BỨC HẠ TẤM BIA 10 ÐIỀU RĂN
Theo câu chuyện ngày xưa trong Cựu Ước, ông Moisen lên núi gặp Thiên Chúa và được Chúa truyền dạy 10 điều răn. Dân chúng đứng từ xa, thấy sấm sét và tia lửa, cùng tiếng loa và núi bốc khói thì vô cùng sợ hãi và nói với Moisen: "Chính ông nói với chúng tôi là đủ rồi, chúng tôi xin nghe. Còn Thiên Chúa nói với chúng tôi thì chúng tôi sợ quá!" Ông Moisen trấn an dân chúng: "Ðừng sợ! Ðể thử lòng các ngươi mà Yavê đến và nhờ sự kính sợ của các ngươi trước mặt Yavê mà các ngươi không phạm tội nữa!" (Sách Xuất Hành, 20, 1-21).
Tháng 8 năm 2003, một tin tức thời sự hàng đầu có liên quan đến tôn giáo và gây sôi nổi trong dân chúng, đó là Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Tiểu Bang Alabama, Hoa Kỳ, ra phán quyết truyền dời đi một nơi khác một tấm bia đá khắc 10 điều răn đang để tại phòng khánh tiết của trụ sở TCPV này.
KINH MƯỜI ĐIỀU RĂN
Các tín hữu Việt Nam thuộc lòng bài kinh "Mười Ðiều Răn" do Chúa đã truyền cho ông Moisen như sau: Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ: Trước kính mến một Ðức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
TẤM BIA 10 ÐIỀU RĂN
Câu chuyện khởi đầu từ tháng 8 năm 2001, khi ông Roy Moore, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Alabama, Hoa Kỳ, cho bí mật trong đêm dựng một tấm bia đá nặng 5.300 cân Anh (tức 2.6 tấn) ngay trong phòng khánh tiết của tòa án tối cao này mà không hỏi ý kiến của 8 vị Thẩm phán đồng viện khác.
Lập tức, 2 người trong Hội Người Mỹ Bảo Vệ sự Biệt Lập giữa Giáo Hội và Nhà Nước nạp đơn kiện đòi dời tấm bia này đi chỗ khác. Ngày 18-11-02, toà xử tấm bia đã vi phạm Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ và phải bị triệt hạ. Thẩm phán Moore kháng cáo. Ngày 5-8-2003, Tòa Án Liên Bang Quận Hạt y án cũ và truyền dời tấm bia ra khỏi tòa nhà, hạn chót là ngày 20-8-03, sau đó, mỗi ngày chậm trễ phải nạp phạt $5.000 Mỹ Kim. Ông Moore lên tiếng chống lại phán quyết và cổ võ việc bất tuân hành lệnh của toà. Bắt đầu từ ngày 7-8-03 và các ngày kế tiếp, khoảng 100 người ủng hộ ông Moore biểu tình ngày đêm, ngồi lì trước tấm bia để cản trở lệnh toà, trong đó có điêu khắc gia Richard Hahnermann, người đã khắc tấm bia này. Cảnh sát đã bắt giữ 22 người. Ngày 22-8-03, ông Moore bị Ủy Ban Ðiều Tra Tư Pháp tuyên bố đã vi phạm 6 điều khoản kỷ luật hành nghề và truyền cách chức Chủ Tịch TCPV, không cho thi hành chức năng Thẩm Phán, tuy vẫn được trả lương. Ông Moore tuyên bố sẽ không chịu thua cuộc, mà sẽ thượng tố nội vụ lên trước TCPV Hoa Kỳ. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến của hãng thông tấn CNN và USA Today thì 77% trong số 1.009 người Mỹ được hỏi đã không đồng ý với quyết định của Toà án truyền bức hạ tấm bia. Dầu vậy, vào lúc 9 giờ sáng ngày 27-8-03, nhà thầu được chính phủ mướn từ ngoài tiểu bang đã đến trục tấm bia mang cất tại một nơi cũng ở trong toà nhà nhưng công chúng không thấy được.
TRANH LUẬN
Ðể bảo vệ cho lập trường của mình, Thẩm Phán Moore - được dân chúng đặt tên cho là "Vị Thẩm Phán 10 điều răn" - nói rằng: "Tôi chỉ làm nhiệm vụ của tôi là phải nhìn nhận Thượng Ðế. Tôi không thể nào chối bỏ Thượng Ðế mà luật pháp và xứ sở Hoa Kỳ này đang dựa vào Ngài." Cũng theo Thẩm Phán Moore, ông không thể phản bội lương tâm để không tôn vinh giới luật của Thượng Ðế. Ðây là nguyên tắc của luật pháp chứ không phải nguyên tắc của con người. Ông lập luận rằng luật pháp Hoa Kỳ khởi sự từ Kinh Thánh và 10 điều răn được coi là viên đá nền tảng cho cấu trúc luật pháp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, phe chống ông Moore, đã phản bác rằng Tu Chính Án số 1 của Hoa Kỳ quy định phải tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền. 10 điều răn chỉ được các Kitô giáo thừa nhận, trong khi các tôn giáo khác không đề cập tới. Khi đặt tấm bia khắc 10 điều răn và trưng bày trong trụ sở công quyền là mặc nhiên cổ võ cho một tôn giáo cá biệt, trong trường hợp này là đặt Kitô giáo trên các tôn giáo khác. Nguyên tắc của luật pháp là không người nào, kể cả Chủ Tịch TCPV, được đứng trên luật pháp. Là một thẩm phán, ông Moore vẫn phải tuân theo phán quyết của tòa án.
NHỮNG DÒNG SUY TƯ
1. Vì quyền lợi của xã hội cũng như căn cứ vào những vụ tôn giáo lấn át chính quyền trong lịch sử thế giới, Hiến Pháp Hoa Kỳ đã chủ trương sự tách biệt tôn giáo và nhà nước, để không một tôn giáo nào có thể trở thành quốc giáo trên đất Hoa Kỳ. Nhưng đàng khác, Hiến Pháp vẫn bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho dân chúng và không bao giờ can thiệp vào niềm tin tôn giáo nào, cho dù đôi khi niềm tin đó biến thành mê tín. Cũng vì thế mới xảy ra vụ các tín đồ bị giáo chủ dẫn đưa vào con đường tự sát tập thể một cách rất thương tâm, như vụ Jim Jones với 409 người chết ngày 18-11-1978, hoặc vụ Waco, Texas vào ngày 19-4-1993 khiến 74 người chết.
2. Trong vụ bức hạ bia đá khắc 10 điều răn Thiên Chúa, những thẩm phán ra quyết định bức hạ không phải là không tôn trọng niềm tin tôn giáo của Chủ tịch TCPV Moore, và chính một số thẩm phán ra quyết định này cũng là người Kitô giáo. Theo họ, tấm bia 10 điều răn đã không để đúng chỗ, vì TCPV là tài sản của quốc gia chứ không phải nhà thờ và ông Moore là một thẩm phán, nên hơn ai hết ông phải tôn trọng phán quyết của toà án.
3. Tuy nhiên, xét cho cùng thì 10 điều răn của Thiên Chúa rất hợp với luật lệ của bất cứ một quốc gia tân tiến nào trên thế giới. Cho nên nếu có trưng bày tấm bia khắc 10 điều răn thì cũng chỉ là một di tích mang tính chất đạo đức nhân bản hơn là tính chất tôn giáo thuần túy.
4. Ngoài ra, dù muốn dù không người ta cũng phải công nhận rằng tôn giáo đã đóng một vai trò rất quan trọng trong guồng máy xã hội. Chẳng hạn tại Việt Nam hiện nay, việc săn sóc những người cùi đã được khoán trắng cho các nữ tu, bởi vì không có một công chức nào lại chấp nhận phục vụ cho những bệnh nhân ghê tởm quá như vậy. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể tạo ra được những con người biết hy sinh mạng sống mình cho tha nhân. Cho nên xóa bỏ hết những biểu tượng tôn giáo trong xã hội là điều không thực tế.
5. Một điều nghịch thường là khi con người gặp chuyện may lành thì quên cả Thượng Ðế và mời Thượng Ðế đi chỗ khác, nhưng khi tai nạn xảy tới thì người ta lại kêu cầu Thượng Ðế đến cứu giúp.
6. Qua vụ này, chúng ta thấy rõ một điều là Thiên Chúa quả thực đã ban cho con người sự tự do: tự do theo Chúa hay không theo Chúa. Chính sự tự do này là nền tảng công bằng trong bản án mà Thiên Chúa sẽ dành cho mỗi người sau khi chết.
7. Dù sao, việc tranh cãi và triệt hạ tấm bia 10 điều răn hoàn toàn là công việc của con người: người thua kiện cũng như người thắng kiện. Còn Thiên Chúa trong vụ này không thua và cũng không thắng gì cả. Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa. Chính Ngài đã ban hành 10 điều răn. Ai tuân theo sẽ được phần thưởng. Ai bất tuân sẽ bị án phạt.
8. Tấm bia đá 10 điều răn thực sự đã được dời đi, khiến những người đồng quan điểm với thẩm phán Moore rất buồn bực. Nhưng nếu mỗi một Kitô giáo biết triệt để tuân giữ 10 điều răn của Chúa thì đó chính là những tấm bia sống động, có thể được trưng bày khắp mọi nơi, từ cơ quan công quyền đến những nơi riêng tư. Những "tấm bia sống" ấy không bao giờ bị kiện triệt hạ cả.
9. Cứ đà này, chúng ta có thể dự đoán sẽ còn nhiều vụ kiện "đạo vào đời" khác sẽ xảy đến:
a/ Trong đại lễ nhậm chức của tân Tổng Thống Hoa Kỳ, có nghi thức tuyên thệ khi vị tân cử đặt tay trên cuốn Kinh Thánh và thề hứa trung thành với Hiến Pháp, đồng thời xin Thượng Ðế chúc lành.
b/ Trên các đồng tiền của Hoa Kỳ đều có câu "Chúng ta tin tưởng nơi Thượng Ðế" (In God we trust).
c/ Vào dịp lễ Giáng Sinh hàng năm, nhiều thành phố đã phải chi một khoản tiền khá lớn để kết đèn, chăng hoa ngoài đường phố, kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa ra đời.
Chúng ta hãy chờ xem.
Theo câu chuyện ngày xưa trong Cựu Ước, ông Moisen lên núi gặp Thiên Chúa và được Chúa truyền dạy 10 điều răn. Dân chúng đứng từ xa, thấy sấm sét và tia lửa, cùng tiếng loa và núi bốc khói thì vô cùng sợ hãi và nói với Moisen: "Chính ông nói với chúng tôi là đủ rồi, chúng tôi xin nghe. Còn Thiên Chúa nói với chúng tôi thì chúng tôi sợ quá!" Ông Moisen trấn an dân chúng: "Ðừng sợ! Ðể thử lòng các ngươi mà Yavê đến và nhờ sự kính sợ của các ngươi trước mặt Yavê mà các ngươi không phạm tội nữa!" (Sách Xuất Hành, 20, 1-21).
Tháng 8 năm 2003, một tin tức thời sự hàng đầu có liên quan đến tôn giáo và gây sôi nổi trong dân chúng, đó là Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Tiểu Bang Alabama, Hoa Kỳ, ra phán quyết truyền dời đi một nơi khác một tấm bia đá khắc 10 điều răn đang để tại phòng khánh tiết của trụ sở TCPV này.
KINH MƯỜI ĐIỀU RĂN
Các tín hữu Việt Nam thuộc lòng bài kinh "Mười Ðiều Răn" do Chúa đã truyền cho ông Moisen như sau: Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn:
Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ: Trước kính mến một Ðức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
TẤM BIA 10 ÐIỀU RĂN
Câu chuyện khởi đầu từ tháng 8 năm 2001, khi ông Roy Moore, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Alabama, Hoa Kỳ, cho bí mật trong đêm dựng một tấm bia đá nặng 5.300 cân Anh (tức 2.6 tấn) ngay trong phòng khánh tiết của tòa án tối cao này mà không hỏi ý kiến của 8 vị Thẩm phán đồng viện khác.
Lập tức, 2 người trong Hội Người Mỹ Bảo Vệ sự Biệt Lập giữa Giáo Hội và Nhà Nước nạp đơn kiện đòi dời tấm bia này đi chỗ khác. Ngày 18-11-02, toà xử tấm bia đã vi phạm Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ và phải bị triệt hạ. Thẩm phán Moore kháng cáo. Ngày 5-8-2003, Tòa Án Liên Bang Quận Hạt y án cũ và truyền dời tấm bia ra khỏi tòa nhà, hạn chót là ngày 20-8-03, sau đó, mỗi ngày chậm trễ phải nạp phạt $5.000 Mỹ Kim. Ông Moore lên tiếng chống lại phán quyết và cổ võ việc bất tuân hành lệnh của toà. Bắt đầu từ ngày 7-8-03 và các ngày kế tiếp, khoảng 100 người ủng hộ ông Moore biểu tình ngày đêm, ngồi lì trước tấm bia để cản trở lệnh toà, trong đó có điêu khắc gia Richard Hahnermann, người đã khắc tấm bia này. Cảnh sát đã bắt giữ 22 người. Ngày 22-8-03, ông Moore bị Ủy Ban Ðiều Tra Tư Pháp tuyên bố đã vi phạm 6 điều khoản kỷ luật hành nghề và truyền cách chức Chủ Tịch TCPV, không cho thi hành chức năng Thẩm Phán, tuy vẫn được trả lương. Ông Moore tuyên bố sẽ không chịu thua cuộc, mà sẽ thượng tố nội vụ lên trước TCPV Hoa Kỳ. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến của hãng thông tấn CNN và USA Today thì 77% trong số 1.009 người Mỹ được hỏi đã không đồng ý với quyết định của Toà án truyền bức hạ tấm bia. Dầu vậy, vào lúc 9 giờ sáng ngày 27-8-03, nhà thầu được chính phủ mướn từ ngoài tiểu bang đã đến trục tấm bia mang cất tại một nơi cũng ở trong toà nhà nhưng công chúng không thấy được.
TRANH LUẬN
Ðể bảo vệ cho lập trường của mình, Thẩm Phán Moore - được dân chúng đặt tên cho là "Vị Thẩm Phán 10 điều răn" - nói rằng: "Tôi chỉ làm nhiệm vụ của tôi là phải nhìn nhận Thượng Ðế. Tôi không thể nào chối bỏ Thượng Ðế mà luật pháp và xứ sở Hoa Kỳ này đang dựa vào Ngài." Cũng theo Thẩm Phán Moore, ông không thể phản bội lương tâm để không tôn vinh giới luật của Thượng Ðế. Ðây là nguyên tắc của luật pháp chứ không phải nguyên tắc của con người. Ông lập luận rằng luật pháp Hoa Kỳ khởi sự từ Kinh Thánh và 10 điều răn được coi là viên đá nền tảng cho cấu trúc luật pháp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, phe chống ông Moore, đã phản bác rằng Tu Chính Án số 1 của Hoa Kỳ quy định phải tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền. 10 điều răn chỉ được các Kitô giáo thừa nhận, trong khi các tôn giáo khác không đề cập tới. Khi đặt tấm bia khắc 10 điều răn và trưng bày trong trụ sở công quyền là mặc nhiên cổ võ cho một tôn giáo cá biệt, trong trường hợp này là đặt Kitô giáo trên các tôn giáo khác. Nguyên tắc của luật pháp là không người nào, kể cả Chủ Tịch TCPV, được đứng trên luật pháp. Là một thẩm phán, ông Moore vẫn phải tuân theo phán quyết của tòa án.
NHỮNG DÒNG SUY TƯ
1. Vì quyền lợi của xã hội cũng như căn cứ vào những vụ tôn giáo lấn át chính quyền trong lịch sử thế giới, Hiến Pháp Hoa Kỳ đã chủ trương sự tách biệt tôn giáo và nhà nước, để không một tôn giáo nào có thể trở thành quốc giáo trên đất Hoa Kỳ. Nhưng đàng khác, Hiến Pháp vẫn bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho dân chúng và không bao giờ can thiệp vào niềm tin tôn giáo nào, cho dù đôi khi niềm tin đó biến thành mê tín. Cũng vì thế mới xảy ra vụ các tín đồ bị giáo chủ dẫn đưa vào con đường tự sát tập thể một cách rất thương tâm, như vụ Jim Jones với 409 người chết ngày 18-11-1978, hoặc vụ Waco, Texas vào ngày 19-4-1993 khiến 74 người chết.
2. Trong vụ bức hạ bia đá khắc 10 điều răn Thiên Chúa, những thẩm phán ra quyết định bức hạ không phải là không tôn trọng niềm tin tôn giáo của Chủ tịch TCPV Moore, và chính một số thẩm phán ra quyết định này cũng là người Kitô giáo. Theo họ, tấm bia 10 điều răn đã không để đúng chỗ, vì TCPV là tài sản của quốc gia chứ không phải nhà thờ và ông Moore là một thẩm phán, nên hơn ai hết ông phải tôn trọng phán quyết của toà án.
3. Tuy nhiên, xét cho cùng thì 10 điều răn của Thiên Chúa rất hợp với luật lệ của bất cứ một quốc gia tân tiến nào trên thế giới. Cho nên nếu có trưng bày tấm bia khắc 10 điều răn thì cũng chỉ là một di tích mang tính chất đạo đức nhân bản hơn là tính chất tôn giáo thuần túy.
4. Ngoài ra, dù muốn dù không người ta cũng phải công nhận rằng tôn giáo đã đóng một vai trò rất quan trọng trong guồng máy xã hội. Chẳng hạn tại Việt Nam hiện nay, việc săn sóc những người cùi đã được khoán trắng cho các nữ tu, bởi vì không có một công chức nào lại chấp nhận phục vụ cho những bệnh nhân ghê tởm quá như vậy. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể tạo ra được những con người biết hy sinh mạng sống mình cho tha nhân. Cho nên xóa bỏ hết những biểu tượng tôn giáo trong xã hội là điều không thực tế.
5. Một điều nghịch thường là khi con người gặp chuyện may lành thì quên cả Thượng Ðế và mời Thượng Ðế đi chỗ khác, nhưng khi tai nạn xảy tới thì người ta lại kêu cầu Thượng Ðế đến cứu giúp.
6. Qua vụ này, chúng ta thấy rõ một điều là Thiên Chúa quả thực đã ban cho con người sự tự do: tự do theo Chúa hay không theo Chúa. Chính sự tự do này là nền tảng công bằng trong bản án mà Thiên Chúa sẽ dành cho mỗi người sau khi chết.
7. Dù sao, việc tranh cãi và triệt hạ tấm bia 10 điều răn hoàn toàn là công việc của con người: người thua kiện cũng như người thắng kiện. Còn Thiên Chúa trong vụ này không thua và cũng không thắng gì cả. Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa. Chính Ngài đã ban hành 10 điều răn. Ai tuân theo sẽ được phần thưởng. Ai bất tuân sẽ bị án phạt.
8. Tấm bia đá 10 điều răn thực sự đã được dời đi, khiến những người đồng quan điểm với thẩm phán Moore rất buồn bực. Nhưng nếu mỗi một Kitô giáo biết triệt để tuân giữ 10 điều răn của Chúa thì đó chính là những tấm bia sống động, có thể được trưng bày khắp mọi nơi, từ cơ quan công quyền đến những nơi riêng tư. Những "tấm bia sống" ấy không bao giờ bị kiện triệt hạ cả.
9. Cứ đà này, chúng ta có thể dự đoán sẽ còn nhiều vụ kiện "đạo vào đời" khác sẽ xảy đến:
a/ Trong đại lễ nhậm chức của tân Tổng Thống Hoa Kỳ, có nghi thức tuyên thệ khi vị tân cử đặt tay trên cuốn Kinh Thánh và thề hứa trung thành với Hiến Pháp, đồng thời xin Thượng Ðế chúc lành.
b/ Trên các đồng tiền của Hoa Kỳ đều có câu "Chúng ta tin tưởng nơi Thượng Ðế" (In God we trust).
c/ Vào dịp lễ Giáng Sinh hàng năm, nhiều thành phố đã phải chi một khoản tiền khá lớn để kết đèn, chăng hoa ngoài đường phố, kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa ra đời.
Chúng ta hãy chờ xem.