Thập niên thứ ba 1990-1999
Lá thư của linh mục Theodore Davey gửi tờ The Tablet: Tháng 7 năm 1991
Ta bắt đầu thập niên này với bài báo của linh mục Theodore Davey trên tờ The Tablet (164). Bài báo này đề cập tới các biến cố quá khứ, tức tuyên bố của Đức Hồng Y Seper năm 1973 và câu trả lời của Đức Tổng Giám Mục Hamer cho Đức Tổng Giám Mục Bernardin (165). Linh mục Davey nhắc tới sự khó khăn của những người tham dự chương trình khai tâm Kitô Giáo dành cho người lớn. Những người này thấy hoàn cảnh của mình (ly dị và tái hôn) dám dẫn mình vào Giáo Hội để rồi bị cấm không được rước lễ hay không được vào cả Giáo Hội nữa. Do đó, ngài bảo hiện có quan tâm mới đối với việc có thể giải quyết hoàn cảnh này nhờ “thực hành tòa trong vốn được chấp thuận trong Giáo Hội”. Ngài trích dẫn tông thư Familiaris consortio liên quan tới hoàn cảnh tranh cãi; còn về hoàn cảnh khó khăn, ngài trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng nói về việc phải thận trọng biện phân các hoàn cảnh. Sau đó, ngài đưa ra một số hướng dẫn liên quan tới việc giáo dân có thể lãnh nhận các bí tích. Ở đây, ngài không phân biệt hai hoàn cảnh. Một trong các hướng dẫn này là nên tham khảo linh mục chánh xứ trước khi đưa ra phán đoán khách quan về gương mù. Ngài kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng trong số các thần học gia giúp nói lên các hướng dẫn này có Đức Hồng Y Ratzinger!
Đức Hồng Y Ratzinger lên tiếng
Câu trả lời của Đức Hồng Y Ratzinger được công bố trên tờ The Tablet( 166). Ngài muốn đính chính các giải thích sai lầm liên quan đến chủ trương của ngài. Hiểu lầm thứ nhất liên quan đến thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hiểu lầm thứ hai liên quan tới vấn đề ly dị và tái hôn. Ngài quả quyết rằng các hướng dẫn được linh mục Davey nói tới không phải là các qui phạm theo nghĩa chính thức, mà chỉ là những gợi ý do ngài đưa ra năm 1972. Ngài trích dẫn chính lời ngài rằng “Với sự thận trọng cần có, tôi muốn cố gắng đưa ra một số gợi ý cụ thể xem ra thuộc các giới hạn này” (167). Việc thực hiện chúng thì còn cần phải được hành động chính thức của huấn quyền chứng thực. Mặt khác, ngài không bao giờ ủng hộ ý niệm một huấn quyền kép (dual magisteria), tức huấn quyền của các vị giám mục và huấn quyền của các nhà thần học (168). Đức Hồng Y Ratzinger nói rằng huấn quyền đã lên tiếng một cách dứt khoát trong tông huấn Familiaris consortio, và ngài trích dẫn số 84 là số ngăn cấm những người ly dị và tái hôn chịu các bí tích. Ngài tiếp tục cho biết: nhận định của linh mục Davey còn chứa nhiều sai lầm và bóp méo khác mà vì giới hạn của câu trả lời nên ngài không đi vào chi tiết được.
Nhưng ngài nhắc tới Đức Hồng Y Hamer và lá thư năm 1973 của Đức Hồng Y Seper. Liên quan đến lá thư vừa nói, câu “thực hành tòa trong đã được chấp thuận” viết trong đó không có ý nói tới điều vốn được gọi là giải pháp tòa trong, là tòa chỉ quan tâm tới hoàn cảnh khó khăn, nhưng có ý nói tới trường hợp những người đang sống trong cuộc hôn nhân thứ hai, một cuộc hôn nhân bất hợp pháp, những người này có thể lãnh nhận các bí tích, với điều kiện, trong sự ăn năn hối cải, họ sẵn sàng tiết dục, có những lý do chính đáng khiến họ không thể sống tách biệt nhau và phải tránh gương mù.
Mặt khác, Đức Hồng Y Ratzinger còn nhấn mạnh rằng “giải pháp tòa trong” chưa được huấn quyền cho phép vì nhiều lý do, trong đó có sự kiện này: có sự mâu thuẫn nội tại trong việc giải quyết một điều ở toà trong nhưng tự bản chất, điều này vốn thuộc tòa ngoài, thành thử sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
“ Hôn nhân, vì là một hành vi không tư riêng, nên dĩ nhiên có nhiều hệ luận sâu xa cho cả hai người phối ngẫu cùng con cái do họ sinh ra, và cả xã hội Kitô Giáo lẫn xã hội dân sự nữa. Chỉ có tòa ngoài mới đem lại một bảo đảm có thực chất cho người yêu cầu rằng ông ta không mắc tội biện giải (rationalisation), vì (xét cho cùng) ông ta đâu phải là bên vô tư. Cũng thế, chỉ có tòa ngoài mới có thể giải quyết quyền lợi và yêu cầu của người phối ngẫu kia thuộc cuộc phối hợp trước, và, trong trường hợp tòa công bố án vô hiệu (nullity), mới làm cho ông ta có khả năng bước vào một cuộc hôn nhân bí tích, có giá trị trước giáo luật. Đàng khác, tôi cũng muốn thêm rằng nhiều lạm dụng xẩy ra dưới danh nghĩa giải pháp tòa trong ở một số quốc gia đã chứng minh rằng giải pháp tòa trong trên thực tế khó có thể thi hành được. Chính vì những lý do như thế, những năm gần đây, Giáo Hội, nhất là qua Bộ Giáo Luật mới, đã mở rộng các tiêu chuẩn áp dụng cho việc chấp nhận việc làm chứng và chứng cớ tại các tòa hôn phối để nhu cầu phải nại tới giải pháp tòa trong sẽ không xẩy ra nữa. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp cực kỳ hiếm hoi trong đó việc nại tới thủ tục giáo luật của Giáo Hội không thành công và vấn đề lương tâm được đặt ra, thì có thể chạy tới với Tòa Ân Giải Thánh (Sacred Penitentiary)” (169).
Đức Hồng Y Ratzinger kết thúc thư trả lời của ngài bằng cách cho rằng tuyên bố của Đức Hồng Y Hamer trong lá thư năm 1975 cho phép những người đã ly dị rồi tái hôn, dù cuộc hôn nhân trước của họ chưa được tuyên bố vô hiệu, được phép lãnh nhận các bí tích “nếu họ cố gắng sống phù hợp với đòi hỏi của các nguyên tắc luân lý Kitô Giá” không có nghĩa gì khác ngoài việc phải tiết chế các hành vi đặc trưng vợ chồng như đã đề cập tới trong số 84 tông huấn Familiaris consortio. Sự nghiêm nhặt trong kỷ luật hiện hành không phát sinh từ luật lệ chỉ có tính thuần kỷ luật mà là phát sinh từ chính lời phán dạy của Chúa Giêsu.
Thư Mục Vụ của Các Vị Giám Mục Miền Thượng Sông Rhine: Tháng 7 năm 1993
Ngày 10 tháng 7 năm 1993, ba vị giám mục của miền Thượng Sông Rhine đã công bố một lá thư mục vụ trong đó các ngài xem sét hoàn cảnh các Kitô hữu ly dị và tái hôn (170).
Vì vấn đề này vượt quá trách nhiệm của một giám mục cá thể, nên ba giám mục của giáo tỉnh Thượng Sông Rhine quyết định hướng lá thư mục vụ chung này tới các tín hữu của họ và đưa ra những hướng dẫn mục vụ chung cho những ai có trách nhiệm chăm sóc mục vụ” (171).
Các vị giám mục này cho biết các nguyên nhân tạo ra quá nhiều các đổ vỡ hôn nhân trong xã hội hiện đại, trong số đó có a) sự phân ly giữa gia đình và thế giới việc làm, phát sinh ra các căng thẳng giữa gia đình và nghề nghiệp, b) cái hiểu mới về các vai trò của người đàn ông và người đàn bà, c) việc gia tăng thời gian kéo dài của hôn nhân , d) sự tiêu hủy của hình thức đại gia đình theo truyền thống và sự cô lập của hình thức tiểu gia đình và e) không đủ sự hỗ trợ cho hôn nhân và gia đình trong bầu khí xã hội hiện nay. Các ngài cũng nhắc đến các nguyên nhân có tính bản thân như các mong chờ hạnh phúc vô lý, thiếu chín chắn nhân bản và thất bại bản thân trong cuộc sống hàng ngày, không đủ tận hiến đến độ bất trung, tiêu diệt hiệp đoàn phu thê hoặc có khi còn bạo hành thể lý trong hôn nhân nữa. Các ngài nhấn mạnh rằng những người bị mất mát hôn nhân vì đổ vỡ có thể cảm thấy mình bị kỳ thị, bị loại bỏ, ngay cả kết án nữa, và do đó, hết sức khó khăn trong việc chấp nhận phán quyết của Giáo Hội, có khi còn bác bỏ nữa, vì coi những phán quyết này là khó khăn đến hiểu không nổi và tàn ác là đàng khác. Đây quả là một bức thư mạnh bạo. Các ngài còn trích dẫn nhiều câu trong Tin Mừng nói về hôn nhân (172)
Chúa Giêsu… đặt câu trả lời của Người liên quan đến hôn nhân và ly dị trong khuôn khổ sứ điệp của Người về việc xuất hiện Nước Thiên Chúa… Do đó, lời lẽ của Người không phải là luật lệ đè người, mà đúng hơn là lời đề nghị, là lời mời, lời huân dụ và một tặng phẩm, để ta thể hiện ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân với một lòng trung trinh suốt đời. Vì nơi đâu Thiên Chúa hiến mình trọn vẹn, nơi ấy người đàn ông và người đàn bà cũng có thể hiến mình trọn vẹn và tận cùng và kết hợp nên một trong yêu thương và trung thành (173).
Các vị giám mục trên tiếp tục cho hay: Giáo Hội không thể coi thường lời lẽ của Chúa Giêsu liên quan đến tính bất khả tiêu của hôn nhân; nhưng Giáo Hội cũng không thể nhắm mắt trước sự thất bại của quá nhiều cuộc hôn nhân.
Vì bất cứ nơi nào con người rơi về phía sau thực tại cứu chuộc, Chúa Giêsu đều gặp họ trong xót thương vì Người rất thông cảm với hoàn cảnh của họ (174).
Nhưng Giáo Hội lúc nào cũng trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu và không thể thiết lập ra một trật tự luật pháp theo đó việc ly dị và sau đó tái hôn có thể trở thành biến cố bình thường hay có khi còn là một cái quyền nữa. Mặt khác, Giáo Hội phải tỏ tình liên đới với những người thất bại trong hôn nhân. Các vị giám mục này quả quyết rằng những người như thế vẫn là thành phần của cộng đoàn giáo xứ nơi họ sinh sống, và các ngài trích dẫn tông huấn Familiaris consortio nói về những người ly dị nhưng không tái hôn. Không có trở ngại nào đối với việc họ lãnh nhận bí tích. Một lần nữa, lời của Đức Giáo Hoàng dạy phải biện phân đã được trích dẫn liên quan tới những người tái hôn, cho thấy sự khác biệt giữa người phối ngẫu bị bỏ rơi cách bất công và người đã tiêu hủy một cuộc hôn nhân thành sự do chính lỗi lầm đáng trách của mình. Khi đề cập tới chủ đề cho phép người ly dị và tái hôn được rước lễ, các ngài nhắc lại giáo huấn mới đây cho rằng xét chung, những người này không được rước lễ vì lối sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với yếu tính của hôn nhân Kitô Giáo. Sau đó, các ngài nói rằng:
Tuy nhiên, giáo luật chỉ có thể ‘thiết lập một trật tự có giá trị tổng quát; nó không thể qui định mọi trường hợp cá biệt hết sức phức tạp được’ (175). Do đó, phải dùng đối thoại mục vụ để minh giải xem có thể áp dụng điều có giá trị tổng quát vào một hoàn cảnh đặc thù nào đó hay không. Điều này, xét chung, có thể coi là áp dụng được, nhất là khi những người liên hệ, dựa vào những cơ sở chắc chắn, thấy lương tâm mình chắc mẩm về tính vô hiệu của cuộc hôn nhân thứ nhất nhưng không có chứng cớ hợp luật nào để có được một tuyên bố vô hiệu của tòa án Giáo Hội. Trong những trường hợp này và những trường hợp tương tự, một cuộc đối thoại mục vụ có thể giúp những người liên hệ đạt được một quyết định bản thân và có trách nhiệm phù hợp với phán đoán của lương tâm họ, một quyết định mà Giáo Hội và cộng đoàn phải tôn trọng (176).
Các vị giám mục coi điều trên là việc phục vụ và sứ mệnh chăm sóc mục vụ của những linh mục biết quan tâm tới hợp nhất và hòa giải.
Các nguyên tắc chăm sóc mục vụ của các vị giám mục
Với lá thư trên, các vị giám mục đã đưa ra các nguyên tắc chăm sóc mục vụ đối với những người ly dị và tái hôn (177). Về việc nhận cho chịu các bí tích, các vị giám mục trên một lần nữa tuyên bố rằng không thể nhận những người này nhưng cho biết thêm: đây chỉ là một tuyên bố tổng quát. Các ngài trích dẫn tông huấn Familiaris consortio rồi cho hay:
Tông huấn Familiaris Consortio chỉ rõ những khác biệt này về hoàn cảnh, nhưng rõ ràng để các hậu quả cụ thể tùy sự phán đoán mục vụ khôn ngoan của từng vị cố vấn thiêng liêng cá biệt. Không nên coi việc này như "tấm thẻ trắng" (carte blanche) để hoàn toàn tùy hứng hành động. Tuy nhiên, việc lượng định các hoàn cảnh khác nhau không thể và không nên phó mặc cho các ý kiến cá nhân (178).
Rồi các vị giám mục đưa ra một loạt tiêu chuẩn cần phải tuân theo trong một quyết định có trách nhiệm của lương tâm.
• Khi có chuyện thất bại nghiêm trọng liên hệ tới việc xụp đổ cuộc hôn nhân thứ nhất, trách nhiệm phải được nhìn nhận và hối hận;
• phải thiết lập được bằng chứng có tính thuyết phục rằng việc trở về với người phối ngẫu thứ nhất thực sự không thể thực hiện được và rằng dù có thiện chí bao nhiêu thì cuộc hôn nhân thứ nhất cũng không thể phục hồi được;
• đền bù thiệt hại phải được thực hiện đối với những lỗi lầm phạm phải và những thương tích đã gây ra khi có thể;
• trước nhất, việc đền bù này phải bao gồm việc chu toàn các nghĩa vụ đối với vợ con của cuộc hôn nhân thứ nhất (xem Giáo Luật, điều 1071, 1.3);
• phải xét xem người phối ngẫu có phá vỡ hay không cuộc hôn nhân thứ nhất của mình dưới sự chú ý lớn của công chúng, có khi còn gây ra gương mù gương xấu nữa;
• Phải chứng minh cuộc kết hợp hôn nhân thứ hai trong một thời gian dài để cho thấy nó tượng trưng cho một ý chí dứt khoát và dễ được công chúng nhìn nhận là mình muốn sống chung với nhau vĩnh viễn, phù hợp với các đòi hỏi của hôn nhân, như một thực tại luân lý;
• phải xét xem lòng trung thành với mối liên hệ thứ hai có trở thành hay không một nghĩa vụ luân lý đối với người phối ngẫu và con cái;
• Phải cho thấy rõ một cách đầy đủ việc hai người phối ngẫu sống theo đức tin Công Giáo, với những động lực chân thực, nghĩa là được các ước muốn tôn giáo đích thực thúc đẩy, muốn được tham dự đời sống bí tích của Giáo Hội. Đối với việc giáo dục con cái cũng vậy (179).
Các vị giám mục nhấn mạnh rằng phải có đối thoại mục vụ giữa linh mục và các người phối ngẫu của cuộc hôn nhân thứ hai và điều này giúp các người phối ngẫu có được một lương tâm trong sáng đủ để lên rước lễ (điều 843 # 1).
Đặc biệt đây là trường hợp lương tâm xác tín rằng cuộc hôn nhân trước, bị tiêu hủy một cách không thể cứu vãn được, chưa bao giờ thành sự (Familiaris Consortio, 84). Hoàn cảnh cũng tương tự như thế khi những người liên hệ đã suy nghĩ lâu dài và làm việc đền tội. Đàng khác, cũng có thể có những kình chống về bổn phận không thể giải quyết được vì nếu rời bỏ cuộc hôn nhân thứ hai sẽ gây ra những bất công gây đau đớn (180).
Các ngài ngăn cấm nghi lễ phụng vụ cho người ly dị muốn tái hôn vì nghi lễ này có thể dẫn tới hiểu lầm nghiêm trọng nơi các tín hữu về tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân đã kết ước hợp lệ. Các ngài đề nghị nên tổ chức một buổi cầu nguyện cộng đoàn cùng với hai người phối ngẫu liên hệ, không phải với những lời cầu nguyện theo nghi thức hay chính thức, nhưng là những lời cầu nguyện có tính bản thân hay các lời chuyển cầu đặc thù.
Ladislas Orsy
Linh mục Ladislas Orsy nhận định thuận lợi đối với sáng kiến của các vị giám mục Đức năm 1994 (181). Ngài cho rằng các vị “đã cân bằng tình hiệp thông không lay chuyển của các vị với Giáo Hội hoàn vũ và việc các vị xác định thẩm quyền riêng của mình một cách âm thầm”. Ngài coi lời tuyên bố của các vị về việc cần phải khảo sát từng trường hợp cá thể một như một điển hình cho việc sử dụng sự công bằng (equity) và tính tối thượng của lương tâm.
Ta phải lưu ý rằng thư mục vụ này không phải chỉ là một tuyên bố được ba vị giám mục cá thể ký nhận: nó thực sự là giáo huấn tập thể của hàng giám mục một giáo tỉnh. Theo truyền thống xưa của Giáo Hội, khi các giám mục một miền họp nhau nhân danh Chúa, thì Người hiện diện với họ một cách đặc biệt. Đàng khác, cả ba vị giám mục đều là những học giả được thừa nhận, hai trong ba vị (Lehmann và Kasper) là các nhà thần học có tiếng quốc tế (182).
Cha Orsy kết luận bằng cách cho thấy: tạp chí The Tablet cũng tường trình (ngày 16 tháng 4 năm 1994) rằng ba vị giám mục trên được mời về Rôma để thảo luận các quan điểm của mình. Cha hy vọng các vị làm luật tại đó sẽ được “phong phú hơn nhờ kinh nghiệm và tầm nhìn thấu suốt của các vị giám mục, những người trực tiếp săn sóc linh hồn tín hữu” (183)! Cha thấy trong thư mục vụ của các ngài một điển hình tốt đẹp của việc phối hợp akribeia (trung thành giữ luật) với oikonomia (tinh thần cảm thương).
Thư Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin gửi các giám mục thế giới, 14 tháng 9 năm 1994 (184).
Ngày 14 tháng 9 năm 1994, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF) viết một lá thứ cho các vị giám mục hoàn cầu liên quan tới vấn đề chấp nhận cho các người đã ly dị và tái hôn được chịu các bí tích. Thư naỳ khởi đầu bằng cách bày tỏ sự quan tâm đối với những ai bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn và cần đến sự trợ giúp của mục vụ. Sau đó, thư nhắc tới việc tại nhiều vùng, trong nhiều năm qua, nhiều giải pháp mục vụ đã được gợi ý theo đó những người đã ly dị và tái hôn có thể được tiếp nhận Thánh Thể trong những trường hợp đặc thù khi họ thấy mình như được lương tâm cho phép làm như thế. Đó là trường hợp những người phối ngẫu bị bỏ rơi một cách bất công sau khi đã cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân đầu, hay những người phối ngẫu tin chắc rằng cuộc hôn nhân trước của họ không thành sự nhưng không có khả năng chứng minh điều đó ở tòa ngoài, hay khi họ đã trải nghiệm một cuộc suy niệm và thống hối lâu dài, hoặc họ không thể thỏa mãn được việc ly thân vì những lý do chính đáng về luân lý. Một số nơi còn đề nghị rằng việc tham khảo mục vụ là điều phải có nhưng các linh mục nên kính trọng quyết định của những người liên hệ.
Về phần mình, Thánh Bộ gợi ý rằng cho dù các hoàn cảnh tương tự đã được một số giáo phụ của Giáo Hội đề nghị và đã được đem ra thi hành, nhưng việc này chưa bao giờ nhận được sự nhất trí và chưa tạo thành một học lý chung của Giáo Hội cũng như ấn định ra kỷ luật trong Giáo Hội. Thư viết như sau: “Về các đề nghị mục vụ vừa nêu ra trên đây, Thiểm Bộ thấy mình có bổn phận nhắc lại học lý và kỷ luật của Giáo Hội về vấn đề này. Để trung thành với lời dạy của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội quả quyết rằng không thể công nhận một cuộc phối hợp mới là thành sự, nếu cuộc hôn nhân trước đó đã thành sự. Nếu những người đã ly dị nay tái hôn theo luật dân sự, họ lâm vào tình thế đi ngược lại luật của Chúa một cách khách quan. Thành thử, họ không thể rước lễ bao lâu tình thế kia còn tiếp diễn. Qui định này không hề là một trừng phạt hay một kỳ thị chống lại người ly dị và tái hôn, nhưng đúng hơn, chỉ nói lên một tình thế khách quan, tự nó, làm cho việc chịu lễ kia trở thành bất khả” (185).
Thư trích dẫn Familiaris consortio số 84 và nhắc tới giải pháp coi nhau như “anh trai em gái” (186). Thánh Bộ nhấn mạnh rằng giáo huấn chính thức của Giáo Hội được chứa đựng trong Familiaris consortio, các mục tử phải biện phân cẩn thận các hoàn cảnh khác nhau nhưng tông huấn này cũng đưa ra các lý do tại sao không thể cho phép những người đã ly dị và tái hôn rước lễ. Đàng khác, nếu có thể, các mục tử và cha giải tội có bổn phận nghiêm trọng phải giải thích cho họ thấy phán đoán lương tâm như trên là đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.
Xác tín lương tâm có tính bản thân của một người cho rằng cuộc hôn nhân trước của mình không thành sự và cuộc phối hợp mới có giá trị không cho phép họ tới rước lễ được. Hôn nhân không thuộc lãnh vực tư riêng; nó là việc công cộng, là hình ảnh mối tương quan phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Việc cá nhân chuẩn bị để rước lễ một cách xứng đáng đặt căn bản trên một lương tâm luân lý được đào tạo thích đáng, nhưng hôn nhân không phải là quyết định tư riêng, nên phán đoán của lương tâm liên quan đến tình trạng hôn nhân của một người không thể “tách biệt khỏi sự trung gian của Giáo Hội, một sự trung gian cũng bao gồm cả các khoản giáo luật có tính trói buộc lương tâm. Không nhìn nhận khía cạnh chủ yếu ấy, trên thực tế, có nghĩa là chối bỏ việc hôn nhân không phải là một thực tại của Giáo Hội, nghĩa là, không phải một bí tích” (187)
Các hòan cảnh tranh cãi thì cần được giải quyết bằng tòa án ở tòa ngoài. Bí tích ta kết hợp với Chúa Kitô cũng là bí tích hợp nhất của Giáo Hội. Rước lễ trái với các qui định của hiệp thông Giáo Hội, do đó, tự nó là một mâu thuẫn.
Nhận định của Ba Vị Giám Mục Đức trong một Thông Điệp gửi Giáo Dân, ngày 14 tháng 10 năm 1994
Không lạ gì khi các vị giám mục vùng Thượng Sông Rhine cảm thấy nhu cầu phải nhận định về lá thư của CDF. Các ngài bắt đầu các nhận định này bằng cách giải thích rằng các ngài chờ mong các giải pháp mục vụ chứ không chờ mong các đổi mới về học lý. Sau đó, các ngài cho hay lá thư của mình dựa trên nguồn nào và được viết cho ai, tức cho giáo tỉnh Thượng Sông Rhine.
Cuối tháng 12 năm 1993, các ngài nhận được một lá thư từ CDF cho hay các ngài đã không “hoàn toàn tuân giữ” học lý Công Giáo trong lá thư mục vụ của các ngài và trong các nguyên tắc đính kèm (188). Tháng 2 năm 1994, các ngài tới Rôma để thảo luận với CDF. Các ngài trình bày luận chứng bênh vực các quan điểm của mình cả bằng miệng lẫn bằng văn bản một cách chi tiết. Dù quan điểm căn bản về thần học của các ngài không bị thách thức trong nguyên tắc, nhưng về vấn đề rước lễ, thì các ngài đã không đạt được một thỏa hiệp trọn vẹn nào cả. Do đó, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã quyết định cho công bố phần trình bày học lý Công Giáo của mình. Tháng 6 năm đó, lại có cuộc thảo luận thêm. Thư của Thánh Bộ ngày 14 tháng 9 khiến các ngài chú ý. Dù Thánh Bộ bảo đảm rằng lá thư này không chỉ nhằm vào giáo huấn riêng của các ngài mà thôi. Các ngài công bố lá thư này cho giáo dân của mình ngay lập tức và cho hay: ở các điểm căn bản, thư của Thánh Bộ nhất trí với các tuyên bố của các ngài: “Chúng tôi cũng xác tín, và từng cố ý ghi nhận điều này nhiều lần, rằng việc tái giải quyết các vấn đề phức tạp trong chăm sóc mục vụ đối với những người đã ly dị và tái hôn chỉ có thể xẩy ra trong sự trung thành vô điều kiện với chứng tá Thánh Kinh và với truyền thống trói buộc của Giáo Hội, chứ không phải bằng cách thích ứng với các khuynh hướng đương thời” (189).
Các ngài tiếc rằng thay vì vấn đề cho phép rước lễ được nhìn như là một phần trong phương thức mục vụ đối với người ly dị và tái hôn, thì nó lại có khuynh hướng bị nhấn mạnh như là có hại cho toàn bộ. “Vì chúng tôi cũng quan niệm rằng tái hôn khi người phối ngẫu của cuộc hôn nhân đầu đã thành sự theo bí tích vẫn còn sống (190) là khách quan đi ngược lại trật tự của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã canh tân; trật tự này tiên thiên loại bỏ việc chính thức cho phép rước lễ, cả tổng quát lẫn trong từng trường hợp cá thể. Nhiều lần, chúng tôi đã nhấn mạnh như thế. Điều quan trọng chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là không hề có bất cứ bất đồng nào trong các vấn đề căn bản này của giáo huấn Giáo Hội” (191).
Cac ngài tiếp tục cho hay: phải áp dụng luật chung của Giáo Hội vào những con người cụ thể và vào các hoàn cảnh cá biệt tuy không đi ra ngoài chính luật chung này. Nhưng giáo luật chỉ có thể ấn định trật tự sự vật một cách tổng quát, chứ không thể qui định mọi trường hợp cá biệt, là những trường hợp thường rất phức tạp. Vì mục đích này, truyền thống tín lý của Giáo Hội từng khai triển ra ý niệm epikeia (công bình, equity), trong khi giáo luật đưa ra nguyên tắc aequitas canonica (công bình theo giáo luật). Nguyên tắc này áp dụng luật vào các tình thế phức tạp và khó khăn tùy theo công lý và công bình giúp người ta chú trọng tới tính độc đáo của những con người cá thể. Các ngài hết sức cố gắng đem đến một trật tự nào đó cho việc thực hành mục vụ, một việc không luôn luôn chính xác.
Sự tranh cãi nằm ở chỗ liệu có thể áp dụng nguyên tắc công bình và công bình theo giáo luật vào vấn đề rước lễ của người ly dị và tái hôn hay không, không phải vì họ được chính thức cho phép rước lễ, mà vì những cá nhân này, sau khi được các linh mục hướng dẫn thích đáng, tự thấy lương tâm đã được hướng dẫn kia biện minh cho việc tiến lên rước lễ của mình. Các vị giám mục Đức muốn nhấn mạnh tới sự khác nhau giữa việc chính thức cho phép và việc tiến lên rước lễ không chính thức. Các ngài cho rằng việc sau không được cho phép nhưng được khoan thứ (tolerated). Tuy nhiên, CDF không đồng ý với quan điểm ấy vì dựa vào Familiaris Consortio. “Do đó, ta phải ghi nhận sự kiện này là do lá thư của Thánh Bộ, một số các tuyên bố trong thư mục vụ của chúng tôi và trong các nguyên tắc đã không được Giáo Hội phổ quát chấp nhận và do đó, không thể trở thành các qui định trói buộc trong thực hành mục vụ” (192).
Điều đáng lưu ý là dựa vào các chứng tá được trích dẫn trong Các Nguyên Tắc Mục của các ngài (193), các vị giám mục vẫn còn tin rằng “Dựa vào các nghiên cứu mới đây hơn, và dưới ngưỡng cửa giáo huấn bó buộc, hiện vẫn còn chỗ dành cho sự mềm dẻo trong các trường hợp cá biệt phức tạp mà ta cần phải sử dụng một cách có trách nhiệm. Sự mềm dẻo này không đi ngược lại tính bất khả tiêu của hôn nhân” (194).
Kết luận, các vị giám mục cho rằng: các ngài có bổn phận đối với cả tín lý có giá trị phổ quát và sự hợp nhất của Giáo Hội lẫn đối với những con người hiện sống trong các hoàn cảnh khó khăn. Các ngài yêu cầu giáo dân tìm kiếm các giải pháp có trách nhiệm đối với từng trường hợp cá biệt mà vẫn trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu và đức tin của Giáo Hội và trong tình hiệp thông với toàn thể Giáo Hội.
Thiển nghĩ chủ trương của ba vị giám mục này có tính lưỡng diện phần nào. Vì một đàng, các ngài nhấn mạnh tới lòng trung thành đối với Giáo Hội và chấp nhận các nguyên tắc do CDF đưa ra nhưng, đàng khác, lại đi thụt lùi để kiếm tìm một thứ mềm dẻo nào đó dựa trên các nghiên cứu mới có… Theo Kelly, trong thư của CDF, hình như không có điều gì khiến các vị giám mục thay đổi quyết định của mình, vì lá thư chỉ nhắc lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris consortio mà thôi (195). Người ta rất có thể ngạc nhiên không hiểu tại sao CDF đã chỉ nhắc lại một giáo huấn mà các vị giám mục vốn biết rõ. Rõ ràng, bức thư chỉ nhắc lại các giới hạn mà nếu vượt qua, các vị giám mục sẽ chống lại huấn quyền. Và quả thực, các giám mục đã nắm được điều ấy. Tuy nhiên, theo Kelly, đối với các giám mục này, lá thư của Vatican không hẳn kết thúc mọi thảo luận và loại trừ mọi khả thể có những phương thức mục vụ cởi mở hơn.
Khảo sát bộ Giáo Luật 1983 liên quan tới việc cho phép người ly dị và tái hôn rước lễ
Năm 1995, một bài viết của Linh Mục Patrick Travers đã được đăng trên tập san The Jurist (196). Bài này nói đến việc khảo sát bộ Giáo Luật được ngài coi là có liên hệ tới việc có thể cho phép người ly dị và tái hôn rước lễ. “Bài nghiên cứu này… chuyên biệt có tập chú giáo luật. Nó giả thiết tính bất khả tiêu tuyệt đối của một cuộc hôn nhân ratum et consummatum (thành sự và hoàn hợp) như đã được tín lý Công Giáo quan niệm xưa nay. Nó cũng coi bất cứ cố gắng tái hôn nào của người Công Giáo sau khi ly dị theo dân luật trái với luật của Giáo Hội, trong căn bản, có bản chất tội nặng. Nó cũng nhìn nhận đặc quyền của các vị thừa hành thẩm quyền trong Giáo Hội trong việc loại các tín hữu ra khỏi các bí tích dựa vào bản chất tội nặng trong hành vi của họ bất chấp có hay không có thiên hướng chủ quan khiến cho tác phong ấy trở thành tội nặng. Thực vậy, luật lệ điều hướng việc chế tài của Giáo Hội này dựa trên đặc quyền ấy. Vấn đề căn bản của bài nghiên cứu thu gọn ở điểm này: liệu thẩm quyền tối cao của Giáo Hội có quyết định thi hành đặc quyền này, và thi hành đến mức nào, bằng cách sử dụng bộ giáo luật 1983 đối với những người Công Giáo mưu toan tái hôn sau khi ly dị (phần đời) (197).
Travers bắt đầu bài nghiên cứu của mình bằng cách thừa nhận lá thư ngày 14 tháng 9 năm 1994 của CDF (198). Ngài cho rằng Thánh Bộ loại người ly dị và tái hôn khỏi Bí Tích Thánh Thể là do tính tội lỗi nặng một cách khách quan của mưu toan tái hôn nơi người Công Giáo sau khi ly dị, chứ không hẳn do vấn đề liệu người này, về phương diện chủ quan, có ý thức được bản chất tội nặng của nó hay không. Ngài nhắc đến các Nguyên Tắc Mục Vụ công bố hồi tháng 7 năm 1993 của các giám mục vùng Thượng Sông Rhine (1999) trong đó, các ngài phác thảo một phương thức theo đó, một số người Công Giáo có thể được phép rước lễ bất kể sự tiếp diễn tình trạng hôn nhân không bình thường của họ. Travers cho rằng lá thư của Thánh Bộ luôn có tính bắt buộc đối với các mục tử Công Giáo nhưng đó không phải là việc thực thi duy nhất thẩm quyền tối cao của Giáo Hội liên quan đến vấn đề này. Lời phát biểu hay nhất của Tòa Thánh về các điều kiện để được rước lễ nằm trong các điều 912-923 của Bộ Giáo Luật năm 1983. Đặc biệt nhất là các điều 915 và 916.
Điều 915: Không được nhận rước lễ: những người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi hình phạt đã tuyên kết hay tuyên bố; những người khác cố chấp trong một tội nặng công khai.
Ðiều 916: Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ, trừ khi có lý do quan trọng và không có dịp tiện đi xưng tội. Trong trường hợp này, họ phải tâm niệm về bổn phận thống hối trọn vẹn, bao gồm lòng dốc quyết đi xưng tội sớm ngần nào có thể.
Ta đã thấy các thay đổi trong Bộ Giáo Luật năm 1983 liên quan đến song hôn và ô danh (infamy) được Bộ Giáo Luật 1917 nhắc tới (200). Travers tóm tắt quan điểm ấy như sau. Xem ra trong Bộ Giáo Luật 1983, một người trưởng thành Công Giáo đã rửa tội và đầy đủ khả năng, chưa bị bất cứ chế tài nào của Giáo Hội đặt để hay công bố, đều phải được phép rước lễ ngoại trừ (1) người này ương ngạnh tiếp tục sống trong tội nặng một cách rõ ràng (điều 915); hay (2) người này ý thức rõ mình có tội nặng (điều 916). Vậy, người Công Giáo ly dị và tái hôn có rơi vào một trong hai loại người đó hay không? Giáo luật các điều 17 và 18 có mục đích giải thích các luật lệ của Giáo Hội.
Ðiều 17: Các luật của Giáo Hội cần phải được hiểu theo ý nghĩa riêng của các từ, xét trong văn bản và văn mạch; nếu có chỗ hoài nghi hay tối tăm, thì phải nại đến các chỗ tương tự nếu có, đến mục đích và các hoàn cảnh của luật, và đến ý định của nhà lập pháp.
Ðiều 18: Các luật quy định hình phạt, hoặc hạn chế sự tự do thi hành quyền lợi, hoặc bao hàm một khoản trừ của luật, thì phải được giải thích một cách chặt chẽ.
Travers cho rằng các khoản Giáo Luật cần được giải thích ở đây là các khoản giới hạn việc thi hành một quyền lợi, tức quyền được rước lễ (xem điều 912), nên việc giải thích chúng phải dựa trên nguyên tắc chặt chẽ nói ở điều 18. “Giải thích chặt chẽ là thu hẹp nghĩa chính xác của các từ ngữ của điều luật để thu hẹp hiệu quả của nó tới mức tối thiểu mà nếu vượt quá giới hạn này, luật lệ sẽ trở thành vô nghĩa hay phi lý” (201).
Travers tiếp tục thảo luận xem có cần hay không việc xem sét chứng cớ bên ngoài bản văn để biết ý định của nhà làm luật khi giải thích một điều luật. Ngài tham chiếu một tác giả chủ trương phải làm việc này (202). Tuy nhiên, ngài nghiêng về ý kiến của Bouscaren và Ellis, những người cho rằng: “Nếu lời lẽ của luật trong bản văn và trong ngữ cảnh đã rõ ràng, thì chúng là qui phạm duy nhất của việc giải thích (điều 18 của bộ Giáo Luật 1917)… Chỉ trong trường hợp bản văn tỏ ra tối tăm mới cần nại tới các qui phạm giải thích khác” (203).
Do đó, Travers khảo sát ý nghĩa chính xác của lời lẽ trong các điều luật trên đây. Ngài cho hay: việc tổng quát loại người Công Giáo ly dị và tái hôn lệ thuộc hai kiểu nói này; (sống) trong tội nặng một cách rõ ràng (in manifesto gravi peccato) trong điều 915, và ý thức mình có tội nặng (qui conscius est peccati gravis) trong điều 16. Ngài phân tích các thuật ngữ ấy và đạt tới kết luận như sau: “Dưới giáo luật điều 915 (in manifesto gravi peccato), để bị loại ra khỏi việc rước lễ, người nào đó phải (1) phạm một tội nặng một cách hiển nhiên và rõ ràng, nghĩa là, một tội có liên quan tới một việc nặng với đầy đủ hiểu biết và tự ý ưng thuận; (2) tiếp tục ở lại trong tình trạng tội nặng vì người này không chịu làm hành vi thống hối hoàn hảo hay chưa được tha thứ một cách thành sự khỏi tội lỗi ấy trong bí tích hoà giải, và, trong nhiều trường hợp, vì việc phạm tội nặng vẫn tiếp diễn một cách hiển nhiên và rõ ràng cho tới nay; và (3) còn kèm theo thái độ ương ngạnh, cứng lòng và bướng bỉnh một cách chủ quan cho tới nay.
Dưới giáo luật điều 916 (qui conscius est peccati gravis), để bị loại khỏi việc rước lễ, người nào đó phải: (1) phạm một tội nặng; (2) tiếp tục sống trong tình trạng tội nặng; và (3) một cách chủ quan ý thức rằng mình đang sống trong tình trạng tội nặng (204).
Travers kết luận rằng: không phải mọi người Công Giáo ly dị và tái hôn đều bị loại khỏi Bí Tích Thánh Thể. Trong một số trường hợp, một cuộc hôn nhân có thể là tội nặng lúc được kết ước, nhưng rồi sau đó, người Công Giáo đã thống hối bằng hành vi ăn năn tội cách trọn, thì tình thế kết hợp bất hợp pháp kia chả lẽ vẫn hạn chế họ không được rước lễ. Ông cũng cho rằng những người như thế đâu có ương ngạnh, cố chấp hay bướng bỉnh. Thành thử, hình như giáo luật có khác với qui định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trong vấn đề này.
Còn tiếp
_________________________________________________________________________________________________________
164. Theodore Davy, The Internal Forum, 27 July 1991, các tr.905-906, cf., Kelly, Op. cit., các tr.178-182.
165. Xem trang 5l tt. bên trên.
166. The Tablet, 26 October 1991, tr.1311, cf., Kelly, Op. cit., các tr.183-185.
167. Cf., Ibid, p.185.
168. Liệu Davey có ý nói điều này không? Ông nói: "Tôi không nhớ trong thập niên 1970 truyền thống đáng kính của Giáo Hội liên quan tới tính vĩnh viễn của hôn nhân có bị tấn công nặng nề bởi một giới nào không, dù là từ huấn quyền của các vị giám mục hay là từ các nhà thần học". "Từ" gì của các nhà thần học? Từ "giới" hay từ "giáo huấn"? Xin xem Kelly, Op. cit., tr.178
169. Kelly, Op. cit., tr.184.
170. Dịch trong Origins, 10 tháng Ba, 1994. Xem Kelly Op. cit., Phụ Chương 2, các tr. 90-97.
171. Kelly, Ibid, tr.90.
172. Mc 10: 6-9; Xh. 1:27-28; 2:24.
173. Kelly, Op. cit., các tr.92-93.
174. Ibid.
175. Hội Đồng GM Đức, Giáo Lý cho Người Trưởn Thành, 'Kinh Tin Kính của Giáo Hội' , tr. 395
176. Kelly, Op. cit., tr.96.
177. Origins, 10 tháng Ba, 1994.
178. Kelly, Op. cit., tr.111
179. Ibid., các tr.111-112.
180. Ibid., tr.113. Ở đây hình như các vị giám mục không phân biệt giữa hoàn cảnh khó khăn và hoàn cảnh tranh chấp.
181. The Tablet, 18 tháng Sáu, 1994, tr.787. XemKelly, Op. cit., các tr.118-120.
182. Kelly, Op. cit., tr.119.
183. Ibid., tr.120.
184. Bản dịch trong Origins 27 tháng Mười, 1994, các tr.337-341. Xem Kelly, Op. cit., các tr.121-126.
185. Ibid., tr.122.
186. Điều quan trọng phải ghi nhận là khi nhắc tới con số này, giải pháp chính thức không được nại tới.
187. Kelly, Op. cit., tr.124.
188. Ibid, tr.129.
189. Kelly, Op. cit., tr.130.
190.Trường hợp khó khăn (JAD)
191. Kelly, Op. cit., các tr.130-131.
192. Ibid, tr.133
193. Thánh Basilêô, Công Đồng Arles 314, Thánh Lêô Cả. Xem Kelly, Op. cit., tr.104.
194. Ibid., tr.133. Cũng nên xem các nhận định của CDF trên đây.
195. Kelly, Divorce and remarriage: conflict in the Church, The Tablet, 29 tháng Mười, 1994, các tr. 1374-1375.
196. Patrick J. Travers, Reception of the Holy Eucharist by Catholics attempting Remarriage after Divorce and the 1983 Code of Canon Law, The Jurist 55 (1995), các tr. 187-217.
197. Travers, Op. cit., các tr. 209-210.
198. Xem trang 69 ở trên. Xem Travers, Op. cit., tr.192.
199. Xem các tr. 67-8 ở trên.
200. Xem tr.61 ở trên.
201. Travers, Op. cit., p.194.
202. Ibid., các tr. 194-195.
203. Bouscaren and Ellis, Op.cit., tr.33.
204. Travers, Op. cit.,các tr.203-204. Muốn coi cách lý luận, xem các tr. 197-203.
Lá thư của linh mục Theodore Davey gửi tờ The Tablet: Tháng 7 năm 1991
Ta bắt đầu thập niên này với bài báo của linh mục Theodore Davey trên tờ The Tablet (164). Bài báo này đề cập tới các biến cố quá khứ, tức tuyên bố của Đức Hồng Y Seper năm 1973 và câu trả lời của Đức Tổng Giám Mục Hamer cho Đức Tổng Giám Mục Bernardin (165). Linh mục Davey nhắc tới sự khó khăn của những người tham dự chương trình khai tâm Kitô Giáo dành cho người lớn. Những người này thấy hoàn cảnh của mình (ly dị và tái hôn) dám dẫn mình vào Giáo Hội để rồi bị cấm không được rước lễ hay không được vào cả Giáo Hội nữa. Do đó, ngài bảo hiện có quan tâm mới đối với việc có thể giải quyết hoàn cảnh này nhờ “thực hành tòa trong vốn được chấp thuận trong Giáo Hội”. Ngài trích dẫn tông thư Familiaris consortio liên quan tới hoàn cảnh tranh cãi; còn về hoàn cảnh khó khăn, ngài trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng nói về việc phải thận trọng biện phân các hoàn cảnh. Sau đó, ngài đưa ra một số hướng dẫn liên quan tới việc giáo dân có thể lãnh nhận các bí tích. Ở đây, ngài không phân biệt hai hoàn cảnh. Một trong các hướng dẫn này là nên tham khảo linh mục chánh xứ trước khi đưa ra phán đoán khách quan về gương mù. Ngài kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng trong số các thần học gia giúp nói lên các hướng dẫn này có Đức Hồng Y Ratzinger!
Đức Hồng Y Ratzinger lên tiếng
Câu trả lời của Đức Hồng Y Ratzinger được công bố trên tờ The Tablet( 166). Ngài muốn đính chính các giải thích sai lầm liên quan đến chủ trương của ngài. Hiểu lầm thứ nhất liên quan đến thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hiểu lầm thứ hai liên quan tới vấn đề ly dị và tái hôn. Ngài quả quyết rằng các hướng dẫn được linh mục Davey nói tới không phải là các qui phạm theo nghĩa chính thức, mà chỉ là những gợi ý do ngài đưa ra năm 1972. Ngài trích dẫn chính lời ngài rằng “Với sự thận trọng cần có, tôi muốn cố gắng đưa ra một số gợi ý cụ thể xem ra thuộc các giới hạn này” (167). Việc thực hiện chúng thì còn cần phải được hành động chính thức của huấn quyền chứng thực. Mặt khác, ngài không bao giờ ủng hộ ý niệm một huấn quyền kép (dual magisteria), tức huấn quyền của các vị giám mục và huấn quyền của các nhà thần học (168). Đức Hồng Y Ratzinger nói rằng huấn quyền đã lên tiếng một cách dứt khoát trong tông huấn Familiaris consortio, và ngài trích dẫn số 84 là số ngăn cấm những người ly dị và tái hôn chịu các bí tích. Ngài tiếp tục cho biết: nhận định của linh mục Davey còn chứa nhiều sai lầm và bóp méo khác mà vì giới hạn của câu trả lời nên ngài không đi vào chi tiết được.
Nhưng ngài nhắc tới Đức Hồng Y Hamer và lá thư năm 1973 của Đức Hồng Y Seper. Liên quan đến lá thư vừa nói, câu “thực hành tòa trong đã được chấp thuận” viết trong đó không có ý nói tới điều vốn được gọi là giải pháp tòa trong, là tòa chỉ quan tâm tới hoàn cảnh khó khăn, nhưng có ý nói tới trường hợp những người đang sống trong cuộc hôn nhân thứ hai, một cuộc hôn nhân bất hợp pháp, những người này có thể lãnh nhận các bí tích, với điều kiện, trong sự ăn năn hối cải, họ sẵn sàng tiết dục, có những lý do chính đáng khiến họ không thể sống tách biệt nhau và phải tránh gương mù.
Mặt khác, Đức Hồng Y Ratzinger còn nhấn mạnh rằng “giải pháp tòa trong” chưa được huấn quyền cho phép vì nhiều lý do, trong đó có sự kiện này: có sự mâu thuẫn nội tại trong việc giải quyết một điều ở toà trong nhưng tự bản chất, điều này vốn thuộc tòa ngoài, thành thử sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
“ Hôn nhân, vì là một hành vi không tư riêng, nên dĩ nhiên có nhiều hệ luận sâu xa cho cả hai người phối ngẫu cùng con cái do họ sinh ra, và cả xã hội Kitô Giáo lẫn xã hội dân sự nữa. Chỉ có tòa ngoài mới đem lại một bảo đảm có thực chất cho người yêu cầu rằng ông ta không mắc tội biện giải (rationalisation), vì (xét cho cùng) ông ta đâu phải là bên vô tư. Cũng thế, chỉ có tòa ngoài mới có thể giải quyết quyền lợi và yêu cầu của người phối ngẫu kia thuộc cuộc phối hợp trước, và, trong trường hợp tòa công bố án vô hiệu (nullity), mới làm cho ông ta có khả năng bước vào một cuộc hôn nhân bí tích, có giá trị trước giáo luật. Đàng khác, tôi cũng muốn thêm rằng nhiều lạm dụng xẩy ra dưới danh nghĩa giải pháp tòa trong ở một số quốc gia đã chứng minh rằng giải pháp tòa trong trên thực tế khó có thể thi hành được. Chính vì những lý do như thế, những năm gần đây, Giáo Hội, nhất là qua Bộ Giáo Luật mới, đã mở rộng các tiêu chuẩn áp dụng cho việc chấp nhận việc làm chứng và chứng cớ tại các tòa hôn phối để nhu cầu phải nại tới giải pháp tòa trong sẽ không xẩy ra nữa. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp cực kỳ hiếm hoi trong đó việc nại tới thủ tục giáo luật của Giáo Hội không thành công và vấn đề lương tâm được đặt ra, thì có thể chạy tới với Tòa Ân Giải Thánh (Sacred Penitentiary)” (169).
Đức Hồng Y Ratzinger kết thúc thư trả lời của ngài bằng cách cho rằng tuyên bố của Đức Hồng Y Hamer trong lá thư năm 1975 cho phép những người đã ly dị rồi tái hôn, dù cuộc hôn nhân trước của họ chưa được tuyên bố vô hiệu, được phép lãnh nhận các bí tích “nếu họ cố gắng sống phù hợp với đòi hỏi của các nguyên tắc luân lý Kitô Giá” không có nghĩa gì khác ngoài việc phải tiết chế các hành vi đặc trưng vợ chồng như đã đề cập tới trong số 84 tông huấn Familiaris consortio. Sự nghiêm nhặt trong kỷ luật hiện hành không phát sinh từ luật lệ chỉ có tính thuần kỷ luật mà là phát sinh từ chính lời phán dạy của Chúa Giêsu.
Thư Mục Vụ của Các Vị Giám Mục Miền Thượng Sông Rhine: Tháng 7 năm 1993
Ngày 10 tháng 7 năm 1993, ba vị giám mục của miền Thượng Sông Rhine đã công bố một lá thư mục vụ trong đó các ngài xem sét hoàn cảnh các Kitô hữu ly dị và tái hôn (170).
Vì vấn đề này vượt quá trách nhiệm của một giám mục cá thể, nên ba giám mục của giáo tỉnh Thượng Sông Rhine quyết định hướng lá thư mục vụ chung này tới các tín hữu của họ và đưa ra những hướng dẫn mục vụ chung cho những ai có trách nhiệm chăm sóc mục vụ” (171).
Các vị giám mục này cho biết các nguyên nhân tạo ra quá nhiều các đổ vỡ hôn nhân trong xã hội hiện đại, trong số đó có a) sự phân ly giữa gia đình và thế giới việc làm, phát sinh ra các căng thẳng giữa gia đình và nghề nghiệp, b) cái hiểu mới về các vai trò của người đàn ông và người đàn bà, c) việc gia tăng thời gian kéo dài của hôn nhân , d) sự tiêu hủy của hình thức đại gia đình theo truyền thống và sự cô lập của hình thức tiểu gia đình và e) không đủ sự hỗ trợ cho hôn nhân và gia đình trong bầu khí xã hội hiện nay. Các ngài cũng nhắc đến các nguyên nhân có tính bản thân như các mong chờ hạnh phúc vô lý, thiếu chín chắn nhân bản và thất bại bản thân trong cuộc sống hàng ngày, không đủ tận hiến đến độ bất trung, tiêu diệt hiệp đoàn phu thê hoặc có khi còn bạo hành thể lý trong hôn nhân nữa. Các ngài nhấn mạnh rằng những người bị mất mát hôn nhân vì đổ vỡ có thể cảm thấy mình bị kỳ thị, bị loại bỏ, ngay cả kết án nữa, và do đó, hết sức khó khăn trong việc chấp nhận phán quyết của Giáo Hội, có khi còn bác bỏ nữa, vì coi những phán quyết này là khó khăn đến hiểu không nổi và tàn ác là đàng khác. Đây quả là một bức thư mạnh bạo. Các ngài còn trích dẫn nhiều câu trong Tin Mừng nói về hôn nhân (172)
Chúa Giêsu… đặt câu trả lời của Người liên quan đến hôn nhân và ly dị trong khuôn khổ sứ điệp của Người về việc xuất hiện Nước Thiên Chúa… Do đó, lời lẽ của Người không phải là luật lệ đè người, mà đúng hơn là lời đề nghị, là lời mời, lời huân dụ và một tặng phẩm, để ta thể hiện ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân với một lòng trung trinh suốt đời. Vì nơi đâu Thiên Chúa hiến mình trọn vẹn, nơi ấy người đàn ông và người đàn bà cũng có thể hiến mình trọn vẹn và tận cùng và kết hợp nên một trong yêu thương và trung thành (173).
Các vị giám mục trên tiếp tục cho hay: Giáo Hội không thể coi thường lời lẽ của Chúa Giêsu liên quan đến tính bất khả tiêu của hôn nhân; nhưng Giáo Hội cũng không thể nhắm mắt trước sự thất bại của quá nhiều cuộc hôn nhân.
Vì bất cứ nơi nào con người rơi về phía sau thực tại cứu chuộc, Chúa Giêsu đều gặp họ trong xót thương vì Người rất thông cảm với hoàn cảnh của họ (174).
Nhưng Giáo Hội lúc nào cũng trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu và không thể thiết lập ra một trật tự luật pháp theo đó việc ly dị và sau đó tái hôn có thể trở thành biến cố bình thường hay có khi còn là một cái quyền nữa. Mặt khác, Giáo Hội phải tỏ tình liên đới với những người thất bại trong hôn nhân. Các vị giám mục này quả quyết rằng những người như thế vẫn là thành phần của cộng đoàn giáo xứ nơi họ sinh sống, và các ngài trích dẫn tông huấn Familiaris consortio nói về những người ly dị nhưng không tái hôn. Không có trở ngại nào đối với việc họ lãnh nhận bí tích. Một lần nữa, lời của Đức Giáo Hoàng dạy phải biện phân đã được trích dẫn liên quan tới những người tái hôn, cho thấy sự khác biệt giữa người phối ngẫu bị bỏ rơi cách bất công và người đã tiêu hủy một cuộc hôn nhân thành sự do chính lỗi lầm đáng trách của mình. Khi đề cập tới chủ đề cho phép người ly dị và tái hôn được rước lễ, các ngài nhắc lại giáo huấn mới đây cho rằng xét chung, những người này không được rước lễ vì lối sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với yếu tính của hôn nhân Kitô Giáo. Sau đó, các ngài nói rằng:
Tuy nhiên, giáo luật chỉ có thể ‘thiết lập một trật tự có giá trị tổng quát; nó không thể qui định mọi trường hợp cá biệt hết sức phức tạp được’ (175). Do đó, phải dùng đối thoại mục vụ để minh giải xem có thể áp dụng điều có giá trị tổng quát vào một hoàn cảnh đặc thù nào đó hay không. Điều này, xét chung, có thể coi là áp dụng được, nhất là khi những người liên hệ, dựa vào những cơ sở chắc chắn, thấy lương tâm mình chắc mẩm về tính vô hiệu của cuộc hôn nhân thứ nhất nhưng không có chứng cớ hợp luật nào để có được một tuyên bố vô hiệu của tòa án Giáo Hội. Trong những trường hợp này và những trường hợp tương tự, một cuộc đối thoại mục vụ có thể giúp những người liên hệ đạt được một quyết định bản thân và có trách nhiệm phù hợp với phán đoán của lương tâm họ, một quyết định mà Giáo Hội và cộng đoàn phải tôn trọng (176).
Các vị giám mục coi điều trên là việc phục vụ và sứ mệnh chăm sóc mục vụ của những linh mục biết quan tâm tới hợp nhất và hòa giải.
Các nguyên tắc chăm sóc mục vụ của các vị giám mục
Với lá thư trên, các vị giám mục đã đưa ra các nguyên tắc chăm sóc mục vụ đối với những người ly dị và tái hôn (177). Về việc nhận cho chịu các bí tích, các vị giám mục trên một lần nữa tuyên bố rằng không thể nhận những người này nhưng cho biết thêm: đây chỉ là một tuyên bố tổng quát. Các ngài trích dẫn tông huấn Familiaris consortio rồi cho hay:
Tông huấn Familiaris Consortio chỉ rõ những khác biệt này về hoàn cảnh, nhưng rõ ràng để các hậu quả cụ thể tùy sự phán đoán mục vụ khôn ngoan của từng vị cố vấn thiêng liêng cá biệt. Không nên coi việc này như "tấm thẻ trắng" (carte blanche) để hoàn toàn tùy hứng hành động. Tuy nhiên, việc lượng định các hoàn cảnh khác nhau không thể và không nên phó mặc cho các ý kiến cá nhân (178).
Rồi các vị giám mục đưa ra một loạt tiêu chuẩn cần phải tuân theo trong một quyết định có trách nhiệm của lương tâm.
• Khi có chuyện thất bại nghiêm trọng liên hệ tới việc xụp đổ cuộc hôn nhân thứ nhất, trách nhiệm phải được nhìn nhận và hối hận;
• phải thiết lập được bằng chứng có tính thuyết phục rằng việc trở về với người phối ngẫu thứ nhất thực sự không thể thực hiện được và rằng dù có thiện chí bao nhiêu thì cuộc hôn nhân thứ nhất cũng không thể phục hồi được;
• đền bù thiệt hại phải được thực hiện đối với những lỗi lầm phạm phải và những thương tích đã gây ra khi có thể;
• trước nhất, việc đền bù này phải bao gồm việc chu toàn các nghĩa vụ đối với vợ con của cuộc hôn nhân thứ nhất (xem Giáo Luật, điều 1071, 1.3);
• phải xét xem người phối ngẫu có phá vỡ hay không cuộc hôn nhân thứ nhất của mình dưới sự chú ý lớn của công chúng, có khi còn gây ra gương mù gương xấu nữa;
• Phải chứng minh cuộc kết hợp hôn nhân thứ hai trong một thời gian dài để cho thấy nó tượng trưng cho một ý chí dứt khoát và dễ được công chúng nhìn nhận là mình muốn sống chung với nhau vĩnh viễn, phù hợp với các đòi hỏi của hôn nhân, như một thực tại luân lý;
• phải xét xem lòng trung thành với mối liên hệ thứ hai có trở thành hay không một nghĩa vụ luân lý đối với người phối ngẫu và con cái;
• Phải cho thấy rõ một cách đầy đủ việc hai người phối ngẫu sống theo đức tin Công Giáo, với những động lực chân thực, nghĩa là được các ước muốn tôn giáo đích thực thúc đẩy, muốn được tham dự đời sống bí tích của Giáo Hội. Đối với việc giáo dục con cái cũng vậy (179).
Các vị giám mục nhấn mạnh rằng phải có đối thoại mục vụ giữa linh mục và các người phối ngẫu của cuộc hôn nhân thứ hai và điều này giúp các người phối ngẫu có được một lương tâm trong sáng đủ để lên rước lễ (điều 843 # 1).
Đặc biệt đây là trường hợp lương tâm xác tín rằng cuộc hôn nhân trước, bị tiêu hủy một cách không thể cứu vãn được, chưa bao giờ thành sự (Familiaris Consortio, 84). Hoàn cảnh cũng tương tự như thế khi những người liên hệ đã suy nghĩ lâu dài và làm việc đền tội. Đàng khác, cũng có thể có những kình chống về bổn phận không thể giải quyết được vì nếu rời bỏ cuộc hôn nhân thứ hai sẽ gây ra những bất công gây đau đớn (180).
Các ngài ngăn cấm nghi lễ phụng vụ cho người ly dị muốn tái hôn vì nghi lễ này có thể dẫn tới hiểu lầm nghiêm trọng nơi các tín hữu về tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân đã kết ước hợp lệ. Các ngài đề nghị nên tổ chức một buổi cầu nguyện cộng đoàn cùng với hai người phối ngẫu liên hệ, không phải với những lời cầu nguyện theo nghi thức hay chính thức, nhưng là những lời cầu nguyện có tính bản thân hay các lời chuyển cầu đặc thù.
Ladislas Orsy
Linh mục Ladislas Orsy nhận định thuận lợi đối với sáng kiến của các vị giám mục Đức năm 1994 (181). Ngài cho rằng các vị “đã cân bằng tình hiệp thông không lay chuyển của các vị với Giáo Hội hoàn vũ và việc các vị xác định thẩm quyền riêng của mình một cách âm thầm”. Ngài coi lời tuyên bố của các vị về việc cần phải khảo sát từng trường hợp cá thể một như một điển hình cho việc sử dụng sự công bằng (equity) và tính tối thượng của lương tâm.
Ta phải lưu ý rằng thư mục vụ này không phải chỉ là một tuyên bố được ba vị giám mục cá thể ký nhận: nó thực sự là giáo huấn tập thể của hàng giám mục một giáo tỉnh. Theo truyền thống xưa của Giáo Hội, khi các giám mục một miền họp nhau nhân danh Chúa, thì Người hiện diện với họ một cách đặc biệt. Đàng khác, cả ba vị giám mục đều là những học giả được thừa nhận, hai trong ba vị (Lehmann và Kasper) là các nhà thần học có tiếng quốc tế (182).
Cha Orsy kết luận bằng cách cho thấy: tạp chí The Tablet cũng tường trình (ngày 16 tháng 4 năm 1994) rằng ba vị giám mục trên được mời về Rôma để thảo luận các quan điểm của mình. Cha hy vọng các vị làm luật tại đó sẽ được “phong phú hơn nhờ kinh nghiệm và tầm nhìn thấu suốt của các vị giám mục, những người trực tiếp săn sóc linh hồn tín hữu” (183)! Cha thấy trong thư mục vụ của các ngài một điển hình tốt đẹp của việc phối hợp akribeia (trung thành giữ luật) với oikonomia (tinh thần cảm thương).
Thư Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin gửi các giám mục thế giới, 14 tháng 9 năm 1994 (184).
Ngày 14 tháng 9 năm 1994, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF) viết một lá thứ cho các vị giám mục hoàn cầu liên quan tới vấn đề chấp nhận cho các người đã ly dị và tái hôn được chịu các bí tích. Thư naỳ khởi đầu bằng cách bày tỏ sự quan tâm đối với những ai bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn và cần đến sự trợ giúp của mục vụ. Sau đó, thư nhắc tới việc tại nhiều vùng, trong nhiều năm qua, nhiều giải pháp mục vụ đã được gợi ý theo đó những người đã ly dị và tái hôn có thể được tiếp nhận Thánh Thể trong những trường hợp đặc thù khi họ thấy mình như được lương tâm cho phép làm như thế. Đó là trường hợp những người phối ngẫu bị bỏ rơi một cách bất công sau khi đã cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân đầu, hay những người phối ngẫu tin chắc rằng cuộc hôn nhân trước của họ không thành sự nhưng không có khả năng chứng minh điều đó ở tòa ngoài, hay khi họ đã trải nghiệm một cuộc suy niệm và thống hối lâu dài, hoặc họ không thể thỏa mãn được việc ly thân vì những lý do chính đáng về luân lý. Một số nơi còn đề nghị rằng việc tham khảo mục vụ là điều phải có nhưng các linh mục nên kính trọng quyết định của những người liên hệ.
Về phần mình, Thánh Bộ gợi ý rằng cho dù các hoàn cảnh tương tự đã được một số giáo phụ của Giáo Hội đề nghị và đã được đem ra thi hành, nhưng việc này chưa bao giờ nhận được sự nhất trí và chưa tạo thành một học lý chung của Giáo Hội cũng như ấn định ra kỷ luật trong Giáo Hội. Thư viết như sau: “Về các đề nghị mục vụ vừa nêu ra trên đây, Thiểm Bộ thấy mình có bổn phận nhắc lại học lý và kỷ luật của Giáo Hội về vấn đề này. Để trung thành với lời dạy của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội quả quyết rằng không thể công nhận một cuộc phối hợp mới là thành sự, nếu cuộc hôn nhân trước đó đã thành sự. Nếu những người đã ly dị nay tái hôn theo luật dân sự, họ lâm vào tình thế đi ngược lại luật của Chúa một cách khách quan. Thành thử, họ không thể rước lễ bao lâu tình thế kia còn tiếp diễn. Qui định này không hề là một trừng phạt hay một kỳ thị chống lại người ly dị và tái hôn, nhưng đúng hơn, chỉ nói lên một tình thế khách quan, tự nó, làm cho việc chịu lễ kia trở thành bất khả” (185).
Thư trích dẫn Familiaris consortio số 84 và nhắc tới giải pháp coi nhau như “anh trai em gái” (186). Thánh Bộ nhấn mạnh rằng giáo huấn chính thức của Giáo Hội được chứa đựng trong Familiaris consortio, các mục tử phải biện phân cẩn thận các hoàn cảnh khác nhau nhưng tông huấn này cũng đưa ra các lý do tại sao không thể cho phép những người đã ly dị và tái hôn rước lễ. Đàng khác, nếu có thể, các mục tử và cha giải tội có bổn phận nghiêm trọng phải giải thích cho họ thấy phán đoán lương tâm như trên là đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội.
Xác tín lương tâm có tính bản thân của một người cho rằng cuộc hôn nhân trước của mình không thành sự và cuộc phối hợp mới có giá trị không cho phép họ tới rước lễ được. Hôn nhân không thuộc lãnh vực tư riêng; nó là việc công cộng, là hình ảnh mối tương quan phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Việc cá nhân chuẩn bị để rước lễ một cách xứng đáng đặt căn bản trên một lương tâm luân lý được đào tạo thích đáng, nhưng hôn nhân không phải là quyết định tư riêng, nên phán đoán của lương tâm liên quan đến tình trạng hôn nhân của một người không thể “tách biệt khỏi sự trung gian của Giáo Hội, một sự trung gian cũng bao gồm cả các khoản giáo luật có tính trói buộc lương tâm. Không nhìn nhận khía cạnh chủ yếu ấy, trên thực tế, có nghĩa là chối bỏ việc hôn nhân không phải là một thực tại của Giáo Hội, nghĩa là, không phải một bí tích” (187)
Các hòan cảnh tranh cãi thì cần được giải quyết bằng tòa án ở tòa ngoài. Bí tích ta kết hợp với Chúa Kitô cũng là bí tích hợp nhất của Giáo Hội. Rước lễ trái với các qui định của hiệp thông Giáo Hội, do đó, tự nó là một mâu thuẫn.
Nhận định của Ba Vị Giám Mục Đức trong một Thông Điệp gửi Giáo Dân, ngày 14 tháng 10 năm 1994
Không lạ gì khi các vị giám mục vùng Thượng Sông Rhine cảm thấy nhu cầu phải nhận định về lá thư của CDF. Các ngài bắt đầu các nhận định này bằng cách giải thích rằng các ngài chờ mong các giải pháp mục vụ chứ không chờ mong các đổi mới về học lý. Sau đó, các ngài cho hay lá thư của mình dựa trên nguồn nào và được viết cho ai, tức cho giáo tỉnh Thượng Sông Rhine.
Cuối tháng 12 năm 1993, các ngài nhận được một lá thư từ CDF cho hay các ngài đã không “hoàn toàn tuân giữ” học lý Công Giáo trong lá thư mục vụ của các ngài và trong các nguyên tắc đính kèm (188). Tháng 2 năm 1994, các ngài tới Rôma để thảo luận với CDF. Các ngài trình bày luận chứng bênh vực các quan điểm của mình cả bằng miệng lẫn bằng văn bản một cách chi tiết. Dù quan điểm căn bản về thần học của các ngài không bị thách thức trong nguyên tắc, nhưng về vấn đề rước lễ, thì các ngài đã không đạt được một thỏa hiệp trọn vẹn nào cả. Do đó, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã quyết định cho công bố phần trình bày học lý Công Giáo của mình. Tháng 6 năm đó, lại có cuộc thảo luận thêm. Thư của Thánh Bộ ngày 14 tháng 9 khiến các ngài chú ý. Dù Thánh Bộ bảo đảm rằng lá thư này không chỉ nhằm vào giáo huấn riêng của các ngài mà thôi. Các ngài công bố lá thư này cho giáo dân của mình ngay lập tức và cho hay: ở các điểm căn bản, thư của Thánh Bộ nhất trí với các tuyên bố của các ngài: “Chúng tôi cũng xác tín, và từng cố ý ghi nhận điều này nhiều lần, rằng việc tái giải quyết các vấn đề phức tạp trong chăm sóc mục vụ đối với những người đã ly dị và tái hôn chỉ có thể xẩy ra trong sự trung thành vô điều kiện với chứng tá Thánh Kinh và với truyền thống trói buộc của Giáo Hội, chứ không phải bằng cách thích ứng với các khuynh hướng đương thời” (189).
Các ngài tiếc rằng thay vì vấn đề cho phép rước lễ được nhìn như là một phần trong phương thức mục vụ đối với người ly dị và tái hôn, thì nó lại có khuynh hướng bị nhấn mạnh như là có hại cho toàn bộ. “Vì chúng tôi cũng quan niệm rằng tái hôn khi người phối ngẫu của cuộc hôn nhân đầu đã thành sự theo bí tích vẫn còn sống (190) là khách quan đi ngược lại trật tự của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã canh tân; trật tự này tiên thiên loại bỏ việc chính thức cho phép rước lễ, cả tổng quát lẫn trong từng trường hợp cá thể. Nhiều lần, chúng tôi đã nhấn mạnh như thế. Điều quan trọng chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là không hề có bất cứ bất đồng nào trong các vấn đề căn bản này của giáo huấn Giáo Hội” (191).
Cac ngài tiếp tục cho hay: phải áp dụng luật chung của Giáo Hội vào những con người cụ thể và vào các hoàn cảnh cá biệt tuy không đi ra ngoài chính luật chung này. Nhưng giáo luật chỉ có thể ấn định trật tự sự vật một cách tổng quát, chứ không thể qui định mọi trường hợp cá biệt, là những trường hợp thường rất phức tạp. Vì mục đích này, truyền thống tín lý của Giáo Hội từng khai triển ra ý niệm epikeia (công bình, equity), trong khi giáo luật đưa ra nguyên tắc aequitas canonica (công bình theo giáo luật). Nguyên tắc này áp dụng luật vào các tình thế phức tạp và khó khăn tùy theo công lý và công bình giúp người ta chú trọng tới tính độc đáo của những con người cá thể. Các ngài hết sức cố gắng đem đến một trật tự nào đó cho việc thực hành mục vụ, một việc không luôn luôn chính xác.
Sự tranh cãi nằm ở chỗ liệu có thể áp dụng nguyên tắc công bình và công bình theo giáo luật vào vấn đề rước lễ của người ly dị và tái hôn hay không, không phải vì họ được chính thức cho phép rước lễ, mà vì những cá nhân này, sau khi được các linh mục hướng dẫn thích đáng, tự thấy lương tâm đã được hướng dẫn kia biện minh cho việc tiến lên rước lễ của mình. Các vị giám mục Đức muốn nhấn mạnh tới sự khác nhau giữa việc chính thức cho phép và việc tiến lên rước lễ không chính thức. Các ngài cho rằng việc sau không được cho phép nhưng được khoan thứ (tolerated). Tuy nhiên, CDF không đồng ý với quan điểm ấy vì dựa vào Familiaris Consortio. “Do đó, ta phải ghi nhận sự kiện này là do lá thư của Thánh Bộ, một số các tuyên bố trong thư mục vụ của chúng tôi và trong các nguyên tắc đã không được Giáo Hội phổ quát chấp nhận và do đó, không thể trở thành các qui định trói buộc trong thực hành mục vụ” (192).
Điều đáng lưu ý là dựa vào các chứng tá được trích dẫn trong Các Nguyên Tắc Mục của các ngài (193), các vị giám mục vẫn còn tin rằng “Dựa vào các nghiên cứu mới đây hơn, và dưới ngưỡng cửa giáo huấn bó buộc, hiện vẫn còn chỗ dành cho sự mềm dẻo trong các trường hợp cá biệt phức tạp mà ta cần phải sử dụng một cách có trách nhiệm. Sự mềm dẻo này không đi ngược lại tính bất khả tiêu của hôn nhân” (194).
Kết luận, các vị giám mục cho rằng: các ngài có bổn phận đối với cả tín lý có giá trị phổ quát và sự hợp nhất của Giáo Hội lẫn đối với những con người hiện sống trong các hoàn cảnh khó khăn. Các ngài yêu cầu giáo dân tìm kiếm các giải pháp có trách nhiệm đối với từng trường hợp cá biệt mà vẫn trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu và đức tin của Giáo Hội và trong tình hiệp thông với toàn thể Giáo Hội.
Thiển nghĩ chủ trương của ba vị giám mục này có tính lưỡng diện phần nào. Vì một đàng, các ngài nhấn mạnh tới lòng trung thành đối với Giáo Hội và chấp nhận các nguyên tắc do CDF đưa ra nhưng, đàng khác, lại đi thụt lùi để kiếm tìm một thứ mềm dẻo nào đó dựa trên các nghiên cứu mới có… Theo Kelly, trong thư của CDF, hình như không có điều gì khiến các vị giám mục thay đổi quyết định của mình, vì lá thư chỉ nhắc lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris consortio mà thôi (195). Người ta rất có thể ngạc nhiên không hiểu tại sao CDF đã chỉ nhắc lại một giáo huấn mà các vị giám mục vốn biết rõ. Rõ ràng, bức thư chỉ nhắc lại các giới hạn mà nếu vượt qua, các vị giám mục sẽ chống lại huấn quyền. Và quả thực, các giám mục đã nắm được điều ấy. Tuy nhiên, theo Kelly, đối với các giám mục này, lá thư của Vatican không hẳn kết thúc mọi thảo luận và loại trừ mọi khả thể có những phương thức mục vụ cởi mở hơn.
Khảo sát bộ Giáo Luật 1983 liên quan tới việc cho phép người ly dị và tái hôn rước lễ
Năm 1995, một bài viết của Linh Mục Patrick Travers đã được đăng trên tập san The Jurist (196). Bài này nói đến việc khảo sát bộ Giáo Luật được ngài coi là có liên hệ tới việc có thể cho phép người ly dị và tái hôn rước lễ. “Bài nghiên cứu này… chuyên biệt có tập chú giáo luật. Nó giả thiết tính bất khả tiêu tuyệt đối của một cuộc hôn nhân ratum et consummatum (thành sự và hoàn hợp) như đã được tín lý Công Giáo quan niệm xưa nay. Nó cũng coi bất cứ cố gắng tái hôn nào của người Công Giáo sau khi ly dị theo dân luật trái với luật của Giáo Hội, trong căn bản, có bản chất tội nặng. Nó cũng nhìn nhận đặc quyền của các vị thừa hành thẩm quyền trong Giáo Hội trong việc loại các tín hữu ra khỏi các bí tích dựa vào bản chất tội nặng trong hành vi của họ bất chấp có hay không có thiên hướng chủ quan khiến cho tác phong ấy trở thành tội nặng. Thực vậy, luật lệ điều hướng việc chế tài của Giáo Hội này dựa trên đặc quyền ấy. Vấn đề căn bản của bài nghiên cứu thu gọn ở điểm này: liệu thẩm quyền tối cao của Giáo Hội có quyết định thi hành đặc quyền này, và thi hành đến mức nào, bằng cách sử dụng bộ giáo luật 1983 đối với những người Công Giáo mưu toan tái hôn sau khi ly dị (phần đời) (197).
Travers bắt đầu bài nghiên cứu của mình bằng cách thừa nhận lá thư ngày 14 tháng 9 năm 1994 của CDF (198). Ngài cho rằng Thánh Bộ loại người ly dị và tái hôn khỏi Bí Tích Thánh Thể là do tính tội lỗi nặng một cách khách quan của mưu toan tái hôn nơi người Công Giáo sau khi ly dị, chứ không hẳn do vấn đề liệu người này, về phương diện chủ quan, có ý thức được bản chất tội nặng của nó hay không. Ngài nhắc đến các Nguyên Tắc Mục Vụ công bố hồi tháng 7 năm 1993 của các giám mục vùng Thượng Sông Rhine (1999) trong đó, các ngài phác thảo một phương thức theo đó, một số người Công Giáo có thể được phép rước lễ bất kể sự tiếp diễn tình trạng hôn nhân không bình thường của họ. Travers cho rằng lá thư của Thánh Bộ luôn có tính bắt buộc đối với các mục tử Công Giáo nhưng đó không phải là việc thực thi duy nhất thẩm quyền tối cao của Giáo Hội liên quan đến vấn đề này. Lời phát biểu hay nhất của Tòa Thánh về các điều kiện để được rước lễ nằm trong các điều 912-923 của Bộ Giáo Luật năm 1983. Đặc biệt nhất là các điều 915 và 916.
Điều 915: Không được nhận rước lễ: những người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi hình phạt đã tuyên kết hay tuyên bố; những người khác cố chấp trong một tội nặng công khai.
Ðiều 916: Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ, trừ khi có lý do quan trọng và không có dịp tiện đi xưng tội. Trong trường hợp này, họ phải tâm niệm về bổn phận thống hối trọn vẹn, bao gồm lòng dốc quyết đi xưng tội sớm ngần nào có thể.
Ta đã thấy các thay đổi trong Bộ Giáo Luật năm 1983 liên quan đến song hôn và ô danh (infamy) được Bộ Giáo Luật 1917 nhắc tới (200). Travers tóm tắt quan điểm ấy như sau. Xem ra trong Bộ Giáo Luật 1983, một người trưởng thành Công Giáo đã rửa tội và đầy đủ khả năng, chưa bị bất cứ chế tài nào của Giáo Hội đặt để hay công bố, đều phải được phép rước lễ ngoại trừ (1) người này ương ngạnh tiếp tục sống trong tội nặng một cách rõ ràng (điều 915); hay (2) người này ý thức rõ mình có tội nặng (điều 916). Vậy, người Công Giáo ly dị và tái hôn có rơi vào một trong hai loại người đó hay không? Giáo luật các điều 17 và 18 có mục đích giải thích các luật lệ của Giáo Hội.
Ðiều 17: Các luật của Giáo Hội cần phải được hiểu theo ý nghĩa riêng của các từ, xét trong văn bản và văn mạch; nếu có chỗ hoài nghi hay tối tăm, thì phải nại đến các chỗ tương tự nếu có, đến mục đích và các hoàn cảnh của luật, và đến ý định của nhà lập pháp.
Ðiều 18: Các luật quy định hình phạt, hoặc hạn chế sự tự do thi hành quyền lợi, hoặc bao hàm một khoản trừ của luật, thì phải được giải thích một cách chặt chẽ.
Travers cho rằng các khoản Giáo Luật cần được giải thích ở đây là các khoản giới hạn việc thi hành một quyền lợi, tức quyền được rước lễ (xem điều 912), nên việc giải thích chúng phải dựa trên nguyên tắc chặt chẽ nói ở điều 18. “Giải thích chặt chẽ là thu hẹp nghĩa chính xác của các từ ngữ của điều luật để thu hẹp hiệu quả của nó tới mức tối thiểu mà nếu vượt quá giới hạn này, luật lệ sẽ trở thành vô nghĩa hay phi lý” (201).
Travers tiếp tục thảo luận xem có cần hay không việc xem sét chứng cớ bên ngoài bản văn để biết ý định của nhà làm luật khi giải thích một điều luật. Ngài tham chiếu một tác giả chủ trương phải làm việc này (202). Tuy nhiên, ngài nghiêng về ý kiến của Bouscaren và Ellis, những người cho rằng: “Nếu lời lẽ của luật trong bản văn và trong ngữ cảnh đã rõ ràng, thì chúng là qui phạm duy nhất của việc giải thích (điều 18 của bộ Giáo Luật 1917)… Chỉ trong trường hợp bản văn tỏ ra tối tăm mới cần nại tới các qui phạm giải thích khác” (203).
Do đó, Travers khảo sát ý nghĩa chính xác của lời lẽ trong các điều luật trên đây. Ngài cho hay: việc tổng quát loại người Công Giáo ly dị và tái hôn lệ thuộc hai kiểu nói này; (sống) trong tội nặng một cách rõ ràng (in manifesto gravi peccato) trong điều 915, và ý thức mình có tội nặng (qui conscius est peccati gravis) trong điều 16. Ngài phân tích các thuật ngữ ấy và đạt tới kết luận như sau: “Dưới giáo luật điều 915 (in manifesto gravi peccato), để bị loại ra khỏi việc rước lễ, người nào đó phải (1) phạm một tội nặng một cách hiển nhiên và rõ ràng, nghĩa là, một tội có liên quan tới một việc nặng với đầy đủ hiểu biết và tự ý ưng thuận; (2) tiếp tục ở lại trong tình trạng tội nặng vì người này không chịu làm hành vi thống hối hoàn hảo hay chưa được tha thứ một cách thành sự khỏi tội lỗi ấy trong bí tích hoà giải, và, trong nhiều trường hợp, vì việc phạm tội nặng vẫn tiếp diễn một cách hiển nhiên và rõ ràng cho tới nay; và (3) còn kèm theo thái độ ương ngạnh, cứng lòng và bướng bỉnh một cách chủ quan cho tới nay.
Dưới giáo luật điều 916 (qui conscius est peccati gravis), để bị loại khỏi việc rước lễ, người nào đó phải: (1) phạm một tội nặng; (2) tiếp tục sống trong tình trạng tội nặng; và (3) một cách chủ quan ý thức rằng mình đang sống trong tình trạng tội nặng (204).
Travers kết luận rằng: không phải mọi người Công Giáo ly dị và tái hôn đều bị loại khỏi Bí Tích Thánh Thể. Trong một số trường hợp, một cuộc hôn nhân có thể là tội nặng lúc được kết ước, nhưng rồi sau đó, người Công Giáo đã thống hối bằng hành vi ăn năn tội cách trọn, thì tình thế kết hợp bất hợp pháp kia chả lẽ vẫn hạn chế họ không được rước lễ. Ông cũng cho rằng những người như thế đâu có ương ngạnh, cố chấp hay bướng bỉnh. Thành thử, hình như giáo luật có khác với qui định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trong vấn đề này.
Còn tiếp
_________________________________________________________________________________________________________
164. Theodore Davy, The Internal Forum, 27 July 1991, các tr.905-906, cf., Kelly, Op. cit., các tr.178-182.
165. Xem trang 5l tt. bên trên.
166. The Tablet, 26 October 1991, tr.1311, cf., Kelly, Op. cit., các tr.183-185.
167. Cf., Ibid, p.185.
168. Liệu Davey có ý nói điều này không? Ông nói: "Tôi không nhớ trong thập niên 1970 truyền thống đáng kính của Giáo Hội liên quan tới tính vĩnh viễn của hôn nhân có bị tấn công nặng nề bởi một giới nào không, dù là từ huấn quyền của các vị giám mục hay là từ các nhà thần học". "Từ" gì của các nhà thần học? Từ "giới" hay từ "giáo huấn"? Xin xem Kelly, Op. cit., tr.178
169. Kelly, Op. cit., tr.184.
170. Dịch trong Origins, 10 tháng Ba, 1994. Xem Kelly Op. cit., Phụ Chương 2, các tr. 90-97.
171. Kelly, Ibid, tr.90.
172. Mc 10: 6-9; Xh. 1:27-28; 2:24.
173. Kelly, Op. cit., các tr.92-93.
174. Ibid.
175. Hội Đồng GM Đức, Giáo Lý cho Người Trưởn Thành, 'Kinh Tin Kính của Giáo Hội' , tr. 395
176. Kelly, Op. cit., tr.96.
177. Origins, 10 tháng Ba, 1994.
178. Kelly, Op. cit., tr.111
179. Ibid., các tr.111-112.
180. Ibid., tr.113. Ở đây hình như các vị giám mục không phân biệt giữa hoàn cảnh khó khăn và hoàn cảnh tranh chấp.
181. The Tablet, 18 tháng Sáu, 1994, tr.787. XemKelly, Op. cit., các tr.118-120.
182. Kelly, Op. cit., tr.119.
183. Ibid., tr.120.
184. Bản dịch trong Origins 27 tháng Mười, 1994, các tr.337-341. Xem Kelly, Op. cit., các tr.121-126.
185. Ibid., tr.122.
186. Điều quan trọng phải ghi nhận là khi nhắc tới con số này, giải pháp chính thức không được nại tới.
187. Kelly, Op. cit., tr.124.
188. Ibid, tr.129.
189. Kelly, Op. cit., tr.130.
190.Trường hợp khó khăn (JAD)
191. Kelly, Op. cit., các tr.130-131.
192. Ibid, tr.133
193. Thánh Basilêô, Công Đồng Arles 314, Thánh Lêô Cả. Xem Kelly, Op. cit., tr.104.
194. Ibid., tr.133. Cũng nên xem các nhận định của CDF trên đây.
195. Kelly, Divorce and remarriage: conflict in the Church, The Tablet, 29 tháng Mười, 1994, các tr. 1374-1375.
196. Patrick J. Travers, Reception of the Holy Eucharist by Catholics attempting Remarriage after Divorce and the 1983 Code of Canon Law, The Jurist 55 (1995), các tr. 187-217.
197. Travers, Op. cit., các tr. 209-210.
198. Xem trang 69 ở trên. Xem Travers, Op. cit., tr.192.
199. Xem các tr. 67-8 ở trên.
200. Xem tr.61 ở trên.
201. Travers, Op. cit., p.194.
202. Ibid., các tr. 194-195.
203. Bouscaren and Ellis, Op.cit., tr.33.
204. Travers, Op. cit.,các tr.203-204. Muốn coi cách lý luận, xem các tr. 197-203.