Các phong trào bình dân thường được liên kết với “cánh tả”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các phong trào này tìm thấy nơi học thuyết xã hội Công Giáo những điểm tương đồng và nhận ra sự thật là Giáo Hội Công Giáo, trong thực tế, chứ không chỉ trên lý thuyết đã đứng về người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người già và những ai bị bỏ rơi. Vì thế, năm nay 200 đại diện của các phong trào bình dân đã nhận lời mời của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình đến Vatican tham dự một khóa họp kéo dài ba ngày bắt đầu từ thứ Hai 27 tháng 10.
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành viên hôm thứ Ba. Ngài cảm ơn sự hiện diện của các tham dự viên trong các phong trào tranh đấu cho những người "chịu đựng đau khổ vì bất bình đẳng và bị loại trừ trong xã hội."
Trong diễn từ của ngài, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng:
"Cuộc họp này của các phong trào bình dân là một dấu chỉ tuyệt vời. Anh chị em đã đến đây trước sự hiện diện của Thiên Chúa, của Giáo Hội, của người dân, của một thực tại mà thường khi bị câm nín. Người nghèo không chỉ chịu đựng sự bất công, họ cũng chiến đấu chống lại nó!"
Đức Giáo Hoàng nói về đất đai, nhà cửa và công ăn việc làm là ba chủ đề chính của cuộc họp. Ngài giải thích rằng những lý tưởng này thường bị xem là giống như chủ thuyết cộng sản, nhưng thực ra đó là những tư tưởng trọng tâm trong Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Ngài đã đề cập đến nền văn hóa vứt bỏ, đến phá thai như là một cách thức xã hội ném đi những đứa con của mình trước khi sinh, chỉ vì chúng không có giá trị sản xuất.
Ngài cũng lên án tình trạng lương thực đắt đỏ ở nhiều miền trên thế giới trong khi ở nhiều miền khác người ta tiêu hủy lương thực để giữ giá.
Đức Thánh Cha nói:
"Đây thực sự là một vụ tai tiếng trầm trọng. Để con người phải chết đói chết khát là một tội phạm, thực phẩm là một quyền bất khả xâm phạm của con người."
Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng không có sự bần cùng nào lớn hơn là không cung ứng công ăn việc làm cho con người. Ngài kêu gọi nhân loại phải được đặt ở trung tâm của hệ thống kinh tế.
Đối với các tham dự viên, những lời này của Đức Thánh Cha đã mang đến cho họ tràn đầy hy vọng.
Ignacio Ramonet Giám đốc, Le Monde Diplomatique nói:
"Đức Giáo Hoàng đã coi cuộc đấu tranh của của người nghèo và những ai bị xã hội ruồng bỏ là cuộc đấu tranh của ngài. Ngài cho mọi người thấy rằng, trong thực tế, thông điệp Tin Mừng chính là nền tảng của cuộc đấu tranh này."
Jose Antonio Vives đến từ Tây Ban Nha nói:
"Đức Giáo Hoàng đã đóng góp to lớn cho chính nghĩa của những cuộc đấu tranh mà chúng tôi hô hào mọi người trên thế giới."
Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên tiếp tục cuộc đấu tranh của họ "nhưng không cuồng loạn hoặc bạo lực trong khi tìm kiếm những cách giải quyết thỏa đáng những căng thẳng."
Trước khi giã từ các tham dự viên, Đức Thánh Cha đã chào đón Tổng thống Bolivia Evo Morales, người tham dự cuộc họp với tư cách đại diện cho người dân bản địa Bolivia.
Hội nghị kết thúc vào ngày thứ Tư với một cuộc bỏ phiếu thông qua một tuyên bố chung tóm tắt các đề xuất đã được thảo luận.
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành viên hôm thứ Ba. Ngài cảm ơn sự hiện diện của các tham dự viên trong các phong trào tranh đấu cho những người "chịu đựng đau khổ vì bất bình đẳng và bị loại trừ trong xã hội."
Trong diễn từ của ngài, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng:
"Cuộc họp này của các phong trào bình dân là một dấu chỉ tuyệt vời. Anh chị em đã đến đây trước sự hiện diện của Thiên Chúa, của Giáo Hội, của người dân, của một thực tại mà thường khi bị câm nín. Người nghèo không chỉ chịu đựng sự bất công, họ cũng chiến đấu chống lại nó!"
Đức Giáo Hoàng nói về đất đai, nhà cửa và công ăn việc làm là ba chủ đề chính của cuộc họp. Ngài giải thích rằng những lý tưởng này thường bị xem là giống như chủ thuyết cộng sản, nhưng thực ra đó là những tư tưởng trọng tâm trong Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Ngài đã đề cập đến nền văn hóa vứt bỏ, đến phá thai như là một cách thức xã hội ném đi những đứa con của mình trước khi sinh, chỉ vì chúng không có giá trị sản xuất.
Ngài cũng lên án tình trạng lương thực đắt đỏ ở nhiều miền trên thế giới trong khi ở nhiều miền khác người ta tiêu hủy lương thực để giữ giá.
Đức Thánh Cha nói:
"Đây thực sự là một vụ tai tiếng trầm trọng. Để con người phải chết đói chết khát là một tội phạm, thực phẩm là một quyền bất khả xâm phạm của con người."
Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng không có sự bần cùng nào lớn hơn là không cung ứng công ăn việc làm cho con người. Ngài kêu gọi nhân loại phải được đặt ở trung tâm của hệ thống kinh tế.
Đối với các tham dự viên, những lời này của Đức Thánh Cha đã mang đến cho họ tràn đầy hy vọng.
Ignacio Ramonet Giám đốc, Le Monde Diplomatique nói:
"Đức Giáo Hoàng đã coi cuộc đấu tranh của của người nghèo và những ai bị xã hội ruồng bỏ là cuộc đấu tranh của ngài. Ngài cho mọi người thấy rằng, trong thực tế, thông điệp Tin Mừng chính là nền tảng của cuộc đấu tranh này."
Jose Antonio Vives đến từ Tây Ban Nha nói:
"Đức Giáo Hoàng đã đóng góp to lớn cho chính nghĩa của những cuộc đấu tranh mà chúng tôi hô hào mọi người trên thế giới."
Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên tiếp tục cuộc đấu tranh của họ "nhưng không cuồng loạn hoặc bạo lực trong khi tìm kiếm những cách giải quyết thỏa đáng những căng thẳng."
Trước khi giã từ các tham dự viên, Đức Thánh Cha đã chào đón Tổng thống Bolivia Evo Morales, người tham dự cuộc họp với tư cách đại diện cho người dân bản địa Bolivia.
Hội nghị kết thúc vào ngày thứ Tư với một cuộc bỏ phiếu thông qua một tuyên bố chung tóm tắt các đề xuất đã được thảo luận.