳ m người cao đứng giữa và Đức Cha Mai Thanh Lương
Hai vị Giám mục người gốc Á Châu đầu tiên tại Hoa Kỳ hiện diện cùng lúc. Đó là Đức Cha Ignatius Wang, Giám mục Phụ tá San Francisco, và Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Orange. Có vị lên tiếng: “Chào Đức Cha Trung Hoa tiên khởi tại Hoa Kỳ.” Đức Cha Wang đáp lại: “Phải nói là Giám mục Á Châu tiên khởi tại Hoa Kỳ mới chỉnh.”
Hiện nay, có khoảng 100 ngàn người Công giáo Trung Hoa tại Hoa Kỳ và Canada; đang khi người Công giáo Việt Nam riêng tại Hoa Kỳ có chừng 450 ngàn trong tổng số 1 triệu 500 ngàn đồng bào gốc Việt.
Sự gặp gỡ bất ngờ phái đoàn Liên Hội Đồng Giám Mục Trung Phi Châu. Có 3 vị người da đen tiến vào phòng tiếp tân, không mấy ai để ý. Tôi bèn bước tới chào hỏi. Thì ra đó là Đức Tổng Giám mục Simon Ntamwana từ nước Burundi, Đức Cha Nicholas Djomo, Chủ tịch HĐGM nước Dân Chủ Cộng Hòa Congo, và Đức Hồng Y Frederic Etsou, Tổng Giám mục Kinshasa, Congo, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Trung Phi Châu.
Lần này, phái đoàn Phi Châu đã trình bày trước HĐGMCGHK rằng Phi Châu cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề nghèo đói, chiến tranh, và bệnh AIDS. Rất nhiều người xin gia nhập Hội Thánh Công giáo. Phi Châu có 130 triệu Công giáo trong tổng số 1 tỉ người. Riêng nước Burundi có 70% là Công giáo, và có 50% tại nước Congo (tên cũ là Zaire).
Hai Đức Hồng Y Việt Nam và DHY Etsou người Conggô Phi Châu chụp hình chung với nhau
Đức TGM Ntamwana nói: “Phi Châu là một lục địa rất trẻ. Chúng tôi mong muốn giáo hội hoàn vũ chú ý tới sự trẻ trung của chúng tôi.”
Đức Cha Djomo cho biết: “Giáo dân hoạt động rất mạnh mẽ (extremely active). Ơn gọi tu trì rất đông (an abundance of vocations). Nhà thờ chật ních vào mỗi Chúa Nhật.”
Đức Hồng Y Etsou nói rằng Tổng Giáo phận của ngài có một chương trình huấn luyện giáo dân để trở thành những người giúp tổ chức phát triển và điều hành các cộng đoàn giáo xứ. Ngài cũng cho biết nhu cầu cần dịch Kinh Thánh ra các tiếng địa phương và nâng cao giáo dục cho “nhừng người làm việc trong sứ vụ truyền giáo.”
Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục Washington DC, đề nghị các Giáo phận hằng năm có chương trình quyên góp riêng cho Phi Châu, và ngài gọi Phi Châu là một lục địa “nghèo nhất thế giới, nhưng cũng đầy tiềm năng cho tương lai giáo hội. Thời điểm hiện nay hết sức quan trọng cho đời sống hội thánh và các dân tộc Phi Châu.”
Với sự vận động do Ủy Ban Giám Mục về Chính Sách Quốc Tế của HĐGMCGHK, mấy tháng trước đây, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua một ngân sách 20 tỉ mỹ kim để giúp người nghèo và thực hiện các kế hoạch nhằm ngăn chăn bệnh AIDS tại Phi Châu.
Dịp này, tôi được tiếp xúc với Bà Kathleen A. Curran, Cố vấn Chính sách Văn phòng Bộ Phát triển Xã hội Quốc nội và Quốc tế của HĐGMCGHK. Bà Curran cho biết hội đồng quan tâm nhiều tới nhu cầu phát triển đời sống xã hội tại Việt Nam cũng như Á Châu, và Bà mong muốn tìm hiểu thêm về hiện trạng trong vùng...
Lục địa Á Châu có tới hơn một nửa dân số thế giới, nhưng chỉ có khoảng 107 triệu người Công giáo, trong đó Việt Nam có gần 6 triệu trên tổng số hơn 80 triệu dân. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho biết hằng năm có thêm nhiều người xin gia nhập đạo Công giáo, và nhu cầu dịch các tài liệu tôn giáo ra tiếng Việt rất cần thiết trong việc huấn luyện giáo sĩ, tu sĩ, và giáo dân.
Đức Hồng Y Mẫn cũng nói rằng giáo hội cần “chú ý tới Á Châu và giúp người dân Á Châu một cách cụ thể để thực hiện các công việc mục vụ và loan báo Tin Mừng Ơn Cứu Độ” giữa cánh đồng truyền giáo bao la của lục địa Á Châu rộng lớn này.
Sự ân cần của HĐGMCGHK trong việc đón tiếp phái đoàn HĐGMVN biểu lộ rất rõ tình liên đới huynh đệ giữa hai Hội Thánh. Hầu hết các Giám mục cai quản những Giáo phận qui tụ đông đảo dân Việt Nam đều hiện diện để chào đón phái đoàn Việt Nam. Điển hình là Đức Cha Tod Brown, GP Orange; Đức Hồng Y Roger Mahony, TGP Los Angeles; Đức Cha Wilton D. Gregory, GP Belleville, đương kim Chủ tịch HĐGMCGHK... Phía giáo dân thì có đại diện Hội Hiệp Sĩ Columbus, tổ chức Koch Foundation, tổ chức Giúp Đỡ các Giáo Hội cần thiết, và một số các chuyên viên phục vụ trong các Bộ hoặc Ủy Ban của HĐGMCGHK.
Đặc biệt có Đức Cha Joseph A. Fiorenza, GP Galveston-Houston, cựu Chủ tịch hướng dẫn phái đoàn HĐGMCGHK thăm Việt Nam năm 1999 và trước tượng đài Đức Mẹ Lavang tại Quảng Trị lần đó, ngài đã nói một câu bất hủ là “Thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin nhận Đức Mẹ Lavang làm Mẹ nuôi của đất nước chúng tôi.”
Trước khi cùng nhau lên đường tham dự buổi tiếp tân, tại nhà dòng Phanxicô, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Hoàng Xuân Tiệm, Đức Cha Nguyễn Soạn, và Cha Nguyễn Ngọc Sơn trong phái đoàn HĐGMVN đã dành buổi chiều hội họp chung với các đại diện Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Các đại diện Liên Đoàn tháp tùng phái đoàn gồm có Đức Ông Phạm Văn Phương, Cha Mai Khải Hoàn, Sr. Đinh Kim Thanh, Cha Lê Quang Hiền, Cha Nguyễn An Ninh, Cha Hoàng Xuân Nghiêm, Cha Nguyễn Xuân Quýnh, Cha Trần Công Nghị, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, Ông Nguyễn Đức Tuấn, Ông Phạm Văn Tạc, và Ông Đặng Văn Kiếm.
Đến nới, chúng tôi được Cha Anthony Đào Quang Chính, tân Giám đốc Văn phòng Mục vụ Di Dân và Tỵ Nạn của HĐGMCGHK đón tiếp hướng dẫn vào phòng tiếp tân.
Với khung cảnh đơn sơ nhưng không kém phần trang trọng ấm cúng của phòng tiếp tân, các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân tay bắt mặt mừng trong bầu khí vui vẻ cởi mở và trò chuyện thân tình.
Từng vị trong phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã được Đức Ông Tổng Thư Ký điều hành văn phòng HĐGMCGHK chào mừng và giới thiệu. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn ngỏ lời chào mừng các quan khách và nói lên lời cảm tạ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tiếp đến Đức Cha Nguyễn Văn Hòa đại diện Hội Đồng Giám Mục VN đã trao tặng bức ảnh Đức Mẹ Lavang như một biểu hiện nối kết và hiệp thông giữa hai đất nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
Qua buổi tiếp tân, chúng tôi ghi nhận một số sự kiện đáng chú ý khác sau đây:
Đức Cha Ignatius Wang, giám mục Trung Hoa tại Hoa Kỳ m người cao đứng giữa và Đức Cha Mai Thanh Lương
Hai vị Giám mục người gốc Á Châu đầu tiên tại Hoa Kỳ hiện diện cùng lúc. Đó là Đức Cha Ignatius Wang, Giám mục Phụ tá San Francisco, và Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Orange. Có vị lên tiếng: “Chào Đức Cha Trung Hoa tiên khởi tại Hoa Kỳ.” Đức Cha Wang đáp lại: “Phải nói là Giám mục Á Châu tiên khởi tại Hoa Kỳ mới chỉnh.”
Hiện nay, có khoảng 100 ngàn người Công giáo Trung Hoa tại Hoa Kỳ và Canada; đang khi người Công giáo Việt Nam riêng tại Hoa Kỳ có chừng 450 ngàn trong tổng số 1 triệu 500 ngàn đồng bào gốc Việt.
Sự gặp gỡ bất ngờ phái đoàn Liên Hội Đồng Giám Mục Trung Phi Châu. Có 3 vị người da đen tiến vào phòng tiếp tân, không mấy ai để ý. Tôi bèn bước tới chào hỏi. Thì ra đó là Đức Tổng Giám mục Simon Ntamwana từ nước Burundi, Đức Cha Nicholas Djomo, Chủ tịch HĐGM nước Dân Chủ Cộng Hòa Congo, và Đức Hồng Y Frederic Etsou, Tổng Giám mục Kinshasa, Congo, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Trung Phi Châu.
Lần này, phái đoàn Phi Châu đã trình bày trước HĐGMCGHK rằng Phi Châu cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề nghèo đói, chiến tranh, và bệnh AIDS. Rất nhiều người xin gia nhập Hội Thánh Công giáo. Phi Châu có 130 triệu Công giáo trong tổng số 1 tỉ người. Riêng nước Burundi có 70% là Công giáo, và có 50% tại nước Congo (tên cũ là Zaire).
Hai Đức Hồng Y Việt Nam và DHY Etsou người Conggô Phi Châu chụp hình chung với nhau
Đức TGM Ntamwana nói: “Phi Châu là một lục địa rất trẻ. Chúng tôi mong muốn giáo hội hoàn vũ chú ý tới sự trẻ trung của chúng tôi.”
Đức Cha Djomo cho biết: “Giáo dân hoạt động rất mạnh mẽ (extremely active). Ơn gọi tu trì rất đông (an abundance of vocations). Nhà thờ chật ních vào mỗi Chúa Nhật.”
Đức Hồng Y Etsou nói rằng Tổng Giáo phận của ngài có một chương trình huấn luyện giáo dân để trở thành những người giúp tổ chức phát triển và điều hành các cộng đoàn giáo xứ. Ngài cũng cho biết nhu cầu cần dịch Kinh Thánh ra các tiếng địa phương và nâng cao giáo dục cho “nhừng người làm việc trong sứ vụ truyền giáo.”
Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục Washington DC, đề nghị các Giáo phận hằng năm có chương trình quyên góp riêng cho Phi Châu, và ngài gọi Phi Châu là một lục địa “nghèo nhất thế giới, nhưng cũng đầy tiềm năng cho tương lai giáo hội. Thời điểm hiện nay hết sức quan trọng cho đời sống hội thánh và các dân tộc Phi Châu.”
Với sự vận động do Ủy Ban Giám Mục về Chính Sách Quốc Tế của HĐGMCGHK, mấy tháng trước đây, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua một ngân sách 20 tỉ mỹ kim để giúp người nghèo và thực hiện các kế hoạch nhằm ngăn chăn bệnh AIDS tại Phi Châu.
Dịp này, tôi được tiếp xúc với Bà Kathleen A. Curran, Cố vấn Chính sách Văn phòng Bộ Phát triển Xã hội Quốc nội và Quốc tế của HĐGMCGHK. Bà Curran cho biết hội đồng quan tâm nhiều tới nhu cầu phát triển đời sống xã hội tại Việt Nam cũng như Á Châu, và Bà mong muốn tìm hiểu thêm về hiện trạng trong vùng...
Lục địa Á Châu có tới hơn một nửa dân số thế giới, nhưng chỉ có khoảng 107 triệu người Công giáo, trong đó Việt Nam có gần 6 triệu trên tổng số hơn 80 triệu dân. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho biết hằng năm có thêm nhiều người xin gia nhập đạo Công giáo, và nhu cầu dịch các tài liệu tôn giáo ra tiếng Việt rất cần thiết trong việc huấn luyện giáo sĩ, tu sĩ, và giáo dân.
Đức Hồng Y Mẫn cũng nói rằng giáo hội cần “chú ý tới Á Châu và giúp người dân Á Châu một cách cụ thể để thực hiện các công việc mục vụ và loan báo Tin Mừng Ơn Cứu Độ” giữa cánh đồng truyền giáo bao la của lục địa Á Châu rộng lớn này.
Sự ân cần của HĐGMCGHK trong việc đón tiếp phái đoàn HĐGMVN biểu lộ rất rõ tình liên đới huynh đệ giữa hai Hội Thánh. Hầu hết các Giám mục cai quản những Giáo phận qui tụ đông đảo dân Việt Nam đều hiện diện để chào đón phái đoàn Việt Nam. Điển hình là Đức Cha Tod Brown, GP Orange; Đức Hồng Y Roger Mahony, TGP Los Angeles; Đức Cha Wilton D. Gregory, GP Belleville, đương kim Chủ tịch HĐGMCGHK... Phía giáo dân thì có đại diện Hội Hiệp Sĩ Columbus, tổ chức Koch Foundation, tổ chức Giúp Đỡ các Giáo Hội cần thiết, và một số các chuyên viên phục vụ trong các Bộ hoặc Ủy Ban của HĐGMCGHK.
Đặc biệt có Đức Cha Joseph A. Fiorenza, GP Galveston-Houston, cựu Chủ tịch hướng dẫn phái đoàn HĐGMCGHK thăm Việt Nam năm 1999 và trước tượng đài Đức Mẹ Lavang tại Quảng Trị lần đó, ngài đã nói một câu bất hủ là “Thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin nhận Đức Mẹ Lavang làm Mẹ nuôi của đất nước chúng tôi.”