Năm Đức Tin, tôi có dịp hành hương đến Lisieux, thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Nữ Têrêxa, viếng Tu viện Nhà Kín, thăm ngôi nhà Thánh Nữ từng sống với gia đình thủa ấu thơ, thăm Nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô, nơi có nhiều dấu ấn đạo đức thời thơ ấu của Têrêxa.
Xem hình ảnh
1. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”.
Thánh Têrêxa sinh tại Alencon bên Pháp năm 1873. Cha Mẹ ngài là ông bà Louis Martin và Zélie Guérin rất đạo đức và tốt lành. Ông bà có 9 người con nhưng 4 người chết sớm. Trong 5 người con gái còn lại, Têrêxa là con út, 4 người vào dòng kín Camêlô và Léonine đi tu dòng Thăm Viếng.
Têrêxa mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi. Gia đình dọn về thành Lisieux. Têrêxa có ý định đi vào Dòng Kín tại đây mặc dù tuổi còn nhỏ. Nhưng gia đình cũng như Đức Cha Hugonin đều chống lại dự án này nên Têrêxa quyết định xin phép thẳng với Đức Giáo Hoàng. Năm 1887, cùng với cha và chị Céline, Têrêxa đi hành hương Roma và trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêxa xin ĐGH Leo XIII cho phép vào dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Nhưng cô chỉ nhận được một câu trả lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.
Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào Dòng Kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng. 24 Nữ tu tiếp đón Têrêxa. Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật. Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa. Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới Dòng Kín Camêlô ở Sàigon, nhưng vì bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ý định này và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa.
Têrêxa qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897, lúc mới được 24 tuổi đời.
Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đã cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô. Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang. Tác phẩm đó mang tựa đề "Truyện một tâm hồn" và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C. Mãi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới trình bày bản phê bình, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.
• Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ. "Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ", do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.
• Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đã nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đã viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn dòng, đồng thời kèm theo một thư dài. Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là "Thủ Bản B". Trong thủ bản này, Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.
• Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết vì đức vâng lời. Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đã đề xướng khi cải tổ dòng Camêlô.
Ngoài ra, còn có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi. Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đình, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái. Còn thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các "người anh thừa sai". Tất cả các thư cho thấy, mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đã thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.
Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès. Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.
Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh dòng kín Camêlô ở Lisieux đã cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.
Thánh Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và trình bày trong ấn bản phê bình vào năm 1979. Ngày nay, sau 20 năm nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đã được xuất bản theo nguyên tắc phê bình khoa học và được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
Thánh Têrêxa Hài Đồng đã khám phá và sống trọn con đường tình yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm. Chính con đường đó đã dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành "Tiến Sĩ Hội Thánh", tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng. Têrêxa đã ý thức về sự bất toàn và nhỏ bé của mình, nên biết rằng mình không thể nên hoàn thiện với sức riêng. Têrêxa đã tìm thấy trong Phúc Âm chân lý về sự "nhỏ bé", hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa, không cần phải trở nên "cao trọng", nhưng trở nên bé nhỏ trong vòng tay của Chúa.
Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieur. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”. Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành vị thánh lớn.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Sáng Chúa Nhật 19-10-1997, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu Nhà Kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế?
Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh.Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, “không hề cắp sách đến đại học hoặc dự các khóa thần học quy củ nào, và cũng chẳng có bằng cấp” (ĐTC Gioan Phaolô II), thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lý do Giáo Hội tôn phong Ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh chính vì Thánh Nữ đã mở ra một con đường nên thánh đặc biệt cho các tín hữu, con đường thơ ấu thiêng liêng. Ngài đã mang đến cho Giáo Hội một mùa xuân tâm linh.Bí quyết nên thánh của Têrêxa là làm việc nhỏ với tình yêu lớn, làm những việc tầm thường với một tình yêu phi thường.
"Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ” (Thủ bản Tự Thuật).
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống mạnh mẽ trong đức tin và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
2. VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH NỮ TÊRÊXA Ở LISIEUX
Nổi bật giữa quảng trường là ngọn tháp cao có hình ảnh Ông Bà Louis Martin và Zélie Guérin, cha mẹ của Têrêxa. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành hôn của hai Ông Bà, Đức Hồng Y José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh là Đặc Phái Viên của Đức Thành Cha Bênêđictô XVI, đã cử hành nghi thức phong Chân Phước cho hai vị tại Vương Cung Thánh Đường Lisieux, vào Chúa Nhật Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10 năm 2008.
Vương cung Thánh đường là công trình kiến trúc Nhà thờ Công Giáo lớn nhất thế kỷ XX, được khởi công xây dựng vào năm 1929, và mãi cho đến năm 1954 mới hoàn thành. Nhà thờ theo phong cách La mã Byzantine, được lấy cảm hứng từ Nhà thờ Thánh tâm ở Paris.
Nhà thờ có chiều dài 104m, cánh ngang dài 50m, bề rộng của lòng giữa nhà thờ 30m, mái vòm cao 95m. Chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh mái vòm là 95m. Chiều cao của các mái vòm nhỏ là 37m. Riêng đỉnh mái vòm cao 50m. Tổng diện tích là 4.500m2, có sức chứa 4.000 người.
Thánh Têrêxa được phong Chân phước vào năm 1923 và được phong thánh vào năm 1925. Giáo Hội quyết định xây dựng một Vương cung Thánh đường lớn tại đây.
Vương cung Thánh đường này được Đức Hồng Y Pacelli đặc sứ của Giáo hoàng (sau này ngài trở thành Đức Giáo Hoàng Piô XII) thánh hiến ngày 11 tháng 7 năm 1937. Robert Corner tác giả của phần điêu khắc, còn Pierre Gaudin thiết kế các bức tranh khảm đá và kính màu.
Khởi đầu ngày mới, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ tầng hầm. Nhà thờ này có chiều cao 37m nằm dưới Vương cung Thánh đường là không gian đặc biệt nhất. Đây là nơi dành riêng cho việc tôn kính Thánh nữ. Tầng hầm được trang trí bằng đá cẩm thạch với những bức tranh khảm đá, kể lại cuộc đời của Thánh Têrêxa. Sau thánh lễ, chúng tôi kính viếng và cầu nguyện bên thi hài thánh nhân.
Sau khi ăn trưa tại Foyer Louis et Zélie Martin, các Nữ tu Việt nam và Phi châu Dòng L’Eau Vive đón tiếp niềm nở vui vẻ, chúng tôi trở lại thăm Vương cung Thánh đường.
Nhà thờ có hình dáng như một cây Thánh giá Latinh đặt nằm với mái vòm cong ở giữa. Kiến trúc này làm giảm nhẹ trọng lượng của trần khiến cho việc trổ những khung cửa kính màu từ trên cao có thể lấy ánh sáng tự nhiên được dễ dàng. Hầu hết phần nội thất của Thánh đường được phủ kín bởi những bức tranh và những họa tiết trang trí bằng tranh khảm đá có màu sắc rực rỡ. Đặc biệt bên trong Vương cung Thánh đường có những gian bàn thờ nhỏ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu của 18 quốc gia có lòng sùng kính thánh nữ:
- Bên phải lòng giữa Nhà thờ là Mêxicô, Tây Ban Nha, Ý.
- Bên trái lòng giữa Nhà thờ là Canada, Bỉ và Balan.
- Cánh ngang bên phải là Ukraina và Chilê.
- Cánh ngang bên trái là Scotland, Đức, Cuba, Ireland.
- Bên phải là Braxin, Achentina và Bồ Đào Nha.
- Bên trái chính điện là Hoa Kỳ, Columbia và Anh Quốc
Đây là những quốc gia đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Vương cung Thánh đường.
Chính các Giám mục Lemonnier, Lisieux và Bayeux đề xướng dự án xây dựng Thánh đường và được Đức Giáo Hoàng Piô XI hỗ trợ. Gần như cả thế giới Công Giáo đã góp tiền của và công sức để thực hiện công trình. Các tác giả của công trình kiến trúc đồ sộ này là các kiến trúc sư: Louis Marie Cordonnier (1954-1940), Louis-Stanislas Cordonnier (1884-1960), điêu khắc gia Robert Coin (1901-2007) và họa sĩ Pierre Gaudin (1908-1973) là những người rất nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chúng tôi tiếp tục đến thăm Tu viện Nhà Kín và thăm nhà thánh nữ từng sống với gia đình thủa ấu thơ. Tu viện lưu giữ những đồ dùng đơn sơ của Têrêxa lúc sinh thời. Căn nhà gia đình Têrêxa sinh sống ngày xưa còn nguyên vẹn như thủa nào.Ngoài khu vườn bức tượng hai cha con màu trắng rất đẹp sáng lên tình phụ tử.
Chúng tôi lên đường đến thăm Nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô, nơi có nhiều dấu ấn đạo đức thời thơ ấu của Têrêxa.
3. NHÀ THỜ CHÍNH TÒA THÁNH PHÊRÔ
Nhà thờ Chính tòa mang nét kiến trúc nghệ thuật Norman Gothic. Đức Giám Mục Arnoult đã cho xây dựng Thánh đường này. Ngài là bạn của Vua Louis VI và là vị cố vấn cho Công tước xứ Normandie. Khi đi theo Vua Pháp trong cuộc thập tự chinh trở về, ngài bắt đầu cho xây dựng nhà thờ vào năm 1149.
Nhà thờ đã bị phá hủy một phần vì cuộc hỏa hoạn vào năm 1126, ngọn tháp phía bắc sụp đổ vào năm 1554. Năm 1793 ngôi nhà thờ này bị biến thành trung tâm của lễ hội cách mạng Pháp. Đến năm 1802, Nhà thờ đã được quay trở lại vai trò ban đầu của mình là nơi thờ phượng Chúa.
Đây là Nhà thờ quê hương của Thánh nữ Têrêxa.Vào tuổi niên thiếu trước khi gia nhập Dòng kín, ngài đã tham gia đời sống của Giáo Hội địa phương. Trong 10 năm, Têrêxa đến đây tham dự Thánh lễ các ngày trong tuần và ngày Chúa Nhật cùng với người cha và các chị em của mình. Một bức tượng hiện đại do Lambert-Rucky thực hiện ở lối đi phía nam đánh dấu chỗ Thánh nữ tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Còn những ngày trong tuần, ngài tham dự Thánh Lễ trong Nhà nguyện ở phần vòng cung sau cung thánh. Pierre Cauchon đã trang trí ngôi Nhà nguyện này. Gần cửa lối đi phía bắc là Nhà nguyện trong đó có tòa giải tội, nơi Cha Ducellier nghe Thánh nữ xưng tội lần đầu.
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời.
Linh đạo của thánh Têrêxa họa theo tâm tình của Mẹ Maria trong kinh Magnificat. Mẹ Maria luôn xem mình “là nữ tỳ hèn mọn” được “Chúa đoái thương nhìn tới”. Thật nhỏ bé để tình yêu Thiên Chúa đổ đầy ơn phúc. Mẹ Têrêxa Calculta sống linh đạo “con đường nhỏ” bằng tình yêu lớn “yêu Chúa Giêsu Kitô nơi những người cùng khốn”, phục vụ người bất hạnh và đã trở nên vị thánh của thời đại.
Cuộc đời và linh đạo của Thánh Têrêxa luôn bàng bạc trong tâm hồn tôi. Khấn xin với Ngài để có thể đi vào con đường tu đức tuyệt diệu ấy.
Xem hình ảnh
1. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”.
Thánh Têrêxa sinh tại Alencon bên Pháp năm 1873. Cha Mẹ ngài là ông bà Louis Martin và Zélie Guérin rất đạo đức và tốt lành. Ông bà có 9 người con nhưng 4 người chết sớm. Trong 5 người con gái còn lại, Têrêxa là con út, 4 người vào dòng kín Camêlô và Léonine đi tu dòng Thăm Viếng.
Têrêxa mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi. Gia đình dọn về thành Lisieux. Têrêxa có ý định đi vào Dòng Kín tại đây mặc dù tuổi còn nhỏ. Nhưng gia đình cũng như Đức Cha Hugonin đều chống lại dự án này nên Têrêxa quyết định xin phép thẳng với Đức Giáo Hoàng. Năm 1887, cùng với cha và chị Céline, Têrêxa đi hành hương Roma và trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêxa xin ĐGH Leo XIII cho phép vào dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Nhưng cô chỉ nhận được một câu trả lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.
Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào Dòng Kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng. 24 Nữ tu tiếp đón Têrêxa. Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật. Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa. Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới Dòng Kín Camêlô ở Sàigon, nhưng vì bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ý định này và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa.
Têrêxa qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897, lúc mới được 24 tuổi đời.
Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đã cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô. Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang. Tác phẩm đó mang tựa đề "Truyện một tâm hồn" và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C. Mãi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới trình bày bản phê bình, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.
• Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ. "Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ", do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.
• Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đã nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đã viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn dòng, đồng thời kèm theo một thư dài. Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là "Thủ Bản B". Trong thủ bản này, Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.
• Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết vì đức vâng lời. Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đã đề xướng khi cải tổ dòng Camêlô.
Ngoài ra, còn có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi. Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đình, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái. Còn thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các "người anh thừa sai". Tất cả các thư cho thấy, mặc dù còn trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đã thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.
Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès. Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.
Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh dòng kín Camêlô ở Lisieux đã cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.
Thánh Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và trình bày trong ấn bản phê bình vào năm 1979. Ngày nay, sau 20 năm nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đã được xuất bản theo nguyên tắc phê bình khoa học và được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
Thánh Têrêxa Hài Đồng đã khám phá và sống trọn con đường tình yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm. Chính con đường đó đã dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành "Tiến Sĩ Hội Thánh", tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng. Têrêxa đã ý thức về sự bất toàn và nhỏ bé của mình, nên biết rằng mình không thể nên hoàn thiện với sức riêng. Têrêxa đã tìm thấy trong Phúc Âm chân lý về sự "nhỏ bé", hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Chúa, không cần phải trở nên "cao trọng", nhưng trở nên bé nhỏ trong vòng tay của Chúa.
Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieur. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”. Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành vị thánh lớn.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Sáng Chúa Nhật 19-10-1997, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu Nhà Kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế?
Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh.Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, “không hề cắp sách đến đại học hoặc dự các khóa thần học quy củ nào, và cũng chẳng có bằng cấp” (ĐTC Gioan Phaolô II), thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lý do Giáo Hội tôn phong Ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh chính vì Thánh Nữ đã mở ra một con đường nên thánh đặc biệt cho các tín hữu, con đường thơ ấu thiêng liêng. Ngài đã mang đến cho Giáo Hội một mùa xuân tâm linh.Bí quyết nên thánh của Têrêxa là làm việc nhỏ với tình yêu lớn, làm những việc tầm thường với một tình yêu phi thường.
"Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ” (Thủ bản Tự Thuật).
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ”. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống mạnh mẽ trong đức tin và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
2. VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH NỮ TÊRÊXA Ở LISIEUX
Nổi bật giữa quảng trường là ngọn tháp cao có hình ảnh Ông Bà Louis Martin và Zélie Guérin, cha mẹ của Têrêxa. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành hôn của hai Ông Bà, Đức Hồng Y José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh là Đặc Phái Viên của Đức Thành Cha Bênêđictô XVI, đã cử hành nghi thức phong Chân Phước cho hai vị tại Vương Cung Thánh Đường Lisieux, vào Chúa Nhật Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10 năm 2008.
Vương cung Thánh đường là công trình kiến trúc Nhà thờ Công Giáo lớn nhất thế kỷ XX, được khởi công xây dựng vào năm 1929, và mãi cho đến năm 1954 mới hoàn thành. Nhà thờ theo phong cách La mã Byzantine, được lấy cảm hứng từ Nhà thờ Thánh tâm ở Paris.
Nhà thờ có chiều dài 104m, cánh ngang dài 50m, bề rộng của lòng giữa nhà thờ 30m, mái vòm cao 95m. Chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh mái vòm là 95m. Chiều cao của các mái vòm nhỏ là 37m. Riêng đỉnh mái vòm cao 50m. Tổng diện tích là 4.500m2, có sức chứa 4.000 người.
Thánh Têrêxa được phong Chân phước vào năm 1923 và được phong thánh vào năm 1925. Giáo Hội quyết định xây dựng một Vương cung Thánh đường lớn tại đây.
Vương cung Thánh đường này được Đức Hồng Y Pacelli đặc sứ của Giáo hoàng (sau này ngài trở thành Đức Giáo Hoàng Piô XII) thánh hiến ngày 11 tháng 7 năm 1937. Robert Corner tác giả của phần điêu khắc, còn Pierre Gaudin thiết kế các bức tranh khảm đá và kính màu.
Khởi đầu ngày mới, chúng tôi dâng lễ ở Nhà thờ tầng hầm. Nhà thờ này có chiều cao 37m nằm dưới Vương cung Thánh đường là không gian đặc biệt nhất. Đây là nơi dành riêng cho việc tôn kính Thánh nữ. Tầng hầm được trang trí bằng đá cẩm thạch với những bức tranh khảm đá, kể lại cuộc đời của Thánh Têrêxa. Sau thánh lễ, chúng tôi kính viếng và cầu nguyện bên thi hài thánh nhân.
Sau khi ăn trưa tại Foyer Louis et Zélie Martin, các Nữ tu Việt nam và Phi châu Dòng L’Eau Vive đón tiếp niềm nở vui vẻ, chúng tôi trở lại thăm Vương cung Thánh đường.
Nhà thờ có hình dáng như một cây Thánh giá Latinh đặt nằm với mái vòm cong ở giữa. Kiến trúc này làm giảm nhẹ trọng lượng của trần khiến cho việc trổ những khung cửa kính màu từ trên cao có thể lấy ánh sáng tự nhiên được dễ dàng. Hầu hết phần nội thất của Thánh đường được phủ kín bởi những bức tranh và những họa tiết trang trí bằng tranh khảm đá có màu sắc rực rỡ. Đặc biệt bên trong Vương cung Thánh đường có những gian bàn thờ nhỏ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu của 18 quốc gia có lòng sùng kính thánh nữ:
- Bên phải lòng giữa Nhà thờ là Mêxicô, Tây Ban Nha, Ý.
- Bên trái lòng giữa Nhà thờ là Canada, Bỉ và Balan.
- Cánh ngang bên phải là Ukraina và Chilê.
- Cánh ngang bên trái là Scotland, Đức, Cuba, Ireland.
- Bên phải là Braxin, Achentina và Bồ Đào Nha.
- Bên trái chính điện là Hoa Kỳ, Columbia và Anh Quốc
Đây là những quốc gia đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng Vương cung Thánh đường.
Chính các Giám mục Lemonnier, Lisieux và Bayeux đề xướng dự án xây dựng Thánh đường và được Đức Giáo Hoàng Piô XI hỗ trợ. Gần như cả thế giới Công Giáo đã góp tiền của và công sức để thực hiện công trình. Các tác giả của công trình kiến trúc đồ sộ này là các kiến trúc sư: Louis Marie Cordonnier (1954-1940), Louis-Stanislas Cordonnier (1884-1960), điêu khắc gia Robert Coin (1901-2007) và họa sĩ Pierre Gaudin (1908-1973) là những người rất nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chúng tôi tiếp tục đến thăm Tu viện Nhà Kín và thăm nhà thánh nữ từng sống với gia đình thủa ấu thơ. Tu viện lưu giữ những đồ dùng đơn sơ của Têrêxa lúc sinh thời. Căn nhà gia đình Têrêxa sinh sống ngày xưa còn nguyên vẹn như thủa nào.Ngoài khu vườn bức tượng hai cha con màu trắng rất đẹp sáng lên tình phụ tử.
Chúng tôi lên đường đến thăm Nhà thờ Chính tòa thánh Phêrô, nơi có nhiều dấu ấn đạo đức thời thơ ấu của Têrêxa.
3. NHÀ THỜ CHÍNH TÒA THÁNH PHÊRÔ
Nhà thờ Chính tòa mang nét kiến trúc nghệ thuật Norman Gothic. Đức Giám Mục Arnoult đã cho xây dựng Thánh đường này. Ngài là bạn của Vua Louis VI và là vị cố vấn cho Công tước xứ Normandie. Khi đi theo Vua Pháp trong cuộc thập tự chinh trở về, ngài bắt đầu cho xây dựng nhà thờ vào năm 1149.
Nhà thờ đã bị phá hủy một phần vì cuộc hỏa hoạn vào năm 1126, ngọn tháp phía bắc sụp đổ vào năm 1554. Năm 1793 ngôi nhà thờ này bị biến thành trung tâm của lễ hội cách mạng Pháp. Đến năm 1802, Nhà thờ đã được quay trở lại vai trò ban đầu của mình là nơi thờ phượng Chúa.
Đây là Nhà thờ quê hương của Thánh nữ Têrêxa.Vào tuổi niên thiếu trước khi gia nhập Dòng kín, ngài đã tham gia đời sống của Giáo Hội địa phương. Trong 10 năm, Têrêxa đến đây tham dự Thánh lễ các ngày trong tuần và ngày Chúa Nhật cùng với người cha và các chị em của mình. Một bức tượng hiện đại do Lambert-Rucky thực hiện ở lối đi phía nam đánh dấu chỗ Thánh nữ tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Còn những ngày trong tuần, ngài tham dự Thánh Lễ trong Nhà nguyện ở phần vòng cung sau cung thánh. Pierre Cauchon đã trang trí ngôi Nhà nguyện này. Gần cửa lối đi phía bắc là Nhà nguyện trong đó có tòa giải tội, nơi Cha Ducellier nghe Thánh nữ xưng tội lần đầu.
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời.
Linh đạo của thánh Têrêxa họa theo tâm tình của Mẹ Maria trong kinh Magnificat. Mẹ Maria luôn xem mình “là nữ tỳ hèn mọn” được “Chúa đoái thương nhìn tới”. Thật nhỏ bé để tình yêu Thiên Chúa đổ đầy ơn phúc. Mẹ Têrêxa Calculta sống linh đạo “con đường nhỏ” bằng tình yêu lớn “yêu Chúa Giêsu Kitô nơi những người cùng khốn”, phục vụ người bất hạnh và đã trở nên vị thánh của thời đại.
Cuộc đời và linh đạo của Thánh Têrêxa luôn bàng bạc trong tâm hồn tôi. Khấn xin với Ngài để có thể đi vào con đường tu đức tuyệt diệu ấy.