“Giáo Hội tại đất nước của anh em đã đứng về phía người dân cả trước và sau khi độc lập, và cả bây giờ trong những năm đau khổ cùng cực với hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi trong thất vọng và tuyệt vọng, vì nhiều người bị thiệt mạng, và quá nhiều những giọt nước mắt rơi”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên với giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Công Giáo Zimbabwe sáng thứ Hai 2 tháng 6, vào cuối chuyến thăm ad Limina của các ngài.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự phát triển của Giáo Hội trong cả nước như một cây đại thụ nhưng trẻ trung, tràn đầy sức sống và đầy hoa trái với "bao thế hệ các nhà lãnh đạo chính trị của Zimbabwe đã được giáo dục trong các trường Công Giáo. Đức Thánh Cha cũng ca ngợi các Giám mục về sứ vụ tiên tri của các ngài vì đã đưa ra tiếng nói cho tất cả những vấn nạn khó khăn của đất nước nhân danh tất cả những người bị áp bức và những người tị nạn. Đức Thánh Cha đã đề cập đến Thư Mục Vụ 2007 của Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe với tiêu đề "Thiên Chúa nghe tiếng kêu của những kẻ bị áp bức", trong đó mô tả "nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tinh thần và đạo đức, trải dài từ thời kỳ thuộc địa thông qua thời điểm hiện tại", và cách thế "cơ cấu tội lỗi" đã ghi dấu ấn sâu xa trong trật tự xã hội, đã bắt nguồn như thế nào từ tội lỗi cá nhân, và đòi hỏi tất cả phải hoán cải sâu sắc ".
"Cả hai bên trong các cuộc xung đột hiện nay tại Zimbabwe đều có các tín hữu Kitô, vì vậy tôi mong anh em hướng dẫn tất cả mọi người với sự dịu dàng hướng đến sự hiệp nhất và chữa lành. Đây là một dân tộc gồm người da đen và da trắng, một số giàu có hơn nhưng đông nhất là những người nghèo, gồm nhiều bộ lạc; những người theo Chúa Kitô thuộc về tất cả các đảng chính trị, một số nắm các vị trí của chính quyền, nhiều người là thành phần đối lập. Nhưng cùng với nhau, họ là những người hành hương của Thiên Chúa, họ cần hoán cải và chữa lành, để trở thành hơn bao giờ hết một nhiệm thể trong Chúa Kitô. Thông qua giảng dạy và các công tác tông đồ, cầu xin cho Giáo Hội địa phương của anh em chứng minh rằng hòa giải không phải là một hành động đơn lẻ mà là một quá trình lâu dài mà tất cả các bên phải tham gia để thiết lập lại tình yêu - một tình yêu chữa lành thông qua các hoạt động của Lời Chúa".
"Trong khi các tín hữu Zimbabwe đã dấn thân chữa lành những vết thương quốc gia, tôi biết rằng nhiều người đã đạt đến giới hạn của con người của họ, và không biết phải làm gì. Trong tất cả những điều này, tôi xin anh em khuyến khích các tín hữu đừng bao giờ đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa, là Đấng đang nghe tiếng van nài của họ và đáp trả lời cầu nguyện của họ, như anh em đã viết: ‘Ngài không thể bỏ qua không nghe tiếng kêu của người nghèo’. Trong mùa Phục Sinh này, khi Giáo Hội trên toàn thế giới đang kỷ niệm chiến thắng của Chúa Kitô trên sức mạnh của tội lỗi và sự chết, Tin Mừng sự phục sinh mà anh em được giao phó để công bố phải được rao giảng rõ ràng và sống động tại Zimbabwe.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách trích dẫn từ Tông Huấn Evangelii Gaudium của ngài: " Mỗi ngày trong thế giới chúng ta, vẻ đẹp được tái sinh lần nữa, tăng trưởng qua các cơn bão lịch sử ".
Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự phát triển của Giáo Hội trong cả nước như một cây đại thụ nhưng trẻ trung, tràn đầy sức sống và đầy hoa trái với "bao thế hệ các nhà lãnh đạo chính trị của Zimbabwe đã được giáo dục trong các trường Công Giáo. Đức Thánh Cha cũng ca ngợi các Giám mục về sứ vụ tiên tri của các ngài vì đã đưa ra tiếng nói cho tất cả những vấn nạn khó khăn của đất nước nhân danh tất cả những người bị áp bức và những người tị nạn. Đức Thánh Cha đã đề cập đến Thư Mục Vụ 2007 của Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe với tiêu đề "Thiên Chúa nghe tiếng kêu của những kẻ bị áp bức", trong đó mô tả "nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tinh thần và đạo đức, trải dài từ thời kỳ thuộc địa thông qua thời điểm hiện tại", và cách thế "cơ cấu tội lỗi" đã ghi dấu ấn sâu xa trong trật tự xã hội, đã bắt nguồn như thế nào từ tội lỗi cá nhân, và đòi hỏi tất cả phải hoán cải sâu sắc ".
"Cả hai bên trong các cuộc xung đột hiện nay tại Zimbabwe đều có các tín hữu Kitô, vì vậy tôi mong anh em hướng dẫn tất cả mọi người với sự dịu dàng hướng đến sự hiệp nhất và chữa lành. Đây là một dân tộc gồm người da đen và da trắng, một số giàu có hơn nhưng đông nhất là những người nghèo, gồm nhiều bộ lạc; những người theo Chúa Kitô thuộc về tất cả các đảng chính trị, một số nắm các vị trí của chính quyền, nhiều người là thành phần đối lập. Nhưng cùng với nhau, họ là những người hành hương của Thiên Chúa, họ cần hoán cải và chữa lành, để trở thành hơn bao giờ hết một nhiệm thể trong Chúa Kitô. Thông qua giảng dạy và các công tác tông đồ, cầu xin cho Giáo Hội địa phương của anh em chứng minh rằng hòa giải không phải là một hành động đơn lẻ mà là một quá trình lâu dài mà tất cả các bên phải tham gia để thiết lập lại tình yêu - một tình yêu chữa lành thông qua các hoạt động của Lời Chúa".
"Trong khi các tín hữu Zimbabwe đã dấn thân chữa lành những vết thương quốc gia, tôi biết rằng nhiều người đã đạt đến giới hạn của con người của họ, và không biết phải làm gì. Trong tất cả những điều này, tôi xin anh em khuyến khích các tín hữu đừng bao giờ đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa, là Đấng đang nghe tiếng van nài của họ và đáp trả lời cầu nguyện của họ, như anh em đã viết: ‘Ngài không thể bỏ qua không nghe tiếng kêu của người nghèo’. Trong mùa Phục Sinh này, khi Giáo Hội trên toàn thế giới đang kỷ niệm chiến thắng của Chúa Kitô trên sức mạnh của tội lỗi và sự chết, Tin Mừng sự phục sinh mà anh em được giao phó để công bố phải được rao giảng rõ ràng và sống động tại Zimbabwe.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách trích dẫn từ Tông Huấn Evangelii Gaudium của ngài: " Mỗi ngày trong thế giới chúng ta, vẻ đẹp được tái sinh lần nữa, tăng trưởng qua các cơn bão lịch sử ".