Tưởng nhớ người đã ra đi
Hằng năm vào ngày 02.11. Hội Thánh Công Giáo mời gọi mọi người tín hữu Công Giáo nhớ đến những người qúa cố đã ra đi về đời sau, theo như tín điều tuyên xưng trong kinh Tin Kính“ Tôi tin các Thánh cùng thông công“ .
Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học cùng nhân bản về sự tưởng nhớ người qúa cố?
Cây cầu tình yêu
Nhà thơ Thornton Wilder có suy tư: “Đây là đất nước của người sống, và kia là đất nước của người đã qua đời. Và chiếc cầu ở giữa họ là tình yêu. Đó là điểm duy nhất còn lưu lại. Và đó cũng là ý nghĩa duy nhất. „
Suy tư này thỉnh thoảng được dùng như lời cáo phó báo tin người đã qua đời đăng trên báo hay trên thiệp tang.
Lời suy tư này vẽ ra hình ảnh một vực thẳm, và một cây cầu bắc ngang qua hai bờ vực thẳm. Bên phía bờ bên này một đoàn người đang đứng. Rồi có người bước qua đi trên cây cầu sang bờ bên kia. Người đi qua cây cầu càng lúc xa người đứng phía bên bờ. Đó cảnh từ gĩa nhau.
Cây cầu không chấm dứt vào khoảng không. Trái lại cây cầu nối liền hai bờ sông, hai bờ vực thẳm ngăn cách lại với nhau. Cầu xây bắc ngang qua con sông, qua vùng thung lũng. Nó xóa khoảng ngăn cách hai bên bờ xa cách nhau lại. Nó giúp cho thông thương đi qua lại hai bên. Cây cầu là hình ảnh dấu chỉ rõ nét về ý nghĩa đời sống con người.
Mỗi khi nhớ tới người đã qúa vãng ra đi về đời sau, hình ảnh cuốn phim đời sống của người qúa cố tuần tự chiếu diễn ra những gì ngày xưa kia đã cùng chung sống trải qua với nhau. Họ cảm thấy hơn khi nào hết sự gắn bó với nhau trong gia đình, trong vòng bạn bè thân thiết quen biết. Người còn sống nhớ lại những gì ngày xưa đã cùng với người thân ruột thịt ngày xưa lúc còn chung sống đã trao tặng nhau, đã nhận lãnh từ nơi nhau. Tâm tình này làm nảy sinh chiếc cầu tinh thần nối kết giữa người còn sống với người đã qúa vãng lại với nhau.
Chúng ta con người có cảm nghiệm sự chết mãnh liệt, và gây ra hậu qủa đau thương buồn thảm cho con người.
Kinh Thánh trong sách Diễm tình ca viết“ Tình yêu mãnh liệt như sự chết.“ - 8,6- . Sự chết phá hủy. Nhưng tình yêu duy trì bảo vệ và mang lại sự gì mới. Tình yêu, như Thornton Wilder nhận xét là „ cái gì duy nhất còn lại“.
Cây cầu đức tin
Phải chăng như thế là đủ cho chúng ta nói đến “ Cây cầu tinh thần, sự tưởng nhớ, trong thâm tâm còn lại về sự gắn bó với người thân yêu đã qúa vãng?
Thân nhân gia đình luôn cảm thẩy sự mất mát người cha, người mẹ, chồng hay vợ, anh chị em, con cháu… đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian, mà người còn sống lúc này đây không thể theo được.
Người qua đời đã bước qua cây cầu đi sang miền đất mới. Phải, cây cầu mang ý nghĩa cho đời sống. Chúng ta con người với tâm tình trí óc tưởng tượng trí nhớ, cảm nghiệm suy nghĩ với người qúa cố làm thành như cây nối kết lại với nhau. Nhưng phải chăng cây cầu này cũng không có thể đứng về phía sự chết?
Một thế giới mới của Thiên Chúa, trong đó người đã qua đời sống luôn mãi. Chúng ta người còn sống trên trần gian chỉ có thể gặp được họ ngang qua chiếc cầu này thôi. Chúng ta mỗi người rồi sẽ chính mình một lần đi trên con đường này,
Sự tưởng nhớ tới người đã qúa cố là cây cầu cần thiết, để hình ảnh người chết không bị biến mất khỏi tâm hồn người thân còn đang sống trên trần gian. Chúng ta người còn sống không chỉ nhìn ngược trở lại qúa khứ. Chúng ta nhìn trong tâm tình lòng biết ơn và niềm hy vọng vượt qua sang bên kia miền đất của người sống.
Văn hào Kitô giáo Tertuliano hồi thế kỷ thứ ba sau Chúa giáng sinh, khi được hỏi về đức tin Kitô giáo có gì đặc biệt. Ông đã trả lời: „Đức tin của người Kitô giáo là tin vào sự sống lại.“.
Ngày nay chúng ta có thể với niềm xác tin sâu xa nói được như thế không? Có còn suy nghĩ hay tin được như thế về sự sống lại sau khi chết trong bối cảnh khó khăn ngày hôm nay, vì khoa học tiến bộ đã cùng đang tìm cách lý giải đưa ra ánh sáng những bí nhiệm cả trong lãnh vực đức tin nữa không?
Ngày xưa các Thánh Tông đề sống sát bên cạnh Chúa Giêsu, được nghe chính Thầy mình giảng giải về sự chết của ngài và ngài sẽ sống lại. Nhưng các ông cũng không thể nào tin nổi. Khi các người phụ nữ ra thăm mộ Chúa Giêsu, về báo tin ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trống không, Chúa đã sống lại, các Ông cũng không tin. Mãi trải qua con đường dài cùng nhiều chông gai thử thách họ mới có thể tin, và thoát ra khỏi cơn đau buồn tìm về đời sống trở lại.
Đức tin vào Chúa phục sinh đã làm cho các Tông đồ trở nên con người mới. Họ trở thành những người làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng đã bị đóng đinh chết và đã sống lại.
Đức tin là một con đường. Con đường này không phải lúc nào cũng bằng phẳng thẳng tắp. Trái lại có nhiều khúc đoạn lên xuống ghồ ghề quanh co uốn khúc. Trên con đường đức tin, dù chúng ta tin, nhưng nhiều khi chúng ta dậm chân đứng yên tại chỗ, hay có khi hồ nghi bối rối quay ngược trở lại không sao đi tiếp được nữa.
Đức tin chúng ta không thể tự mình biến chế, sản xuất làm ra được. Đức tin do Thiên Chúa ban cho. Ngài giúp ta đứng vững trong đời sống và cả khi chết nữa.
Theo đức tin đạo Công Giáo chết là „ sự sống không mất, nhưng chỉ đổi thay.“. Tâm tình lòng tưởng nhớ là cây cầu liên kết giữa người còn sống và người đã qua đời bước đi vào một đời sống đổi thay khác.
Lễ các tưởng nhớ các Linh Hồn 02.11.2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 02.11. Hội Thánh Công Giáo mời gọi mọi người tín hữu Công Giáo nhớ đến những người qúa cố đã ra đi về đời sau, theo như tín điều tuyên xưng trong kinh Tin Kính“ Tôi tin các Thánh cùng thông công“ .
Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học cùng nhân bản về sự tưởng nhớ người qúa cố?
Cây cầu tình yêu
Nhà thơ Thornton Wilder có suy tư: “Đây là đất nước của người sống, và kia là đất nước của người đã qua đời. Và chiếc cầu ở giữa họ là tình yêu. Đó là điểm duy nhất còn lưu lại. Và đó cũng là ý nghĩa duy nhất. „
Suy tư này thỉnh thoảng được dùng như lời cáo phó báo tin người đã qua đời đăng trên báo hay trên thiệp tang.
Lời suy tư này vẽ ra hình ảnh một vực thẳm, và một cây cầu bắc ngang qua hai bờ vực thẳm. Bên phía bờ bên này một đoàn người đang đứng. Rồi có người bước qua đi trên cây cầu sang bờ bên kia. Người đi qua cây cầu càng lúc xa người đứng phía bên bờ. Đó cảnh từ gĩa nhau.
Cây cầu không chấm dứt vào khoảng không. Trái lại cây cầu nối liền hai bờ sông, hai bờ vực thẳm ngăn cách lại với nhau. Cầu xây bắc ngang qua con sông, qua vùng thung lũng. Nó xóa khoảng ngăn cách hai bên bờ xa cách nhau lại. Nó giúp cho thông thương đi qua lại hai bên. Cây cầu là hình ảnh dấu chỉ rõ nét về ý nghĩa đời sống con người.
Mỗi khi nhớ tới người đã qúa vãng ra đi về đời sau, hình ảnh cuốn phim đời sống của người qúa cố tuần tự chiếu diễn ra những gì ngày xưa kia đã cùng chung sống trải qua với nhau. Họ cảm thấy hơn khi nào hết sự gắn bó với nhau trong gia đình, trong vòng bạn bè thân thiết quen biết. Người còn sống nhớ lại những gì ngày xưa đã cùng với người thân ruột thịt ngày xưa lúc còn chung sống đã trao tặng nhau, đã nhận lãnh từ nơi nhau. Tâm tình này làm nảy sinh chiếc cầu tinh thần nối kết giữa người còn sống với người đã qúa vãng lại với nhau.
Chúng ta con người có cảm nghiệm sự chết mãnh liệt, và gây ra hậu qủa đau thương buồn thảm cho con người.
Kinh Thánh trong sách Diễm tình ca viết“ Tình yêu mãnh liệt như sự chết.“ - 8,6- . Sự chết phá hủy. Nhưng tình yêu duy trì bảo vệ và mang lại sự gì mới. Tình yêu, như Thornton Wilder nhận xét là „ cái gì duy nhất còn lại“.
Cây cầu đức tin
Phải chăng như thế là đủ cho chúng ta nói đến “ Cây cầu tinh thần, sự tưởng nhớ, trong thâm tâm còn lại về sự gắn bó với người thân yêu đã qúa vãng?
Thân nhân gia đình luôn cảm thẩy sự mất mát người cha, người mẹ, chồng hay vợ, anh chị em, con cháu… đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian, mà người còn sống lúc này đây không thể theo được.
Người qua đời đã bước qua cây cầu đi sang miền đất mới. Phải, cây cầu mang ý nghĩa cho đời sống. Chúng ta con người với tâm tình trí óc tưởng tượng trí nhớ, cảm nghiệm suy nghĩ với người qúa cố làm thành như cây nối kết lại với nhau. Nhưng phải chăng cây cầu này cũng không có thể đứng về phía sự chết?
Một thế giới mới của Thiên Chúa, trong đó người đã qua đời sống luôn mãi. Chúng ta người còn sống trên trần gian chỉ có thể gặp được họ ngang qua chiếc cầu này thôi. Chúng ta mỗi người rồi sẽ chính mình một lần đi trên con đường này,
Sự tưởng nhớ tới người đã qúa cố là cây cầu cần thiết, để hình ảnh người chết không bị biến mất khỏi tâm hồn người thân còn đang sống trên trần gian. Chúng ta người còn sống không chỉ nhìn ngược trở lại qúa khứ. Chúng ta nhìn trong tâm tình lòng biết ơn và niềm hy vọng vượt qua sang bên kia miền đất của người sống.
Văn hào Kitô giáo Tertuliano hồi thế kỷ thứ ba sau Chúa giáng sinh, khi được hỏi về đức tin Kitô giáo có gì đặc biệt. Ông đã trả lời: „Đức tin của người Kitô giáo là tin vào sự sống lại.“.
Ngày nay chúng ta có thể với niềm xác tin sâu xa nói được như thế không? Có còn suy nghĩ hay tin được như thế về sự sống lại sau khi chết trong bối cảnh khó khăn ngày hôm nay, vì khoa học tiến bộ đã cùng đang tìm cách lý giải đưa ra ánh sáng những bí nhiệm cả trong lãnh vực đức tin nữa không?
Ngày xưa các Thánh Tông đề sống sát bên cạnh Chúa Giêsu, được nghe chính Thầy mình giảng giải về sự chết của ngài và ngài sẽ sống lại. Nhưng các ông cũng không thể nào tin nổi. Khi các người phụ nữ ra thăm mộ Chúa Giêsu, về báo tin ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trống không, Chúa đã sống lại, các Ông cũng không tin. Mãi trải qua con đường dài cùng nhiều chông gai thử thách họ mới có thể tin, và thoát ra khỏi cơn đau buồn tìm về đời sống trở lại.
Đức tin vào Chúa phục sinh đã làm cho các Tông đồ trở nên con người mới. Họ trở thành những người làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng đã bị đóng đinh chết và đã sống lại.
Đức tin là một con đường. Con đường này không phải lúc nào cũng bằng phẳng thẳng tắp. Trái lại có nhiều khúc đoạn lên xuống ghồ ghề quanh co uốn khúc. Trên con đường đức tin, dù chúng ta tin, nhưng nhiều khi chúng ta dậm chân đứng yên tại chỗ, hay có khi hồ nghi bối rối quay ngược trở lại không sao đi tiếp được nữa.
Đức tin chúng ta không thể tự mình biến chế, sản xuất làm ra được. Đức tin do Thiên Chúa ban cho. Ngài giúp ta đứng vững trong đời sống và cả khi chết nữa.
Theo đức tin đạo Công Giáo chết là „ sự sống không mất, nhưng chỉ đổi thay.“. Tâm tình lòng tưởng nhớ là cây cầu liên kết giữa người còn sống và người đã qua đời bước đi vào một đời sống đổi thay khác.
Lễ các tưởng nhớ các Linh Hồn 02.11.2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long