Đức Hồng Y Montini đã rất lo lắng trong thời gian Mật Nghị bầu Giáo Hoàng, vì ngài biết rõ những gì sắp diễn ra. Tuy nhiên, trong suốt 15 năm triều Giáo Hoàng của ngài, ngài không sợ hãi phải đối mặt với những thách đố của một giai đoạn đặc biệt khó khăn thông qua 7 cử chỉ đáng ngạc nhiên.
a) Ngài đã bán vương miện
Tin rằng Đức Giáo Hoàng không phải là một vị vua, ngài đã từ bỏ vương miện ba tầng chỉ một năm sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Số tiền bán được đã dành để giúp đỡ các công việc bác ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Từ đó, đến nay không có vị Giáo Hoàng nào sử dụng vương miện nữa.
Một nhóm người Công Giáo Mỹ đã mua lại vương miện này với giá 1 triệu Mỹ Kim. Quý vị nào có dịp đến Washington DC, ghé thăm Đền Thánh Quốc Gia Hoa Kỳ, nơi cũng có một nhà nguyện kính Mẹ La Vang của người Việt Nam sẽ thấy vương miện này được trưng bày ở đó.
b) Đức Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là vị Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới bên ngoài nước Ý.
Trên tờ bìa số ra ngày 4/1/2004, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trình bày những suy tư về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục xảy ra trước đó 40 năm, tức là 50 năm tại thời điểm năm 2014 này. Tờ báo này nhận định rằng dù ngắn ngủi (chỉ có 3 ngày), đây là chuyến tông du "hết sức quan trọng".
Tờ Quan Sát Viên Rôma nhận xét "Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng dùng phi cơ, và thực hiện một chuyến đi đến miền đất của Thánh Phêrô và các thánh tông đồ".
Ngài đã đến thăm 19 quốc gia trên khắp năm châu trong 9 chuyến tông du. Ngài đã viếng thăm New York, Iran, Philippines, Colombia, và Bồ Đào Nha. Khi trở về từ Thánh Địa, ngài gặp gỡ dân chúng trên đường phố Rôma với vòng tay rộng mở.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói:
"Trong mỗi chuyến tông du, ngài thường yêu cầu những nhà tổ chức để ngài được tiếp xúc trực tiếp với người dân và các gia đình. Ngài cũng yêu cầu đến thăm các vùng ngoại ô của thành phố."
c) Vị Giáo Hoàng chỉ còn cách Trung Quốc có 29km
Năm 1970, ngài tới thăm Hương Cảng. Phần đất này lúc đó vẫn còn dưới quyền cai trị của người Anh. Thống đốc David Trench, người đã chính thức mời ngài sang thăm Hương Cảng đã chịu một áp lực nặng nề và những lời hăm dọa của Mao Trạch Đông đến mức ông phải làm bộ cáo ốm đi nghỉ hè để không chính thức tiếp đón Ngài.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói thêm:
"Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên rất gần với Trung Quốc về mặt địa lý. Ngài đã có thể nói chuyện trực tiếp với mọi người, với những từ ngữ của hòa bình và tình yêu."
d) Bãi bỏ danh mục các sách bị cấm
Năm 1966, Đức Phaolô Đệ Lục đã loại bỏ danh mục các sách cấm người Công Giáo đọc, vốn đã tồn tại bốn thế kỷ.
Cha Gianfranco Grieco, tác giả, cuốn " Pablo VI. He visto, he creído" nói:
"Ngài là một nhà nhà trí thức và đồng thời là một người cam kết đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới. Ngài biết rằng một kỷ nguyên đã kết thúc và một kỷ nguyên khác đã bắt đầu."
e) Đề cao sự hiệp nhất trong Công Đồng Vatican II
Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình vừa mới diễn ra chỉ có 191 nghị phụ và bàn thảo về một chủ đề giới hạn trong phạm vi mục vụ gia đình. Tuy nhiên, đã có những ý kiến rất khác biệt. Vì thế, người ta phải nhìn nhận rằng Đức Phaolô Đệ lục đã thành công trong một kỳ công gần như không thể đó là ngài đã đưa 2,500 nghị phụ tham gia Công Đồng Chung Vatican II, bàn thảo về nhiều vấn đề bao quát trong Giáo Hội, đến chỗ đồng thuận với nhau. Ngài đã cho thấy khả năng của mình trong việc hòa giải mà không tương nhượng bất cứ tín lý nào.
f) Xây dựng nhịp cầu với Giáo Hội Chính Thống
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là người đã có thể chấm dứt 1,000 năm mất lòng tin giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Chính Thống Giáo. Ngài đã làm mọi thứ có thể để thiết lập một tình bạn trực tiếp và cá nhân với ngài mở ra quan hệ tốt đẹp như hiện nay.
g) Giá trị của tình yêu
Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố bảy thông điệp trong triều đại giáo hoàng kéo dài 15 năm của ngài.
Thông điệp cuối cùng là Humanae Vitae (Sự sống con người), có lẽ một trong những tài liệu gây tranh cãi nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội.
Cha Roberto Regoli thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriô nói:
"Đối với ngài, cuộc tranh luận dữ dội về tài liệu này khiến ngài bị sửng sốt đến mức từ năm 1968 cho đến khi qua đời, ngài không công bố một thông điệp nào khác. Ngài đã viết các tài liệu khác, những tông huấn, tông thư, tông hiến, nhưng không có một thông điệp nào khác."
Năm 1968, Hoa Kỳ và nhiều nước trong thế giới phương Tây đã trải qua những thay đổi đáng kể về phương diện văn hóa và xã hội.
Các thế hệ sinh viên mới của những năm cuối thập niên 1960 đã nổi dậy chống lại các giá trị của cha mẹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực đạo đức và tình dục.
Cha Roberto Regoli nói thêm:
"Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã phải thực hiện những thay đổi sâu rộng được Công đồng Vatican II đưa ra giữa một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, vượt ra ngoài Giáo Hội, đó là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và văn hóa."
Ngài đã quyết định viết Humanae Vitae. Tài liệu làm sáng tỏ trách nhiệm của những bậc cha mẹ và đề cập đến các vấn đề đạo đức như việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người Công Giáo, trong đó, Đức Giáo Hoàng đã viết rằng " hành động hôn nhân phải gắn liền với ý nghĩa của sự hiệp nhất và sinh sản."
Giáo Hội đã dự kiến sẽ vấp phải những chống đối từ các thành phần không phải là người Công Giáo trong xã hội, nhưng điều gây kinh ngạc là những chống báng đã đến từ ngay cả nhiều người Công Giáo.
Cha Roberto Regoli cho biết:
"Đó là một điều chưa từng xảy ra trong Giáo Hội. Nhiều thông điệp bị chỉ trích trong thập kỷ 1800 từ các thành phần cấp tiến, nhưng chưa bao giờ có những chống đối lan rộng bên trong Giáo Hội như vào năm 1968. Các nhà thần học, dân Chúa, và ngay cả một số giám mục từ chối Huấn Quyền của ngài."
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo về những hậu quả mà phong cách sống mới này có thể gây ra cho gia đình. Những hậu quả như ngoại tình, mất sự tôn trọng đối với phụ nữ, và các biện pháp tránh thai trở thành quốc sách của các nhà nước trên thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thông điệp Humanae Vitae có tính tiên tri và Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã có "can đảm đi ngược lại với đa số," khi quyết liệt "bảo vệ kỷ luật đạo đức."
a) Ngài đã bán vương miện
Tin rằng Đức Giáo Hoàng không phải là một vị vua, ngài đã từ bỏ vương miện ba tầng chỉ một năm sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Số tiền bán được đã dành để giúp đỡ các công việc bác ái của Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Từ đó, đến nay không có vị Giáo Hoàng nào sử dụng vương miện nữa.
Một nhóm người Công Giáo Mỹ đã mua lại vương miện này với giá 1 triệu Mỹ Kim. Quý vị nào có dịp đến Washington DC, ghé thăm Đền Thánh Quốc Gia Hoa Kỳ, nơi cũng có một nhà nguyện kính Mẹ La Vang của người Việt Nam sẽ thấy vương miện này được trưng bày ở đó.
b) Đức Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là vị Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện các chuyến tông du trên thế giới bên ngoài nước Ý.
Trên tờ bìa số ra ngày 4/1/2004, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trình bày những suy tư về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục xảy ra trước đó 40 năm, tức là 50 năm tại thời điểm năm 2014 này. Tờ báo này nhận định rằng dù ngắn ngủi (chỉ có 3 ngày), đây là chuyến tông du "hết sức quan trọng".
Tờ Quan Sát Viên Rôma nhận xét "Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng dùng phi cơ, và thực hiện một chuyến đi đến miền đất của Thánh Phêrô và các thánh tông đồ".
Ngài đã đến thăm 19 quốc gia trên khắp năm châu trong 9 chuyến tông du. Ngài đã viếng thăm New York, Iran, Philippines, Colombia, và Bồ Đào Nha. Khi trở về từ Thánh Địa, ngài gặp gỡ dân chúng trên đường phố Rôma với vòng tay rộng mở.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói:
"Trong mỗi chuyến tông du, ngài thường yêu cầu những nhà tổ chức để ngài được tiếp xúc trực tiếp với người dân và các gia đình. Ngài cũng yêu cầu đến thăm các vùng ngoại ô của thành phố."
c) Vị Giáo Hoàng chỉ còn cách Trung Quốc có 29km
Năm 1970, ngài tới thăm Hương Cảng. Phần đất này lúc đó vẫn còn dưới quyền cai trị của người Anh. Thống đốc David Trench, người đã chính thức mời ngài sang thăm Hương Cảng đã chịu một áp lực nặng nề và những lời hăm dọa của Mao Trạch Đông đến mức ông phải làm bộ cáo ốm đi nghỉ hè để không chính thức tiếp đón Ngài.
Roberto Paglialonga, tác giả cuốn "La Chiesa in uscita di Paolo VI" nói thêm:
"Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên rất gần với Trung Quốc về mặt địa lý. Ngài đã có thể nói chuyện trực tiếp với mọi người, với những từ ngữ của hòa bình và tình yêu."
d) Bãi bỏ danh mục các sách bị cấm
Năm 1966, Đức Phaolô Đệ Lục đã loại bỏ danh mục các sách cấm người Công Giáo đọc, vốn đã tồn tại bốn thế kỷ.
Cha Gianfranco Grieco, tác giả, cuốn " Pablo VI. He visto, he creído" nói:
"Ngài là một nhà nhà trí thức và đồng thời là một người cam kết đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới. Ngài biết rằng một kỷ nguyên đã kết thúc và một kỷ nguyên khác đã bắt đầu."
e) Đề cao sự hiệp nhất trong Công Đồng Vatican II
Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình vừa mới diễn ra chỉ có 191 nghị phụ và bàn thảo về một chủ đề giới hạn trong phạm vi mục vụ gia đình. Tuy nhiên, đã có những ý kiến rất khác biệt. Vì thế, người ta phải nhìn nhận rằng Đức Phaolô Đệ lục đã thành công trong một kỳ công gần như không thể đó là ngài đã đưa 2,500 nghị phụ tham gia Công Đồng Chung Vatican II, bàn thảo về nhiều vấn đề bao quát trong Giáo Hội, đến chỗ đồng thuận với nhau. Ngài đã cho thấy khả năng của mình trong việc hòa giải mà không tương nhượng bất cứ tín lý nào.
f) Xây dựng nhịp cầu với Giáo Hội Chính Thống
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục là người đã có thể chấm dứt 1,000 năm mất lòng tin giữa người Công Giáo và Chính Thống Giáo. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Chính Thống Giáo. Ngài đã làm mọi thứ có thể để thiết lập một tình bạn trực tiếp và cá nhân với ngài mở ra quan hệ tốt đẹp như hiện nay.
g) Giá trị của tình yêu
Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố bảy thông điệp trong triều đại giáo hoàng kéo dài 15 năm của ngài.
Thông điệp cuối cùng là Humanae Vitae (Sự sống con người), có lẽ một trong những tài liệu gây tranh cãi nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội.
Cha Roberto Regoli thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriô nói:
"Đối với ngài, cuộc tranh luận dữ dội về tài liệu này khiến ngài bị sửng sốt đến mức từ năm 1968 cho đến khi qua đời, ngài không công bố một thông điệp nào khác. Ngài đã viết các tài liệu khác, những tông huấn, tông thư, tông hiến, nhưng không có một thông điệp nào khác."
Năm 1968, Hoa Kỳ và nhiều nước trong thế giới phương Tây đã trải qua những thay đổi đáng kể về phương diện văn hóa và xã hội.
Các thế hệ sinh viên mới của những năm cuối thập niên 1960 đã nổi dậy chống lại các giá trị của cha mẹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực đạo đức và tình dục.
Cha Roberto Regoli nói thêm:
"Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã phải thực hiện những thay đổi sâu rộng được Công đồng Vatican II đưa ra giữa một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, vượt ra ngoài Giáo Hội, đó là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và văn hóa."
Ngài đã quyết định viết Humanae Vitae. Tài liệu làm sáng tỏ trách nhiệm của những bậc cha mẹ và đề cập đến các vấn đề đạo đức như việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người Công Giáo, trong đó, Đức Giáo Hoàng đã viết rằng " hành động hôn nhân phải gắn liền với ý nghĩa của sự hiệp nhất và sinh sản."
Giáo Hội đã dự kiến sẽ vấp phải những chống đối từ các thành phần không phải là người Công Giáo trong xã hội, nhưng điều gây kinh ngạc là những chống báng đã đến từ ngay cả nhiều người Công Giáo.
Cha Roberto Regoli cho biết:
"Đó là một điều chưa từng xảy ra trong Giáo Hội. Nhiều thông điệp bị chỉ trích trong thập kỷ 1800 từ các thành phần cấp tiến, nhưng chưa bao giờ có những chống đối lan rộng bên trong Giáo Hội như vào năm 1968. Các nhà thần học, dân Chúa, và ngay cả một số giám mục từ chối Huấn Quyền của ngài."
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo về những hậu quả mà phong cách sống mới này có thể gây ra cho gia đình. Những hậu quả như ngoại tình, mất sự tôn trọng đối với phụ nữ, và các biện pháp tránh thai trở thành quốc sách của các nhà nước trên thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thông điệp Humanae Vitae có tính tiên tri và Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã có "can đảm đi ngược lại với đa số," khi quyết liệt "bảo vệ kỷ luật đạo đức."