TGP SAIGON – Theo thông lệ tốt đẹp và thánh thiện, 8 giờ sáng thứ Ba ngày 15-10-2013, tại TTMV TGP Saigon đã diễn ra Đại hội Thánh Nhạc toàn quốc lần thứ 33 – những năm trước gọi là Hội thảo Thánh Nhạc.
Vẫn như thường lệ, chủ tọa đoàn là ĐGM Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản (Giám mục GP Ban Mê Thuột, đặc trách Ban Thánh Nhạc) và LM Rôcô Nguyễn Duy (Thư ký BTN). Tham dự đại hội lần này có LM Kim Long, LM Đỗ Xuân Quế, LM Xuân Thảo,… và khoảng 100 hội thảo viên (các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các nhạc sĩ sáng tác, và một số ca trưởng) thuộc các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. MC là Nhà thơ Lê Đình Bảng, thư ký là NS Phanxicô và NS Minh Tâm.
Buổi hội thảo khai mạc lúc 8 giờ 15. Lần này vẫn tiếp tục đào sâu Bản hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc để hoàn thiện thêm. Tiếp theo là LM Giuse Võ Tá Hoàng (Quy Nhơn) thuyết trình về Bình Ca và chia sẻ đôi điều sau thời gian tu nghiệp tại Rôma.
Hiến chế Sacrosanctum Concilium (số 116, chương VI, Công đồng Vatican II, 1963, nói về Phụng vụ Thánh) cho biết: “Giáo Hội nhìn nhận Bình ca là lối hát riêng của Phục vụ Rôma. Vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, Bình ca phải chiếm một địa vị chính yếu giữa những loại ca khúc”.
Bình ca coi trọng LỜI, còn nhạc chỉ là phần phụ. Trong Tông huấn “Veterum Sapientia” (1962), Chân phước GH Gioan XXIII viết: “Nhạc bình ca nhất thiết phải là tiếng Latin, bởi vì nó xuất phát từ tính âm nhạc và từ sự cao quý của lời. Thật cần thiết để Giáo Hội sử dụng một ngôn ngữ không chỉ mang tính hoàn vũ mà còn là ngôn ngữ bất biến”.
Các hội thảo viên chia thành 3 nhóm để thảo luận. Sau khi họp nhóm, ghi nhận có mấy điểm cần lưu ý:
– Nên mời các linh mục quản xứ hoặc hội đồng giáo xứ tham dự đại hội thánh nhạc để biết các thông tin mà phổ biến. Nếu không, các nhạc sĩ và các ca trưởng cứ họp xong, về phổ biến cũng chẳng ai nghe, thế nên cứ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
– Các ca trưởng và các ca viên nên được quan tâm nhiều hơn, nhất là những người có công phục vụ lâu dài (10, 20, 30, 40 năm…). Chẳng hạn có dạng “ưu tiên” nào đó để khuyến khích họ.
– Bàn về “hướng dẫn mục vụ thánh nhạc” mãi cũng cảm thấy “mỏi mệt”, vì cũng chẳng thấy hiệu quả, nói mà không làm thì cũng vô ích!
– Nên thay đổi bầu khí thuyết trình sao cho sống động hơn để có sức thu hút, tạo sự chú ý, chứ không chỉ nghe xong rồi “tai này qua tai kia”. Rồi tất cả lại giữ nguyên tên: “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên) hoặc “Vũ Như Cẩn” (vẫn như cũ).
Nói chung, vấn đề Thánh nhạc như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở đối với nền Thánh nhạc Việt Nam. Linh mục xứ vẫn là “vua một cõi”, mỗi người mỗi ý, giáo dân vẫn phải “chịu đựng” nhiều. Những cái VÌ, BỞI, TẠI, NẾU, GIẢ SỬ,… tạo nên những hệ quả rất phiền toái mà không dám thay đổi thì… mỏi mệt thật!
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an. Sau đó, mọi người chia tay. Hẹn gặp nhau tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 34 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 29-4-2014.
Buổi hội thảo khai mạc lúc 8 giờ 15. Lần này vẫn tiếp tục đào sâu Bản hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc để hoàn thiện thêm. Tiếp theo là LM Giuse Võ Tá Hoàng (Quy Nhơn) thuyết trình về Bình Ca và chia sẻ đôi điều sau thời gian tu nghiệp tại Rôma.
Hiến chế Sacrosanctum Concilium (số 116, chương VI, Công đồng Vatican II, 1963, nói về Phụng vụ Thánh) cho biết: “Giáo Hội nhìn nhận Bình ca là lối hát riêng của Phục vụ Rôma. Vì thế, trong các hoạt động phụng vụ, Bình ca phải chiếm một địa vị chính yếu giữa những loại ca khúc”.
Bình ca coi trọng LỜI, còn nhạc chỉ là phần phụ. Trong Tông huấn “Veterum Sapientia” (1962), Chân phước GH Gioan XXIII viết: “Nhạc bình ca nhất thiết phải là tiếng Latin, bởi vì nó xuất phát từ tính âm nhạc và từ sự cao quý của lời. Thật cần thiết để Giáo Hội sử dụng một ngôn ngữ không chỉ mang tính hoàn vũ mà còn là ngôn ngữ bất biến”.
Các hội thảo viên chia thành 3 nhóm để thảo luận. Sau khi họp nhóm, ghi nhận có mấy điểm cần lưu ý:
– Nên mời các linh mục quản xứ hoặc hội đồng giáo xứ tham dự đại hội thánh nhạc để biết các thông tin mà phổ biến. Nếu không, các nhạc sĩ và các ca trưởng cứ họp xong, về phổ biến cũng chẳng ai nghe, thế nên cứ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
– Các ca trưởng và các ca viên nên được quan tâm nhiều hơn, nhất là những người có công phục vụ lâu dài (10, 20, 30, 40 năm…). Chẳng hạn có dạng “ưu tiên” nào đó để khuyến khích họ.
– Bàn về “hướng dẫn mục vụ thánh nhạc” mãi cũng cảm thấy “mỏi mệt”, vì cũng chẳng thấy hiệu quả, nói mà không làm thì cũng vô ích!
– Nên thay đổi bầu khí thuyết trình sao cho sống động hơn để có sức thu hút, tạo sự chú ý, chứ không chỉ nghe xong rồi “tai này qua tai kia”. Rồi tất cả lại giữ nguyên tên: “Nguyễn Y Vân” (vẫn y nguyên) hoặc “Vũ Như Cẩn” (vẫn như cũ).
Nói chung, vấn đề Thánh nhạc như một bản “Trường Ca Vô Tận”, vẫn còn nhiều nỗi ưu tư và trăn trở đối với nền Thánh nhạc Việt Nam. Linh mục xứ vẫn là “vua một cõi”, mỗi người mỗi ý, giáo dân vẫn phải “chịu đựng” nhiều. Những cái VÌ, BỞI, TẠI, NẾU, GIẢ SỬ,… tạo nên những hệ quả rất phiền toái mà không dám thay đổi thì… mỏi mệt thật!
Buổi hội thảo kết thúc lúc 11 giờ 30. Mọi người cùng dùng bữa trưa thân mật trong tình đoàn kết, yêu thương, và bình an. Sau đó, mọi người chia tay. Hẹn gặp nhau tại Đại hội Thánh nhạc Toàn quốc lần thứ 34 cũng sẽ diễn ra tại TTMV TGP Saigon, ngày Thứ Ba, 29-4-2014.