SÀI GÒN - Theo truyền thống tốt đẹp hàng năm, anh Linh mục Khóa 3 ĐCV Thánh Giuse Sài gòn hội ngộ. Năm nay kỷ niệm 15 năm ra trường, anh em chọn Bãi dâu Vũng tàu làm nơi gặp gỡ nhau. Có 47 anh em từ 6 Giáo phận tề tựu từ ngày 20-21/10, tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẽ, rạng rỡ niềm vui. Đầm ấm tình huynh đệ “Ngọt ngào tốt đẹp biết bao. Anh em vui sướng sum vầy bên nhau”.
Hình ảnh
Khóa III nhập học tháng 10/1993, với 61 anh em của 5 Giáo phận: Sài gòn (20), Mỹ tho (10), Phú cường (8), Đà lạt (5), Xuân lộc (13), Phan thiết (5). Sau 3 năm có thêm 2 Thầy Giáo phận Sài gòn (Nguyễn Kim Điền, Nguyễn Thanh Hiền) và năm cuối có thêm 4 Thầy Sài gòn (Nguyễn Duy Lạn, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Cường, Mai Phát Đạt). Mãn khóa tháng 7/1999 với 66 anh em. Một con số lý tưởng: 65 anh em được lãnh thừa tác vụ Linh mục.
Sau 15 năm ra trường, các anh em linh mục phục vụ trong 6 Giáo phận và một số nơi khác.
Khóa III đóng góp khá nhiều nhân sự cho các ủy ban của HĐGMVN và các Đại chủng viện.
- Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn, thư ký thường trực HĐGM, Tổng thư ký UBMV Gia đình, chánh văn phòng HĐGMVN.
- Lm Gioan Lê Quang Việt, Tổng thư ký UBMV Giới Trẻ.
- Lm Giuse Đỗ Quang Khang, Tổng thư ký UB Giáo dục, Giáo sư ĐCV Sài gòn
- Lm Giuse Tạ Huy Hoàng, Tổng thư ký UBMV Giáo dân
- Lm Phêrô Lê Tấn Bảo, TTMV Mỹ tho
- Lm Roco Nguyễn Duy, Tổng thư ký UB Thánh nhạc.
- Lm Phêrô Kiều Công Tùng, Giáo sư ĐCV Sài gòn.
- Lm Tôma Thiện Trần Quốc Hưng, Giáo sư ĐCV Sài gòn
- Lm Phêrô Phạm Bá Đương, Giáo sư ĐCV Cần thơ
- Lm Giuse Lê Anh Tuấn, Giáo sư ĐCV Đà lạt
- Lm Gioan Trần Văn Thức, Giáo sư ĐCV Xuân Lộc
- Lm Giuse Bùi Công Trác, Bộ Truyền giáo Rôma
- Lm Giuse Hoàng Ngọc Dũng, Trung tâm mục vụ TGPSG.
- Lm Đaminh Phạm Ngọc Thủy, TGM Xuân lộc…
Một số anh em là Giáo sư ngoại trú các ĐCV, các học viện dòng tu, có anh là Hạt trưởng, có anh làm việc tại các Tòa Giám mục, các Trung tâm mục vụ và cũng có anh đang phục vụ tại các vùng biên giới. Đông đảo nhất vẫn là Lm quản xứ miệt mài trên mọi nẻo đường truyền giáo. Có những anh xây Nhà thờ bế thế. Có anh đang xây nhà giáo lý mục vụ và cũng có anh đang nhiệt thành cộng tác xây công trình lớn của giáo phận…Có anh coi xứ mười mấy ngàn giáo dân và cũng có anh đang dưỡng bệnh. Lm Đặng Duy Linh chánh xứ Đất Đỏ đã thiết lập và xây 4 nhà thờ giáo họ mới và đang xây dựng cộng đoàn ở “Côn đảo”.
Các anh em coi xứ thường thích thú kể câu chuyện. Cha George Lodes tâm sự: Năm 1962, Ngài cùng mười Lm khác được yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Mỗi Lm tự giới thiệu cho Đức Giáo Hoàng: ‘Con là viện trưởng một đại học’, ‘’con là tuyên úy bệnh viện’, ‘con là chưởng ấn giáo phận’…Cuối cùng đến lượt mình, Ngài thầm nghĩ, việc làm của mình đáng gì so với chín vị kia, bởi thế hầu như Ngài nói lí nhí trong miệng: ‘Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ là một Lm coi xứ’. Lạ lùng, Đức Thánh Cha bái gối trước mặt Ngài, hôn tay Ngài, và đứng lên nói: ‘Đó là công việc cao trọng nhất của Lm’. Lm coi xứ, tuyến đầu Giáo Hội. Mọi chương trình, sáng kiến….. về công cuộc Phúc âm hóa sẽ không kết quả tốt đẹp, nếu không được thực hiện trong một giáo xứ và dưới sự hướng dẫn của cha sở nhiệt thành và thánh thiện.Các Lm đang dạy học, hoặc du học các lớp thần học cao cấp, hay đang làm việc cho Tòa Thánh… tất cả đều giá trị cao cả. Nhưng đoan chắc rằng: Các Ngài sẽ thích là Lm coi xứ nếu các Ngài được chọn lựa. Bởi vì, nói cho cùng, tước vị cha sở thì thiêng thánh ở phương diện là người sống giữa Dân Chúa, trực tiếp va chạm mọi vấn đề cuộc sống trong tư cách là Lm coi xứ...Các anh em “cha xứ” có vẻ tâm đắc lắm.
Gặp gỡ nhau, anh em hàn huyên những câu chuyện mục vụ, những thao thức của Giáo Hội. Cùng đọc kinh nguyện, dâng thánh lễ. Ôn lại những kỷ niệm một thưở học trò. Tắm biển thư giãn, những bữa cơm đầm ấm tình huynh đệ, rôm rã câu chuyện gởi trao. Ai cũng thấy hồn nhiên như năm nào dù có anh đã U 60 rồi.
Họp lớp là một cơ hội tốt để gia tăng tình hiệp nhất, lòng nhiệt thành sứ vụ Linh mục. Họp lớp luôn để lại nhiều kỷ niệm đẹp về tình huynh đệ, nhiều kinh nghiệm mục vụ và nhiều dấu ấn thiêng liêng.
Dành thời gian để gặp gỡ nhau, ai cũng rạng rỡ niềm vui. Khuôn mặt vui tươi là dấu chỉ của sự thánh thiện, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Những hoa trái của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an...(Gal 5,22-23). Niềm vui khởi đi từ trong tâm hồn. Bác ái, hoan lạc và bình an chiếu toả qua đôi mắt, khuôn mặt và đời sống hàng ngày. Vẻ mặt của một Linh mục hạnh phúc là dụng cụ tốt nhất diễn tả ơn gọi theo Chúa Kitô để chia sẻ niềm vui của Người.
Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Niềm vui là sự tham dự thiêng liêng vào niềm vui vừa nhân loại vừa thần linh, một niềm vui không thể dò thấu được, nó có nơi lòng của Đức Kitô vinh hiển... Ở đây nó tuôn trào từ việc cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô”.(x. Tông huấn Gaudete in Domino).
- Niềm vui được coi là đồng nghĩa với đức tin: "... tôi sẽ ở lại bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em" (Pl 1, 25).
- Niềm vui nối kết chặt chẽ với sự bình an: "Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17).
- Niềm vui gắn liền với tình yêu Thiên Chúa: "Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến Người… Anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang"(1Pr 8).
Sự thánh thiện không phải là một vấn đề khắc khổ, nhưng là loan báo niềm vui.Đức Maria lòng đầy niềm vui đã hát bài ca cảm tạ: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi" (Lc 1, 46-47).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.
Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen
Hình ảnh
Khóa III nhập học tháng 10/1993, với 61 anh em của 5 Giáo phận: Sài gòn (20), Mỹ tho (10), Phú cường (8), Đà lạt (5), Xuân lộc (13), Phan thiết (5). Sau 3 năm có thêm 2 Thầy Giáo phận Sài gòn (Nguyễn Kim Điền, Nguyễn Thanh Hiền) và năm cuối có thêm 4 Thầy Sài gòn (Nguyễn Duy Lạn, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Cường, Mai Phát Đạt). Mãn khóa tháng 7/1999 với 66 anh em. Một con số lý tưởng: 65 anh em được lãnh thừa tác vụ Linh mục.
Sau 15 năm ra trường, các anh em linh mục phục vụ trong 6 Giáo phận và một số nơi khác.
Khóa III đóng góp khá nhiều nhân sự cho các ủy ban của HĐGMVN và các Đại chủng viện.
- Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn, thư ký thường trực HĐGM, Tổng thư ký UBMV Gia đình, chánh văn phòng HĐGMVN.
- Lm Gioan Lê Quang Việt, Tổng thư ký UBMV Giới Trẻ.
- Lm Giuse Đỗ Quang Khang, Tổng thư ký UB Giáo dục, Giáo sư ĐCV Sài gòn
- Lm Giuse Tạ Huy Hoàng, Tổng thư ký UBMV Giáo dân
- Lm Phêrô Lê Tấn Bảo, TTMV Mỹ tho
- Lm Roco Nguyễn Duy, Tổng thư ký UB Thánh nhạc.
- Lm Phêrô Kiều Công Tùng, Giáo sư ĐCV Sài gòn.
- Lm Tôma Thiện Trần Quốc Hưng, Giáo sư ĐCV Sài gòn
- Lm Phêrô Phạm Bá Đương, Giáo sư ĐCV Cần thơ
- Lm Giuse Lê Anh Tuấn, Giáo sư ĐCV Đà lạt
- Lm Gioan Trần Văn Thức, Giáo sư ĐCV Xuân Lộc
- Lm Giuse Bùi Công Trác, Bộ Truyền giáo Rôma
- Lm Giuse Hoàng Ngọc Dũng, Trung tâm mục vụ TGPSG.
- Lm Đaminh Phạm Ngọc Thủy, TGM Xuân lộc…
Một số anh em là Giáo sư ngoại trú các ĐCV, các học viện dòng tu, có anh là Hạt trưởng, có anh làm việc tại các Tòa Giám mục, các Trung tâm mục vụ và cũng có anh đang phục vụ tại các vùng biên giới. Đông đảo nhất vẫn là Lm quản xứ miệt mài trên mọi nẻo đường truyền giáo. Có những anh xây Nhà thờ bế thế. Có anh đang xây nhà giáo lý mục vụ và cũng có anh đang nhiệt thành cộng tác xây công trình lớn của giáo phận…Có anh coi xứ mười mấy ngàn giáo dân và cũng có anh đang dưỡng bệnh. Lm Đặng Duy Linh chánh xứ Đất Đỏ đã thiết lập và xây 4 nhà thờ giáo họ mới và đang xây dựng cộng đoàn ở “Côn đảo”.
Các anh em coi xứ thường thích thú kể câu chuyện. Cha George Lodes tâm sự: Năm 1962, Ngài cùng mười Lm khác được yết kiến Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Mỗi Lm tự giới thiệu cho Đức Giáo Hoàng: ‘Con là viện trưởng một đại học’, ‘’con là tuyên úy bệnh viện’, ‘con là chưởng ấn giáo phận’…Cuối cùng đến lượt mình, Ngài thầm nghĩ, việc làm của mình đáng gì so với chín vị kia, bởi thế hầu như Ngài nói lí nhí trong miệng: ‘Thưa Đức Thánh Cha, con chỉ là một Lm coi xứ’. Lạ lùng, Đức Thánh Cha bái gối trước mặt Ngài, hôn tay Ngài, và đứng lên nói: ‘Đó là công việc cao trọng nhất của Lm’. Lm coi xứ, tuyến đầu Giáo Hội. Mọi chương trình, sáng kiến….. về công cuộc Phúc âm hóa sẽ không kết quả tốt đẹp, nếu không được thực hiện trong một giáo xứ và dưới sự hướng dẫn của cha sở nhiệt thành và thánh thiện.Các Lm đang dạy học, hoặc du học các lớp thần học cao cấp, hay đang làm việc cho Tòa Thánh… tất cả đều giá trị cao cả. Nhưng đoan chắc rằng: Các Ngài sẽ thích là Lm coi xứ nếu các Ngài được chọn lựa. Bởi vì, nói cho cùng, tước vị cha sở thì thiêng thánh ở phương diện là người sống giữa Dân Chúa, trực tiếp va chạm mọi vấn đề cuộc sống trong tư cách là Lm coi xứ...Các anh em “cha xứ” có vẻ tâm đắc lắm.
Gặp gỡ nhau, anh em hàn huyên những câu chuyện mục vụ, những thao thức của Giáo Hội. Cùng đọc kinh nguyện, dâng thánh lễ. Ôn lại những kỷ niệm một thưở học trò. Tắm biển thư giãn, những bữa cơm đầm ấm tình huynh đệ, rôm rã câu chuyện gởi trao. Ai cũng thấy hồn nhiên như năm nào dù có anh đã U 60 rồi.
Họp lớp là một cơ hội tốt để gia tăng tình hiệp nhất, lòng nhiệt thành sứ vụ Linh mục. Họp lớp luôn để lại nhiều kỷ niệm đẹp về tình huynh đệ, nhiều kinh nghiệm mục vụ và nhiều dấu ấn thiêng liêng.
Dành thời gian để gặp gỡ nhau, ai cũng rạng rỡ niềm vui. Khuôn mặt vui tươi là dấu chỉ của sự thánh thiện, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Những hoa trái của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an...(Gal 5,22-23). Niềm vui khởi đi từ trong tâm hồn. Bác ái, hoan lạc và bình an chiếu toả qua đôi mắt, khuôn mặt và đời sống hàng ngày. Vẻ mặt của một Linh mục hạnh phúc là dụng cụ tốt nhất diễn tả ơn gọi theo Chúa Kitô để chia sẻ niềm vui của Người.
Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Niềm vui là sự tham dự thiêng liêng vào niềm vui vừa nhân loại vừa thần linh, một niềm vui không thể dò thấu được, nó có nơi lòng của Đức Kitô vinh hiển... Ở đây nó tuôn trào từ việc cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô”.(x. Tông huấn Gaudete in Domino).
- Niềm vui được coi là đồng nghĩa với đức tin: "... tôi sẽ ở lại bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em" (Pl 1, 25).
- Niềm vui nối kết chặt chẽ với sự bình an: "Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17).
- Niềm vui gắn liền với tình yêu Thiên Chúa: "Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến Người… Anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang"(1Pr 8).
Sự thánh thiện không phải là một vấn đề khắc khổ, nhưng là loan báo niềm vui.Đức Maria lòng đầy niềm vui đã hát bài ca cảm tạ: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi" (Lc 1, 46-47).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.
Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen