Tòa Thánh đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nói chuyện trong phiên họp khoáng đại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, vào ngày 25 tháng 11.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu, là ông Martin Schulz, người đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến vào tháng Mười năm ngoái, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời của ông.
Chuyến thăm được mô tả là một cử chỉ đầy biểu tượng và rất quan trọng vì châu Âu ngày càng trở nên thế tục và phong trào bài tôn giáo dâng cao tại các nước phương Tây. Đức Hồng Y Reinhard Marx, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Cộng đồng châu Âu, hoan nghênh sáng kiến này. Ngài nói đó sẽ là một cách tốt để Quốc hội châu Âu nhớ lại nguồn cội Kitô của mình.
Tháng Mười Một sẽ là một tháng bận rộn cho Đức Giáo Hoàng vì sau khi nói chuyện trước Nghị Viện Châu Âu, ngài sẽ tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày sau đó.
Ngày 8 tháng 10 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên lên tiếng trước Nghị viện châu Âu. Vào thời điểm đó, bức tường Berlin vẫn còn chia cách nước Đức và chủ nghĩa cộng sản vẫn thống trị ở Đông Âu. Vì thế trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhắc nhở Quốc hội, rằng châu Âu nên học cách hít thở với hai lá phổi, trong cùng một cơ thể.
Trong một tình cờ khá lạ lùng, người đã la hét phá đám bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 8 tháng 10 năm 1988 đã đột ngột qua đời chỉ vài giờ sau khi Tòa Thánh loan báo về cuộc viếng thăm Strasbourg của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ian Paisley (06/04/1926 – 12/09/2014), người Ái Nhĩ Lan thuộc Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão đã la hét dữ dội và hô những khẩu hiệu chống Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài bắt đầu bài nói chuyện của mình.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bình tĩnh chờ đợi trong khi các nghị viên khác lôi Ian Paisley ra ngoài. Nghị viện châu Âu đã vỗ tay vang dội hoan hô cử chỉ từ tốn của ngài.
Ian Paisley đã theo đuổi một lập trường chống Công Giáo rất cực đoan. Ông qua đời tại Belfast ngày 12 tháng 9 vừa qua.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu, là ông Martin Schulz, người đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến vào tháng Mười năm ngoái, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời mời của ông.
Chuyến thăm được mô tả là một cử chỉ đầy biểu tượng và rất quan trọng vì châu Âu ngày càng trở nên thế tục và phong trào bài tôn giáo dâng cao tại các nước phương Tây. Đức Hồng Y Reinhard Marx, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Cộng đồng châu Âu, hoan nghênh sáng kiến này. Ngài nói đó sẽ là một cách tốt để Quốc hội châu Âu nhớ lại nguồn cội Kitô của mình.
Tháng Mười Một sẽ là một tháng bận rộn cho Đức Giáo Hoàng vì sau khi nói chuyện trước Nghị Viện Châu Âu, ngài sẽ tông du đến Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày sau đó.
Ngày 8 tháng 10 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên lên tiếng trước Nghị viện châu Âu. Vào thời điểm đó, bức tường Berlin vẫn còn chia cách nước Đức và chủ nghĩa cộng sản vẫn thống trị ở Đông Âu. Vì thế trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha nhắc nhở Quốc hội, rằng châu Âu nên học cách hít thở với hai lá phổi, trong cùng một cơ thể.
Trong một tình cờ khá lạ lùng, người đã la hét phá đám bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngày 8 tháng 10 năm 1988 đã đột ngột qua đời chỉ vài giờ sau khi Tòa Thánh loan báo về cuộc viếng thăm Strasbourg của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ian Paisley (06/04/1926 – 12/09/2014), người Ái Nhĩ Lan thuộc Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão đã la hét dữ dội và hô những khẩu hiệu chống Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài bắt đầu bài nói chuyện của mình.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bình tĩnh chờ đợi trong khi các nghị viên khác lôi Ian Paisley ra ngoài. Nghị viện châu Âu đã vỗ tay vang dội hoan hô cử chỉ từ tốn của ngài.
Ian Paisley đã theo đuổi một lập trường chống Công Giáo rất cực đoan. Ông qua đời tại Belfast ngày 12 tháng 9 vừa qua.