Chúa Giêsu phục sinh sẽ cho chúng ta sống lại với thân xác được biến đổi và hiển dung trong ngày sau hết, khi thân xác lại kết hiệp với linh hồn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng 4-12-2013, trong bầu khí Mùa Vọng bắt đầu, với hang đá khổng lồ đang được chẩn bị giữa quảng trường Thánh Phêrô. Đã có mấy ban nhạc liên tục thay phiên nhau trình tấu tạo bầu khi tươi vui cho mọi người. Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ rất xa như Australia và các nước châu Mỹ Latinh như Argentina, Perù, Venezuela và Brasil.
Trong số các nhóm Ý có các lực lượng an ninh và binh sĩ khác nhau do Đức Tổng Giám Mục Boccardo cựu Tổng tư lệnh tuyên úy quân đội hướng dẫn; phái đoàn của Văn phòng tổ chức hành hương Roma sắp đi Irak, các thành viên của Hội bạn Người cùi Raoul Follereau.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha nhắc tới thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các vùng truyền giáo mà Giáo Hội mới kính nhớ hôm mùng 3 tháng 12. Ngài cầu mong các bạn trẻ là các chứng nhân can đảm của đức tin. Đức Thánh Cha khích lệ các bệnh
nhân dâng thánh giá khổ đau mỗi ngày của họ cho Chúa để cầu nguyện cho ơn hoán cải của những người sống xa ánh sáng Phúc Âm. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới loan báo tình yêu của Chúa Kitô từ cuộc sống gia đình.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài giáo lý ”Tôi tin vào sự sống lại của thịt xác”. Ngài nói đây không phải là một sự thật đơn sơ, lại càng không phải là một sự thật hiển nhiên, vì chúng ta đang bị chìm ngập trong thế giới này. Thật không dễ hiểu các thực tại tương lai. Nhưng Tin Mừng soi sáng cho chúng ta: sự sống lại của chúng ta được gắn liền chặt chẽ với sự sống lại của Chúa Giêsu; sự kiện Người đã phục sinh là bằng chứng có sự sống lại từ cõi chết. Người đã sống lại! Và vì Người đã sống lại, nên chúng ta cũng sẽ sống lại.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trình bầy ba khía cạnh của sự phục sinh. Trước hết chính Thánh Kinh chứa đựng một con đường tiến tới niềm tin tràn đầy vào sự sống lại của kẻ chết. Nó được diễn tả như niềm tin vào Thiên Chúa Tạo Dựng con người, có hồn có xác, và như niềm tin vào Thiên Chúa giải thoát, Thiên Chúa của giao ước với dân Người. Trong một thị kiến ngôn sứ Edekiel chiêm ngắm các mồ mả của những kẻ bị đi đầy đươc mở ra và các xương khô sống lại nhờ một thần khí trao ban sự sống. Thị kiến này diễn tả niềm hy vọng vào sự sống lại trong tương lai của dân Israel, nghĩa là sự tái sinh của dân bị thua trận và bị hạ nhục (x. Ed 37,1-14).
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong Tân Ước Chúa Giêsu đưa mạc khải đó tới chỗ thành toàn và cột buộc niềm tin vào sự sống lại vào chính con người Ngài: ”Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25). Thật thế, Chúa Giêsu sẽ cho những kẻ tin vào Ngài sống lại. Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta, đã làm người như chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi; trong cách thế đó Ngài đã đem chúng ta đi với Ngài trên con đương trở về với Thiên Chúa Cha. Ngài là Ngôi Lời nhập thể, đã chết vì chúng ta và đã sống lại, Ngài trao ban Thánh Thần cho các môn đệ như bảo chứng sự hiệp thông trong Nước vinh quang của Ngài, mà chúng ta chờ đợi trong tỉnh thức. Sự chờ đợi này là suối nguồn và là lý do niềm hy vọng của chúng ta: một niềm hy vọng, mà nếu được vun trồng và gìn giữ, nó trở thành ánh sáng soi chiếu lịch sử cá nhân của chúng ta và của cộng đoàn. Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chúng ta là môn đệ của Đấng đã đến, đang đến ngày hôm nay, và sẽ trở lại ngày sau hết. Nếu chúng ta thành công trong việc có được thực tại này, chúng ta sẽ bớt bị cuộc sống thường ngày làm cho mệt nhọc hơn, bớt là tù nhân của cái phù du, và sẵn sàng bước đi hơn trên con đường cứu độ với con tim thương xót.
Có một khía cạnh khác là ý nghĩa của việc sống lại, sự sống lại của chúng ta tất cả. Nó sẽ đến trong ngày sau hết, trong ngày tận thế do quyền năng của Thiên Chúa, là Đấng sẽ trả lại sự sống cho thân xác chúng ta, bằng cách tái kết hợp nó với linh hồn trong sức mạnh sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đây là sự giải thích nền tảng, bởi vì Chúa Giêsu đã sống lại, chúng ta sẽ sống lại. Chúng ta hy vọng nơi sự sống lại, bởi vì Người đã mở cửa sự sống lại cho chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích sự biến đổi này như sau:
Sự biến đổi trong chờ đợi này, sự sống lại đang tiến bước, sự hiển dung này của thân xác chúng ta được chuẩn bị trong cuộc sống này bởi tương quan với Chúa Giêsu trong các Bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Trong cuộc sống này chúng ta được dưỡng nuôi bằng Mình và Máu Người, chúng ta sẽ sống lại như Người, với Người và nhờ Người. Như Chúa Giêsu đã sống lại với thân xác của Người, nhưng không trở lại với một cuộc sống trần gian, cũng thế chúng ta sẽ sống lại với thân xác của chúng ta, chúng sẽ được biến thành các thân xác vinh quang, các thân xác thiêng liêng.
Đây không phải là một lời nói dối. Nó thật. Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại và Ngài hiện sống trong lúc này đây. Anh chị em có tin Chúa Giêsu sống không? A, anh em chị em không tin hả? Tín hữu trả lời: ”Đạ có”. Anh chị em tin hay không tin? Tín hữu trả lời to hơn: ”Dạ tin.” Và nếu Chúa Giêsu sống thì anh chị em tưởng là Chúa Giêsu sẽ để cho chúng ta chết và không bao giờ sống lại hay sao? Không, Ngài chờ chúng ta. Và bởi vì ngài đã sống lại, sức mạnh sự sống lại của Ngài sẽ phục sinh chúng ta tất cả!
Ngay trong cuộc sống này chúng ta đã tham dự vào sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Nếu đúng thật là Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta sống lại vào thời sau hết, thì cũng đúng là trong một khía cạnh nào đó, chúng ta đã sống lại với Người. Cuộc sống vĩnh cửu đã bắt đầu trong lúc này. Nó bắt đầu trong suốt cuộc sống hướng tới lúc phục sinh cuối cùng. Và chúng ta đã sống lại! Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Thật vậy, qua bí tích Rửa Tội chúng ta đã được tháp nhập vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và chúng ta tham dự vào cuộc sống mới, là cuộc sống của Người. Vì thế trong khi chờ đợi ngày sau hết, chúng ta đã có trong mình một hạt giống của sự sống lại, nó diễn tả trước sự sống lại tràn đầy mà chúng ta sẽ nhận được như gia tài. Vì thế thân xác của từng người trong chúng ta là sự vang vọng của vĩnh cửu, vì thế phải luôn được tôn trọng, và nhất là tôn trọng và yêu thương sự sống của những người đau khổ, để họ cảm nhận được sự gần gũi của Nước Thiên Chúa, của điều kiện cuộc sống vĩnh cửu, nơi chúng ta đang tiến tới. Ý tưởng này trao ban hy vọng cho chúng ta. Chúng ta đang bước tới sự Phục Sinh. Đó là niềm vui của chúng ta: một ngày kia tất cả chúng ta cùng nhau tìm thấy Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu, không phải ở quảng trường này, nhưng ở một nơi khác, vui sướng với Chúa Giêsu. Đó là số phận của chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và chúc mọi người những ngày hành hương tươi vui bổ ích và Mùa Vọng sốt sắng.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng 4-12-2013, trong bầu khí Mùa Vọng bắt đầu, với hang đá khổng lồ đang được chẩn bị giữa quảng trường Thánh Phêrô. Đã có mấy ban nhạc liên tục thay phiên nhau trình tấu tạo bầu khi tươi vui cho mọi người. Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ rất xa như Australia và các nước châu Mỹ Latinh như Argentina, Perù, Venezuela và Brasil.
Trong số các nhóm Ý có các lực lượng an ninh và binh sĩ khác nhau do Đức Tổng Giám Mục Boccardo cựu Tổng tư lệnh tuyên úy quân đội hướng dẫn; phái đoàn của Văn phòng tổ chức hành hương Roma sắp đi Irak, các thành viên của Hội bạn Người cùi Raoul Follereau.
Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha nhắc tới thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các vùng truyền giáo mà Giáo Hội mới kính nhớ hôm mùng 3 tháng 12. Ngài cầu mong các bạn trẻ là các chứng nhân can đảm của đức tin. Đức Thánh Cha khích lệ các bệnh
nhân dâng thánh giá khổ đau mỗi ngày của họ cho Chúa để cầu nguyện cho ơn hoán cải của những người sống xa ánh sáng Phúc Âm. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới loan báo tình yêu của Chúa Kitô từ cuộc sống gia đình.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài giáo lý ”Tôi tin vào sự sống lại của thịt xác”. Ngài nói đây không phải là một sự thật đơn sơ, lại càng không phải là một sự thật hiển nhiên, vì chúng ta đang bị chìm ngập trong thế giới này. Thật không dễ hiểu các thực tại tương lai. Nhưng Tin Mừng soi sáng cho chúng ta: sự sống lại của chúng ta được gắn liền chặt chẽ với sự sống lại của Chúa Giêsu; sự kiện Người đã phục sinh là bằng chứng có sự sống lại từ cõi chết. Người đã sống lại! Và vì Người đã sống lại, nên chúng ta cũng sẽ sống lại.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trình bầy ba khía cạnh của sự phục sinh. Trước hết chính Thánh Kinh chứa đựng một con đường tiến tới niềm tin tràn đầy vào sự sống lại của kẻ chết. Nó được diễn tả như niềm tin vào Thiên Chúa Tạo Dựng con người, có hồn có xác, và như niềm tin vào Thiên Chúa giải thoát, Thiên Chúa của giao ước với dân Người. Trong một thị kiến ngôn sứ Edekiel chiêm ngắm các mồ mả của những kẻ bị đi đầy đươc mở ra và các xương khô sống lại nhờ một thần khí trao ban sự sống. Thị kiến này diễn tả niềm hy vọng vào sự sống lại trong tương lai của dân Israel, nghĩa là sự tái sinh của dân bị thua trận và bị hạ nhục (x. Ed 37,1-14).
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong Tân Ước Chúa Giêsu đưa mạc khải đó tới chỗ thành toàn và cột buộc niềm tin vào sự sống lại vào chính con người Ngài: ”Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25). Thật thế, Chúa Giêsu sẽ cho những kẻ tin vào Ngài sống lại. Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta, đã làm người như chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi; trong cách thế đó Ngài đã đem chúng ta đi với Ngài trên con đương trở về với Thiên Chúa Cha. Ngài là Ngôi Lời nhập thể, đã chết vì chúng ta và đã sống lại, Ngài trao ban Thánh Thần cho các môn đệ như bảo chứng sự hiệp thông trong Nước vinh quang của Ngài, mà chúng ta chờ đợi trong tỉnh thức. Sự chờ đợi này là suối nguồn và là lý do niềm hy vọng của chúng ta: một niềm hy vọng, mà nếu được vun trồng và gìn giữ, nó trở thành ánh sáng soi chiếu lịch sử cá nhân của chúng ta và của cộng đoàn. Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chúng ta là môn đệ của Đấng đã đến, đang đến ngày hôm nay, và sẽ trở lại ngày sau hết. Nếu chúng ta thành công trong việc có được thực tại này, chúng ta sẽ bớt bị cuộc sống thường ngày làm cho mệt nhọc hơn, bớt là tù nhân của cái phù du, và sẵn sàng bước đi hơn trên con đường cứu độ với con tim thương xót.
Có một khía cạnh khác là ý nghĩa của việc sống lại, sự sống lại của chúng ta tất cả. Nó sẽ đến trong ngày sau hết, trong ngày tận thế do quyền năng của Thiên Chúa, là Đấng sẽ trả lại sự sống cho thân xác chúng ta, bằng cách tái kết hợp nó với linh hồn trong sức mạnh sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đây là sự giải thích nền tảng, bởi vì Chúa Giêsu đã sống lại, chúng ta sẽ sống lại. Chúng ta hy vọng nơi sự sống lại, bởi vì Người đã mở cửa sự sống lại cho chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích sự biến đổi này như sau:
Sự biến đổi trong chờ đợi này, sự sống lại đang tiến bước, sự hiển dung này của thân xác chúng ta được chuẩn bị trong cuộc sống này bởi tương quan với Chúa Giêsu trong các Bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Trong cuộc sống này chúng ta được dưỡng nuôi bằng Mình và Máu Người, chúng ta sẽ sống lại như Người, với Người và nhờ Người. Như Chúa Giêsu đã sống lại với thân xác của Người, nhưng không trở lại với một cuộc sống trần gian, cũng thế chúng ta sẽ sống lại với thân xác của chúng ta, chúng sẽ được biến thành các thân xác vinh quang, các thân xác thiêng liêng.
Đây không phải là một lời nói dối. Nó thật. Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại và Ngài hiện sống trong lúc này đây. Anh chị em có tin Chúa Giêsu sống không? A, anh em chị em không tin hả? Tín hữu trả lời: ”Đạ có”. Anh chị em tin hay không tin? Tín hữu trả lời to hơn: ”Dạ tin.” Và nếu Chúa Giêsu sống thì anh chị em tưởng là Chúa Giêsu sẽ để cho chúng ta chết và không bao giờ sống lại hay sao? Không, Ngài chờ chúng ta. Và bởi vì ngài đã sống lại, sức mạnh sự sống lại của Ngài sẽ phục sinh chúng ta tất cả!
Ngay trong cuộc sống này chúng ta đã tham dự vào sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Nếu đúng thật là Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta sống lại vào thời sau hết, thì cũng đúng là trong một khía cạnh nào đó, chúng ta đã sống lại với Người. Cuộc sống vĩnh cửu đã bắt đầu trong lúc này. Nó bắt đầu trong suốt cuộc sống hướng tới lúc phục sinh cuối cùng. Và chúng ta đã sống lại! Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Thật vậy, qua bí tích Rửa Tội chúng ta đã được tháp nhập vào trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và chúng ta tham dự vào cuộc sống mới, là cuộc sống của Người. Vì thế trong khi chờ đợi ngày sau hết, chúng ta đã có trong mình một hạt giống của sự sống lại, nó diễn tả trước sự sống lại tràn đầy mà chúng ta sẽ nhận được như gia tài. Vì thế thân xác của từng người trong chúng ta là sự vang vọng của vĩnh cửu, vì thế phải luôn được tôn trọng, và nhất là tôn trọng và yêu thương sự sống của những người đau khổ, để họ cảm nhận được sự gần gũi của Nước Thiên Chúa, của điều kiện cuộc sống vĩnh cửu, nơi chúng ta đang tiến tới. Ý tưởng này trao ban hy vọng cho chúng ta. Chúng ta đang bước tới sự Phục Sinh. Đó là niềm vui của chúng ta: một ngày kia tất cả chúng ta cùng nhau tìm thấy Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu, không phải ở quảng trường này, nhưng ở một nơi khác, vui sướng với Chúa Giêsu. Đó là số phận của chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau và chúc mọi người những ngày hành hương tươi vui bổ ích và Mùa Vọng sốt sắng.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.