Bảo Nham – Dấu chứng của Đức Tin
Nhắc đến địa danh Bảo Nham, có lẽ mỗi người chúng ta đều cảm thấy như thân quen và con tim rung lên niềm cảm mến thân thương đối với mảnh đất nhỏ bé nhưng linh thiêng này. Bởi vì đây là địa danh mà Mẹ Thiên Chúa đã chọn để viếng thăm con cái của Mẹ.
Đã từ lâu, tôi muốn biết về những trang sử hào hùng đã ghi đậm dấu chứng của những chứng nhân đức tin nơi đây. Đồng thời tìm hiểu về lịch sử hình thành nên “Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham” và ngôi nhà thờ đá, một tuyệt tác lưu danh hậu thế. Đó chính là dấu chứng biểu lộ niềm tin kiên vững vào Thiên Chúa của tiền nhân và đã trở thành biểu tượng đức tin của những người con Giáo phận Vinh nói riêng và Giáo Hội Công Giáo nói chung.
Cơ hội ấy đã đến, và hôm nay tôi đang được diễm phúc đứng trên mảnh đất yêu quý này để sống lại những phút giây linh thánh mà Mẹ đã đến để ủi an đoàn con của Mẹ cũng như đang uống lấy những ân sủng từ trời ban xuống để sống và làm chứng cho Đức Kitô trong thời đại tục hóa hôm nay.
Khi từ miền Tây về xuôi trên quốc lộ 7A qua khu vực Xã Bảo Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An, nhìn sang bên trái bạn sẽ thấy ngôi Thánh Đường bằng đá đồ sộ đứng hiên ngang với tháp chuông cao vút và bên cạnh là một ngọn núi đá mà người ta thường gọi là Lèn Đá Bảo Nham hay Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham. Xung quanh là những ngôi nhà xinh xắn được bao bọc bởi những cánh đồng thẳng cánh cò bay và phía xa xa là một con sông uốn lượn, lững lờ trôi, chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng thêm màu mỡ, đem lại cho người dân nơi đây thêm no ấm bởi những vụ mùa bội thu. Thật là một địa danh “sơn thủy hữu tình” có một không hai trên dải đất Miền Trung nắng gió này.
Giữa khung cảnh bình yên như thế, có lẽ những người chưa biết đến lịch sử nơi đây sẽ tự hỏi: Tại sao nơi vùng đất này lại xuất hiện một ngôi Thánh Đường bằng đá đặc biệt như vậy? Và được tạo hóa điểm tô thêm bằng một ngọn núi đá với nhiều hang động kỳ vĩ. Quả là ngoài sức tưởng tượng của con người.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
Lật lại những trang sử đau thương của Giáo phận Vinh, chúng ta biết rằng, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 các Vua Chúa Việt Nam cho rằng: đạo Công Giáo là đạo của người Tây, người Tây đưa đạo sang đây để mỵ dân. Họ nói: “Tất cả những người theo tả đạo là đồng minh của thực dân Pháp, cần phải trừ diệt.” Riêng Giáo họ Bảo Nham được viết: “Bảo Nham là một họ đạo với 1600 giáo hữu, đã bị tấn công nhiều lần giữa tháng 10.1885”[1], vì thế cần phải trừ diệt. Tuy nhiên, cuộc bách hại khốc liệt tại vùng này chỉ diễn ra vào thời Văn Thân (1885 – 1896).
Và được viết tiếp: “Ngày 12.11.1885, đối phương tới đông hơn, khoảng 2000 được vũ trang súng và đại bác để vây hãm làng Bảo Nham chỉ có khoảng 250 người là có thể chống cự…dân làng phải bỏ trốn vào trong hang núi hiểm hóc”, thật là một cảnh tượng đau thương như Đức Giêsu đã nói: “Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn”(Ga 10,12). Văn Thân tìm mọi cách kêu gọi mọi người xuống sẽ được tha nhưng không được. Cuối cùng, họ dùng củi đuốc, rơm rạ,… chất xung quanh ngọn núi để đốt và hun khói. Bấy giờ ngọn núi chẳng khác gì một lò lửa lớn và những người con của Mẹ sắp bị nướng chín trên ngọn lửa hung tàn. Đứng trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc này, các giáo dân chỉ biết tín thác vào tình yêu của Chúa qua bàn tay nhân lành của người Mẹ mến yêu.
Trong lúc đó, thừa sai Thông (Adolphe Klinglé) đem quân đến giải vây, ngài đã dừng lại tại một nơi cách xa Lèn khoảng 200 mét, gọi là Đình Hát, về phía Đông Nam. Tại đây, ngài đã tổ chức một giờ cầu nguyện cùng Mẹ Maria với lời khấn trọng thể: Nếu Mẹ phù hộ công việc giải cứu con cái Bảo Nham trong tình trạng khốn quẫn 10 mất 1 còn này, người sẽ xây một Thánh Đường bằng đá theo mô hình Lộ Đức (Lourdes) của nước Pháp, quê hương ngài. Và Đức Mẹ đã nhậm lời. Giữa mùa hạn hạn lâu ngày và bị bao vây suốt một tuần, mọi người sắp chết đói và khát. Bỗng từ đâu mây đen kéo đến ùn ùn, một trận mưa như trút đổ xuống cả vùng, khiến những tảng đá bị nung đỏ nguội đi và họ uống lấy những giọt nước như sự sống từ trời ban xuống. Thấy cảnh tượng đó, Văn Thân tháo chạy và đoàn con cái của Mẹ đã được giải cứu. Những tiếng khóc bất chợt òa lên. Họ khóc vì vui sướng, khóc vì Mẹ đã không bỏ rơi con cái mình.
Giữ đúng lời khấn hứa của mình, sau khi đã chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết, vào năm 1888 thừa sai Thông đã khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường bằng đá này và sau 16 năm ngôi Thánh Đường mới hoàn thành. Còn Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham mới được xây dựng vào năm 1947 khi cha già Phêrô Nguyễn Nguyên Hanh được bề trên Giáo phận sai về quản xứ. Ngài đã đặt tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào hang đá bán lộ thiên trên Lèn Thánh. Tiếp đó, các cha Phêrô Nguyễn Văn Khôi, cha Giuse Nguyễn Huy Lợi, cha Giuse Nguyễn Đức Bảo, cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính tu sửa lại.
Khách thập phương tới đây đều trầm trồ thán phục về ngôi Thánh Đường bằng đá đứng hiên ngang cao vút, được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân khéo léo. Nhưng họ có biết đâu, những viên đá đó không chỉ là đá đơn thuần nữa mà nó còn chứa đựng và diễn tả đức tin vững bền sắt son vào Thiên Chúa của cha ông nơi đây. Mỗi viên đá như là hiện thân của mỗi con người đã dám hy sinh tính mạng mình vì Chúa, vì Giáo Hội trên mảnh đất thân thương này.
Và họ còn kinh ngạc hơn nữa về Lèn Thánh, vì giữa vùng đồng bằng lại xuất hiện một ngọn núi đá đứng sừng sững như thách thức với nắng mưa. Đối với những người không có đức tin thì khó hiểu nhưng đối với những người Kitô hữu thì hiểu rằng: đó chính là sự quan phòng của Chúa, Ngài đã chuẩn bị trước nơi trú ẩn cho đoàn con Bảo Nham giữa cảnh đời cay đắng, đau thương, trước sự bách hại khốc liệt của ma quỷ.
Giờ đây, hàng ngày khách hành hương từ khắp mọi nơi kéo đến với linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham để dâng lên Mẹ những cầu khẩn, thở than,… và Mẹ đã nhậm lời họ cầu xin bằng cách này hay cách khác; hay dâng lên Mẹ những lời tạ ơn chân thành vì Mẹ đã đoái thương nhìn đến những phận đời éo le.
Tuy nhiên, khu vực dành cho khách hành hương tương đối chật hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu và các công trình khác cần được sửa chữa, nâng cấp hay xây mới.
Hy vọng một ngày không xa, linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham sẽ trở thành một linh địa xứng tầm của Giáo phận Vinh nói riêng và của Giáo Hội Việt Nam nói chung. Là nơi mà mọi con cái của Mẹ bất kể lương giáo có thể đến với Mẹ để được Mẹ ủi an, vỗ về và dẫn đưa con cái của Mẹ về cùng Chúa Cha.
Để rồi, cho dù có đi xa, mỗi người con của Mẹ vẫn luôn thầm thì câu hát:
Bảo Nham – dấu chứng đức tin,
Để đàn con cháu nêu gương giữa đời.
Bảo Nham – vùng đất nối trời,
Con đi đến đó, Mẹ thời đỡ nâng.
Đã từ lâu, tôi muốn biết về những trang sử hào hùng đã ghi đậm dấu chứng của những chứng nhân đức tin nơi đây. Đồng thời tìm hiểu về lịch sử hình thành nên “Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham” và ngôi nhà thờ đá, một tuyệt tác lưu danh hậu thế. Đó chính là dấu chứng biểu lộ niềm tin kiên vững vào Thiên Chúa của tiền nhân và đã trở thành biểu tượng đức tin của những người con Giáo phận Vinh nói riêng và Giáo Hội Công Giáo nói chung.
Cơ hội ấy đã đến, và hôm nay tôi đang được diễm phúc đứng trên mảnh đất yêu quý này để sống lại những phút giây linh thánh mà Mẹ đã đến để ủi an đoàn con của Mẹ cũng như đang uống lấy những ân sủng từ trời ban xuống để sống và làm chứng cho Đức Kitô trong thời đại tục hóa hôm nay.
Khi từ miền Tây về xuôi trên quốc lộ 7A qua khu vực Xã Bảo Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An, nhìn sang bên trái bạn sẽ thấy ngôi Thánh Đường bằng đá đồ sộ đứng hiên ngang với tháp chuông cao vút và bên cạnh là một ngọn núi đá mà người ta thường gọi là Lèn Đá Bảo Nham hay Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham. Xung quanh là những ngôi nhà xinh xắn được bao bọc bởi những cánh đồng thẳng cánh cò bay và phía xa xa là một con sông uốn lượn, lững lờ trôi, chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng thêm màu mỡ, đem lại cho người dân nơi đây thêm no ấm bởi những vụ mùa bội thu. Thật là một địa danh “sơn thủy hữu tình” có một không hai trên dải đất Miền Trung nắng gió này.
Giữa khung cảnh bình yên như thế, có lẽ những người chưa biết đến lịch sử nơi đây sẽ tự hỏi: Tại sao nơi vùng đất này lại xuất hiện một ngôi Thánh Đường bằng đá đặc biệt như vậy? Và được tạo hóa điểm tô thêm bằng một ngọn núi đá với nhiều hang động kỳ vĩ. Quả là ngoài sức tưởng tượng của con người.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
Lật lại những trang sử đau thương của Giáo phận Vinh, chúng ta biết rằng, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 các Vua Chúa Việt Nam cho rằng: đạo Công Giáo là đạo của người Tây, người Tây đưa đạo sang đây để mỵ dân. Họ nói: “Tất cả những người theo tả đạo là đồng minh của thực dân Pháp, cần phải trừ diệt.” Riêng Giáo họ Bảo Nham được viết: “Bảo Nham là một họ đạo với 1600 giáo hữu, đã bị tấn công nhiều lần giữa tháng 10.1885”[1], vì thế cần phải trừ diệt. Tuy nhiên, cuộc bách hại khốc liệt tại vùng này chỉ diễn ra vào thời Văn Thân (1885 – 1896).
Trong lúc đó, thừa sai Thông (Adolphe Klinglé) đem quân đến giải vây, ngài đã dừng lại tại một nơi cách xa Lèn khoảng 200 mét, gọi là Đình Hát, về phía Đông Nam. Tại đây, ngài đã tổ chức một giờ cầu nguyện cùng Mẹ Maria với lời khấn trọng thể: Nếu Mẹ phù hộ công việc giải cứu con cái Bảo Nham trong tình trạng khốn quẫn 10 mất 1 còn này, người sẽ xây một Thánh Đường bằng đá theo mô hình Lộ Đức (Lourdes) của nước Pháp, quê hương ngài. Và Đức Mẹ đã nhậm lời. Giữa mùa hạn hạn lâu ngày và bị bao vây suốt một tuần, mọi người sắp chết đói và khát. Bỗng từ đâu mây đen kéo đến ùn ùn, một trận mưa như trút đổ xuống cả vùng, khiến những tảng đá bị nung đỏ nguội đi và họ uống lấy những giọt nước như sự sống từ trời ban xuống. Thấy cảnh tượng đó, Văn Thân tháo chạy và đoàn con cái của Mẹ đã được giải cứu. Những tiếng khóc bất chợt òa lên. Họ khóc vì vui sướng, khóc vì Mẹ đã không bỏ rơi con cái mình.
Giữ đúng lời khấn hứa của mình, sau khi đã chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết, vào năm 1888 thừa sai Thông đã khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường bằng đá này và sau 16 năm ngôi Thánh Đường mới hoàn thành. Còn Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham mới được xây dựng vào năm 1947 khi cha già Phêrô Nguyễn Nguyên Hanh được bề trên Giáo phận sai về quản xứ. Ngài đã đặt tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào hang đá bán lộ thiên trên Lèn Thánh. Tiếp đó, các cha Phêrô Nguyễn Văn Khôi, cha Giuse Nguyễn Huy Lợi, cha Giuse Nguyễn Đức Bảo, cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính tu sửa lại.
Khách thập phương tới đây đều trầm trồ thán phục về ngôi Thánh Đường bằng đá đứng hiên ngang cao vút, được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân khéo léo. Nhưng họ có biết đâu, những viên đá đó không chỉ là đá đơn thuần nữa mà nó còn chứa đựng và diễn tả đức tin vững bền sắt son vào Thiên Chúa của cha ông nơi đây. Mỗi viên đá như là hiện thân của mỗi con người đã dám hy sinh tính mạng mình vì Chúa, vì Giáo Hội trên mảnh đất thân thương này.
Và họ còn kinh ngạc hơn nữa về Lèn Thánh, vì giữa vùng đồng bằng lại xuất hiện một ngọn núi đá đứng sừng sững như thách thức với nắng mưa. Đối với những người không có đức tin thì khó hiểu nhưng đối với những người Kitô hữu thì hiểu rằng: đó chính là sự quan phòng của Chúa, Ngài đã chuẩn bị trước nơi trú ẩn cho đoàn con Bảo Nham giữa cảnh đời cay đắng, đau thương, trước sự bách hại khốc liệt của ma quỷ.
Giờ đây, hàng ngày khách hành hương từ khắp mọi nơi kéo đến với linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham để dâng lên Mẹ những cầu khẩn, thở than,… và Mẹ đã nhậm lời họ cầu xin bằng cách này hay cách khác; hay dâng lên Mẹ những lời tạ ơn chân thành vì Mẹ đã đoái thương nhìn đến những phận đời éo le.
Tuy nhiên, khu vực dành cho khách hành hương tương đối chật hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu và các công trình khác cần được sửa chữa, nâng cấp hay xây mới.
Hy vọng một ngày không xa, linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham sẽ trở thành một linh địa xứng tầm của Giáo phận Vinh nói riêng và của Giáo Hội Việt Nam nói chung. Là nơi mà mọi con cái của Mẹ bất kể lương giáo có thể đến với Mẹ để được Mẹ ủi an, vỗ về và dẫn đưa con cái của Mẹ về cùng Chúa Cha.
Để rồi, cho dù có đi xa, mỗi người con của Mẹ vẫn luôn thầm thì câu hát:
Bảo Nham – dấu chứng đức tin,
Để đàn con cháu nêu gương giữa đời.
Bảo Nham – vùng đất nối trời,
Con đi đến đó, Mẹ thời đỡ nâng.