Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm, 23 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về ghen tương và đố kỵ như những cánh cửa mà qua đó ma quỷ xâm nhập vào thế giới. Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài liên quan đến bài đọc Một trích từ sách Samuel Quyển Thứ Nhất, thuật lại rằng, sau khi những dũng sĩ được tuyển chọn đã thắng được quân Phi-li-tinh nhờ sự can đảm của Đa-vít, những người phụ nữ Israel đã tràn ra đường phố ca hát và nhảy múa, và để gặp vua Sau-lơ. Sau-lơ rất đỗi hạnh phúc nhưng có một điều ông không hài lòng. Nghe những người phụ nữ hát vang ca ngợi Đa-vít, "cay đắng và nỗi buồn" xuất hiện trong trái tim của Sau-lơ. Ông đã rất giận dữ với những lời hát này.
Như thế, "một chiến thắng vĩ đại đã biến thành một thất bại to lớn trong trái tim nhà vua, người đang phải gặm nhấm cùng một niềm cay đắng đã làm tan nát con tim Cain."
Lúc Chúa hỏi Cain “Sao ngươi tức giận? Sao sắc mặt ngươi tối sầm như thế?” thần sắc của Cain lúc đó thế nào, thì thần sắc của Sau-lơ giờ đây cũng thế.
Đức Thánh Cha giải thích rằng "con sâu của ghen tương dẫn đến sự oán giận, ganh ghét, cay đắng và kích thích cả những phản ứng bản năng như giết đối phương đi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Sau-lơ và Cain đều quyết tâm giết người . Chính ghen tương và đố kỵ đã khiến Sau-lơ quyết định giết Đa-vít đi.
Thực tế này cùng được lặp đi lặp lại ngày hôm nay trong trái tim chúng ta. Đó là những trăn trở dằn vặt tim ta, khiến ta không thể chấp nhận việc anh chị em chúng ta có được một cái gì đó mà chúng ta không có. Và do đó "thay vì ca ngợi Thiên Chúa, như những người phụ nữ Israel đã làm trong chiến thắng" chúng ta muốn rút lui vào chính mình để "hầm cho nhừ cảm xúc của chúng ta, luộc đi luộc lại chúng trong nồi nước lèo cay đắng."
Ghen tương và đố kỵ là những cánh cửa thông qua đó ma quỷ thâm nhập vào thế giới này. Chính Kinh Thánh đã khẳng định như thế: "qua những đố kỵ của ma quỷ mà cái ác đã nhập vào thế giới".
Ghen tương và đố kỵ mở tung cửa cho mọi điều ác, gây ra xung đột thậm chí giữa các tín hữu với nhau. Đức Thánh Cha đã đề cập một cách rõ ràng cuộc sống của các cộng đồng Kitô giáo, và nhấn mạnh rằng khi một số thành viên ghen tương và đố kỵ, các cộng đoàn này kết thúc trong chia rẽ. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi sự chia rẽ này là một "chất độc cực mạnh", tương tự như chất độc được tìm thấy trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, trong trình thuật về câu chuyện của Cain và Abel .
Đức Thánh Cha cũng đã mô tả những gì xảy ra trong con tim của một người đang chất chứa những ghen tương và đố kỵ. Đầu tiên là cay đắng: “người ghen tương và đố kỵ là một người cay đắng, người ấy không hát, không ngợi ca, không biết niềm vui là gì, vì mải miết kiếm tìm những gì người khác có mà mình không có”. Và thật là không may, cay đắng “lây lan qua toàn bộ cộng đoàn” vì tất cả những người rơi vào trạng thái nhiễm chất độc này trở thành “những kẻ gieo vãi đắng cay”.
Hoa quả độc hại thứ hai của ghen tương và đố kỵ là tin đồn. Có những người không thể chấp nhận để cho bất cứ ai khác có được bất cứ điều gì và do đó, “giải pháp là đạp người khác xuống, để tôi vươn lên một chút cao hơn. Và công cụ để thực hiện điều này là tin đồn: cứ tìm đi và bạn sẽ thấy rằng ghen tương và đố kỵ luôn ẩn núp đằng sau những tin đồn.”
Tin đồn chia rẽ các cộng đoàn, và phá hủy cộng đoàn. Nó là vũ khí của ma quỷ. Bao nhiêu cộng đoàn Kitô hữu xinh đẹp mà chúng ta đã từng thấy họ thăng tiến mạnh mẽ dường nào nhưng sau đó những con sâu của ganh ghét và đố kỵ chui vào một số thành viên của cộng đoàn và nỗi buồn ập đến khi họ có hành vi phạm tội.
Do đó, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chớ quên bài học của Sau-lơ: sau một chiến thắng vĩ đại, một quá trình thất bại có thể bắt đầu ngay tức khắc. Thánh Gioan Tông Đồ cảnh cáo chúng ta: “Ai ghét anh em mình thì là một kẻ giết người.” Và một người ghen tị là một người đang bắt đầu ghét anh em mình.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với niềm hy vọng rằng: “Hôm nay, trong Thánh Lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta, để hạt giống của ghen tương và đố kỵ không thể được gieo giữa chúng ta, để ghen tương và đố kỵ không có chỗ trong con tim chúng ta, và trong trái tim của cộng đoàn chúng ta. Như thế, chúng ta có thể tiếp tục vui vẻ ca ngợi Chúa. Ân sủng giúp chúng ta không rơi vào nỗi buồn, vào sự oán giận, vào ghen tương và đố kỵ là một hồng ân lớn lao.”
Như thế, "một chiến thắng vĩ đại đã biến thành một thất bại to lớn trong trái tim nhà vua, người đang phải gặm nhấm cùng một niềm cay đắng đã làm tan nát con tim Cain."
Lúc Chúa hỏi Cain “Sao ngươi tức giận? Sao sắc mặt ngươi tối sầm như thế?” thần sắc của Cain lúc đó thế nào, thì thần sắc của Sau-lơ giờ đây cũng thế.
Đức Thánh Cha giải thích rằng "con sâu của ghen tương dẫn đến sự oán giận, ganh ghét, cay đắng và kích thích cả những phản ứng bản năng như giết đối phương đi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Sau-lơ và Cain đều quyết tâm giết người . Chính ghen tương và đố kỵ đã khiến Sau-lơ quyết định giết Đa-vít đi.
Thực tế này cùng được lặp đi lặp lại ngày hôm nay trong trái tim chúng ta. Đó là những trăn trở dằn vặt tim ta, khiến ta không thể chấp nhận việc anh chị em chúng ta có được một cái gì đó mà chúng ta không có. Và do đó "thay vì ca ngợi Thiên Chúa, như những người phụ nữ Israel đã làm trong chiến thắng" chúng ta muốn rút lui vào chính mình để "hầm cho nhừ cảm xúc của chúng ta, luộc đi luộc lại chúng trong nồi nước lèo cay đắng."
Ghen tương và đố kỵ là những cánh cửa thông qua đó ma quỷ thâm nhập vào thế giới này. Chính Kinh Thánh đã khẳng định như thế: "qua những đố kỵ của ma quỷ mà cái ác đã nhập vào thế giới".
Ghen tương và đố kỵ mở tung cửa cho mọi điều ác, gây ra xung đột thậm chí giữa các tín hữu với nhau. Đức Thánh Cha đã đề cập một cách rõ ràng cuộc sống của các cộng đồng Kitô giáo, và nhấn mạnh rằng khi một số thành viên ghen tương và đố kỵ, các cộng đoàn này kết thúc trong chia rẽ. Đức Thánh Cha Phanxicô gọi sự chia rẽ này là một "chất độc cực mạnh", tương tự như chất độc được tìm thấy trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, trong trình thuật về câu chuyện của Cain và Abel .
Đức Thánh Cha cũng đã mô tả những gì xảy ra trong con tim của một người đang chất chứa những ghen tương và đố kỵ. Đầu tiên là cay đắng: “người ghen tương và đố kỵ là một người cay đắng, người ấy không hát, không ngợi ca, không biết niềm vui là gì, vì mải miết kiếm tìm những gì người khác có mà mình không có”. Và thật là không may, cay đắng “lây lan qua toàn bộ cộng đoàn” vì tất cả những người rơi vào trạng thái nhiễm chất độc này trở thành “những kẻ gieo vãi đắng cay”.
Hoa quả độc hại thứ hai của ghen tương và đố kỵ là tin đồn. Có những người không thể chấp nhận để cho bất cứ ai khác có được bất cứ điều gì và do đó, “giải pháp là đạp người khác xuống, để tôi vươn lên một chút cao hơn. Và công cụ để thực hiện điều này là tin đồn: cứ tìm đi và bạn sẽ thấy rằng ghen tương và đố kỵ luôn ẩn núp đằng sau những tin đồn.”
Tin đồn chia rẽ các cộng đoàn, và phá hủy cộng đoàn. Nó là vũ khí của ma quỷ. Bao nhiêu cộng đoàn Kitô hữu xinh đẹp mà chúng ta đã từng thấy họ thăng tiến mạnh mẽ dường nào nhưng sau đó những con sâu của ganh ghét và đố kỵ chui vào một số thành viên của cộng đoàn và nỗi buồn ập đến khi họ có hành vi phạm tội.
Do đó, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chớ quên bài học của Sau-lơ: sau một chiến thắng vĩ đại, một quá trình thất bại có thể bắt đầu ngay tức khắc. Thánh Gioan Tông Đồ cảnh cáo chúng ta: “Ai ghét anh em mình thì là một kẻ giết người.” Và một người ghen tị là một người đang bắt đầu ghét anh em mình.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với niềm hy vọng rằng: “Hôm nay, trong Thánh Lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta, để hạt giống của ghen tương và đố kỵ không thể được gieo giữa chúng ta, để ghen tương và đố kỵ không có chỗ trong con tim chúng ta, và trong trái tim của cộng đoàn chúng ta. Như thế, chúng ta có thể tiếp tục vui vẻ ca ngợi Chúa. Ân sủng giúp chúng ta không rơi vào nỗi buồn, vào sự oán giận, vào ghen tương và đố kỵ là một hồng ân lớn lao.”