Những cơn cám dỗ
Trong đời sống con người cần những nhu cầu căn bản như quần áo, lương thực, nhà cửa cho đời sống. Nhưng con người chúng ta lại luôn có mong muốn nhiều hơn, cùng mức độ cao hơn thế nữa. Đó là đầu mối dẫn đưa vào vòng bị cám dỗ.
Cám dỗ có từ ngày tạo thiên lập địa. Kinh Thánh trong sách Sáng thế thuật lại cơn cám dỗ đầu tiên mà con người vướng vào. Đó là cơn cám dỗ lỗi phạm điều Thiên Chúa cấm Ông Bà nguyên tổ Adong Eva.
Ông Bà nguyên tổ chúng ta đã nghe lời con rắn ma qủy đường mật dụ dỗ ăn trái Thiên Chúa cấm ăn trong vườn địa đàng. Hậu qủa là tội nguyên tổ thấm nhập ăn rễ sâu trong máu mủ, xương tủy, trái tim tâm hồn cùng thân xác con người chúng ta từ Ông Bà thủy tổ lan tỏa cho tới mọi thế hệ con người. Từ ngày đó càng phát sinh ra nhiều hình thức tội lỗi khác nữa nơi con người, càng phát sinh những ước muốn khác lạ vượt ra ngoài những nhu cầu cần thiết cho đời sống.
Chúa Giesu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, cũng đã bị ma qủi cám dỗ. Nhưng thay vì như Ông bà nguyên tổ Adong Eva nghe theo ma qủi cám dỗ, Ngài đã cương quyết đối kháng chống lại chúng.
Ngày xưa ma qủi cám dỗ Ông Bà nguyên tổ ở trong vườn địa đàng. Nhưng nay ma qủi bày cơn cám dỗ Chúa Giêsu ở ba nơi khác nhau: trong sa mạc, nơi đền thờ và trên núi cao.
1. Cám dỗ ma quỉ bày ra trong sa mạc: „ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh. „
Cơn cám dỗ đến đúng lúc Chúa Giêsu đang đói. Vì đã 40 ngày Người ăn chay nhịn đói trong sa mạc. Cơn cám dỗ nhắm thẳng vào nhu cầu thỏa mãn no đói của con người.
Cám dỗ mở đầu đầy thách thức:“ Nếu Ông là Con Thiên Chúa....“ thách thức này chúng ta cũng hay nghe trong đời sống: nếu ông có tài, có quyền phép...Thách thức như thế là cái bẫy, cái kế giăng ra khiêu khích lòng tự cao tự đại nơi con người.
Chúa Giêsu không đếm xỉa cái bẫy đó. Nhưng Ngài trả lời đối lại bằng lời khôn ngoan thâm sâu đạo đức và cũng nói lên sứ mạng của Ngài:“ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.“
Trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa sau này, Chúa Giêsu đã hai lần làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều để nuôi sống những người đang lúc đói đi theo nghe Người giảng thuyết.
Những người đi nghe Chúa Giêsu giảng thuyết bỏ mọi sự sang một bên. Họ mở tâm hồn trái tim mình ra cho Lời Chúa. Và như thế họ có thể được lãnh nhận bánh ăn trong cung cách chính đáng. Và Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho họ có bánh ăn đầy đủ trong lúc đói.
Nghe Lời Chúa giúp cho trở nên đời sống liên kết với Chúa. Và dẫn đưa từ đức tin tới lòng yêu mến, cùng khám phá ra những điều khác nữa.
Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho những người đang đói đi theo nghe Lời Chúa giảng là hình ảnh nói về phép bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu cử hành trong Bữa tiệc ly ngày Thứ Năm tuần thánh. Bánh đã trở nên Mình, thân xác Chúa Giêsu là lương thực cho tâm hồn đức tin con người. Chúa Giêsu đã trở nên bánh cho con người. Phép lạ bánh hóa ra nhiều liên tục hiển thị không cùng cạn trong mọi thời gian.
Linhmục Alfred Delp trong nhà tù Đức quốc xã đã có suy tư:“ Bánh, lương thực của ăn quan trọng, tự do quan rọng hơn, nhưng quan trọng nhất là sự trung thành liên tục và sự cầu nguyện không ngừng nghỉ.“
2. Cơn cám dỗ ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu nơi tường thành đền thờ: „ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình cuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với Ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp vấp chân vào đá.“
Cũng cái bẫy giăng ra để thử thách bản tính kiêu ngạo con người Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không đế xỉa đến cái bẫy đó, mà trả lời thẳng vào cám dỗ.
Chúa Giêsu đối lại thẳng thừng: „Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.“
Cám dỗ này ngày xưa ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu. Nhưng cũng là câu hỏi hay đúng hơn là cám dỗ cho con người chúng ngày hôm nay về tính kiêu ngạo muốn đặt Thiên Chúa là đối tượng đem phân tích thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, mà không thể tìm ra Thiên Chúa ở nơi đó.
Trước hết việc phân tích thử nghiệm đặt điều kiện chối bỏ Thiên Chúa, tức là đặt mình ở trên Ngài. Con người chúng ta bỏ qua sang một bên chân trời tình yêu thương và tiếng nói thầm trong tâm hồn. Chỉ còn công nhận kết qủa của phân tích thử nghiệm trong tay mình thôi. Ai suy nghĩ tin tưởng như thế, họ tự cho mình là Thiên Chúa, và hạ thấp không chỉ Thiên Chúa, nhưng cả thế giới người khác và chính mình.
Cuộc cám dỗ Chúa Giêsu từ trên cao tường thành đền thờ mở ra tầm nhìn hướng về thập gía. Chúa Giêsu Kitô không gieo mình từ nơi cao tường thành đền thờ xuống bên dưới thấp. Ngài không nghe lời cám dỗ nhảy từ nơi cao xuống nền đất bên dưới. Ngài không thử thách Thiên Chúa. Nhung ngài đã đi xuống sâu vào cõi sự chết, trong đêm tối của cô đơn bị bỏ rơi không được chở che.
Ngài đã dấn thân bước vào tình yêu Thiên Chúa cho con người. Vì thế Ngài biết, qua bước nhảy đó ngài sẽ chỉ rơi vào bàn tay nhân lành tràn đầy tình yêu thương của Thiên Chúa thôi. Cung cách sống như thế làm nhớ lại lời Thánh Vịnh 91: Ai tin tưởng dõi theo ý Thiên Chúa, người đó không bị rơi vào biến cố sợ hãi hùng, không bị bỏ rơi. Vì họ biết lý do nền tảng của thế giới là tình yêu. Và Thiên Chúa chính là tình yêu.
3. Cám dỗ thứ ba : „Ma qủi đưa Người lên núi cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nó nói với Người rằng: Tôi sẽ cho Ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình thờ lạy tôi.“
Cám dỗ về vinh quang quyền lực này ngày xưa ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu. Nhưng cũng vẫn hằng bày ra thử thách trong Hội Thánh, nơi con người chúng ta ngày nay.
Chúa Giêsu đã không màng tới cám dỗ, bẫy ma qủi giăng bày ra, mà còn cho ma qủi thẻ đỏ đuổi nó đi:“ Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài.“
Quyền lực của Chúa Giêsu không là quyền lực cai trị. Nhưng là quyền lực của đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh chết trên thập gía và sau đó sống lại từ cõi chết.
Đất nước vương quốc của Chús Giêsu không phải là vương quồc quyền lực trên trần gian với những vinh quang hào nhoáng như ma qủi trình bày chỉ vẽ ra. Nước Thiên Chúa phát triển qua sự hy sinh khiêm nhường, từ bỏ mọi sự theo Chúa, tin theo Chúa Ba Ngôi, và tuân giữ những giới răn của Người.
Chúa Giêsu nói với chúng ta cũng như ngày xưa Ngài đã nói với ma qủi, với Thánh Phero và với hai môn đệ trên đường Emmaus: Nước Thiên Chúa không phải là nước ở trần gian. Nước Thiên Chúa là ơn cứu rỗi cho con người. Chúa Giêsu mang tình yêu Thiên Chúa đến cho con người trên trần gian.
(Cảm hứng từ:
-Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Herder 2007, 2. Kapitel., S. 54-74
- Joachim Gnilka, Das Matthaeusevangelium, 1,1-3,48, Sonderausgabe, Herder 2000, S. 82-93)
Những cám dỗ vẫn hằng luôn bao quanh con người, bao quanh trong đời sống xã hội đạo đời từ ngày Ông Bà nguyên tổ, dưới nhiều hình thức, mầu sắc khác nhau, như Đức Thánh Cha Phanxico đã có nhận xét ngày lễ Tro mở đầu mùa chay 2014, ngài nói:
”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta.
Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.
Mùa Chay 2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống con người cần những nhu cầu căn bản như quần áo, lương thực, nhà cửa cho đời sống. Nhưng con người chúng ta lại luôn có mong muốn nhiều hơn, cùng mức độ cao hơn thế nữa. Đó là đầu mối dẫn đưa vào vòng bị cám dỗ.
Cám dỗ có từ ngày tạo thiên lập địa. Kinh Thánh trong sách Sáng thế thuật lại cơn cám dỗ đầu tiên mà con người vướng vào. Đó là cơn cám dỗ lỗi phạm điều Thiên Chúa cấm Ông Bà nguyên tổ Adong Eva.
Ông Bà nguyên tổ chúng ta đã nghe lời con rắn ma qủy đường mật dụ dỗ ăn trái Thiên Chúa cấm ăn trong vườn địa đàng. Hậu qủa là tội nguyên tổ thấm nhập ăn rễ sâu trong máu mủ, xương tủy, trái tim tâm hồn cùng thân xác con người chúng ta từ Ông Bà thủy tổ lan tỏa cho tới mọi thế hệ con người. Từ ngày đó càng phát sinh ra nhiều hình thức tội lỗi khác nữa nơi con người, càng phát sinh những ước muốn khác lạ vượt ra ngoài những nhu cầu cần thiết cho đời sống.
Chúa Giesu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, cũng đã bị ma qủi cám dỗ. Nhưng thay vì như Ông bà nguyên tổ Adong Eva nghe theo ma qủi cám dỗ, Ngài đã cương quyết đối kháng chống lại chúng.
Ngày xưa ma qủi cám dỗ Ông Bà nguyên tổ ở trong vườn địa đàng. Nhưng nay ma qủi bày cơn cám dỗ Chúa Giêsu ở ba nơi khác nhau: trong sa mạc, nơi đền thờ và trên núi cao.
1. Cám dỗ ma quỉ bày ra trong sa mạc: „ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh. „
Cơn cám dỗ đến đúng lúc Chúa Giêsu đang đói. Vì đã 40 ngày Người ăn chay nhịn đói trong sa mạc. Cơn cám dỗ nhắm thẳng vào nhu cầu thỏa mãn no đói của con người.
Cám dỗ mở đầu đầy thách thức:“ Nếu Ông là Con Thiên Chúa....“ thách thức này chúng ta cũng hay nghe trong đời sống: nếu ông có tài, có quyền phép...Thách thức như thế là cái bẫy, cái kế giăng ra khiêu khích lòng tự cao tự đại nơi con người.
Chúa Giêsu không đếm xỉa cái bẫy đó. Nhưng Ngài trả lời đối lại bằng lời khôn ngoan thâm sâu đạo đức và cũng nói lên sứ mạng của Ngài:“ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.“
Trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa sau này, Chúa Giêsu đã hai lần làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều để nuôi sống những người đang lúc đói đi theo nghe Người giảng thuyết.
Những người đi nghe Chúa Giêsu giảng thuyết bỏ mọi sự sang một bên. Họ mở tâm hồn trái tim mình ra cho Lời Chúa. Và như thế họ có thể được lãnh nhận bánh ăn trong cung cách chính đáng. Và Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho họ có bánh ăn đầy đủ trong lúc đói.
Nghe Lời Chúa giúp cho trở nên đời sống liên kết với Chúa. Và dẫn đưa từ đức tin tới lòng yêu mến, cùng khám phá ra những điều khác nữa.
Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho những người đang đói đi theo nghe Lời Chúa giảng là hình ảnh nói về phép bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu cử hành trong Bữa tiệc ly ngày Thứ Năm tuần thánh. Bánh đã trở nên Mình, thân xác Chúa Giêsu là lương thực cho tâm hồn đức tin con người. Chúa Giêsu đã trở nên bánh cho con người. Phép lạ bánh hóa ra nhiều liên tục hiển thị không cùng cạn trong mọi thời gian.
Linhmục Alfred Delp trong nhà tù Đức quốc xã đã có suy tư:“ Bánh, lương thực của ăn quan trọng, tự do quan rọng hơn, nhưng quan trọng nhất là sự trung thành liên tục và sự cầu nguyện không ngừng nghỉ.“
2. Cơn cám dỗ ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu nơi tường thành đền thờ: „ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình cuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với Ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp vấp chân vào đá.“
Cũng cái bẫy giăng ra để thử thách bản tính kiêu ngạo con người Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không đế xỉa đến cái bẫy đó, mà trả lời thẳng vào cám dỗ.
Chúa Giêsu đối lại thẳng thừng: „Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.“
Cám dỗ này ngày xưa ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu. Nhưng cũng là câu hỏi hay đúng hơn là cám dỗ cho con người chúng ngày hôm nay về tính kiêu ngạo muốn đặt Thiên Chúa là đối tượng đem phân tích thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, mà không thể tìm ra Thiên Chúa ở nơi đó.
Trước hết việc phân tích thử nghiệm đặt điều kiện chối bỏ Thiên Chúa, tức là đặt mình ở trên Ngài. Con người chúng ta bỏ qua sang một bên chân trời tình yêu thương và tiếng nói thầm trong tâm hồn. Chỉ còn công nhận kết qủa của phân tích thử nghiệm trong tay mình thôi. Ai suy nghĩ tin tưởng như thế, họ tự cho mình là Thiên Chúa, và hạ thấp không chỉ Thiên Chúa, nhưng cả thế giới người khác và chính mình.
Cuộc cám dỗ Chúa Giêsu từ trên cao tường thành đền thờ mở ra tầm nhìn hướng về thập gía. Chúa Giêsu Kitô không gieo mình từ nơi cao tường thành đền thờ xuống bên dưới thấp. Ngài không nghe lời cám dỗ nhảy từ nơi cao xuống nền đất bên dưới. Ngài không thử thách Thiên Chúa. Nhung ngài đã đi xuống sâu vào cõi sự chết, trong đêm tối của cô đơn bị bỏ rơi không được chở che.
Ngài đã dấn thân bước vào tình yêu Thiên Chúa cho con người. Vì thế Ngài biết, qua bước nhảy đó ngài sẽ chỉ rơi vào bàn tay nhân lành tràn đầy tình yêu thương của Thiên Chúa thôi. Cung cách sống như thế làm nhớ lại lời Thánh Vịnh 91: Ai tin tưởng dõi theo ý Thiên Chúa, người đó không bị rơi vào biến cố sợ hãi hùng, không bị bỏ rơi. Vì họ biết lý do nền tảng của thế giới là tình yêu. Và Thiên Chúa chính là tình yêu.
3. Cám dỗ thứ ba : „Ma qủi đưa Người lên núi cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nó nói với Người rằng: Tôi sẽ cho Ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình thờ lạy tôi.“
Cám dỗ về vinh quang quyền lực này ngày xưa ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu. Nhưng cũng vẫn hằng bày ra thử thách trong Hội Thánh, nơi con người chúng ta ngày nay.
Chúa Giêsu đã không màng tới cám dỗ, bẫy ma qủi giăng bày ra, mà còn cho ma qủi thẻ đỏ đuổi nó đi:“ Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài.“
Quyền lực của Chúa Giêsu không là quyền lực cai trị. Nhưng là quyền lực của đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh chết trên thập gía và sau đó sống lại từ cõi chết.
Đất nước vương quốc của Chús Giêsu không phải là vương quồc quyền lực trên trần gian với những vinh quang hào nhoáng như ma qủi trình bày chỉ vẽ ra. Nước Thiên Chúa phát triển qua sự hy sinh khiêm nhường, từ bỏ mọi sự theo Chúa, tin theo Chúa Ba Ngôi, và tuân giữ những giới răn của Người.
Chúa Giêsu nói với chúng ta cũng như ngày xưa Ngài đã nói với ma qủi, với Thánh Phero và với hai môn đệ trên đường Emmaus: Nước Thiên Chúa không phải là nước ở trần gian. Nước Thiên Chúa là ơn cứu rỗi cho con người. Chúa Giêsu mang tình yêu Thiên Chúa đến cho con người trên trần gian.
(Cảm hứng từ:
-Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Herder 2007, 2. Kapitel., S. 54-74
- Joachim Gnilka, Das Matthaeusevangelium, 1,1-3,48, Sonderausgabe, Herder 2000, S. 82-93)
Những cám dỗ vẫn hằng luôn bao quanh con người, bao quanh trong đời sống xã hội đạo đời từ ngày Ông Bà nguyên tổ, dưới nhiều hình thức, mầu sắc khác nhau, như Đức Thánh Cha Phanxico đã có nhận xét ngày lễ Tro mở đầu mùa chay 2014, ngài nói:
”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta.
Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.
Mùa Chay 2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long