Với việc tham gia của họ vào Công Đồng Vatican II, hai nhà thần học Đức đã trở thành chủ yếu trong việc lên khuôn Đạo Công Giáo hiện đại, ít có ai sánh bằng. Đó là Karl Rahner và Joseph Ratzinger. Cả hai cộng tác với nhau trong nhiều vấn đề quan trọng về thần học và Giáo Hội học, nhưng sau Công Đồng, họ đã như thể anh đi đường anh tôi đi đường tôi và không thiếu người cho rằng người thay dạ đổi lòng chính là Joseph Ratzinger, Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tương lai. Sự thay đổi này không ngừng làm người Công Giáo ngày nay bỡ ngỡ và đáng để ta khảo sát. Trong bài này, chúng ta thử xét xem sự phát triển tư duy của hai nhà thần học này trước, trong và sau Vatican II diễn tiến ra sao và có thực là thần học gia Joseph Ratzinger thay dạ đổi lòng như có người nghĩ không.
Bảo thủ và cấp tiến
Từ những ngày đầu của Vatican II, khi các nghị phụ từ chối không chịu thảo luận các sơ đồ phần lớn do Giáo Triều soạn thảo, người ta đã có cảm tưởng chung là tại Công Đồng có hai khối đối nghịch nhau trong quan niệm về tương lai Giáo Hội. Theo tương truyền, khối bảo thủ đã thất bại trong cố gắng duy trì nguyên trạng chỉ vì sự đoàn kết áp đảo của khối cải cách cấp tiến.
Tuy có đúng một phần, nhưng ý niệm cho rằng phe cải cách cấp tiến nhất trí với nhau về mọi vấn đề thiết tưởng chỉ là một cường điệu. Vì xét cho cùng, các văn kiện của Công Đồng vẫn còn rất lưỡng nghĩa: người ta tiếp tục sử dụng cùng một sắc lệnh để biện luận cho những chủ trương hoàn toàn trái ngược nhau. Sự kiện ấy chứng tỏ những nhất trí tổng quát tại Công Đồng khó có thể diễn dịch thành những nhất trí chung trong mọi chi tiết. Những lá phiếu nhất trí ở bên này hay bên kia đường ranh vẫn cho thấy nhiều ý kiến dị biệt trong số 2,500 nghị phụ tại Vatican II. Quan niệm dai dẳng về một mặt trận đồng nhất gồm các giám mục và thần học gia cố gắng dẫn đưa Giáo Hội vào thời hiện đại chống lại các vị bảo thủ gan lì chỉ càng làm ta khó có thể lượng giá được các tranh cãi sau Công Đồng giữa những đồng minh cũ tại cùng một Công Đồng này. Người ta có thể thắc mắc: làm thế nào một vị trước đây chủ trương cải cách bỗng nhiên lật ngược thế cờ, đi ủng hộ những quan điểm mà Đức HY Ottaviani từng hết lòng bảo vệ? Tất nhiên, chỉ có sự thay đổi là không thay đổi mà thôi, nhưng phản bội các xác tín trước đây của mình để ủng hộ các đối thủ cũ là điều ít thấy. Ấy thế mà người ta đã cay đắng bảo rằng đó là tác phong của thần học gia Joseph Ratzinger, người từng tham gia Công Đồng Vatican II trong tư cách chuyên viên và đã góp phần lên khuôn Giáo Hội Công Giáo trong suốt hơn 40 năm qua.
Đối với Đức Bênêđíctô, Vatican II chắc chắn đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp vốn đã sáng chói của ngài. Lúc Công Đồng bắt đầu nhóm họp, ngài mới 35 tuổi, nhưng đã giữ hai ghế giáo sư tại hai đại học danh tiếng của Đức. Tuy nhiên, với Công Đồng, ngài nổi tiếng khắp thế giới, mau chóng trở thành người hỗ trợ mạnh mẽ nhất của phong trào về nguồn (ressourcement) và hợp tác với các tên tuổi vốn được coi là đồng nghĩa với nền thần học mới (nouvelle théologie).
Một trong các tên tuổi ấy chính là Karl Rahner, hơn Ratzinger tới 23 tuổi, lúc tới Công Đồng làm chuyên viên đã nổi tiếng giữa các giới Công Giáo khắp thế giới. Phương thức mới mẻ của nhà thần học này, nói chung, được nhiều người ủng hộ, nhưng đối với Giáo Triều vốn theo khuynh hướng bảo thủ, thì ngài không được hoan nghinh bao nhiêu. Trong suốt hơn bốn năm tại Công Đồng, cả hai nhà thần học này đều xuất hiện như những tiếng nói gây ảnh hưởng, để lại dấu ấn nơi nhiều văn kiện chính của Công Đồng. Họ tiếp tục việc hợp tác vốn đầy hiệu quả với nhau, một việc hợp tác từng bắt đầu trước khi có Công Đồng và đã cùng nhau viết nhiều bài vở và cuốn sách về các chủ đề cấp thiết của thần học và Giáo Hội học. Ấy thế nhưng, dù việc đích thân can dự của họ mật thiết liên kết với nền thần học aggiornamento của Vatican II, đường họ theo đuổi thời hậu công đồng chưa bao giờ lại phân rẽ đến thế. Với Rhaner, đối tượng hàng đầu của mọi thần học sau Vatican II phải là tìm cách chuyên chở Kitô Giáo, được coi như có ý nghĩa, đến những người lớn lên trong một thế giới bị kiến thức thực nghiệm thống trị. Mãi mãi là nhà thần học và thầy dạy mục vụ, Rahner theo đuổi mục đích đối thoại với những người ở bên ngoài Giáo Hội và tái lên khuôn tín lý Kitô Giáo qua các trước tác của mình.
Trái lại, Ratzinger càng ngày càng thấy khó chịu trước hiện tượng bị ngài coi là giải thích sai các ý hướng của Vatican II. Lo âu rằng Giáo Hội có thể đi quá xa theo chiều hướng nhượng bộ thế giới hiện đại và do đó làm hại tới căn tính Kitô Giáo đích thực của mình, ngài tìm cách duy trì đặc điểm nguyên thủy của nó. Kết cục, ngài đã trở thành giám mục Munich, nhận mũ Hồng Y, và sau đó không lâu đáp lời mời của Đức Gioan Phaolô II tới Vatican đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong chức vụ này, một chức vụ ngài nắm giữ trong hơn 20 năm, ngài đã đưa ra nhiều quyết định không được ưa chuộng, khiến thế giới và những ai quen biết ngài ở Vatican II hết sức ngạc nhiên. Thế là hai người có tham vọng tạo nên một Đạo Công Giáo mới đã trôi dạt ra xa nhau, và xem ra một thay đổi lớn đã diễn ra nơi người trẻ tuổi hơn là Ratzinger. Nhiều người cho rằng các cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1968 đã gây ra sự thay đổi này; luận chứng này xem ra có nhiều thuyết phục nếu ta để ý tới nồng độ bạo động của chúng.
Thế nhưng, khó có thể tin được rằng chỉ một vài tháng bạo động như thế đủ gây đe dọa nặng nề cho các xác tín tôn giáo của một người có tầm cỡ như Ratzinger. Hans Küng, người, vào năm 1966, đã mạnh mẽ hỗ trợ và giúp Ratzinger chiếm được ghế giáo sư tại phân khoa thần học nổi tiếng của Tübingen, thì cho rằng chủ nghĩa bảo thủ mỗi ngày một lớn mạnh nơi Ratzinger là hậu quả của lòng ham chức quyền. Cả hai lối giải thích này chỉ cung cấp các giải đáp tiện lợi cho bài toán khó hiểu là Joseph Ratzinger, nhưng chắc chắn không công bằng đối với nhà tư tưởng phức tạp này. Đúng là Ratzinger tiến thân rất nhanh và đảm nhiệm một chức vụ nhiều quyền thế trong tư cách người cố vấn thân cận nhất của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng liệu bối cảnh lịch sử cùng với quyền hành hết sức trùng hợp với nhau ấy có thực sự hủ hóa được Ratzinger và biến ngài thành một viên chức giáo quyền cổ hủ chăng? Hay có lẽ Ratzinger đúng khi được Vittorio Messori hỏi liệu việc ngài tham gia tập san Concilium có phải là một tội không, đã trả lời rằng “Tuyệt đối không. Tôi không thay đổi; chính họ mới thay đổi”?
Trong bài này, mục đích của chúng tôi là nhìn lại mối tương quan phức tạp giữa Joseph Ratzinger và Karl Rahner bằng cách đặt câu hỏi: phải chăng Ratzinger đã thay đổi một cách triệt để, trong khi Rahner vẫn luôn trung thực với chính mình. Nhờ xem sét thời gian trước khi, trong khi và sau khi có Vatican II, bài này muốn cố gắng làm sáng tỏ sự diễn biến trong tư tưởng Ratzinger và muốn chứng minh rằng tiểu sử của ngài cho thấy nhiều liên tục hơn người ta chịu thừa nhận. Và trong khi cả hai đều có thay đổi, thì sự thay đổi sau Công Đồng nơi Rahner có tính triệt để hơn. Phần Ratzinger, các biến cố chung quanh làm ngài trở nên cứng rắn hơn, càng ngày càng chứng tỏ: ngài muốn trở về với các quan điểm giáo phụ, những quan điểm mà ngài luôn luôn duy trì trong cố gắng muốn cứu Giáo Hội khỏi nguy cơ đánh mất tinh thần đích thực của mình.
Trước Công Đồng
Tháng Giêng, năm 1959, khi Đức Gioan XXIII tiết lộ cho một nhóm phụ tá thân cận kế hoạch của ngài về công đồng chung, thì đề xuất của ngài bị chạm trán với một im lặng nặng nề. Các viên chức giáo triều không phải là những người duy nhất phản ứng một cách khá ngỡ ngàng bối rối. Mà cùng với họ là toàn thể Giáo Hội. Sau khi khóa nhất đã kết thúc, Joseph Ratzinger vẫn nhớ lại các do dự còn phảng phất đâu đó trong quyết định dấn thân vào Công Đồng của mình: “Khi nhìn trở lui để cố gắng nhớ lại các biến cố từng xẩy ra, phải thú thực nói rằng khởi đầu của Công Đồng đã bị chi phối bởi một cảm giác khó chịu nào đó, một mối lo là toàn bộ sự việc rút cục sẽ trở thành lời xác nhận đối với các quyết định đầy thiên kiến, và do đó, trong khi làm thất vọng nhiều người, khiến họ mất can đảm, làm tê liệt tính năng động của người tốt, và để các vấn đề mà thời hiện đại đang đặt ra cho Giáo Hội vẫn y nguyên không được giải đáp, nó sẽ gây hại cho Giáo Hội nhiều hơn là làm lợi”.
Karl Rahner cũng không lạc quan gì hơn. Ngài từng phát biểu nhiều dự cảm tiêu cực trong một bài nói chuyện với các sinh viên tại Innsbruck năm 1959. Tựa đề bài nói chuyện cũng đủ nói lên những dự cảm ấy “Về Công Đồng Đầy Đe Dọa và Sắp Diễn Ra”. Nó quả có giọng hoài nghi, nhất là liên quan đến tính thực tiễn của Công Đồng, nội dung của nó, và bản chất nói là đại kết của nó: “Các bạn hãy tưởng tượng Công Đồng sẽ khó khăn ra sao khi có sự tham dự của hai nghìn giám mục; và khi mời cả các các giám mục hiệu tòa nữa, thì các bạn hẳn mau chóng đụng tới một chiều kích hầu như không thể xoay trở được về phương diện kỹ thuật”.
Giống nhiều người trước ngài, Rahner nghĩ tới các hình thức khác có thể thay thế cho một công đồng theo nghĩa truyền thống, như hình thức sử dụng các câu hỏi trên giấy giống như cách các Đức Piô IX và Piô XII đã sử dụng trước khi công bố các tín điều về Đức Mẹ. Vì chưa hiểu rõ nội dung của Công Đồng, nên Rahner không hiểu nổi nỗi hân hoan của công chúng đối với tin tức này. Thay vào đó, ngài do dự không dám tham gia vào các đồ đoán, và chỉ hạn chế vào việc nhấn mạnh tới sự kiện mình ít biết nhiều về vấn đề này.
Sau cùng còn vấn đề đại kết nữa, một vấn đề ngài rất quan tâm. Ngài hoài nghi Công Đồng này không có được tiềm năng hợp nhất như các Công Đồng Lyon năm 1274 hay Công Đồng Florence năm 1438-1445. Thay vào đó, ngài chỉ dám nghĩ Vatican II có tiềm năng tự lượng giá về chính mình, giúp làm sáng tỏ vị trí của Giáo Hội Công Giáo trong tương quan với các Giáo Hội khác.
Nhìn trở lui, người ta dễ quên sự kiện này: không phải phe bảo thủ tỏ ra ngờ vực, mà cả những người sau này góp phần chủ yếu vào việc lên khuôn cho Công Đồng cũng ngờ vực không kém. Tuy nhiên, việc công bố về Công Đồng đã làm sống dậy một quan tâm chung đối với nền thần học về công đồng từng dẫn tới các khảo luận có tính hệ thống và lịch sử của nhiều thần học gia, trong đó có Rahner và Ratzinger. Trong tiểu luận năm 1962 “Về Nền Thần Học Các Công Đồng”, một tiểu luận ngài dựa nhiều vào bài nói chuyện tại Innsbruck trên đây, Rahner cố gắng làm dịu các hoài mong quá trớn của nhiều người lúc ấy. Đối với Rahner, Công Đồng chủ yếu chỉ là bộ phận cai trị không đại diện cho các đặc sủng của Giáo Hội.
Theo ngài, Giáo Hội Công Giáo là một định chế được cấu trúc theo phẩm trật, dưới sự lãnh đạo của hàng giám mục và Đức Giáo Hoàng, một phẩm trật ngài cho rằng chính Chúa Giêsu đã thiết lập. Về phương diện này, chủ trương của Rahner hoàn toàn có tính truyền thống và phù hợp với giáo huấn huấn quyền. Nhưng rồi ngài tìm hiểu ý niệm hợp đoàn (collegiality) và các hệ luận của nó đối với quyền bính sau cùng trong Giáo Hội. Ngài mạnh mẽ quả quyết tính hợp đoàn và dựa trên viễn tượng này duyệt lại mối liên hệ giữa hàng giám mục và Đức Giáo Hoàng. Đối với ngài, cả ý niệm coi Đức Giáo Hoàng như thẩm quyền pháp chế tối hậu lẫn việc dị biệt hóa không thoả đáng giữa công đồng và Đức Giáo Hoàng đều không đứng vững; dẫn khởi từ tính hợp đoàn, thẩm quyền sau cùng phải thuộc công đồng cùng với Đức Giáo Hoàng như một cơ chế (body). Hiểu như thế, “quyền giáo huấn không thuộc toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng trong lúc có công đồng mà thôi, khi cả hai tạo thành một cơ thể, hay thuộc Đức Giáo Hoàng khi công đồng không họp, mà đúng ra luôn luôn và ở mọi thời phải thuộc toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng, ngay cả lúc công đồng không hội họp”.
Lúc có công đồng, cơ chế cai trị hợp đoàn tối cao này của Giáo Hội, một cơ chế luôn hiện hữu, đã tụ về với nhau. Lý do của việc tụ họp này chỉ đơn giản là nhu cầu bức thiết; vì toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng có thề hành động một cách đầy đủ hoàn toàn dù công đồng không họp, nên muốn triệu tập công đồng, cần có một lý do đặc thù. Tuy nhiên, chính lý do này không rõ ràng đối với Rahner, vì nội dung của Vatican II vẫn khá mù mờ.
Tuy thế, tiểu luận của Rahner đánh dấu một cái hiểu quan trọng về công đồng; coi nó như một tiếp diễn có tính hợp đoàn các hoạt động của hàng giám mục và của Đức Giáo Hoàng trong tư cách cơ chế cai trị Giáo Hội.
Ratzinger thì trình bày nền thần học của ngài về công đồng để trả lời Hans Küng. Trong cuốn Strukturen der Kirche, Kung coi công đồng là đại biểu của Giáo Hội. Giống Rahner, Ratzinger cổ vũ tính hợp đoàn và tìm hiểu xem nó tác động ra sao tới ý niệm coi công đồng là “đại biểu” của Giáo Hội. Ngài khai triển ý niệm vô ngộ, đưa ra chủ trương khá phù hợp với đường hướng của Vatican I, dù không theo lối giải thích cực bảo thủ. Theo ngài, vô ngộ không thuộc một mình Đức Giáo Hoàng, mà đúng hơn thuộc cơ chế thống nhất của toàn thể Giáo Hội. Do đó, Đức Giáo Hoàng chỉ có thể nói một cách vô ngộ khi ngài nói điều được toàn thể Giáo Hội chấp nhận là vô ngộ. Hiểu như thế, người giáo dân cũng dự phần vào tính vô ngộ trong đức tin của toàn thể Giáo Hội.
Công đồng cùng với Đức Giáo Hoàng tạo thành cơ chế pháp quyền tối cao của Giáo Hội, được triệu tập bất cứ khi nào cần. Theo Ratzinger đó là trường hợp khi Giáo Hội chia rẽ về một vấn đề đặc thù nào đó. Như thế, trách nhiệm riêng biệt của công đồng là trách nhiệm ngăn ngừa và bảo vệ. Sau này, ngài viết: “Các công đồng bắt nguồn từ mục tiêu bảo vệ Giáo Hội khỏi các tư tưởng sai lạc (Falschgeist) và bắt nguồn từ nhu cầu cần thiết phải so sánh và hợp nhất hóa các truyền thống, trật tự tập thể của Giáo Hội, và nhu cầu giúp đỡ nhau để đạt dược sự hướng dẫn thích đáng”.
Như thế, Công Đồng là một hội nghị tư vấn và quyết định, trong khi Giáo Hội còn hơn thế nữa. Đặc sủng, chẳng hạn, là khía cạnh chủ yếu của Giáo Hội, nhưng không là thành phần của Công Đồng. Chính sự khác nhau ấy làm Công Đồng thành synedrion (thượng hội đồng) chứ không thành ekklesia (Giáo Hội).
Năm 1961, Rahner và Ratzinger cùng xuất bản chung cuốn Episkopat und Primat , trong đó, họ cố gắng hòa hợp cái hiểu thần học của họ về mối tương quan giữa công đồng và Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, có nhiều dị biệt tuy nhỏ mà khá quan trọng giữa họ với nhau, họ chỉ nhất trí trong các đặc điểm đệ nhị đẳng của Công Đồng mà thôi. Công trình này, tuy thế, vẫn đã lọt vào mắt hai vị Hồng Y, đều là thành viên của ủy ban chuẩn bị Công Đồng. Cuối cùng hai vị Hồng Y này đã đem cả hai nhà thần học tới Rôma làm chuyên viên cho mình.
Ratzinger từng gặp Đức Hồng Y Frings cuối thập niên 1950 qua một người bạn cũ, lúc đó là thư ký riêng của Đức HY Frings, Hubert Luthe. Cảm kích trước giảng khóa thần học công đồng do Ratzinger trình bày tại viện hàn lâm Công Giáo tại Bensberg, Đức HY Frings yêu cầu Ratzinger đọc hộ ngài tất cả các sơ đồ và đưa ra các cải tiến. Ở đây, ta thấy nhiều tầm nhìn rất thông suốt của Ratzinger về công đồng sắp tới. Ngài viết: “Dĩ nhiên, tôi cảm thấy các sơ đồ vẫn còn (thiếu) nhiều điều đáng ước ao, nhưng không thấy cơ sở nào để hoàn toàn bác bỏ như lời yêu cầu của nhiều người ở Công Đồng. Chắc chắn việc canh tân về Thánh Kinh và giáo phụ, một đặc điểm của các thập niên trước đây, chỉ in được những dấu ấn khá khiêm tốn lên các sơ đồ này, do đó đã biến chúng thành cứng ngắc và hẹp hòi đôi chút, quá gần với nền thần học khoa bảng, quá là suy nghĩ của học giả và không đủ là suy nghĩ của mục tử. Tuy nhiên, người ta phải nhìn nhận rằng chúng tuyệt đối chắc chắn và được soạn thảo cẩn thận”.
Dù những dòng ký ức trên được viết sau Vatican II 30 năm, người ta vẫn cảm nhận được cách nhận định về các sơ đồ đầu tiên của Ratzinger và ngài đã dự kiến ra sao về đường hướng tương lai của Công Đồng. Hiển nhiên, ngài quan tâm tới việc tích hợp các thành quả do các nghiên cứu trước đây của khoa chú giải Thánh Kinh và các trước tác về giáo phụ đem lại. Tuy nhiên, ngài không lưu tâm nhiều tới các hoài mong muốn hướng Giáo Hội về các vấn đề trần thế.
Cùng lúc ấy, Đức Hồng Y König của Vienna, người mà Rahner gặp lần đầu trong chiến tranh, yêu cầu Rahner đọc và phê phán dùm ngài các sơ đồ. Không như Ratzinger, Rahner tỏ ra không thân thiện với các sơ đồ này bao nhiêu, dù một số vấn đề chủ yếu được ngài lưu tâm cũng tương tự như các vấn đề từng làm đồng nghiệp trẻ tuổi hơn của mình tại Bonn bận tâm. Trong một lá thư gửi Đức Hồng Y, Rahner viết: “các tác giả [của các sơ đồ này] chắc chắn chưa bao giờ phải chịu các cơn ghiền của người vô thần hay người không phải là Kitô hữu, tức những người muốn tin nhưng lại nghĩ mình không thể nào tin”.
Và trong một thư khác, ngài viết: “Không, những sơ đồ này không làm mọi chuyện chúng có thể làm được; chúng là các khai triển chi tiết của những người an tâm thư thái lẫn lộn sự tự tin của mình với tính chắc chắn của đức tin... Đây là các khai triển chi tiết của các giáo sư tốt lành và đạo đức... quên mình, nhưng thiếu khả năng nắm lấy cơ may của thời hiện tại”.
Như thế, rõ ràng, cả Rahner lẫn Ratzinger đều nhìn thấy nhu cầu thích ứng và duyệt lại, nhất là vì bản chất quá cao về tri thức và thiếu âm sắc về mục vụ trong các sơ đồ, nhưng họ khác nhau trong việc đánh giá điều thực sự cần phải làm. Trong khi với Ratzinger, vấn đề nằm ở chỗ thiếu sự lãnh đạo thiêng liêng, thì Rahner lại quan tâm sâu sắc tới những ai thấy khát vọng đức tin chân chính của họ không hoà hợp được với thế giới ngày nay. Trong khi Ratzinger thấy các văn kiện của công đồng chắc chắn và được soạn thảo cẩn thận, thì Rahner tuy cũng thấy chúng có nghĩa, nhưng lại cho rằng chúng không đi đến đâu cả. Ta không nên đánh giá thấp các dị biệt xem ra không đáng kể về tập chú và cả về ngôn từ này; vì chúng phản ảnh các nền thần học nằm ở bên dưới, vốn điều hướng hai nhà thần học này trong lúc họ đọc các bản văn chuẩn bị và sẽ lên khuôn phần lớn việc họ tham dự vào Công Đồng. Ngay trong các công trình đầu tiên của mình, Rahner vốn đã khai triển ra các điểm chính yếu cho phương pháp tiên nghiệm (transcendental method) của mình, một phương pháp nhằm phối hợp việc tìm hiểu lịch sử các kinh nghiệm cụ thể với việc suy tư tiên nghiệm (transcendental reflection) về các điều kiện khả hữu của nó. Nguyên ý niệm cho rằng ta có thể cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách trực tiếp hay ý niệm cho rằng cảm nghiệm về mọi vật hữu hạn sẽ đẩy ta hướng về chân trời vô hạn của mầu nhiệm tối hậu là Thiên Chúa, đã cho thấy: đối với Rahner, ta không thể tách biệt hữu thể lịch sử và hiện hữu trong đời ra khỏi hữu thể nhân bản.
Trái lại, Ratzinger từ sớm đã tiếp nhận một nền thần học nhiều xuất thế (world-denying) hơn; nền thần học này chịu ảnh hưởng nền nhân học tân Platông, không khác bao nhiêu so với nền thần học của bậc thầy vĩ đại từng là tập chú cho việc nghiên cứu tiến sĩ của ngài là Thánh Augustinô.Ngài viết luận án để được nhận ghế giáo sư (Habilitationsschrift) về Thánh Bonaventura, người chưa biết gì tới bước ngoặt nhập thế (world-affirming) trong thế giới quan của những vị như Thánh Albertô Cả hay Thánh Tôma Aquinô. Thành thử không ngạc nhiên gì khi Ratzinger luôn nhấn mạnh tới sự quan trọng của nền thần học giáo phụ và thần khí học (pneumatology) của Giáo Hội Đông Phương.
Thuyết cực duy tri thức (hyper-intellectualism) của tân kinh viện, một lý thuyết hết sức đặc trưng trong Giáo Hội sau Vatican I (nhất là sau Đức Lêô XIII) đối với ngài, một người theo Thánh Augustinô, luôn luôn đáng hoài nghi, vì thánh Augustinô chuyên đi tìm sự hồi hướng tâm linh hơn là thuyết lý khoa bảng. Bằng nhiều cách, Ratzinger coi nền thần học giải thích của duy tri thức như một biện giáo không cần thiết, vì phía sau khoa biện giáo này, Giáo Hội “dấu diếm chứ không tin tưởng sự thật vốn sống trong tự do tự tại mà không cần dấu diếm”.
Với những dị biệt căn bản giữa hai chủ trương triết học và thần học ấy, người ta rất ngạc nhiên, khi thấy Rahner và Ratzinger hợp tác với nhau một cách hết sức thành công tại Vatican II.
Còn 1 kỳ
Bảo thủ và cấp tiến
Từ những ngày đầu của Vatican II, khi các nghị phụ từ chối không chịu thảo luận các sơ đồ phần lớn do Giáo Triều soạn thảo, người ta đã có cảm tưởng chung là tại Công Đồng có hai khối đối nghịch nhau trong quan niệm về tương lai Giáo Hội. Theo tương truyền, khối bảo thủ đã thất bại trong cố gắng duy trì nguyên trạng chỉ vì sự đoàn kết áp đảo của khối cải cách cấp tiến.
Tuy có đúng một phần, nhưng ý niệm cho rằng phe cải cách cấp tiến nhất trí với nhau về mọi vấn đề thiết tưởng chỉ là một cường điệu. Vì xét cho cùng, các văn kiện của Công Đồng vẫn còn rất lưỡng nghĩa: người ta tiếp tục sử dụng cùng một sắc lệnh để biện luận cho những chủ trương hoàn toàn trái ngược nhau. Sự kiện ấy chứng tỏ những nhất trí tổng quát tại Công Đồng khó có thể diễn dịch thành những nhất trí chung trong mọi chi tiết. Những lá phiếu nhất trí ở bên này hay bên kia đường ranh vẫn cho thấy nhiều ý kiến dị biệt trong số 2,500 nghị phụ tại Vatican II. Quan niệm dai dẳng về một mặt trận đồng nhất gồm các giám mục và thần học gia cố gắng dẫn đưa Giáo Hội vào thời hiện đại chống lại các vị bảo thủ gan lì chỉ càng làm ta khó có thể lượng giá được các tranh cãi sau Công Đồng giữa những đồng minh cũ tại cùng một Công Đồng này. Người ta có thể thắc mắc: làm thế nào một vị trước đây chủ trương cải cách bỗng nhiên lật ngược thế cờ, đi ủng hộ những quan điểm mà Đức HY Ottaviani từng hết lòng bảo vệ? Tất nhiên, chỉ có sự thay đổi là không thay đổi mà thôi, nhưng phản bội các xác tín trước đây của mình để ủng hộ các đối thủ cũ là điều ít thấy. Ấy thế mà người ta đã cay đắng bảo rằng đó là tác phong của thần học gia Joseph Ratzinger, người từng tham gia Công Đồng Vatican II trong tư cách chuyên viên và đã góp phần lên khuôn Giáo Hội Công Giáo trong suốt hơn 40 năm qua.
Đối với Đức Bênêđíctô, Vatican II chắc chắn đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp vốn đã sáng chói của ngài. Lúc Công Đồng bắt đầu nhóm họp, ngài mới 35 tuổi, nhưng đã giữ hai ghế giáo sư tại hai đại học danh tiếng của Đức. Tuy nhiên, với Công Đồng, ngài nổi tiếng khắp thế giới, mau chóng trở thành người hỗ trợ mạnh mẽ nhất của phong trào về nguồn (ressourcement) và hợp tác với các tên tuổi vốn được coi là đồng nghĩa với nền thần học mới (nouvelle théologie).
Một trong các tên tuổi ấy chính là Karl Rahner, hơn Ratzinger tới 23 tuổi, lúc tới Công Đồng làm chuyên viên đã nổi tiếng giữa các giới Công Giáo khắp thế giới. Phương thức mới mẻ của nhà thần học này, nói chung, được nhiều người ủng hộ, nhưng đối với Giáo Triều vốn theo khuynh hướng bảo thủ, thì ngài không được hoan nghinh bao nhiêu. Trong suốt hơn bốn năm tại Công Đồng, cả hai nhà thần học này đều xuất hiện như những tiếng nói gây ảnh hưởng, để lại dấu ấn nơi nhiều văn kiện chính của Công Đồng. Họ tiếp tục việc hợp tác vốn đầy hiệu quả với nhau, một việc hợp tác từng bắt đầu trước khi có Công Đồng và đã cùng nhau viết nhiều bài vở và cuốn sách về các chủ đề cấp thiết của thần học và Giáo Hội học. Ấy thế nhưng, dù việc đích thân can dự của họ mật thiết liên kết với nền thần học aggiornamento của Vatican II, đường họ theo đuổi thời hậu công đồng chưa bao giờ lại phân rẽ đến thế. Với Rhaner, đối tượng hàng đầu của mọi thần học sau Vatican II phải là tìm cách chuyên chở Kitô Giáo, được coi như có ý nghĩa, đến những người lớn lên trong một thế giới bị kiến thức thực nghiệm thống trị. Mãi mãi là nhà thần học và thầy dạy mục vụ, Rahner theo đuổi mục đích đối thoại với những người ở bên ngoài Giáo Hội và tái lên khuôn tín lý Kitô Giáo qua các trước tác của mình.
Trái lại, Ratzinger càng ngày càng thấy khó chịu trước hiện tượng bị ngài coi là giải thích sai các ý hướng của Vatican II. Lo âu rằng Giáo Hội có thể đi quá xa theo chiều hướng nhượng bộ thế giới hiện đại và do đó làm hại tới căn tính Kitô Giáo đích thực của mình, ngài tìm cách duy trì đặc điểm nguyên thủy của nó. Kết cục, ngài đã trở thành giám mục Munich, nhận mũ Hồng Y, và sau đó không lâu đáp lời mời của Đức Gioan Phaolô II tới Vatican đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong chức vụ này, một chức vụ ngài nắm giữ trong hơn 20 năm, ngài đã đưa ra nhiều quyết định không được ưa chuộng, khiến thế giới và những ai quen biết ngài ở Vatican II hết sức ngạc nhiên. Thế là hai người có tham vọng tạo nên một Đạo Công Giáo mới đã trôi dạt ra xa nhau, và xem ra một thay đổi lớn đã diễn ra nơi người trẻ tuổi hơn là Ratzinger. Nhiều người cho rằng các cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1968 đã gây ra sự thay đổi này; luận chứng này xem ra có nhiều thuyết phục nếu ta để ý tới nồng độ bạo động của chúng.
Thế nhưng, khó có thể tin được rằng chỉ một vài tháng bạo động như thế đủ gây đe dọa nặng nề cho các xác tín tôn giáo của một người có tầm cỡ như Ratzinger. Hans Küng, người, vào năm 1966, đã mạnh mẽ hỗ trợ và giúp Ratzinger chiếm được ghế giáo sư tại phân khoa thần học nổi tiếng của Tübingen, thì cho rằng chủ nghĩa bảo thủ mỗi ngày một lớn mạnh nơi Ratzinger là hậu quả của lòng ham chức quyền. Cả hai lối giải thích này chỉ cung cấp các giải đáp tiện lợi cho bài toán khó hiểu là Joseph Ratzinger, nhưng chắc chắn không công bằng đối với nhà tư tưởng phức tạp này. Đúng là Ratzinger tiến thân rất nhanh và đảm nhiệm một chức vụ nhiều quyền thế trong tư cách người cố vấn thân cận nhất của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng liệu bối cảnh lịch sử cùng với quyền hành hết sức trùng hợp với nhau ấy có thực sự hủ hóa được Ratzinger và biến ngài thành một viên chức giáo quyền cổ hủ chăng? Hay có lẽ Ratzinger đúng khi được Vittorio Messori hỏi liệu việc ngài tham gia tập san Concilium có phải là một tội không, đã trả lời rằng “Tuyệt đối không. Tôi không thay đổi; chính họ mới thay đổi”?
Trong bài này, mục đích của chúng tôi là nhìn lại mối tương quan phức tạp giữa Joseph Ratzinger và Karl Rahner bằng cách đặt câu hỏi: phải chăng Ratzinger đã thay đổi một cách triệt để, trong khi Rahner vẫn luôn trung thực với chính mình. Nhờ xem sét thời gian trước khi, trong khi và sau khi có Vatican II, bài này muốn cố gắng làm sáng tỏ sự diễn biến trong tư tưởng Ratzinger và muốn chứng minh rằng tiểu sử của ngài cho thấy nhiều liên tục hơn người ta chịu thừa nhận. Và trong khi cả hai đều có thay đổi, thì sự thay đổi sau Công Đồng nơi Rahner có tính triệt để hơn. Phần Ratzinger, các biến cố chung quanh làm ngài trở nên cứng rắn hơn, càng ngày càng chứng tỏ: ngài muốn trở về với các quan điểm giáo phụ, những quan điểm mà ngài luôn luôn duy trì trong cố gắng muốn cứu Giáo Hội khỏi nguy cơ đánh mất tinh thần đích thực của mình.
Trước Công Đồng
Tháng Giêng, năm 1959, khi Đức Gioan XXIII tiết lộ cho một nhóm phụ tá thân cận kế hoạch của ngài về công đồng chung, thì đề xuất của ngài bị chạm trán với một im lặng nặng nề. Các viên chức giáo triều không phải là những người duy nhất phản ứng một cách khá ngỡ ngàng bối rối. Mà cùng với họ là toàn thể Giáo Hội. Sau khi khóa nhất đã kết thúc, Joseph Ratzinger vẫn nhớ lại các do dự còn phảng phất đâu đó trong quyết định dấn thân vào Công Đồng của mình: “Khi nhìn trở lui để cố gắng nhớ lại các biến cố từng xẩy ra, phải thú thực nói rằng khởi đầu của Công Đồng đã bị chi phối bởi một cảm giác khó chịu nào đó, một mối lo là toàn bộ sự việc rút cục sẽ trở thành lời xác nhận đối với các quyết định đầy thiên kiến, và do đó, trong khi làm thất vọng nhiều người, khiến họ mất can đảm, làm tê liệt tính năng động của người tốt, và để các vấn đề mà thời hiện đại đang đặt ra cho Giáo Hội vẫn y nguyên không được giải đáp, nó sẽ gây hại cho Giáo Hội nhiều hơn là làm lợi”.
Karl Rahner cũng không lạc quan gì hơn. Ngài từng phát biểu nhiều dự cảm tiêu cực trong một bài nói chuyện với các sinh viên tại Innsbruck năm 1959. Tựa đề bài nói chuyện cũng đủ nói lên những dự cảm ấy “Về Công Đồng Đầy Đe Dọa và Sắp Diễn Ra”. Nó quả có giọng hoài nghi, nhất là liên quan đến tính thực tiễn của Công Đồng, nội dung của nó, và bản chất nói là đại kết của nó: “Các bạn hãy tưởng tượng Công Đồng sẽ khó khăn ra sao khi có sự tham dự của hai nghìn giám mục; và khi mời cả các các giám mục hiệu tòa nữa, thì các bạn hẳn mau chóng đụng tới một chiều kích hầu như không thể xoay trở được về phương diện kỹ thuật”.
Giống nhiều người trước ngài, Rahner nghĩ tới các hình thức khác có thể thay thế cho một công đồng theo nghĩa truyền thống, như hình thức sử dụng các câu hỏi trên giấy giống như cách các Đức Piô IX và Piô XII đã sử dụng trước khi công bố các tín điều về Đức Mẹ. Vì chưa hiểu rõ nội dung của Công Đồng, nên Rahner không hiểu nổi nỗi hân hoan của công chúng đối với tin tức này. Thay vào đó, ngài do dự không dám tham gia vào các đồ đoán, và chỉ hạn chế vào việc nhấn mạnh tới sự kiện mình ít biết nhiều về vấn đề này.
Sau cùng còn vấn đề đại kết nữa, một vấn đề ngài rất quan tâm. Ngài hoài nghi Công Đồng này không có được tiềm năng hợp nhất như các Công Đồng Lyon năm 1274 hay Công Đồng Florence năm 1438-1445. Thay vào đó, ngài chỉ dám nghĩ Vatican II có tiềm năng tự lượng giá về chính mình, giúp làm sáng tỏ vị trí của Giáo Hội Công Giáo trong tương quan với các Giáo Hội khác.
Nhìn trở lui, người ta dễ quên sự kiện này: không phải phe bảo thủ tỏ ra ngờ vực, mà cả những người sau này góp phần chủ yếu vào việc lên khuôn cho Công Đồng cũng ngờ vực không kém. Tuy nhiên, việc công bố về Công Đồng đã làm sống dậy một quan tâm chung đối với nền thần học về công đồng từng dẫn tới các khảo luận có tính hệ thống và lịch sử của nhiều thần học gia, trong đó có Rahner và Ratzinger. Trong tiểu luận năm 1962 “Về Nền Thần Học Các Công Đồng”, một tiểu luận ngài dựa nhiều vào bài nói chuyện tại Innsbruck trên đây, Rahner cố gắng làm dịu các hoài mong quá trớn của nhiều người lúc ấy. Đối với Rahner, Công Đồng chủ yếu chỉ là bộ phận cai trị không đại diện cho các đặc sủng của Giáo Hội.
Theo ngài, Giáo Hội Công Giáo là một định chế được cấu trúc theo phẩm trật, dưới sự lãnh đạo của hàng giám mục và Đức Giáo Hoàng, một phẩm trật ngài cho rằng chính Chúa Giêsu đã thiết lập. Về phương diện này, chủ trương của Rahner hoàn toàn có tính truyền thống và phù hợp với giáo huấn huấn quyền. Nhưng rồi ngài tìm hiểu ý niệm hợp đoàn (collegiality) và các hệ luận của nó đối với quyền bính sau cùng trong Giáo Hội. Ngài mạnh mẽ quả quyết tính hợp đoàn và dựa trên viễn tượng này duyệt lại mối liên hệ giữa hàng giám mục và Đức Giáo Hoàng. Đối với ngài, cả ý niệm coi Đức Giáo Hoàng như thẩm quyền pháp chế tối hậu lẫn việc dị biệt hóa không thoả đáng giữa công đồng và Đức Giáo Hoàng đều không đứng vững; dẫn khởi từ tính hợp đoàn, thẩm quyền sau cùng phải thuộc công đồng cùng với Đức Giáo Hoàng như một cơ chế (body). Hiểu như thế, “quyền giáo huấn không thuộc toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng trong lúc có công đồng mà thôi, khi cả hai tạo thành một cơ thể, hay thuộc Đức Giáo Hoàng khi công đồng không họp, mà đúng ra luôn luôn và ở mọi thời phải thuộc toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng, ngay cả lúc công đồng không hội họp”.
Lúc có công đồng, cơ chế cai trị hợp đoàn tối cao này của Giáo Hội, một cơ chế luôn hiện hữu, đã tụ về với nhau. Lý do của việc tụ họp này chỉ đơn giản là nhu cầu bức thiết; vì toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng có thề hành động một cách đầy đủ hoàn toàn dù công đồng không họp, nên muốn triệu tập công đồng, cần có một lý do đặc thù. Tuy nhiên, chính lý do này không rõ ràng đối với Rahner, vì nội dung của Vatican II vẫn khá mù mờ.
Tuy thế, tiểu luận của Rahner đánh dấu một cái hiểu quan trọng về công đồng; coi nó như một tiếp diễn có tính hợp đoàn các hoạt động của hàng giám mục và của Đức Giáo Hoàng trong tư cách cơ chế cai trị Giáo Hội.
Ratzinger thì trình bày nền thần học của ngài về công đồng để trả lời Hans Küng. Trong cuốn Strukturen der Kirche, Kung coi công đồng là đại biểu của Giáo Hội. Giống Rahner, Ratzinger cổ vũ tính hợp đoàn và tìm hiểu xem nó tác động ra sao tới ý niệm coi công đồng là “đại biểu” của Giáo Hội. Ngài khai triển ý niệm vô ngộ, đưa ra chủ trương khá phù hợp với đường hướng của Vatican I, dù không theo lối giải thích cực bảo thủ. Theo ngài, vô ngộ không thuộc một mình Đức Giáo Hoàng, mà đúng hơn thuộc cơ chế thống nhất của toàn thể Giáo Hội. Do đó, Đức Giáo Hoàng chỉ có thể nói một cách vô ngộ khi ngài nói điều được toàn thể Giáo Hội chấp nhận là vô ngộ. Hiểu như thế, người giáo dân cũng dự phần vào tính vô ngộ trong đức tin của toàn thể Giáo Hội.
Công đồng cùng với Đức Giáo Hoàng tạo thành cơ chế pháp quyền tối cao của Giáo Hội, được triệu tập bất cứ khi nào cần. Theo Ratzinger đó là trường hợp khi Giáo Hội chia rẽ về một vấn đề đặc thù nào đó. Như thế, trách nhiệm riêng biệt của công đồng là trách nhiệm ngăn ngừa và bảo vệ. Sau này, ngài viết: “Các công đồng bắt nguồn từ mục tiêu bảo vệ Giáo Hội khỏi các tư tưởng sai lạc (Falschgeist) và bắt nguồn từ nhu cầu cần thiết phải so sánh và hợp nhất hóa các truyền thống, trật tự tập thể của Giáo Hội, và nhu cầu giúp đỡ nhau để đạt dược sự hướng dẫn thích đáng”.
Như thế, Công Đồng là một hội nghị tư vấn và quyết định, trong khi Giáo Hội còn hơn thế nữa. Đặc sủng, chẳng hạn, là khía cạnh chủ yếu của Giáo Hội, nhưng không là thành phần của Công Đồng. Chính sự khác nhau ấy làm Công Đồng thành synedrion (thượng hội đồng) chứ không thành ekklesia (Giáo Hội).
Năm 1961, Rahner và Ratzinger cùng xuất bản chung cuốn Episkopat und Primat , trong đó, họ cố gắng hòa hợp cái hiểu thần học của họ về mối tương quan giữa công đồng và Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, có nhiều dị biệt tuy nhỏ mà khá quan trọng giữa họ với nhau, họ chỉ nhất trí trong các đặc điểm đệ nhị đẳng của Công Đồng mà thôi. Công trình này, tuy thế, vẫn đã lọt vào mắt hai vị Hồng Y, đều là thành viên của ủy ban chuẩn bị Công Đồng. Cuối cùng hai vị Hồng Y này đã đem cả hai nhà thần học tới Rôma làm chuyên viên cho mình.
Ratzinger từng gặp Đức Hồng Y Frings cuối thập niên 1950 qua một người bạn cũ, lúc đó là thư ký riêng của Đức HY Frings, Hubert Luthe. Cảm kích trước giảng khóa thần học công đồng do Ratzinger trình bày tại viện hàn lâm Công Giáo tại Bensberg, Đức HY Frings yêu cầu Ratzinger đọc hộ ngài tất cả các sơ đồ và đưa ra các cải tiến. Ở đây, ta thấy nhiều tầm nhìn rất thông suốt của Ratzinger về công đồng sắp tới. Ngài viết: “Dĩ nhiên, tôi cảm thấy các sơ đồ vẫn còn (thiếu) nhiều điều đáng ước ao, nhưng không thấy cơ sở nào để hoàn toàn bác bỏ như lời yêu cầu của nhiều người ở Công Đồng. Chắc chắn việc canh tân về Thánh Kinh và giáo phụ, một đặc điểm của các thập niên trước đây, chỉ in được những dấu ấn khá khiêm tốn lên các sơ đồ này, do đó đã biến chúng thành cứng ngắc và hẹp hòi đôi chút, quá gần với nền thần học khoa bảng, quá là suy nghĩ của học giả và không đủ là suy nghĩ của mục tử. Tuy nhiên, người ta phải nhìn nhận rằng chúng tuyệt đối chắc chắn và được soạn thảo cẩn thận”.
Dù những dòng ký ức trên được viết sau Vatican II 30 năm, người ta vẫn cảm nhận được cách nhận định về các sơ đồ đầu tiên của Ratzinger và ngài đã dự kiến ra sao về đường hướng tương lai của Công Đồng. Hiển nhiên, ngài quan tâm tới việc tích hợp các thành quả do các nghiên cứu trước đây của khoa chú giải Thánh Kinh và các trước tác về giáo phụ đem lại. Tuy nhiên, ngài không lưu tâm nhiều tới các hoài mong muốn hướng Giáo Hội về các vấn đề trần thế.
Cùng lúc ấy, Đức Hồng Y König của Vienna, người mà Rahner gặp lần đầu trong chiến tranh, yêu cầu Rahner đọc và phê phán dùm ngài các sơ đồ. Không như Ratzinger, Rahner tỏ ra không thân thiện với các sơ đồ này bao nhiêu, dù một số vấn đề chủ yếu được ngài lưu tâm cũng tương tự như các vấn đề từng làm đồng nghiệp trẻ tuổi hơn của mình tại Bonn bận tâm. Trong một lá thư gửi Đức Hồng Y, Rahner viết: “các tác giả [của các sơ đồ này] chắc chắn chưa bao giờ phải chịu các cơn ghiền của người vô thần hay người không phải là Kitô hữu, tức những người muốn tin nhưng lại nghĩ mình không thể nào tin”.
Và trong một thư khác, ngài viết: “Không, những sơ đồ này không làm mọi chuyện chúng có thể làm được; chúng là các khai triển chi tiết của những người an tâm thư thái lẫn lộn sự tự tin của mình với tính chắc chắn của đức tin... Đây là các khai triển chi tiết của các giáo sư tốt lành và đạo đức... quên mình, nhưng thiếu khả năng nắm lấy cơ may của thời hiện tại”.
Như thế, rõ ràng, cả Rahner lẫn Ratzinger đều nhìn thấy nhu cầu thích ứng và duyệt lại, nhất là vì bản chất quá cao về tri thức và thiếu âm sắc về mục vụ trong các sơ đồ, nhưng họ khác nhau trong việc đánh giá điều thực sự cần phải làm. Trong khi với Ratzinger, vấn đề nằm ở chỗ thiếu sự lãnh đạo thiêng liêng, thì Rahner lại quan tâm sâu sắc tới những ai thấy khát vọng đức tin chân chính của họ không hoà hợp được với thế giới ngày nay. Trong khi Ratzinger thấy các văn kiện của công đồng chắc chắn và được soạn thảo cẩn thận, thì Rahner tuy cũng thấy chúng có nghĩa, nhưng lại cho rằng chúng không đi đến đâu cả. Ta không nên đánh giá thấp các dị biệt xem ra không đáng kể về tập chú và cả về ngôn từ này; vì chúng phản ảnh các nền thần học nằm ở bên dưới, vốn điều hướng hai nhà thần học này trong lúc họ đọc các bản văn chuẩn bị và sẽ lên khuôn phần lớn việc họ tham dự vào Công Đồng. Ngay trong các công trình đầu tiên của mình, Rahner vốn đã khai triển ra các điểm chính yếu cho phương pháp tiên nghiệm (transcendental method) của mình, một phương pháp nhằm phối hợp việc tìm hiểu lịch sử các kinh nghiệm cụ thể với việc suy tư tiên nghiệm (transcendental reflection) về các điều kiện khả hữu của nó. Nguyên ý niệm cho rằng ta có thể cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách trực tiếp hay ý niệm cho rằng cảm nghiệm về mọi vật hữu hạn sẽ đẩy ta hướng về chân trời vô hạn của mầu nhiệm tối hậu là Thiên Chúa, đã cho thấy: đối với Rahner, ta không thể tách biệt hữu thể lịch sử và hiện hữu trong đời ra khỏi hữu thể nhân bản.
Trái lại, Ratzinger từ sớm đã tiếp nhận một nền thần học nhiều xuất thế (world-denying) hơn; nền thần học này chịu ảnh hưởng nền nhân học tân Platông, không khác bao nhiêu so với nền thần học của bậc thầy vĩ đại từng là tập chú cho việc nghiên cứu tiến sĩ của ngài là Thánh Augustinô.Ngài viết luận án để được nhận ghế giáo sư (Habilitationsschrift) về Thánh Bonaventura, người chưa biết gì tới bước ngoặt nhập thế (world-affirming) trong thế giới quan của những vị như Thánh Albertô Cả hay Thánh Tôma Aquinô. Thành thử không ngạc nhiên gì khi Ratzinger luôn nhấn mạnh tới sự quan trọng của nền thần học giáo phụ và thần khí học (pneumatology) của Giáo Hội Đông Phương.
Thuyết cực duy tri thức (hyper-intellectualism) của tân kinh viện, một lý thuyết hết sức đặc trưng trong Giáo Hội sau Vatican I (nhất là sau Đức Lêô XIII) đối với ngài, một người theo Thánh Augustinô, luôn luôn đáng hoài nghi, vì thánh Augustinô chuyên đi tìm sự hồi hướng tâm linh hơn là thuyết lý khoa bảng. Bằng nhiều cách, Ratzinger coi nền thần học giải thích của duy tri thức như một biện giáo không cần thiết, vì phía sau khoa biện giáo này, Giáo Hội “dấu diếm chứ không tin tưởng sự thật vốn sống trong tự do tự tại mà không cần dấu diếm”.
Với những dị biệt căn bản giữa hai chủ trương triết học và thần học ấy, người ta rất ngạc nhiên, khi thấy Rahner và Ratzinger hợp tác với nhau một cách hết sức thành công tại Vatican II.
Còn 1 kỳ