Ngày 24/11, Associated Press, khi loan tin về chuyến đi, đã cho rằng trong bài diễn văn đầu tiên nói về Âu Châu tại Strasbourg, chắc chắn Đức GH Phanxicô sẽ tập chú vào các vấn đề phức tạp hiện nay của Âu Châu như lỷ lệ thất nghiệp cao của người trẻ, và di dân.
Chuyến đi kéo dài 4 tiếng đồng hồ tại hai cơ quan đầu não, nặng về nhân quyền của Âu Châu này, mang sắc thái thế tục hơn là phụng vụ.
Các phụ tá của Đức Giáo Hoàng cho biết trong cuộc gặp gỡ các giám mục Âu Châu vào tháng trước, Đức GH Phanxicô cũng đã nhắc tới nạn thất nghiệp cao nơi người trẻ Âu Châu, nhất là tại Tây Ban Nha và Ý. Theo ngài, Âu Châu đã từ một thời thịnh vượng rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng đến nỗi người trẻ cũng bị vứt bỏ.
Cũng ngày 24/11, Đài Phát Thanh Vatican phỏng vấn Ông Bern Nilles, tổng thư ký của CIDSE, một liên minh các cơ quan phát triển quốc tế của Công Giáo, người sẽ tháp tùng Đức GH Phanxicô trong chuyến đi Strasbourg lần này.
Ông Nilles cho hay: Quốc Hội Âu Châu là tiếng nói chính của các công dân Âu Châu, nhưng người ta vẫn nghĩ cơ quan này quá xa rời các thực tại của dân chúng, cho nên việc Đức Thánh Cha đem tiếng nói của người dân tới định chế này là điều rất quan trọng.
Điều đáng lưu ý hơn nữa: ngài lại xuất thân từ một đất nước không thuộc Âu Châu. Các quan điểm ngài đưa ra với định chế này có cái đặc tính tươi mát của một người nhìn từ bên ngoài.
Theo ông Nilles, người Âu Châu thường cho rằng mình là người tiền đạo của lối sống “xanh” và do đó có cơ bền vững, nhờ giảm thiểu lượng thải CO2. Nhưng đó chỉ là cái nhìn chủ qua. “Khi bạn sống tại các lục địa khác, bạn mới thấy tác dụng lớn lao của lối sống Âu Châu tiêu thụ quá nhiều các tài nguyên thiên nhiên. Trong Giáo Hội, càng ngày người ta càng quan tâm đến việc này”.
Ông cho rằng Âu Châu không thể tiếp tục việc lấy nguyên liệu từ các vùng có tranh chấp hiện nay để sản xuất các sản phẩm của mình nữa vì việc này hiện đang gia tăng các vụ tranh chấp và các cuộc chiến tranh tàn khốc. “Càng ngày các nhà lãnh đạo Công Giáo càng liên kết lối sống của Bắc Cầu với các tác dụng của nó đối với Nam Cầu và chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đề cập tới mối liên kết này”.
John L. Allen Jr. thì cho rằng chuyến đi sắp tới của Đức Phanxicô tới quốc hội Âu Châu gần như không gặp sự chống đối nào. Ông cho hay năm 1988, khi Đức Gioan Phaolô II tới thăm định chế này, đã có sự chống đối lớn. Sự chống đối này phát xuất từ cố mục sư Ian Paisley, lãnh tụ của cộng đồng Thệ Phản Bắc Ái Nhĩ Lan. Ông này đã bị kéo ra khỏi quốc hội Âu Châu vì đã hô các khẩu hiệu chống lại Đức Giáo Hoàng. Nhiều người phản đối việc ông bị xử sự như thế.
Gần đây hơn, năm 2004, Hội Đồng Âu Châu đã trở thành biểu tượng hàng đầu của sự thù ghét thế tục đối với Đạo Công Giáo, khi triết gia và chính trị gia người Ý, Ông Rocco Buttiglione, đã thất cử chức tổng ủy tư pháp chỉ vì ông cho hay ông chấp nhận giáo huấn Công Giáo về phá thai và đồng tính luyến ái.
Buttiglione tuyên bố rằng ông sẽ không áp dụng các xác tín trên vào luật lệ, nhưng người ta vẫn không chấp nhận ông. Thái độ này tạo ra nhiều cuộc phản đối, trong đó, có Đức HY Renato Martino, chủ tịch HĐGH về Công Lý và Hòa Bình. Ngài cho rằng người ta đang hình thành ra một thứ “tòa án lùng bắt lạc giáo thế tục”.
Điều đáng nói là lãnh tụ phe tả lúc ấy tại Quốc Hội Âu Châu chính là Dân Biểu Người Đức, Martin Schultz. Chính ông ta đã đưa ra đề xuất đánh phá Buttiglione. Ngày nay, Schultz là chủ tịch 2 nhiệm kỳ của Quốc Hội Âu Châu và là người thân chinh qua Vatican hai lần mời Đức Phanxicô tới định chế của ông!
Điều cũng đáng lưu ý là không ai phản đối việc mời này cả. Có chăng chỉ là mấy mụ nạ giòng của phong trào “Femen” biểu tình mình trần tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. John Allen cho rằng việc thay đổi bầu khí hiện nay là do công của hai người nói tiếng Tây Ban Nha: José Luis Rodríguez Zapatero và Jorge Mario Bergoglio.
Zapatero vốn là người triệt để thi hành chính sách duy thế tục, vì ông nội của ông vốn bị chế độ Franco giết chết năm 1936, thời nội chiến Tây Ban Nha. Trong thời làm thủ tướng Tây Ban Nha từ 2004 tới 2011, ông đã ban hành hoặc tranh luận các luật lệ ủng hộ hôn nhân đồng tính, ly dị dễ dàng, hạn chế giáo dục tôn giáo trong các trường công, ủng hộ việc lấy tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu, nới lỏng luật phá thai, giảm thiểu hoặc loại bỏ việc tài trợ cho Giáo Hội. Nhưng rồi, chính ông thấy rằng ấn tượng gây chiến với Giáo Hội là một chính sách tồi, nên đã quay qua chính sách lịch thiệp hơn: vẫn có sự tách biệt giữa nhà nước và Giáo Hội, nhưng là một tách biệt tương cảm chứ không kình chống. Điều này tác động lớn trên cánh tả ở Âu Châu hiện nay.
Việc bầu Đức HY Bergoglio làm giáo hoàng, vị giáo hoàng đầu tiên quê ở Á Căn Đình, người đang được cảm tình của rất nhiều người, cũng đã làm bầu khí thay đổi nhiều. Nói cho cùng, không một chính trị gia nào trên hành tinh này, ít nhất là những người cần được tái cử, mà lại không muốn chụp chung hình với Đức Phanxicô.
Đàng khác, các ưu tiên về xã hội của Đức Phanxicô xem ra cũng rất thích hợp với cơ cấu quyền lực của Âu Châu hiện nay. Đây không còn là Gioan Phaolô nữa, người từng chiến đấu không khoan nhượng với Âu Châu về việc không nhắc gì tới Thiên Chúa trong tân hiến pháp của họ. Cũng không còn Bênêđíctô XVI, người mà nghị trình dành cho Âu Châu dựa trên mối tương quan giữa lý trí và chân lý.
Quan tâm của Đức Phanxicô là bảo vệ người di dân, nhất là tránh các thảm cảnh chết chóc cho họ tại những nơi như Lampedusa; cổ vũ các chiến lược đa phương trong chính sách ngoại giao, và vai trò của LHQ; cổ vũ viện trợ cho các nước đang mở mang và phê phán các bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản hoàn cầu; và chống đối chiến tranh cùng chủ nghĩa quá khích tôn giáo.
Đó cũng là các quan tâm ngoại giao và địa chính trị hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, tạo nền cho các tâm trí lớn gặp nhau.
Dĩ nhiên, có những vấn đề khó có sự thông cảm chung, như phá thai, an tử và hôn nhân đồng tính. Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Vatican vào tuần rồi, Đức HY Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin cho hay trong cuộc thảo luận sắp tới, Đức GH Phanxicô sẽ đề cập tới việc phải phục hồi một viễn kiến có tính toàn bộ về con người nhân bản. Người ta hy vọng các dị biệt giữa đôi bên là điều có thể xoay trở được.
Nhà báo Rocco Palmo thì cho rằng trong bài diễn văn với 751 thành viên Quốc Hội Âu Châu tại Strasbourg, Đức Phanxicô sẽ đề cập tới các chủ điểm ngài vốn nhấn mạnh cả 20 tháng nay: ngẫu thần tiền bạc; nền văn hóa vứt bỏ trong đó người trẻ thì thất nghiệp người già thì an tử còn người di dân thì hoặc mất mạng hoặc không có tương lai; “phẩm giá, chứ không bác ái” đối với người nghèo; bảo vệ môi sinh; hòa bình giữa một “Thế Chiến III” đang tàn phá địa cầu…
Trong chuyến đi lần này, người ta lưu ý tới sự tháp tùng của vị tân “bộ trưởng ngoại giao” của Tòa Thánh, Đức TGM Paul Gallagher, người vốn phục vụ trong tư cách trưởng phái bộ Tòa Thánh cạnh Các Phòng Thương Mãi Âu Châu từ năm 2001 tới lúc được gửi qua Burundi 3 năm sau đó.
Bài diễn văn của Đức Phanxicô diễn ra lúc 10 giờ 30 sáng thứ Ba, giờ địa phương.
Chuyến đi kéo dài 4 tiếng đồng hồ tại hai cơ quan đầu não, nặng về nhân quyền của Âu Châu này, mang sắc thái thế tục hơn là phụng vụ.
Các phụ tá của Đức Giáo Hoàng cho biết trong cuộc gặp gỡ các giám mục Âu Châu vào tháng trước, Đức GH Phanxicô cũng đã nhắc tới nạn thất nghiệp cao nơi người trẻ Âu Châu, nhất là tại Tây Ban Nha và Ý. Theo ngài, Âu Châu đã từ một thời thịnh vượng rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng đến nỗi người trẻ cũng bị vứt bỏ.
Cũng ngày 24/11, Đài Phát Thanh Vatican phỏng vấn Ông Bern Nilles, tổng thư ký của CIDSE, một liên minh các cơ quan phát triển quốc tế của Công Giáo, người sẽ tháp tùng Đức GH Phanxicô trong chuyến đi Strasbourg lần này.
Ông Nilles cho hay: Quốc Hội Âu Châu là tiếng nói chính của các công dân Âu Châu, nhưng người ta vẫn nghĩ cơ quan này quá xa rời các thực tại của dân chúng, cho nên việc Đức Thánh Cha đem tiếng nói của người dân tới định chế này là điều rất quan trọng.
Điều đáng lưu ý hơn nữa: ngài lại xuất thân từ một đất nước không thuộc Âu Châu. Các quan điểm ngài đưa ra với định chế này có cái đặc tính tươi mát của một người nhìn từ bên ngoài.
Theo ông Nilles, người Âu Châu thường cho rằng mình là người tiền đạo của lối sống “xanh” và do đó có cơ bền vững, nhờ giảm thiểu lượng thải CO2. Nhưng đó chỉ là cái nhìn chủ qua. “Khi bạn sống tại các lục địa khác, bạn mới thấy tác dụng lớn lao của lối sống Âu Châu tiêu thụ quá nhiều các tài nguyên thiên nhiên. Trong Giáo Hội, càng ngày người ta càng quan tâm đến việc này”.
Ông cho rằng Âu Châu không thể tiếp tục việc lấy nguyên liệu từ các vùng có tranh chấp hiện nay để sản xuất các sản phẩm của mình nữa vì việc này hiện đang gia tăng các vụ tranh chấp và các cuộc chiến tranh tàn khốc. “Càng ngày các nhà lãnh đạo Công Giáo càng liên kết lối sống của Bắc Cầu với các tác dụng của nó đối với Nam Cầu và chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đề cập tới mối liên kết này”.
John L. Allen Jr. thì cho rằng chuyến đi sắp tới của Đức Phanxicô tới quốc hội Âu Châu gần như không gặp sự chống đối nào. Ông cho hay năm 1988, khi Đức Gioan Phaolô II tới thăm định chế này, đã có sự chống đối lớn. Sự chống đối này phát xuất từ cố mục sư Ian Paisley, lãnh tụ của cộng đồng Thệ Phản Bắc Ái Nhĩ Lan. Ông này đã bị kéo ra khỏi quốc hội Âu Châu vì đã hô các khẩu hiệu chống lại Đức Giáo Hoàng. Nhiều người phản đối việc ông bị xử sự như thế.
Gần đây hơn, năm 2004, Hội Đồng Âu Châu đã trở thành biểu tượng hàng đầu của sự thù ghét thế tục đối với Đạo Công Giáo, khi triết gia và chính trị gia người Ý, Ông Rocco Buttiglione, đã thất cử chức tổng ủy tư pháp chỉ vì ông cho hay ông chấp nhận giáo huấn Công Giáo về phá thai và đồng tính luyến ái.
Buttiglione tuyên bố rằng ông sẽ không áp dụng các xác tín trên vào luật lệ, nhưng người ta vẫn không chấp nhận ông. Thái độ này tạo ra nhiều cuộc phản đối, trong đó, có Đức HY Renato Martino, chủ tịch HĐGH về Công Lý và Hòa Bình. Ngài cho rằng người ta đang hình thành ra một thứ “tòa án lùng bắt lạc giáo thế tục”.
Điều đáng nói là lãnh tụ phe tả lúc ấy tại Quốc Hội Âu Châu chính là Dân Biểu Người Đức, Martin Schultz. Chính ông ta đã đưa ra đề xuất đánh phá Buttiglione. Ngày nay, Schultz là chủ tịch 2 nhiệm kỳ của Quốc Hội Âu Châu và là người thân chinh qua Vatican hai lần mời Đức Phanxicô tới định chế của ông!
Điều cũng đáng lưu ý là không ai phản đối việc mời này cả. Có chăng chỉ là mấy mụ nạ giòng của phong trào “Femen” biểu tình mình trần tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. John Allen cho rằng việc thay đổi bầu khí hiện nay là do công của hai người nói tiếng Tây Ban Nha: José Luis Rodríguez Zapatero và Jorge Mario Bergoglio.
Zapatero vốn là người triệt để thi hành chính sách duy thế tục, vì ông nội của ông vốn bị chế độ Franco giết chết năm 1936, thời nội chiến Tây Ban Nha. Trong thời làm thủ tướng Tây Ban Nha từ 2004 tới 2011, ông đã ban hành hoặc tranh luận các luật lệ ủng hộ hôn nhân đồng tính, ly dị dễ dàng, hạn chế giáo dục tôn giáo trong các trường công, ủng hộ việc lấy tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu, nới lỏng luật phá thai, giảm thiểu hoặc loại bỏ việc tài trợ cho Giáo Hội. Nhưng rồi, chính ông thấy rằng ấn tượng gây chiến với Giáo Hội là một chính sách tồi, nên đã quay qua chính sách lịch thiệp hơn: vẫn có sự tách biệt giữa nhà nước và Giáo Hội, nhưng là một tách biệt tương cảm chứ không kình chống. Điều này tác động lớn trên cánh tả ở Âu Châu hiện nay.
Việc bầu Đức HY Bergoglio làm giáo hoàng, vị giáo hoàng đầu tiên quê ở Á Căn Đình, người đang được cảm tình của rất nhiều người, cũng đã làm bầu khí thay đổi nhiều. Nói cho cùng, không một chính trị gia nào trên hành tinh này, ít nhất là những người cần được tái cử, mà lại không muốn chụp chung hình với Đức Phanxicô.
Đàng khác, các ưu tiên về xã hội của Đức Phanxicô xem ra cũng rất thích hợp với cơ cấu quyền lực của Âu Châu hiện nay. Đây không còn là Gioan Phaolô nữa, người từng chiến đấu không khoan nhượng với Âu Châu về việc không nhắc gì tới Thiên Chúa trong tân hiến pháp của họ. Cũng không còn Bênêđíctô XVI, người mà nghị trình dành cho Âu Châu dựa trên mối tương quan giữa lý trí và chân lý.
Quan tâm của Đức Phanxicô là bảo vệ người di dân, nhất là tránh các thảm cảnh chết chóc cho họ tại những nơi như Lampedusa; cổ vũ các chiến lược đa phương trong chính sách ngoại giao, và vai trò của LHQ; cổ vũ viện trợ cho các nước đang mở mang và phê phán các bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản hoàn cầu; và chống đối chiến tranh cùng chủ nghĩa quá khích tôn giáo.
Đó cũng là các quan tâm ngoại giao và địa chính trị hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, tạo nền cho các tâm trí lớn gặp nhau.
Dĩ nhiên, có những vấn đề khó có sự thông cảm chung, như phá thai, an tử và hôn nhân đồng tính. Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Vatican vào tuần rồi, Đức HY Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin cho hay trong cuộc thảo luận sắp tới, Đức GH Phanxicô sẽ đề cập tới việc phải phục hồi một viễn kiến có tính toàn bộ về con người nhân bản. Người ta hy vọng các dị biệt giữa đôi bên là điều có thể xoay trở được.
Nhà báo Rocco Palmo thì cho rằng trong bài diễn văn với 751 thành viên Quốc Hội Âu Châu tại Strasbourg, Đức Phanxicô sẽ đề cập tới các chủ điểm ngài vốn nhấn mạnh cả 20 tháng nay: ngẫu thần tiền bạc; nền văn hóa vứt bỏ trong đó người trẻ thì thất nghiệp người già thì an tử còn người di dân thì hoặc mất mạng hoặc không có tương lai; “phẩm giá, chứ không bác ái” đối với người nghèo; bảo vệ môi sinh; hòa bình giữa một “Thế Chiến III” đang tàn phá địa cầu…
Trong chuyến đi lần này, người ta lưu ý tới sự tháp tùng của vị tân “bộ trưởng ngoại giao” của Tòa Thánh, Đức TGM Paul Gallagher, người vốn phục vụ trong tư cách trưởng phái bộ Tòa Thánh cạnh Các Phòng Thương Mãi Âu Châu từ năm 2001 tới lúc được gửi qua Burundi 3 năm sau đó.
Bài diễn văn của Đức Phanxicô diễn ra lúc 10 giờ 30 sáng thứ Ba, giờ địa phương.