Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 32 thường niên năm C 10.11..2013
“Ngày đó người chia sẻ cùng tôi,”
“lời ấm nồng khiến tôi trân quý sự sống.”
(dẫn từ thơ Cát Biển)
Lc 20: 27-38
Lời nồng ấm của nhà thơ hôm ấy, nay cũng được sẻ chia ở nhà Đạo, rất hôm nay. Lời sẻ chia hôm nay, là lời Chúa nói về sự sống ở đời này và mai hậu, rất đáng ghi. Và, hôm nay Lời Chúa được thánh Luca ghi lại một tư tưởng, rất rõ rệt.
Lời Chúa hôm nay người người nghe biết trân quý sự sống, là trình thuật ghi về một tranh luận giữa Đức Giêsu và bè Xađuxê. Họ là những người giàu có, quan liêu, rất bảo thủ. Là, những người được kính trọng ở chính trường vẫn hằng sẻ san quyền bính với người La Mã. Dưới trướng người La Mã, họ “tự tung tự tác”, một mình một chợ làm chủ nghị trường bất kể niềm tin vào Chúa Phục sinh, và cũng chẳng lý gì đến cuộc sống tương lai, mai ngày.
Bè Xađuxê không nghĩ rằng Chúa có thể và sẽ làm được mọi thứ hầu biến đổi thế giới ta đang sống cho ra khác. Họ cứ tưởng, chỉ mình họ mới làm được thế, nên không muốn “chuyện đời sau” xảy ra với chính mình. Họ muốn thế giới ở yên như xưa vì nay họ đã có đủ mọi quyền “ăn trên ngồi chốc” hơn mọi người. Hôm nay, những người như bè Xađuxê thấy rất nhiều ở quanh ta.
Họ là những người muốn Chúa cứ ở trên cao, chốn thiên đường ấy và để mặc họ quản cai thế trần theo ý họ mà chẳng bị Chúa Mẹ quấy rầy. Họ muốn niềm tin của mọi người ra ngoài mà sống tự nhiên, riêng tư. Và, họ chỉ muốn quyền bính chính trị để khống chế cuộc sống của mọi người. Phục sinh, đối với họ, chỉ là biểu tượng sự việc phải có, có thể có và cần có theo cách khác. Họ chẳng muốn mua lấy ý tưởng của Chúa, làm gì cho bận tâm, để rồi lại gây tranh luận.
Tranh luận với Chúa, họ vẫn tìm cách riễu cợt ý-tưởng về Phục sinh, cứ muốn coi đó như chuyện “ngồi lê đôi mách” chẳng có ý-nghĩa hoặc giá trị gì đối với họ. Họ nói nhiều, về luật lệ của Lêvi chuyên bảo rằng: Nữ-phụ nào đã lập gia đình mà lại không có con, đến khi chồng chết thì người em kế phải lấy chị dâu mình để sinh con mà nối dõi. Và đám người theo nhóm bè Xađuxê lại đã phác-hoạ một trường hợp tưởng tượng bảo rằng: nếu người chị dâu kia sau khi ở với 7 người mà vẫn không có con, rồi cũng chết. Vậy khi ‘sống lại’, thì ai là chồng chính thức của chị? Hỏi thế có nghĩa: nhóm người này tưởng rằng sự sống lúc đó cũng giống như hiện tại, thôi.
Và Chúa cho biết: đời sống đã phục sinh lại sẽ khác hẳn cuộc sống hiện tại rất nhiều. Phục sinh, không phải là quay trở về với lối sống giống như ta đang có bây giờ. Đó là: ngang qua sự chết và những gì xảy đến ngay sau cái chết, ngang qua đó, để đi vào một hiện hữu nhập xác rất mới mà sự chết không tài nào sờ chạm được. Và như thế, lúc đó, việc có con là chuyện không thích đáng, và thể thức hôn nhân cũng chẳng thích hợp, tức không thể nào lại có chuyện ăn nằm xác thịt, hết.
Chúa nói: Ngài không tin rằng những người đã quá vãng mới chỉ “chết”: nhưng họ lại sống sót theo cung cách thực thụ, bởi khi ấy họ đã thực sự thuộc về Chúa, mà Chúa lại là Thiên Chúa của kẻ sống, nên họ vẫn còn sống, đối với Chúa. Ở đây, ta có thể nói về trường hợp của Simôn con ông Giôna mà bảo: một khi anh đã chết, ta không gọi anh là Simôn con của Chúa, bởi vì anh có cuộc sống mới, trực tiếp có từ Thiên Chúa của kẻ sống. Và điều đó có nghĩa: mình vẫn thực sự còn sống. Thế nên, người Công Giáo chúng ta không cầu nguyện cho người chết của họ mà cầu cho, cầu với và cầu nguyện ngang qua người thân yêu của mình đang còn sống sót giống như thế.
Nếu ta vẫn sống sót để đi đến Chúa, ở với Chúa và được Chúa chăm sóc cho mình sau khi chết, điều này có nghĩa: Chúa đang thiết-lập một thế giới mới và ban cho ta một hiện hữu theo kiểu mới nơi xác thể, ở thế giới này. Đây là thứ xác-thể có uy-lực của Thánh-Linh, chứ không chỉ là sự sống còn theo nghĩa tinh thần, đâu. Ta cũng không thể biết xác-thể mới này trông giống gì. Các câu hỏi như thế không thích-hợp. Câu hỏi thực sự không mang tính vũ trụ quan mà có tính cách chính-trị. Thế giới mới này sẽ khác hẳn và tốt đẹp hơn.
Thế giới mới ấy sẽ là thế giới của tự do, công bằng, bình yên và thương yêu. Thế giới đó, sẽ là thế giới trong đó người nghèo khó, thấp hèn không còn khó nghèo và hèn kém nữa. Mà là, thế giới trong đó con người có uy-lực hiện thời sẽ không còn và không thể hiện hữu để rồi làm hại một ai. Đám người như nhóm bà Xađuxê và người La Mã sẽ không còn loanh quanh luẩn quẩn ở cạnh nữa, mà đây lại là một cuộc xuất hành mới, theo đó, một lần nữa Chúa lại nghe tiếng vãn than của dân con Ngài đau đau khổ và Ngài đến tiếp cứu.
Đây là cuộc trở về mới từ nơi lưu lạc, theo đủ cách. Thiên Chúa là Chúa của tự do. Là, Đấng cứu độ và là Chúa của mọi cách mạng qua đó Ngài đối đầu sự chết với tin lành loan đi sẽ có thế giới mới trong đó sự chết không còn chỗ đứng. Thiên Chúa giáp mặt với mọi người có uy-lực để lãnh nhận sự sống tràn đầy từ người khác, cùng tin tức loan báo rằng mọi sự xấu sẽ đuợc chỉnh sửa để nên tốt. Mọi đớn đau được lành lặn và dân con mọi người sẽ ở đó. Thiên Chúa không là Chúa của bè nhóm Xađuxê, cũng không là Chúa của đế quốc La Mã.
Chẳng thế mà, người Xađuxê và La Mã không thể ở vào địa vị của Chúa để nói về Phục sinh quang vinh. Họ vẫn muốn có uy quyền, để cai trị thế gian. Họ chẳng muốn mất đi thế lực mình vẫn có. Nên Chúa nói: họ sẽ mất tất cả, bởi loại hình thế giới của họ sẽ không bao giờ có nữa. Họ lại chọn loại hình sai trái về thế giới do mình tạo mà thực tế lại khác hẳn. Thế giới mà người nghèo khó lâu nay vẫn đợi chờ.
Phục sinh không có nghĩa như một miêu tả sự thể xảy đến cho mỗi người sau khi chết. Điều này không chỉ nói: Chúa đã sống lại, thế nên ta sẽ lên thiên đàng khi chết đi sẽ về với Chúa; mà là Chúa mang đến thế giới mới này bằng việc lật ngược thế giới ta đang sống. Tin Mừng có ý nói: Chúa đã sống lại rồi, thế nên tạo vật mới đã bắt đầu. Ý Tin Mừng nói: Chúa đã sống lại thật, nên ta được ủy thác ra đi mà thiết lập thế giới mớ đã khởi sự đến gần, ngay tại đây, bây giờ, và có trước cho mọi người. Ta có bổn phận để cho sự thật về sống lại biến ta trở thành những nhà cách mạng biết chối từ nhượng bộ những gì đã hiện hữu.
Mọi người, cả nam lẫn nữ, đã ở vào “cuộc chơi” cũng đủ để nói rằng: những gì là sai quấy trong thế giới của ta đã chết, và thế giới mới của Chúa đã khởi sự. Thế giới mới này không chỉ mang tính linh thiêng, nhưng là chính trị. Không phải xảy ra trong tương lai, mai ngày, mà đã có ngay lúc này rồi.
Thông điệp của Chúa về sự sống lại phải là niềm khích lệ và hy vọng to lớn đối với ta. Thông điệp ấy nói cho ta biết những gì đang xảy ra ở đâu, khi nào. Thông điệp còn nói cho ta biết rằng: cả cái chết lẫn mọi kỳ thị và rào cản không thể thể chặn đứng bước tiến của ta đi vào thế giới mới. Thông điệp còn cho ta biết là ta đang ngửi thấy mùi thơm của hoa hồng phát tiết từ thế giới mới này.
Quả là quà tặng tuyệt vời để ta tin vào điều này, trừ phi ta vẫn còn sống theo cung cách của nhóm bè Xađuxê, mà thôi. Hẳn là người Công Giáo, ai cũng thấy tội nghiệp cho những người trong nhóm bè này từng đảo lộn ý-nghĩa của Phục sinh Chúa tỏ bày cho ta biết.
Nhóm Xađuxê là những người vô gia cư trong thế giới mới Chúa thiệt-lập. Bởi, thế giới cũ xưa của họ không hiện hữu và họ cứ tưởng rằng mình đã lên đường về thế giới khác. Sự việc mà nhóm người Xađuxê cần làm là dấn bước lên đường về với thế-giới Chúa thiết-lập, rồi ra họ cũng sẽ cảm nhận được mọi điều tuyệt vời đã có đó.
Trong cảm nhận được sự thật về thế giới mới Chúa thiết lập, cũng nên ngâm nga lời thơ rằng:
“Ngày đó, người trao tôi những lời ngọt ngào
Mà đã làm say đắm hồn tôi.
Ngày đó, người chia sẻ cùng tôi,
Lời ấm nồng khiến tôi trân quý sự sống.”
(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)
Lời của Chúa, vẫn luôn là lời ấm nồng, khiến tôi tin tưởng nhiều phấn chấn. Phấn chấn và hứng khởi, để rồi tôi tin chắc thế giới mới Chúa lập, đã hiện hửu ở đây bây giờ, cho tôi. Bởi thế nên, tôi hằng cảm tạ Ngài từng khiến hồn tôi say đắm, nên sẽ trân quý sự sống, đến muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Ngày đó người chia sẻ cùng tôi,”
“lời ấm nồng khiến tôi trân quý sự sống.”
(dẫn từ thơ Cát Biển)
Lc 20: 27-38
Lời nồng ấm của nhà thơ hôm ấy, nay cũng được sẻ chia ở nhà Đạo, rất hôm nay. Lời sẻ chia hôm nay, là lời Chúa nói về sự sống ở đời này và mai hậu, rất đáng ghi. Và, hôm nay Lời Chúa được thánh Luca ghi lại một tư tưởng, rất rõ rệt.
Lời Chúa hôm nay người người nghe biết trân quý sự sống, là trình thuật ghi về một tranh luận giữa Đức Giêsu và bè Xađuxê. Họ là những người giàu có, quan liêu, rất bảo thủ. Là, những người được kính trọng ở chính trường vẫn hằng sẻ san quyền bính với người La Mã. Dưới trướng người La Mã, họ “tự tung tự tác”, một mình một chợ làm chủ nghị trường bất kể niềm tin vào Chúa Phục sinh, và cũng chẳng lý gì đến cuộc sống tương lai, mai ngày.
Bè Xađuxê không nghĩ rằng Chúa có thể và sẽ làm được mọi thứ hầu biến đổi thế giới ta đang sống cho ra khác. Họ cứ tưởng, chỉ mình họ mới làm được thế, nên không muốn “chuyện đời sau” xảy ra với chính mình. Họ muốn thế giới ở yên như xưa vì nay họ đã có đủ mọi quyền “ăn trên ngồi chốc” hơn mọi người. Hôm nay, những người như bè Xađuxê thấy rất nhiều ở quanh ta.
Họ là những người muốn Chúa cứ ở trên cao, chốn thiên đường ấy và để mặc họ quản cai thế trần theo ý họ mà chẳng bị Chúa Mẹ quấy rầy. Họ muốn niềm tin của mọi người ra ngoài mà sống tự nhiên, riêng tư. Và, họ chỉ muốn quyền bính chính trị để khống chế cuộc sống của mọi người. Phục sinh, đối với họ, chỉ là biểu tượng sự việc phải có, có thể có và cần có theo cách khác. Họ chẳng muốn mua lấy ý tưởng của Chúa, làm gì cho bận tâm, để rồi lại gây tranh luận.
Tranh luận với Chúa, họ vẫn tìm cách riễu cợt ý-tưởng về Phục sinh, cứ muốn coi đó như chuyện “ngồi lê đôi mách” chẳng có ý-nghĩa hoặc giá trị gì đối với họ. Họ nói nhiều, về luật lệ của Lêvi chuyên bảo rằng: Nữ-phụ nào đã lập gia đình mà lại không có con, đến khi chồng chết thì người em kế phải lấy chị dâu mình để sinh con mà nối dõi. Và đám người theo nhóm bè Xađuxê lại đã phác-hoạ một trường hợp tưởng tượng bảo rằng: nếu người chị dâu kia sau khi ở với 7 người mà vẫn không có con, rồi cũng chết. Vậy khi ‘sống lại’, thì ai là chồng chính thức của chị? Hỏi thế có nghĩa: nhóm người này tưởng rằng sự sống lúc đó cũng giống như hiện tại, thôi.
Và Chúa cho biết: đời sống đã phục sinh lại sẽ khác hẳn cuộc sống hiện tại rất nhiều. Phục sinh, không phải là quay trở về với lối sống giống như ta đang có bây giờ. Đó là: ngang qua sự chết và những gì xảy đến ngay sau cái chết, ngang qua đó, để đi vào một hiện hữu nhập xác rất mới mà sự chết không tài nào sờ chạm được. Và như thế, lúc đó, việc có con là chuyện không thích đáng, và thể thức hôn nhân cũng chẳng thích hợp, tức không thể nào lại có chuyện ăn nằm xác thịt, hết.
Chúa nói: Ngài không tin rằng những người đã quá vãng mới chỉ “chết”: nhưng họ lại sống sót theo cung cách thực thụ, bởi khi ấy họ đã thực sự thuộc về Chúa, mà Chúa lại là Thiên Chúa của kẻ sống, nên họ vẫn còn sống, đối với Chúa. Ở đây, ta có thể nói về trường hợp của Simôn con ông Giôna mà bảo: một khi anh đã chết, ta không gọi anh là Simôn con của Chúa, bởi vì anh có cuộc sống mới, trực tiếp có từ Thiên Chúa của kẻ sống. Và điều đó có nghĩa: mình vẫn thực sự còn sống. Thế nên, người Công Giáo chúng ta không cầu nguyện cho người chết của họ mà cầu cho, cầu với và cầu nguyện ngang qua người thân yêu của mình đang còn sống sót giống như thế.
Nếu ta vẫn sống sót để đi đến Chúa, ở với Chúa và được Chúa chăm sóc cho mình sau khi chết, điều này có nghĩa: Chúa đang thiết-lập một thế giới mới và ban cho ta một hiện hữu theo kiểu mới nơi xác thể, ở thế giới này. Đây là thứ xác-thể có uy-lực của Thánh-Linh, chứ không chỉ là sự sống còn theo nghĩa tinh thần, đâu. Ta cũng không thể biết xác-thể mới này trông giống gì. Các câu hỏi như thế không thích-hợp. Câu hỏi thực sự không mang tính vũ trụ quan mà có tính cách chính-trị. Thế giới mới này sẽ khác hẳn và tốt đẹp hơn.
Thế giới mới ấy sẽ là thế giới của tự do, công bằng, bình yên và thương yêu. Thế giới đó, sẽ là thế giới trong đó người nghèo khó, thấp hèn không còn khó nghèo và hèn kém nữa. Mà là, thế giới trong đó con người có uy-lực hiện thời sẽ không còn và không thể hiện hữu để rồi làm hại một ai. Đám người như nhóm bà Xađuxê và người La Mã sẽ không còn loanh quanh luẩn quẩn ở cạnh nữa, mà đây lại là một cuộc xuất hành mới, theo đó, một lần nữa Chúa lại nghe tiếng vãn than của dân con Ngài đau đau khổ và Ngài đến tiếp cứu.
Đây là cuộc trở về mới từ nơi lưu lạc, theo đủ cách. Thiên Chúa là Chúa của tự do. Là, Đấng cứu độ và là Chúa của mọi cách mạng qua đó Ngài đối đầu sự chết với tin lành loan đi sẽ có thế giới mới trong đó sự chết không còn chỗ đứng. Thiên Chúa giáp mặt với mọi người có uy-lực để lãnh nhận sự sống tràn đầy từ người khác, cùng tin tức loan báo rằng mọi sự xấu sẽ đuợc chỉnh sửa để nên tốt. Mọi đớn đau được lành lặn và dân con mọi người sẽ ở đó. Thiên Chúa không là Chúa của bè nhóm Xađuxê, cũng không là Chúa của đế quốc La Mã.
Chẳng thế mà, người Xađuxê và La Mã không thể ở vào địa vị của Chúa để nói về Phục sinh quang vinh. Họ vẫn muốn có uy quyền, để cai trị thế gian. Họ chẳng muốn mất đi thế lực mình vẫn có. Nên Chúa nói: họ sẽ mất tất cả, bởi loại hình thế giới của họ sẽ không bao giờ có nữa. Họ lại chọn loại hình sai trái về thế giới do mình tạo mà thực tế lại khác hẳn. Thế giới mà người nghèo khó lâu nay vẫn đợi chờ.
Phục sinh không có nghĩa như một miêu tả sự thể xảy đến cho mỗi người sau khi chết. Điều này không chỉ nói: Chúa đã sống lại, thế nên ta sẽ lên thiên đàng khi chết đi sẽ về với Chúa; mà là Chúa mang đến thế giới mới này bằng việc lật ngược thế giới ta đang sống. Tin Mừng có ý nói: Chúa đã sống lại rồi, thế nên tạo vật mới đã bắt đầu. Ý Tin Mừng nói: Chúa đã sống lại thật, nên ta được ủy thác ra đi mà thiết lập thế giới mớ đã khởi sự đến gần, ngay tại đây, bây giờ, và có trước cho mọi người. Ta có bổn phận để cho sự thật về sống lại biến ta trở thành những nhà cách mạng biết chối từ nhượng bộ những gì đã hiện hữu.
Mọi người, cả nam lẫn nữ, đã ở vào “cuộc chơi” cũng đủ để nói rằng: những gì là sai quấy trong thế giới của ta đã chết, và thế giới mới của Chúa đã khởi sự. Thế giới mới này không chỉ mang tính linh thiêng, nhưng là chính trị. Không phải xảy ra trong tương lai, mai ngày, mà đã có ngay lúc này rồi.
Thông điệp của Chúa về sự sống lại phải là niềm khích lệ và hy vọng to lớn đối với ta. Thông điệp ấy nói cho ta biết những gì đang xảy ra ở đâu, khi nào. Thông điệp còn nói cho ta biết rằng: cả cái chết lẫn mọi kỳ thị và rào cản không thể thể chặn đứng bước tiến của ta đi vào thế giới mới. Thông điệp còn cho ta biết là ta đang ngửi thấy mùi thơm của hoa hồng phát tiết từ thế giới mới này.
Quả là quà tặng tuyệt vời để ta tin vào điều này, trừ phi ta vẫn còn sống theo cung cách của nhóm bè Xađuxê, mà thôi. Hẳn là người Công Giáo, ai cũng thấy tội nghiệp cho những người trong nhóm bè này từng đảo lộn ý-nghĩa của Phục sinh Chúa tỏ bày cho ta biết.
Nhóm Xađuxê là những người vô gia cư trong thế giới mới Chúa thiệt-lập. Bởi, thế giới cũ xưa của họ không hiện hữu và họ cứ tưởng rằng mình đã lên đường về thế giới khác. Sự việc mà nhóm người Xađuxê cần làm là dấn bước lên đường về với thế-giới Chúa thiết-lập, rồi ra họ cũng sẽ cảm nhận được mọi điều tuyệt vời đã có đó.
Trong cảm nhận được sự thật về thế giới mới Chúa thiết lập, cũng nên ngâm nga lời thơ rằng:
“Ngày đó, người trao tôi những lời ngọt ngào
Mà đã làm say đắm hồn tôi.
Ngày đó, người chia sẻ cùng tôi,
Lời ấm nồng khiến tôi trân quý sự sống.”
(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)
Lời của Chúa, vẫn luôn là lời ấm nồng, khiến tôi tin tưởng nhiều phấn chấn. Phấn chấn và hứng khởi, để rồi tôi tin chắc thế giới mới Chúa lập, đã hiện hửu ở đây bây giờ, cho tôi. Bởi thế nên, tôi hằng cảm tạ Ngài từng khiến hồn tôi say đắm, nên sẽ trân quý sự sống, đến muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch