Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc hỗ trợ cô dâu nước ngoài
Thời gian qua, tại Việt Nam, chuyện cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc. Bên cạnh đó, chuyện cô dâu Việt Nam gặp khó khăn trên đất người trong hội nhập hoặc do bị chồng hành hạ cũng dần trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, trên đất khách, các cô dâu Việt Nam nói riêng và cô dâu ngoại quốc nói chung đã bắt đầu được sự hỗ trợ của chính quyền sở tại, và của cả Giáo Hội Công Giáo. Nhìn nhận về sự giúp đỡ hiệu quả của Giáo Hội Công Giáo trong hồ sơ này, nhật báo La Croix đăng bài : « Tại Hàn Quốc, Giáo Hội hỗ trợ các bà vợ ngoại quốc ».
Người Hàn Quốc do bị ám ảnh bởi các cuộc chiến tranh xâm lược các nước lân cận, nên đã dần có tâm lý bài ngoại. Thế nhưng, dân số Hàn Quốc đứng trước nguy cơ lão hóa, tỷ lệ sinh hiện chỉ đạt 1,4 con/phụ nữ. Đàn ông Hàn Quốc, nhất là ở các vùng tỉnh lẻ, do thu nhập thấp, nên không thể cưới được vợ trong nước.
Hơn nữa, xã hội Hàn Quốc vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Nho Giáo là coi trọng vai trò của đàn ông trong việc phải có con để kế tục dòng họ. Tất cả những yếu tố trên khiến đàn ông Hàn Quốc có xu hướng đi kiếm vợ ở những nước nghèo hơn.
Tờ báo cho biết, các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc thường có tuổi đời nhỏ hơn chồng rất nhiều, và phải chấp nhận hy sinh bản thân để giúp cha mẹ thoát nghèo. Thế nhưng, khi đến Hàn Quốc, những cô dâu này gặp nhiều trở ngại trong hội nhập do bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế họ bị gia đình chồng khinh rẻ và hành hạ. Ngay cả con cái của họ khi sinh ra cũng bị người Hàn Quốc nhìn bằng con mắt khác vì đó là những đứa con lai.
Để giúp đỡ cho những cô dâu ngoại quốc này, chính quyền Hàn Quốc đã nhập cuộc. Giáo Hội Công Giáo tại Hàn Quốc cũng tham gia. Tờ báo dẫn ra trường hợp một Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa tại Seoul. Trung tâm này được sự hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương, hiện có hai linh mục Công Giáo quản lý cùng với nhiều tín hữu và người dân tình nguyện. Mỗi ngày trung tâm đều có lớp học miễn phí dành cho các bà vợ ngoại quốc.
Chương trình « đào tạo » của trung tâm kéo dài 5 năm, bao gồm 3 giai đoạn : 1) Lớp dạy tiếng Hàn và dạy nấu ăn cho những người mới bắt đầu ; 2) Lớp trung cấp dạy cách đảm bảo quan hệ tốt với gia đình chồng, và cách giáo dục Hàn Quốc ; 3) Lớp cao cấp thiên về những thủ tục hành chánh và tìm việc làm.
Trung tâm ra đời năm 2007. Từ đó đến nay, trung tâm này đã “đào tạo” được hơn 250 cô dâu nước ngoài. La Croix dẫn ra trường hợp một cô dâu Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của trung tâm. Cô dâu này cũng đã gặp khó khăn trong hội nhập và đã từng bị chồng hành hạ, đánh đập.
Tuy nhiên, La Croix cũng cho biết thêm, Hàn Quốc còn phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ các cô dâu ngoại quốc, vì ước tính hiện tại ở nước này có đến 270 000 cô dâu ngoại quốc và 160 000 đứa con ra đời từ những cuộc hôn nhân như trên. Thêm vào đó, hội nhập được vào xã hội Hàn Quốc không phải dễ dàng gì.
Tờ báo dẫn lời một linh mục của Trung tâm nói trên cho biết về những đòi hỏi như sau: “Các cô dâu ngoại quốc phải rành ngôn ngữ và văn hóa Hoàn Quốc, phải biết lịch sử và thời sự của đất nước, phải biết hát quốc ca…” Chỉ bấy nhiêu thôi đã không phải là chuyện dễ. La Croix cho hay, ngoài giáo phận Seoul , nhiều trung tâm theo kiểu nêu trên cũng đang được dự tính thành lập ở những giáo phận khác.
Một cặp vợ chồng Hàn - Việt |
Tuy nhiên, trên đất khách, các cô dâu Việt Nam nói riêng và cô dâu ngoại quốc nói chung đã bắt đầu được sự hỗ trợ của chính quyền sở tại, và của cả Giáo Hội Công Giáo. Nhìn nhận về sự giúp đỡ hiệu quả của Giáo Hội Công Giáo trong hồ sơ này, nhật báo La Croix đăng bài : « Tại Hàn Quốc, Giáo Hội hỗ trợ các bà vợ ngoại quốc ».
Người Hàn Quốc do bị ám ảnh bởi các cuộc chiến tranh xâm lược các nước lân cận, nên đã dần có tâm lý bài ngoại. Thế nhưng, dân số Hàn Quốc đứng trước nguy cơ lão hóa, tỷ lệ sinh hiện chỉ đạt 1,4 con/phụ nữ. Đàn ông Hàn Quốc, nhất là ở các vùng tỉnh lẻ, do thu nhập thấp, nên không thể cưới được vợ trong nước.
Hơn nữa, xã hội Hàn Quốc vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Nho Giáo là coi trọng vai trò của đàn ông trong việc phải có con để kế tục dòng họ. Tất cả những yếu tố trên khiến đàn ông Hàn Quốc có xu hướng đi kiếm vợ ở những nước nghèo hơn.
Tờ báo cho biết, các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc thường có tuổi đời nhỏ hơn chồng rất nhiều, và phải chấp nhận hy sinh bản thân để giúp cha mẹ thoát nghèo. Thế nhưng, khi đến Hàn Quốc, những cô dâu này gặp nhiều trở ngại trong hội nhập do bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế họ bị gia đình chồng khinh rẻ và hành hạ. Ngay cả con cái của họ khi sinh ra cũng bị người Hàn Quốc nhìn bằng con mắt khác vì đó là những đứa con lai.
Để giúp đỡ cho những cô dâu ngoại quốc này, chính quyền Hàn Quốc đã nhập cuộc. Giáo Hội Công Giáo tại Hàn Quốc cũng tham gia. Tờ báo dẫn ra trường hợp một Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa tại Seoul. Trung tâm này được sự hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương, hiện có hai linh mục Công Giáo quản lý cùng với nhiều tín hữu và người dân tình nguyện. Mỗi ngày trung tâm đều có lớp học miễn phí dành cho các bà vợ ngoại quốc.
Chương trình « đào tạo » của trung tâm kéo dài 5 năm, bao gồm 3 giai đoạn : 1) Lớp dạy tiếng Hàn và dạy nấu ăn cho những người mới bắt đầu ; 2) Lớp trung cấp dạy cách đảm bảo quan hệ tốt với gia đình chồng, và cách giáo dục Hàn Quốc ; 3) Lớp cao cấp thiên về những thủ tục hành chánh và tìm việc làm.
Trung tâm ra đời năm 2007. Từ đó đến nay, trung tâm này đã “đào tạo” được hơn 250 cô dâu nước ngoài. La Croix dẫn ra trường hợp một cô dâu Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của trung tâm. Cô dâu này cũng đã gặp khó khăn trong hội nhập và đã từng bị chồng hành hạ, đánh đập.
Tuy nhiên, La Croix cũng cho biết thêm, Hàn Quốc còn phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ các cô dâu ngoại quốc, vì ước tính hiện tại ở nước này có đến 270 000 cô dâu ngoại quốc và 160 000 đứa con ra đời từ những cuộc hôn nhân như trên. Thêm vào đó, hội nhập được vào xã hội Hàn Quốc không phải dễ dàng gì.
Tờ báo dẫn lời một linh mục của Trung tâm nói trên cho biết về những đòi hỏi như sau: “Các cô dâu ngoại quốc phải rành ngôn ngữ và văn hóa Hoàn Quốc, phải biết lịch sử và thời sự của đất nước, phải biết hát quốc ca…” Chỉ bấy nhiêu thôi đã không phải là chuyện dễ. La Croix cho hay, ngoài giáo phận Seoul , nhiều trung tâm theo kiểu nêu trên cũng đang được dự tính thành lập ở những giáo phận khác.