VATICAN (ZENIT.org).- Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô trong lễ tấn phong 5 tân Chân Phước tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật vừa qua 9/11, Ngài nói Tin Mừng chất vấn một xã hội bị logic thị trường cám dỗ. Trong số 5 tân Chân Phước có vị tông đồ đường Mouffetart, Paris là Nữ tu Rosalie Rendue, Nữ tử Bác Ái, và Linh Mục Valentin Paquay, Dòng Phan sinh, "cha sở họ Ars" người Flamand.
Ðức Gioan Phaolô II cũng đã phong Chân Phước cho Juan Nepomuceno Zegri y Moreno, Luigi Maria Monti, và Bonifacia Rodriguez de Castro. Lể cử hành do Ðức Hồng Y José Saraiva Martins chủ sư, Ngài là chủ tịch Bộ Phong Thánh, trong ngày lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô. Trong số các vị đồng tế, có Ðức Hồng Y Jean-Marie Lustiger, tổng Giám Mục Paris và Ðức Hồng Y Dionigi Tettamanzi, tổng Giám Mục Milan. Bài Tin Mừng trong ngày là bài tin mừng nói về những người buôn bán bị Ðức Kitô đuổi ra khỏi Đền thờ.
Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh những lời nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Goan (2,16) "chất vấn xã hội hiện nay". Một xã hội,"thỉnh thoảng bị cám dỗ biến tất cả thành hàng hóa và lợi nhuận, mà coi thường những giá trị và phẩm giá".
Do đó Ðức Giáo Hoàng đã đưa ra một lời kêu gọi lương tâm của mỗi người, bằng cách giải thích "mỗi nơi dành cho việc thờ phượng Chúa là dấu chỉ đền thờ thiêng liêng tức là Giáo hội"; và trưng Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Corintho: "Đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền thờ ấy chính là anh em" (1 Co 3, 17)
Ðức Giáo Hoàng nói, "Giáo hội là một đền thờ thiêng liêng xây dựng bằng những viên đá sống động, liên kêt bằng một Ðức tin".
Và giữa các tín hữu "liên kết bằng sự tham gia các bí tích và sợi dây bác ái", các Thánh làm nên những viên đá đặc biệt quí báu, nhưng tất cả các thành phần của Giáo hội phải đồng hình với Chúa Giêsu chịu Đóng đinh và phục sinh".
Và sự thánh thện, Ðức Gioan Phaolô II nói thêm, "sáng chói trong các vị tân Chân Phước, như là hoa quả công trình liên lỉ của thần khí Chúa".
Khi nói tới cá tính của linh Mục Tây Ban Nha Juan Nepomuceno Zegri y Moreno (1931-1905), Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh sự thân mật của người với Chúa Kitô, hướng đến lòng bác ái đối với những kẻ túng thiếu nhất. Người là Ðấng sáng lập Dòng các Nữ tu Bác Ái Mercédaires. Ngài là một vị tông đồ cả của Tin Mừng Bác ái đối với những kẻ túng thiếu nhất, và là một người rao giảng không mõi mệt Lời Phần Rỗi.
Về phần Valentin Paquay (x.ZF031107), Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh khả năng của người chứng tỏ sự tha thứ của Chúa. Ðức Thánh Cha nói bằng tiếng Pháp: "Cha Valentin Paquay đúng là một môn đệ Chúa Kitô và một Linh Mục theo con tim của Chúa. Là Tông đồ của lòng thương xót, cha đã ngồi nhiều giờ trong toà giải tội với một ân đặc biệt lôi kéo kẻ có tội trở về đàng ngay, bằng cách nhắc cho người ta tính cao cả của sự tha thứ thần linh. Bằng cách đặt trong trung tâm đời sống linh Mục của mình việc cử hành Mầu nhiệm thánh thể, người mời các tín hữu thường đến hiệp thông Bánh ban sự Sống. Như nhiều vị thánh, cha Valentin lúc còn bé đã tự đặt mình dưới sự bảo trợ của Ðức bà, được kêu cầu trong nhà thờ tuổi thơ của người, tại Tongres, là Nguyên Nhân sự vui mừng chúng ta. Theo gương người, ước chi anh chi em có thể phục vụ anh em mình, cho họ niềm vui gặp được Chúa Kitô thật sự!"
Valentin Paquay (1828-1905), người Bỉ, linh Mục Phanxicô, là một nhà giảng thuyết rất được hâm mộ trong những nơi bình dân và những tu viện, Ngài siêng năng ngồi tòa giải tội. Người rất có lòng sùng kính Thánh thể và, với với việc tông đồ cổ võ sự năng rước lễ, người là vị tiền hô sắc lệnh danh tiếng của Ðức Thánh Giáo Hoàng Pie X.
Ðức Giáo Hoàng nói tiếp Tu sĩ người Ý Luigi Maria Monti (1825-1900) đã chứng tỏ một lòng trung bền bỉ với tiếng gọi của Chúa, được nuôi dưỡng bằng một sự cầu nguyện hùng mạnh. Người là Ðấng sáng lập Các Nam tử Vô Nhiễm Thai. Người đươc đặc biệt quí mến do sự sống khác khổ, do tận tụy phục vụ người bịnh, người nghèo, do sự sốt sắng phúc âm hóa những kẻ xa Chúa. Hội dòng người sáng lập toả khắp thế giới, bằng cách bày tỏ, trong những công trình bác ái, đặc sủng của sự đón tiếp với tình phụ tử và sự trợ giúp, thực hiện cách chuyên nghiệp và tận tụy.
Nữ tu sĩ Tây Ban Nha Bonifacia Rodriguez de Castro (1937-1856), đã chứng tỏ lao động có thể là một phương tiện nên thánh. Bà là Ðấng sáng lập dòng Nữ tì Thánh Giuse, mà đặc sủng đươc linh hứng bởi đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu tại Nadareth.
Ðức bác ái vui tươi và linh hoạt được minh họa tốt bởi sự sống của Nữ tu Rosalie Rendu (1786-1856). Dưc Giáo Hoàng nói: "trong một thời buổi xáo trộn do những xung đột xã hội, Rosalie Rendu đã vui mừng tự nguyện làm tôi tớ những người nghèo nhất, hầu mang lại cho mỗi người phẩm giá của mình, nhờ những sự giúp đỡ vật chất, Giáo dục và huấn Giáo của mầu nhiệm Kitô bữu, thúc đẩy Frédéric Ozanam sẵn sàng phục vụ kẻ nghèo. Ðức bác ái của bà thật sáng tạo. Bà có thể múc ở đâu sức lực để thực hiện bao nhiêu việc? Chính trong trong đời sống hùng mạnh cầu nguyện và trong việc lần chuổi không thôi, xâu chuổi không lìa khỏi bà. Bí quyết của bà thật đơn giản: với tư cách thật sự là nữ tử của Thánh Vincent de Paul, như một nữ tu khác trong thời đại bà, là thánh Catherine Labouré, thấy gương mặt Chúa Kitô trong mọi người. Chúng ta hãy cảm tạ về chứng từ bác ái mà gia đình Vinh sơn không thôi cống hiến cho thế giới!"
Ðức Gioan Phaolô II cũng đã phong Chân Phước cho Juan Nepomuceno Zegri y Moreno, Luigi Maria Monti, và Bonifacia Rodriguez de Castro. Lể cử hành do Ðức Hồng Y José Saraiva Martins chủ sư, Ngài là chủ tịch Bộ Phong Thánh, trong ngày lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô. Trong số các vị đồng tế, có Ðức Hồng Y Jean-Marie Lustiger, tổng Giám Mục Paris và Ðức Hồng Y Dionigi Tettamanzi, tổng Giám Mục Milan. Bài Tin Mừng trong ngày là bài tin mừng nói về những người buôn bán bị Ðức Kitô đuổi ra khỏi Đền thờ.
Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh những lời nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Goan (2,16) "chất vấn xã hội hiện nay". Một xã hội,"thỉnh thoảng bị cám dỗ biến tất cả thành hàng hóa và lợi nhuận, mà coi thường những giá trị và phẩm giá".
Do đó Ðức Giáo Hoàng đã đưa ra một lời kêu gọi lương tâm của mỗi người, bằng cách giải thích "mỗi nơi dành cho việc thờ phượng Chúa là dấu chỉ đền thờ thiêng liêng tức là Giáo hội"; và trưng Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Corintho: "Đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền thờ ấy chính là anh em" (1 Co 3, 17)
Ðức Giáo Hoàng nói, "Giáo hội là một đền thờ thiêng liêng xây dựng bằng những viên đá sống động, liên kêt bằng một Ðức tin".
Và giữa các tín hữu "liên kết bằng sự tham gia các bí tích và sợi dây bác ái", các Thánh làm nên những viên đá đặc biệt quí báu, nhưng tất cả các thành phần của Giáo hội phải đồng hình với Chúa Giêsu chịu Đóng đinh và phục sinh".
Và sự thánh thện, Ðức Gioan Phaolô II nói thêm, "sáng chói trong các vị tân Chân Phước, như là hoa quả công trình liên lỉ của thần khí Chúa".
Khi nói tới cá tính của linh Mục Tây Ban Nha Juan Nepomuceno Zegri y Moreno (1931-1905), Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh sự thân mật của người với Chúa Kitô, hướng đến lòng bác ái đối với những kẻ túng thiếu nhất. Người là Ðấng sáng lập Dòng các Nữ tu Bác Ái Mercédaires. Ngài là một vị tông đồ cả của Tin Mừng Bác ái đối với những kẻ túng thiếu nhất, và là một người rao giảng không mõi mệt Lời Phần Rỗi.
Về phần Valentin Paquay (x.ZF031107), Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh khả năng của người chứng tỏ sự tha thứ của Chúa. Ðức Thánh Cha nói bằng tiếng Pháp: "Cha Valentin Paquay đúng là một môn đệ Chúa Kitô và một Linh Mục theo con tim của Chúa. Là Tông đồ của lòng thương xót, cha đã ngồi nhiều giờ trong toà giải tội với một ân đặc biệt lôi kéo kẻ có tội trở về đàng ngay, bằng cách nhắc cho người ta tính cao cả của sự tha thứ thần linh. Bằng cách đặt trong trung tâm đời sống linh Mục của mình việc cử hành Mầu nhiệm thánh thể, người mời các tín hữu thường đến hiệp thông Bánh ban sự Sống. Như nhiều vị thánh, cha Valentin lúc còn bé đã tự đặt mình dưới sự bảo trợ của Ðức bà, được kêu cầu trong nhà thờ tuổi thơ của người, tại Tongres, là Nguyên Nhân sự vui mừng chúng ta. Theo gương người, ước chi anh chi em có thể phục vụ anh em mình, cho họ niềm vui gặp được Chúa Kitô thật sự!"
Valentin Paquay (1828-1905), người Bỉ, linh Mục Phanxicô, là một nhà giảng thuyết rất được hâm mộ trong những nơi bình dân và những tu viện, Ngài siêng năng ngồi tòa giải tội. Người rất có lòng sùng kính Thánh thể và, với với việc tông đồ cổ võ sự năng rước lễ, người là vị tiền hô sắc lệnh danh tiếng của Ðức Thánh Giáo Hoàng Pie X.
Ðức Giáo Hoàng nói tiếp Tu sĩ người Ý Luigi Maria Monti (1825-1900) đã chứng tỏ một lòng trung bền bỉ với tiếng gọi của Chúa, được nuôi dưỡng bằng một sự cầu nguyện hùng mạnh. Người là Ðấng sáng lập Các Nam tử Vô Nhiễm Thai. Người đươc đặc biệt quí mến do sự sống khác khổ, do tận tụy phục vụ người bịnh, người nghèo, do sự sốt sắng phúc âm hóa những kẻ xa Chúa. Hội dòng người sáng lập toả khắp thế giới, bằng cách bày tỏ, trong những công trình bác ái, đặc sủng của sự đón tiếp với tình phụ tử và sự trợ giúp, thực hiện cách chuyên nghiệp và tận tụy.
Nữ tu sĩ Tây Ban Nha Bonifacia Rodriguez de Castro (1937-1856), đã chứng tỏ lao động có thể là một phương tiện nên thánh. Bà là Ðấng sáng lập dòng Nữ tì Thánh Giuse, mà đặc sủng đươc linh hứng bởi đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu tại Nadareth.
Ðức bác ái vui tươi và linh hoạt được minh họa tốt bởi sự sống của Nữ tu Rosalie Rendu (1786-1856). Dưc Giáo Hoàng nói: "trong một thời buổi xáo trộn do những xung đột xã hội, Rosalie Rendu đã vui mừng tự nguyện làm tôi tớ những người nghèo nhất, hầu mang lại cho mỗi người phẩm giá của mình, nhờ những sự giúp đỡ vật chất, Giáo dục và huấn Giáo của mầu nhiệm Kitô bữu, thúc đẩy Frédéric Ozanam sẵn sàng phục vụ kẻ nghèo. Ðức bác ái của bà thật sáng tạo. Bà có thể múc ở đâu sức lực để thực hiện bao nhiêu việc? Chính trong trong đời sống hùng mạnh cầu nguyện và trong việc lần chuổi không thôi, xâu chuổi không lìa khỏi bà. Bí quyết của bà thật đơn giản: với tư cách thật sự là nữ tử của Thánh Vincent de Paul, như một nữ tu khác trong thời đại bà, là thánh Catherine Labouré, thấy gương mặt Chúa Kitô trong mọi người. Chúng ta hãy cảm tạ về chứng từ bác ái mà gia đình Vinh sơn không thôi cống hiến cho thế giới!"