Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
Chương I
(bài 5)
(xem M.M. Labourdette, o.p., La vie théologale selon saint Thomas: l’affection dans la foi. Revue Thomiste 1960, tr. 364-380)
Cụm từ “tin” theo ngôn ngữ “nói” ở tiếng Anh, lại chuyên chở một ý-tưởng khá kém cỏi về sự chắc chắn/chắc nịch của tư tưởng. Chẳng hạn như câu ta nói “Tôi không tin là có người đang đi tới..”, hoặc: “tôi tin là sẽ có chuyện xảy ra, cũng chóng thôi”. Nói thế, tức bảo rằng: Tôi không mấy chắc về chuyện ấy. Bởi, nếu biết chắc, hẳn tôi cũng không dùng động từ “tin” như thế. Ở đây, ngôn ngữ “nói” bên tiếng Anh thường hay dùng chữ “tin” khi người nói có lập trường riêng-tư nhưng không nắm rõ chuyện đó là chuyện gì. Dùng như thế, là để tìm cách nhớ lại chuyện gì đó lâu nay vẫn nằm sâu lắng trong ký ức rất xa vời, mà thôi. Giống như thể, bảo rằng: “Tôi tin là nó tựa hồ như thế, nhưng cũng không chắc cho lắm!” Thông thường, mọi người hay dùng từ-vựng giống thế, mỗi khi có trực giác về chuyện gì đó mà không nắm rõ căn bản hoặc lý lẽ khiến họ có trực giác; cũng tương tự như câu cửa miệng mà nhiều người vẫn thường nói: “Tôi tin là như thế, nhưng có điều là...”, v.v.. Tuy nhiên, về thần-học, ý-nghĩa của từ-vựng “tin”, mạnh hơn thế rất nhiều.
“Từ-vựng Do thái thì khác hẳn, chẳng bao giờ văn chương Do-thái lại mang tính tâm-lý nền-tảng, mà đơn giản chỉ diễn nghĩa về thể chất và đôi khi cũng có chút sinh-học, thế thôi. Chẳng hạn như, cụm từ chỉ về “niềm tin”, người Do thái dùng cụm từ “Aman” có nghĩa: “cái đó thật vững vàng chắc chắn,.” Cũng thế, tiếng “Amen” nơi Đạo mình, cũng từ đó mà ra, vẫn chuyên chở một ý-nghĩa, rất tượng tự.
Trong khi đó, tiếng Hy-Lạp lại dùng từ “Pistis” để chỉ về niềm tin.
Còn bên tiếng La-tinh, cụm từ “fides” lại có nghĩa: tin tưởng, hoặc điều gì đó đáng tin cậy, hoặc sự trung thực, tín-nhiệm, hoặc: tương-quan giữa những người dấn bước đến hôn-nhân (như: hôn-phu, hôn-thê chẳng hạn)
Tin, là thái-độ đối với những gì chắc chắn, ổn cố. Ta có thể lập bảng chi tiết ghi các động-thái tiêu-biểu mình vẫn có đối với những gì là vững chãi, chắc nịch. Trí-tuệ của ta được lập ra rất đúng qui-cách, do đối-tượng của nó góp phần vào; hoặc do những gì được trí-tuệ nắm vững một hiểu biết. Trí-tuệ trọn-hảo xảy đến khi chính đối-tượng của nó, tự thân, cũng đủ khiến ta nắm vững những gì thuộc về nó. Và, chỉ cần căn-cứ vào bằng-chứng nó đưa ra, cũng đủ khiến ta có được điều gì đó chắc như “đinh đóng cột”. Một ví dụ cụ thể hầu làm sáng-tỏ chuyện này, là như thể: ta nắm bắt nguyên tắc ban đầu, như: nguyên tắc về mâu thuẫn, về nguyên nhân gây ra sự kiện/hiện tượng này khác; hoặc, về lý lịch của ai đó, về câu nói ta thường nghe như: “hữu-thể không là vô-thể”; “đã có quả, phải có nhân”, vv. Giống như khi đề cập đến trí-tuệ trọn-hảo/trọn-lành, bao giờ ta cũng nắm bắt thực-tại của nó một cách chắc chắn nên mới phán-đoán sự việc thật rõ ràng, tức: có sự chuẩn-thuận từ tâm-trí lẫn thần khí. Tuy nhiên, động-tác trọn-hảo của trí-tuệ lại mang tính tương-đối, hãn-hữu. Giả như, có thứ gì đó tuyệt đối rõ ràng, thì ta đâu cần tin vào những điều như thế. Và thật ra, ta cũng không còn tin vào chuyện ấy nữa, vì ai cũng biết đó là trí-tuệ, chứ chẳng sai.
Thông thường thì, chứng-cứ ta có về việc gì, không buộc nó dán cứng vào với trí-tuệ của ta. Bởi, trong tình-huống đặc biệt nào khác, ta nhận ra là mình không còn yếu gì về lý lẽ để có thể tư-duy cách này hay cách khác, và chừng như có người lại sẽ bảo: ta vẫn còn ngờ vực đôi điều, hoặc điều gì tựa như thế. Giả như, ta lại có chiều-hướng nghiêng về phiá nào đó để tư-duy, thì đôi khi những gì gây sức ép bắt ta làm thế, lại không mạnh đủ để, cuôi cùng ra, ta tuyên-bố chính vì mình không nghi-ngờ điều gì nên mới tin như thế. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc để nói thêm, rằng: khi sử dụng cụm từ “nghi-ngờ”, tôi không có ý ám chỉ giá-trị đạo-đức, chút nào hết. Bởi, đạo đức không là chuyện đáng để ta “nghi-ngờ” và “huyền-hoặc”). Và, giả như chứng-cứ ta có được lại mạnh hơn, tuy không là chứng-cứ cuối cùng, thì hẳn ta cũng sẽ nhận ra rằng mình có thể cũng có sai lầm, dù vẫn bảo mình có lập trường kiên định về những chuyện đại loại như thế.
Hiện, ta đang kiến tạo một loạt những thứ/những sự việc đưa dẫn ta đi dần vào với động-thái “tin” lâu nay mình từng có. Hơn nữa, cả đến những người vốn dĩ từng làm chứng cho sự việc nào đó là có thật, họ vẫn đem đến cho ta chứng-cứ về sự việc này/nọ, để còn tin. Và, việc gì cũng thế, tự nó không mang tính tuyệt-đối, bao giờ hết. Sở dĩ ta xem sự việc nào đó là hữu lý và xác-thực, là bởi người chứng đem nó đến với ta ngõ hầu xác-nhận rằng việc ấy/sự nọ ta cứ thế mà tin vì nó đáng tin cậy. Và, do bởi ta tin vào người làm chứng, hoặc ít ra là qua ý-chí, ta đặt hết tin tưởng vào người chứng, và “tin” vào những gì người chứng ấy nói ra, thôi.
Ở đây, ta chợt thấy tính cách nghịch-lý/nghịch-thường xảy ra từ hồi đến giờ. Bởi ở đời, chẳng có gì là chắc chắn/xác định về bất cứ bằng-chứng nào cũng thế, sở dĩ ta gắn chặt vào sự thật đặt ra, đơn giản chỉ vì ta vẫn thấy như thế, và vẫn muốn sự việc xảy ra phải như thế. Điều này, còn mạnh hơn cả quan-điểm/lập-trường riêng của mình nữa. Tuy nhiên, thật ít khi thấy có người chứng nào, dù “tin” một cách chắc nịch mà lại có thể ngờ vực điều gì được nữa. Thế nên, niềm tin và lập trường tư riêng của mỗi người, luôn sánh đôi song hành trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, đó là những động-thái đặc trưng/đặc thù thường đi chung với nhau, cùng một cách.
Ở đây, còn một số sắc thái cũng dễ nhận ra, đó là sự việc đơn giản ai cũng có thể đặt trọn sự tin-tưởng vào người chứng xứng đáng. Và khi đó, thái-độ dễ thực hiện nhất, vẫn chính là động-thái kính-cẩn, tự hạ và thân thiện. Thật ra, ta vẫn muốn rằng: tất cả những gì người chứng nói cho ta biết, đều phải có thật, thì người ấy mới tin và nói như thế. Từ đó, mới có người luôn sẵn sàng chiều theo tâm-lý thường tình nghĩa là luôn tin vào chuyện buồn đau, âu sầu mất mát, hoặc đổ nát. Nhiều người Công Giáo của ta cũng thường hay có thái-độ tương-tự như thế; bởi thế nên, họ luôn tin vào lời giáo huấn do Hội thánh mình vẫn dạy, chỉ vì họ cứ là hãi sợ sẽ rơi vào chốn hoả ngục đầy lửa bỏng hoặc vào chốn luyện hình/luyện tội. Hoặc, gia dĩ vẫn khát khao được lên thiên đàng thẳng một mạch. Đôi khi, họ cũng chẳng thấy có nhu cầu nghiên cứu them hoặc thắc mắc điều gì vì vốn dĩ họ đã “yêu Chúa” và tin Hội thánh như người chứng từng tuyên bố những chuyện rất như thế. Tất cả mọi khác biệt, đổi thay xem ra chỉ là tai nạn xảy đến với điểm cốt thiết của niềm tin, thôi. Đích thị điểm chính yếu của niềm tin, là có sự can thiệp đầy định-hướng của ý-chí và cảm xúc, nhất định là như thế.
Theo luật-định, ta có nên và có được phép làm thế không?
Thật ra, cũng có một số qui định rất chắc nịch của trí-tuệ trong các trường hợp đại loại như thế. Và, cũng có một số qui-định do cảm xúc của ta tạo ra. Bê trễ với qui định của trí tuệ, là biến những chuyện không mấy tin được thành sự việc rất cả tin. Không có gì thường xuyên hơn. Bê trễ không theo kịp đòi hỏi của cảm-xúc, là giới hạn của cuộc sống có trí-tuệ biến thành khuôn khổ hạn chế, tức: đối tượng rất mạnh của chứng-cứ mang tính khả-thi rất cao. Nhiều phần chắc, hoặc gần như lúc nào cũng chắc chắn, là ta chỉ có thể sống với niềm tin như thế. Nhưng, phần đông ta lại không đích]-thực sống cuộc sống của mình như thế. Ta sinh hoạt cũng tương đối có quân-bình giữa tâm-thức và ý-chí. Chủ thuyết “duy-lý-trí khá cường điệu” vẫn có thể tách-ly ta ra khỏi phần lớn sự-sống đích-thực và ra khỏi động-tác “tin” xuất tự con tim. Bao giờ con người cũng tin vào thứ gì đó yếu đuối, kém cỏi, hầu như bất toàn tự bẩm sinh. Ta không tài nào có được tính khoa-học để đưa vào đó tính cách xác-đáng, thực-thụ ngoại trừ những gì xuất hiện với ta đều có thật, cả vào trường-hợp ta thực-hiện công cuộc nghiên cứu thật tốt đẹp, nên mới thấy nó hiện rõ ra là: không phải thế. Xem thế thì, ta có thể chắc chắn là có được niềm tin đích-thực và có thật hoặc vào thứ gì đó, cuối cùng, lại không đúng thật. Tất cả những điều như thế, khiến ta nói được rằng: bằng vào quan điểm/lập trường đạo đức, ta cần có lý do chính đáng ngõ hầu, trước khi dấn bước đặt mình vào quyết tâm “tin” là mình có lý do để có thể cho phép ý-chí đưa ra quyết tâm nào đó ngõ hầu còn tin.
Tin, là động tác của trí tuệ rất thông minh, nhưng nếu chỉ dựa vào trí-tuệ đó thôi, cũng không đủ, và cảm-xúc vẫn cần ý-chí can thiệp vào trong đó. Từ đó, ta luôn thấy nơi động-tác “tin” một biện-chứng-pháp giữa cảm-xúc và trí-tuệ. Và, cũng từ đây, thấy xuất hiện những là: tình thương yêu, nỗi niềm khát vọng, sự hãi sợ, niềm hy vọng và tình bầu bạn, vv..
Các lý lẽ khiến ta tin, là lý lẽ nào?
Lý lẽ, có nhiều thứ có liên quan đến việc ta “tin” vào một khẳng định nào đó. Lý lẽ, đảm bảo tính hợp pháp của hành động, gắn liền với những gì khiến ta chấp nhận tin. Có một số sự việc làm ta tin, xem ra cũng rất lạ và mâu thuẫn nhau. Sự việc ấy, ta không nắm vững rành rành, dĩ nhiên là thế, nhưng chúng vẫn xuất hiện như thể nằm trong một loạt các sự việc khiến ta coi như đáng cho ta tin. Từ đó, ta mới có ưu thế. Và ưu thế này, sẽ “đến với” và “đến từ” ý-chí, tức đến với ý-chí từ người khác; và, từ ý-chí ấy, đến với trí-tuệ của ta. Ta muốn tin rằng những gì mình thấy là khả dĩ tin được. Người khác, có lẽ lại sẽ để nó trôi qua đi như một khả năng có thể tin được, nhưng vì ta muốn tin vào điều đó như thể là nó hiện hữu thật sự.
Xem như thế, thì ý-chí này có đáng tin cậy hay không?
Phải chăng nó cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của cuộc sống con người? Và đặc biệt, là nó có cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của trí-tuệ không?
Trả lời cho các vấn nạn này, có thể nói: trong trí-tuệ, vẫn có tình thương căn bản của sự thật; và, vẫn có nhiều động-lực hỗ trợ cho xác-tín này. Ý-chí không can thiệp vào như một uy-lực mù loà, mà nó lại đầm mình trong ánh sáng của lý lẽ ngõ hầu giúp ta tin. Và từ đó, ý-chí tự nó đơn-độc tự phát-triển, do ý-nghĩa của đối-tượng được đề-xuất, âu cũng là chuyện tự nhiên thôi. Với lại, ý-chí đi vào hiểu-biết rất khả-thi về sau, mà ta thường gọi là làm theo bản năng, tức: thứ hiểu biết rất sâu sắc về cảm-xúc. Hiểu biết có được là do bởi và do cùng tính cách tự nhiên sánh với những gì được ta tin tưởng.
Trong mọi tin tưởng, luôn có thứ gì đó còn mạnh hơn cả lý-lẽ khách-quan ngõ hầu giúp ta tin tưởng. Ưu thế này, biến đổi cả bề mặt của đối tượng ta muốn tin vào. Ta tiến gần đến đối tượng mà chúng ta muốn tin; tiến gần đến nó, vì ta đã chuẩn bị cho hiện-tượng ấy, và có lẽ do người chứng nào đó đem đến với đối tượng đó, đem đến theo cung cách hồn nhiên, thoải mái. Ta còn có cảm giác thấy rằng niềm tin ấy, sẽ đóng ụp vào như một thứ tiết trời của đạo đức trong cuộc sống của ta. Niềm tin, đem đến cho lương tâm ta một vài cảnh báo. Cảnh báo rằng, nó là sự việc tư riêng để rồi dẫn tới kết cuộc rất hữu lý của trí-tuệ; và điều này gọi là “tiến trình khách quan”.
Về điểm này, ta thấy được sự khác biệt giữa sự việc đang tin và các độc-tác giống như thế. Tin tưởng và hiểu biết cách chắc chắn cùng một sự thật, hoàn toàn không ăn khớp nhau. Cả hai sự việc đều đưa ra những điều chắc nịch, nhưng cái chắc nịch của mỗi bên vẫn tạo cung cách khác nhau: như có động lực núp ẩn, ở đằng sau. “Hiểu và biết rõ” dẫn đến khát vọng biết nhiều hơn và ngày càng nhiều hơn nữa, ngõ hầu ta có thể nghiên cứu và tiếp tục điều nghiên tất cả mọi sự hầu vui hưởng sự sáng tỏ về việc ấy. Niềm tin hoặc động thái đang tin-tưởng vào sự việc gì đó, một mặt vẫn mang tính xác định riêng của nó, khiến ta sống thực sự việc nào đó ít mang đến niềm tự hào mãn nguyện để rồi sẽ tiếp tục công cuộc nghiên cứu những gì mình đang còn “tin’. Và, cứ thế, ta lại sẽ khao khát được biết nhiều hơn nữa những gì mình đang tin tưởng. Mọi kẻ tin tưởng đều muốn nắm chắc điều mình tin và làm nó lướt vượt địa hạt tin-tưởng để có thể ở bên trên mọi hiểu biết. “Đồng thuận trong tin tưởng” không có nghĩa đem sinh hoạt thần-tính vào với hiện thực, trong thực tại cuộc đời được. Niềm tin vẫn hiện hữu để thực thi sự thật không ngưng nghỉ, bởi nó không tìm ra nơi nghỉ ngơi, nên cứ thế tự vấn chính mình về những gì mình tin có đúng sự thật không. Đây là nền tảng của định nghĩa sự việc mình tin tưởng theo cung cách cổ điển mà tiếng La-tinh gọi là “cum assensu cogitare” (tức: tư-duy có đồng thuận...)
Niềm tin và quan điểm/lập trường từ đó cần cái nhìn thật cẩn trọng. Ta có thể phân tách cách biệt được chúng, nhưng thường thì chúng vẫn đi đôi với nhau. Ngôn ngữ hôm nay dùng cái này cài đặt vào cái khác. Có tác giả lại vẫn nói về “lập trường tôn giáo” cũng như “niềm tin chính trị” mang theo trong mình một động lực tự giúp mình hiện hữu, khiến cho nó trông như có khả năng đúng với sự thật. Từ đó, họ mới có lý do chính đáng để có được lập trường lạ lung ấy. Đổi lại, điều đó cũng có thể sai. Và, khả năng sai sót ở đây sẽ không bị đào thải ra bên ngoài. Với niềm tin, lại có “thứ gì đó” được khẳng định là chuyện rất hiện-thực, bởi lẽ người chứng của sự việc có thực ấy đã đặt hết tin tưởng vào những gì mà họ coi là đúng với sự thực. Kết quả là, ít ra là trong các trường hợp hãn hữu, niềm tin và quan điểm/lập trường, khó mà tách khỏi nhau. Người tin tưởng, đôi lúc cũng do dự không dám đặt mình ở vào vị thế dính liền với sự thật được mình tin. Và, niềm tin có thể cũng sẽ hiện hữu trong khuôn-cách có chọn lựa. Phần đông chúng ta lại thích có quan điểm/lập trường riêng tư, bởi nó thích-hợp với chiều-hướng cảm xúc mình đang có, chứ không phải do các lý lẽ khách quan, mà ra. Với một số người, thì quan điểm/lập trường đã trở thành “niềm tin” mà không cần nhận thức rõ là nó có đổi thay này/khác.
Nơi niềm tin, ý-chí có thể sẽ ngăn chặn và chỉnh sửa trí-tuệ đưa về phía lựa chọn để thay thế. Tính chắc nịch của niềm tin nằm ngoài địa hạt đóng trụ của kiến thức, và nằm trong địa hạt của cảm-xúc, cũng dễ thôi.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Chương I
(bài 5)
(xem M.M. Labourdette, o.p., La vie théologale selon saint Thomas: l’affection dans la foi. Revue Thomiste 1960, tr. 364-380)
Cụm từ “tin” theo ngôn ngữ “nói” ở tiếng Anh, lại chuyên chở một ý-tưởng khá kém cỏi về sự chắc chắn/chắc nịch của tư tưởng. Chẳng hạn như câu ta nói “Tôi không tin là có người đang đi tới..”, hoặc: “tôi tin là sẽ có chuyện xảy ra, cũng chóng thôi”. Nói thế, tức bảo rằng: Tôi không mấy chắc về chuyện ấy. Bởi, nếu biết chắc, hẳn tôi cũng không dùng động từ “tin” như thế. Ở đây, ngôn ngữ “nói” bên tiếng Anh thường hay dùng chữ “tin” khi người nói có lập trường riêng-tư nhưng không nắm rõ chuyện đó là chuyện gì. Dùng như thế, là để tìm cách nhớ lại chuyện gì đó lâu nay vẫn nằm sâu lắng trong ký ức rất xa vời, mà thôi. Giống như thể, bảo rằng: “Tôi tin là nó tựa hồ như thế, nhưng cũng không chắc cho lắm!” Thông thường, mọi người hay dùng từ-vựng giống thế, mỗi khi có trực giác về chuyện gì đó mà không nắm rõ căn bản hoặc lý lẽ khiến họ có trực giác; cũng tương tự như câu cửa miệng mà nhiều người vẫn thường nói: “Tôi tin là như thế, nhưng có điều là...”, v.v.. Tuy nhiên, về thần-học, ý-nghĩa của từ-vựng “tin”, mạnh hơn thế rất nhiều.
“Từ-vựng Do thái thì khác hẳn, chẳng bao giờ văn chương Do-thái lại mang tính tâm-lý nền-tảng, mà đơn giản chỉ diễn nghĩa về thể chất và đôi khi cũng có chút sinh-học, thế thôi. Chẳng hạn như, cụm từ chỉ về “niềm tin”, người Do thái dùng cụm từ “Aman” có nghĩa: “cái đó thật vững vàng chắc chắn,.” Cũng thế, tiếng “Amen” nơi Đạo mình, cũng từ đó mà ra, vẫn chuyên chở một ý-nghĩa, rất tượng tự.
Trong khi đó, tiếng Hy-Lạp lại dùng từ “Pistis” để chỉ về niềm tin.
Còn bên tiếng La-tinh, cụm từ “fides” lại có nghĩa: tin tưởng, hoặc điều gì đó đáng tin cậy, hoặc sự trung thực, tín-nhiệm, hoặc: tương-quan giữa những người dấn bước đến hôn-nhân (như: hôn-phu, hôn-thê chẳng hạn)
Tin, là thái-độ đối với những gì chắc chắn, ổn cố. Ta có thể lập bảng chi tiết ghi các động-thái tiêu-biểu mình vẫn có đối với những gì là vững chãi, chắc nịch. Trí-tuệ của ta được lập ra rất đúng qui-cách, do đối-tượng của nó góp phần vào; hoặc do những gì được trí-tuệ nắm vững một hiểu biết. Trí-tuệ trọn-hảo xảy đến khi chính đối-tượng của nó, tự thân, cũng đủ khiến ta nắm vững những gì thuộc về nó. Và, chỉ cần căn-cứ vào bằng-chứng nó đưa ra, cũng đủ khiến ta có được điều gì đó chắc như “đinh đóng cột”. Một ví dụ cụ thể hầu làm sáng-tỏ chuyện này, là như thể: ta nắm bắt nguyên tắc ban đầu, như: nguyên tắc về mâu thuẫn, về nguyên nhân gây ra sự kiện/hiện tượng này khác; hoặc, về lý lịch của ai đó, về câu nói ta thường nghe như: “hữu-thể không là vô-thể”; “đã có quả, phải có nhân”, vv. Giống như khi đề cập đến trí-tuệ trọn-hảo/trọn-lành, bao giờ ta cũng nắm bắt thực-tại của nó một cách chắc chắn nên mới phán-đoán sự việc thật rõ ràng, tức: có sự chuẩn-thuận từ tâm-trí lẫn thần khí. Tuy nhiên, động-tác trọn-hảo của trí-tuệ lại mang tính tương-đối, hãn-hữu. Giả như, có thứ gì đó tuyệt đối rõ ràng, thì ta đâu cần tin vào những điều như thế. Và thật ra, ta cũng không còn tin vào chuyện ấy nữa, vì ai cũng biết đó là trí-tuệ, chứ chẳng sai.
Thông thường thì, chứng-cứ ta có về việc gì, không buộc nó dán cứng vào với trí-tuệ của ta. Bởi, trong tình-huống đặc biệt nào khác, ta nhận ra là mình không còn yếu gì về lý lẽ để có thể tư-duy cách này hay cách khác, và chừng như có người lại sẽ bảo: ta vẫn còn ngờ vực đôi điều, hoặc điều gì tựa như thế. Giả như, ta lại có chiều-hướng nghiêng về phiá nào đó để tư-duy, thì đôi khi những gì gây sức ép bắt ta làm thế, lại không mạnh đủ để, cuôi cùng ra, ta tuyên-bố chính vì mình không nghi-ngờ điều gì nên mới tin như thế. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc để nói thêm, rằng: khi sử dụng cụm từ “nghi-ngờ”, tôi không có ý ám chỉ giá-trị đạo-đức, chút nào hết. Bởi, đạo đức không là chuyện đáng để ta “nghi-ngờ” và “huyền-hoặc”). Và, giả như chứng-cứ ta có được lại mạnh hơn, tuy không là chứng-cứ cuối cùng, thì hẳn ta cũng sẽ nhận ra rằng mình có thể cũng có sai lầm, dù vẫn bảo mình có lập trường kiên định về những chuyện đại loại như thế.
Hiện, ta đang kiến tạo một loạt những thứ/những sự việc đưa dẫn ta đi dần vào với động-thái “tin” lâu nay mình từng có. Hơn nữa, cả đến những người vốn dĩ từng làm chứng cho sự việc nào đó là có thật, họ vẫn đem đến cho ta chứng-cứ về sự việc này/nọ, để còn tin. Và, việc gì cũng thế, tự nó không mang tính tuyệt-đối, bao giờ hết. Sở dĩ ta xem sự việc nào đó là hữu lý và xác-thực, là bởi người chứng đem nó đến với ta ngõ hầu xác-nhận rằng việc ấy/sự nọ ta cứ thế mà tin vì nó đáng tin cậy. Và, do bởi ta tin vào người làm chứng, hoặc ít ra là qua ý-chí, ta đặt hết tin tưởng vào người chứng, và “tin” vào những gì người chứng ấy nói ra, thôi.
Ở đây, ta chợt thấy tính cách nghịch-lý/nghịch-thường xảy ra từ hồi đến giờ. Bởi ở đời, chẳng có gì là chắc chắn/xác định về bất cứ bằng-chứng nào cũng thế, sở dĩ ta gắn chặt vào sự thật đặt ra, đơn giản chỉ vì ta vẫn thấy như thế, và vẫn muốn sự việc xảy ra phải như thế. Điều này, còn mạnh hơn cả quan-điểm/lập-trường riêng của mình nữa. Tuy nhiên, thật ít khi thấy có người chứng nào, dù “tin” một cách chắc nịch mà lại có thể ngờ vực điều gì được nữa. Thế nên, niềm tin và lập trường tư riêng của mỗi người, luôn sánh đôi song hành trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, đó là những động-thái đặc trưng/đặc thù thường đi chung với nhau, cùng một cách.
Ở đây, còn một số sắc thái cũng dễ nhận ra, đó là sự việc đơn giản ai cũng có thể đặt trọn sự tin-tưởng vào người chứng xứng đáng. Và khi đó, thái-độ dễ thực hiện nhất, vẫn chính là động-thái kính-cẩn, tự hạ và thân thiện. Thật ra, ta vẫn muốn rằng: tất cả những gì người chứng nói cho ta biết, đều phải có thật, thì người ấy mới tin và nói như thế. Từ đó, mới có người luôn sẵn sàng chiều theo tâm-lý thường tình nghĩa là luôn tin vào chuyện buồn đau, âu sầu mất mát, hoặc đổ nát. Nhiều người Công Giáo của ta cũng thường hay có thái-độ tương-tự như thế; bởi thế nên, họ luôn tin vào lời giáo huấn do Hội thánh mình vẫn dạy, chỉ vì họ cứ là hãi sợ sẽ rơi vào chốn hoả ngục đầy lửa bỏng hoặc vào chốn luyện hình/luyện tội. Hoặc, gia dĩ vẫn khát khao được lên thiên đàng thẳng một mạch. Đôi khi, họ cũng chẳng thấy có nhu cầu nghiên cứu them hoặc thắc mắc điều gì vì vốn dĩ họ đã “yêu Chúa” và tin Hội thánh như người chứng từng tuyên bố những chuyện rất như thế. Tất cả mọi khác biệt, đổi thay xem ra chỉ là tai nạn xảy đến với điểm cốt thiết của niềm tin, thôi. Đích thị điểm chính yếu của niềm tin, là có sự can thiệp đầy định-hướng của ý-chí và cảm xúc, nhất định là như thế.
Theo luật-định, ta có nên và có được phép làm thế không?
Thật ra, cũng có một số qui định rất chắc nịch của trí-tuệ trong các trường hợp đại loại như thế. Và, cũng có một số qui-định do cảm xúc của ta tạo ra. Bê trễ với qui định của trí tuệ, là biến những chuyện không mấy tin được thành sự việc rất cả tin. Không có gì thường xuyên hơn. Bê trễ không theo kịp đòi hỏi của cảm-xúc, là giới hạn của cuộc sống có trí-tuệ biến thành khuôn khổ hạn chế, tức: đối tượng rất mạnh của chứng-cứ mang tính khả-thi rất cao. Nhiều phần chắc, hoặc gần như lúc nào cũng chắc chắn, là ta chỉ có thể sống với niềm tin như thế. Nhưng, phần đông ta lại không đích]-thực sống cuộc sống của mình như thế. Ta sinh hoạt cũng tương đối có quân-bình giữa tâm-thức và ý-chí. Chủ thuyết “duy-lý-trí khá cường điệu” vẫn có thể tách-ly ta ra khỏi phần lớn sự-sống đích-thực và ra khỏi động-tác “tin” xuất tự con tim. Bao giờ con người cũng tin vào thứ gì đó yếu đuối, kém cỏi, hầu như bất toàn tự bẩm sinh. Ta không tài nào có được tính khoa-học để đưa vào đó tính cách xác-đáng, thực-thụ ngoại trừ những gì xuất hiện với ta đều có thật, cả vào trường-hợp ta thực-hiện công cuộc nghiên cứu thật tốt đẹp, nên mới thấy nó hiện rõ ra là: không phải thế. Xem thế thì, ta có thể chắc chắn là có được niềm tin đích-thực và có thật hoặc vào thứ gì đó, cuối cùng, lại không đúng thật. Tất cả những điều như thế, khiến ta nói được rằng: bằng vào quan điểm/lập trường đạo đức, ta cần có lý do chính đáng ngõ hầu, trước khi dấn bước đặt mình vào quyết tâm “tin” là mình có lý do để có thể cho phép ý-chí đưa ra quyết tâm nào đó ngõ hầu còn tin.
Tin, là động tác của trí tuệ rất thông minh, nhưng nếu chỉ dựa vào trí-tuệ đó thôi, cũng không đủ, và cảm-xúc vẫn cần ý-chí can thiệp vào trong đó. Từ đó, ta luôn thấy nơi động-tác “tin” một biện-chứng-pháp giữa cảm-xúc và trí-tuệ. Và, cũng từ đây, thấy xuất hiện những là: tình thương yêu, nỗi niềm khát vọng, sự hãi sợ, niềm hy vọng và tình bầu bạn, vv..
Các lý lẽ khiến ta tin, là lý lẽ nào?
Lý lẽ, có nhiều thứ có liên quan đến việc ta “tin” vào một khẳng định nào đó. Lý lẽ, đảm bảo tính hợp pháp của hành động, gắn liền với những gì khiến ta chấp nhận tin. Có một số sự việc làm ta tin, xem ra cũng rất lạ và mâu thuẫn nhau. Sự việc ấy, ta không nắm vững rành rành, dĩ nhiên là thế, nhưng chúng vẫn xuất hiện như thể nằm trong một loạt các sự việc khiến ta coi như đáng cho ta tin. Từ đó, ta mới có ưu thế. Và ưu thế này, sẽ “đến với” và “đến từ” ý-chí, tức đến với ý-chí từ người khác; và, từ ý-chí ấy, đến với trí-tuệ của ta. Ta muốn tin rằng những gì mình thấy là khả dĩ tin được. Người khác, có lẽ lại sẽ để nó trôi qua đi như một khả năng có thể tin được, nhưng vì ta muốn tin vào điều đó như thể là nó hiện hữu thật sự.
Xem như thế, thì ý-chí này có đáng tin cậy hay không?
Phải chăng nó cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của cuộc sống con người? Và đặc biệt, là nó có cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của trí-tuệ không?
Trả lời cho các vấn nạn này, có thể nói: trong trí-tuệ, vẫn có tình thương căn bản của sự thật; và, vẫn có nhiều động-lực hỗ trợ cho xác-tín này. Ý-chí không can thiệp vào như một uy-lực mù loà, mà nó lại đầm mình trong ánh sáng của lý lẽ ngõ hầu giúp ta tin. Và từ đó, ý-chí tự nó đơn-độc tự phát-triển, do ý-nghĩa của đối-tượng được đề-xuất, âu cũng là chuyện tự nhiên thôi. Với lại, ý-chí đi vào hiểu-biết rất khả-thi về sau, mà ta thường gọi là làm theo bản năng, tức: thứ hiểu biết rất sâu sắc về cảm-xúc. Hiểu biết có được là do bởi và do cùng tính cách tự nhiên sánh với những gì được ta tin tưởng.
Trong mọi tin tưởng, luôn có thứ gì đó còn mạnh hơn cả lý-lẽ khách-quan ngõ hầu giúp ta tin tưởng. Ưu thế này, biến đổi cả bề mặt của đối tượng ta muốn tin vào. Ta tiến gần đến đối tượng mà chúng ta muốn tin; tiến gần đến nó, vì ta đã chuẩn bị cho hiện-tượng ấy, và có lẽ do người chứng nào đó đem đến với đối tượng đó, đem đến theo cung cách hồn nhiên, thoải mái. Ta còn có cảm giác thấy rằng niềm tin ấy, sẽ đóng ụp vào như một thứ tiết trời của đạo đức trong cuộc sống của ta. Niềm tin, đem đến cho lương tâm ta một vài cảnh báo. Cảnh báo rằng, nó là sự việc tư riêng để rồi dẫn tới kết cuộc rất hữu lý của trí-tuệ; và điều này gọi là “tiến trình khách quan”.
Về điểm này, ta thấy được sự khác biệt giữa sự việc đang tin và các độc-tác giống như thế. Tin tưởng và hiểu biết cách chắc chắn cùng một sự thật, hoàn toàn không ăn khớp nhau. Cả hai sự việc đều đưa ra những điều chắc nịch, nhưng cái chắc nịch của mỗi bên vẫn tạo cung cách khác nhau: như có động lực núp ẩn, ở đằng sau. “Hiểu và biết rõ” dẫn đến khát vọng biết nhiều hơn và ngày càng nhiều hơn nữa, ngõ hầu ta có thể nghiên cứu và tiếp tục điều nghiên tất cả mọi sự hầu vui hưởng sự sáng tỏ về việc ấy. Niềm tin hoặc động thái đang tin-tưởng vào sự việc gì đó, một mặt vẫn mang tính xác định riêng của nó, khiến ta sống thực sự việc nào đó ít mang đến niềm tự hào mãn nguyện để rồi sẽ tiếp tục công cuộc nghiên cứu những gì mình đang còn “tin’. Và, cứ thế, ta lại sẽ khao khát được biết nhiều hơn nữa những gì mình đang tin tưởng. Mọi kẻ tin tưởng đều muốn nắm chắc điều mình tin và làm nó lướt vượt địa hạt tin-tưởng để có thể ở bên trên mọi hiểu biết. “Đồng thuận trong tin tưởng” không có nghĩa đem sinh hoạt thần-tính vào với hiện thực, trong thực tại cuộc đời được. Niềm tin vẫn hiện hữu để thực thi sự thật không ngưng nghỉ, bởi nó không tìm ra nơi nghỉ ngơi, nên cứ thế tự vấn chính mình về những gì mình tin có đúng sự thật không. Đây là nền tảng của định nghĩa sự việc mình tin tưởng theo cung cách cổ điển mà tiếng La-tinh gọi là “cum assensu cogitare” (tức: tư-duy có đồng thuận...)
Niềm tin và quan điểm/lập trường từ đó cần cái nhìn thật cẩn trọng. Ta có thể phân tách cách biệt được chúng, nhưng thường thì chúng vẫn đi đôi với nhau. Ngôn ngữ hôm nay dùng cái này cài đặt vào cái khác. Có tác giả lại vẫn nói về “lập trường tôn giáo” cũng như “niềm tin chính trị” mang theo trong mình một động lực tự giúp mình hiện hữu, khiến cho nó trông như có khả năng đúng với sự thật. Từ đó, họ mới có lý do chính đáng để có được lập trường lạ lung ấy. Đổi lại, điều đó cũng có thể sai. Và, khả năng sai sót ở đây sẽ không bị đào thải ra bên ngoài. Với niềm tin, lại có “thứ gì đó” được khẳng định là chuyện rất hiện-thực, bởi lẽ người chứng của sự việc có thực ấy đã đặt hết tin tưởng vào những gì mà họ coi là đúng với sự thực. Kết quả là, ít ra là trong các trường hợp hãn hữu, niềm tin và quan điểm/lập trường, khó mà tách khỏi nhau. Người tin tưởng, đôi lúc cũng do dự không dám đặt mình ở vào vị thế dính liền với sự thật được mình tin. Và, niềm tin có thể cũng sẽ hiện hữu trong khuôn-cách có chọn lựa. Phần đông chúng ta lại thích có quan điểm/lập trường riêng tư, bởi nó thích-hợp với chiều-hướng cảm xúc mình đang có, chứ không phải do các lý lẽ khách quan, mà ra. Với một số người, thì quan điểm/lập trường đã trở thành “niềm tin” mà không cần nhận thức rõ là nó có đổi thay này/khác.
Nơi niềm tin, ý-chí có thể sẽ ngăn chặn và chỉnh sửa trí-tuệ đưa về phía lựa chọn để thay thế. Tính chắc nịch của niềm tin nằm ngoài địa hạt đóng trụ của kiến thức, và nằm trong địa hạt của cảm-xúc, cũng dễ thôi.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch