VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 24-10-2013 dành cho phái đoàn của Trung Tâm Do thái Simon Wiesenthal, ĐTC Phanxicô cổ võ nỗ lực chung bài trừ mọi cuộc bách hại các nhóm thiểu số tôn giáo cũng như chủng tộc.
Trung tâm Simon Wiesenthal là một tổ chức Do thái quốc tế bênh vực các quyền con người. Trụ sở chính của cơ quan này đặt tại thành phố Los Angeles Hoa Kỳ, và chi nhánh tại 7 thành phố khác, trong đó có Paris, Buenos Aires và Jerusalem.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC tái khẳng định lập trường của Công Giáo bài trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bất bao dung và các chủ trương bài Do thái. Ngài nói thêm rằng: ”Vấn đề bất bao dung phải được đương đầu một cách toàn diện: nơi nào có một thiểu số bị bách hại và gạt ra ngoài lề vì những xác tín tôn giáo hoặc chủng tộc, thì thiện ích của toàn thể xã hội bị lâm nguy và tất cả chúng ta phải cảm thấy có liên hệ. Tôi đặc biệt đau buồn khi nghĩ đến những đau khổ, tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội và những cuộc bách hại mà nhiều Kitô hữu đang phải chịu ở nhiều nước trên thế giới. Chúng ta hãy hiệp sức với nhau để cổ võ một nền văn hóa gặp gỡ, tôn trọng, cảm thông và tha thứ cho nhau”.
Trong ý hướng đó, ĐTC đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục và nói: ”Giáo dục ở đây không phải chỉ là thông truyền kiến thức, nhưng là chuyển giao một chứng tá đã sống thực, điều này giả thiết phải thiết lập một sự hiệp thông trong cuộc sống, mội ”giao ước” với các thế hệ trẻ, luôn luôn cởi mở đối với chân lý.”
Về điểm này, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chúng ta phải thông truyền không những kiến thức về lịch sử cuộc đối thoại giữa Do thái và Công Giáo, về những khó khăn đã trải qua và về những tiến bộ đã đạt được trong những thập niên gần đây, nhưng nhất là chúng ta phải có khả năng thông truyền sự say mê gặp gỡ và hiểu biết về tha nhân, cổ võ sự can dự tích cực và trách nhiệm của giới trẻ chúng ta. Trong lãnh vực này, sự dấn thân chung để phục vụ xã hội và những thành phần yếu thế nhất có một tầm quan trọng rất lớn” (SD 24-10-2013)
Trung tâm Simon Wiesenthal là một tổ chức Do thái quốc tế bênh vực các quyền con người. Trụ sở chính của cơ quan này đặt tại thành phố Los Angeles Hoa Kỳ, và chi nhánh tại 7 thành phố khác, trong đó có Paris, Buenos Aires và Jerusalem.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC tái khẳng định lập trường của Công Giáo bài trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, bất bao dung và các chủ trương bài Do thái. Ngài nói thêm rằng: ”Vấn đề bất bao dung phải được đương đầu một cách toàn diện: nơi nào có một thiểu số bị bách hại và gạt ra ngoài lề vì những xác tín tôn giáo hoặc chủng tộc, thì thiện ích của toàn thể xã hội bị lâm nguy và tất cả chúng ta phải cảm thấy có liên hệ. Tôi đặc biệt đau buồn khi nghĩ đến những đau khổ, tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội và những cuộc bách hại mà nhiều Kitô hữu đang phải chịu ở nhiều nước trên thế giới. Chúng ta hãy hiệp sức với nhau để cổ võ một nền văn hóa gặp gỡ, tôn trọng, cảm thông và tha thứ cho nhau”.
Trong ý hướng đó, ĐTC đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục và nói: ”Giáo dục ở đây không phải chỉ là thông truyền kiến thức, nhưng là chuyển giao một chứng tá đã sống thực, điều này giả thiết phải thiết lập một sự hiệp thông trong cuộc sống, mội ”giao ước” với các thế hệ trẻ, luôn luôn cởi mở đối với chân lý.”
Về điểm này, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chúng ta phải thông truyền không những kiến thức về lịch sử cuộc đối thoại giữa Do thái và Công Giáo, về những khó khăn đã trải qua và về những tiến bộ đã đạt được trong những thập niên gần đây, nhưng nhất là chúng ta phải có khả năng thông truyền sự say mê gặp gỡ và hiểu biết về tha nhân, cổ võ sự can dự tích cực và trách nhiệm của giới trẻ chúng ta. Trong lãnh vực này, sự dấn thân chung để phục vụ xã hội và những thành phần yếu thế nhất có một tầm quan trọng rất lớn” (SD 24-10-2013)