WESTMINSTER, California (NV) - Trong lần đầu tiên gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại vùng Little Saigon, ông David Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết kết quả vận động nhân quyền của tòa đại sứ tại Việt Nam có kết quả “khiêm tốn.”
Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear (phải), nghe một cử tọa đặt câu hỏi tại buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Tại cả ba buổi gặp gỡ trong ngày Thứ Bảy vừa qua, một tại Trung Tâm Le-Jao Center của Ðại Học Cộng Ðồng Coastline, một tại nhà hàng Làng Ngon, và một tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, ông David Shear lập đi lập lại nhiều lần chữ “khiêm tốn” (modest) khi nói về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
“Kể từ khi làm đại sứ tại Việt Nam, mỗi khi gặp các lãnh đạo cao cấp như ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, hoặc Ngoại Trưởng Minh, cũng như những người khác, tôi không chỉ nói nhân quyền quan trọng như thế nào trong quan hệ Việt-Mỹ, mà tôi yêu cầu họ thả tù nhân, tôn trọng tự do nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tụ tập, và tự do tín ngưỡng. Thế nhưng, chúng tôi chỉ đạt một kết quả 'khiêm nhường,'” nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam nói trước cử tọa bao gồm nhiều người Việt Nam và nhiều vị dân cử địa phương trong vùng.
Ông dẫn chứng: “Ví dụ như trường hợp thả Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân.”
Rồi ông mời ông Quân đứng lên và nói: “Tôi mừng là ông có mặt ở đây, chứ không còn ở trong tù nữa.”
“Như vụ thả Luật Sư Lê Công Ðịnh,” ông David Shear nói tiếp. “Tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên Việt Nam tiếp ông phó chủ tịch tổ chức Amnesty International. Tôi hy vọng đây sẽ là bước mở đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức nhân quyền.”
Từ trái, Dân Biểu Alan Lowenthal, Luật Sư Nguyễn Ðỗ Phủ, ông Ðỗ Hoàng Ðiềm (chủ tịch đảng Việt Tân) và Ðại Sứ David Shear tại nhà hàng Làng Ngon. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Ông nói tiếp: “Tuy nhiên, như tôi nói, đây chỉ là những kết quả 'khiêm tốn.' Chúng ta còn nhiều việc phải làm, không thể thay đổi mọi chuyện qua một đêm. Và để làm được điều này, chúng ta phải tiếp tục nêu lên những quan tâm của cộng đồng Việt Nam và chúng ta có điều kiện ảnh hưởng họ (chính quyền Việt Nam).”
Ông cũng cho biết ảnh hưởng của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ rất lớn, và có thể gây ảnh hưởng tại Việt Nam.
“Tiếng nói của cộng đồng Việt Nam rất mạnh, và chúng tôi, tại Hà Nội, lắng nghe quý vị một cách nghiêm túc,” ông nói. “Ngoài ra, quý vị có những vị dân cử liên bang luôn biết lắng nghe và sẵn sàng lên tiếng cho quý vị, ví dụ như các dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce.”
Ông cũng không quên đề cập đến mục tiêu của Hoa Kỳ.
Ông nói: “Hoa Kỳ muốn Việt Nam là một quốc gia giàu mạnh và độc lập, nhưng phải tôn trọng luật lệ.”
Trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù, Ðại Sứ David Shear cho biết Washington theo đuổi bốn mục tiêu: (1) Quan hệ kinh tế và thương mại. (2) Hợp tác ngoại giao và an ninh. (3) Giúp đỡ giáo dục và môi trường. (4) Kêu gọi họ - một cách mạnh mẽ và liên tục - tôn trọng nhân quyền.
“Tại sao tôi lại đề cập nhân quyền cuối cùng?” ông đại sứ đặt câu hỏi.
“Vì nhân quyền có liên quan đến ba mục tiêu trên,” ông David Shear giải thích.
Về mục tiêu số một, ông David Shear cho biết trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nay lên đến $20 tỉ/năm. Nếu Việt Nam được vào TPP (Trans-Pacific Panership) với Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ gia tăng xuất cảng vào Việt Nam.
Trong mục tiêu số hai, Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng quyền lợi với các quốc gia khác trong Biển Ðông. Và Hoa Kỳ đã có hợp tác quân sự với Việt Nam ở mức khiêm nhường.
Ông nêu ví dụ: “Trong năm 2011, hai nước đã ký hiệp định hợp tác cứu hộ trên biển, hàng hải, và tìm kiếm người mất tích trong trường hợp thiên tai trên Biển Ðông.”
Với mục tiêu số ba, ông David Shear cho biết hiện có 15,000 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.
Ông nói thêm: “Hoa Kỳ cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng chính 15,000 sinh viên khi trở về sẽ có ảnh hưởng lớn hơn.”
Ông cũng nhắc đến các hoạt động của Mỹ giúp Việt Nam chống bệnh AIDS, các bệnh tật khác, cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là khi dòng sông này bị “tấn công từ phía trên” và mực nước biển dâng lên ở phía dưới, cùng với sự thay đổi khí hậu.
Về mục tiêu số bốn - nhân quyền - ông David Shear cho biết ông và ông Lê Thành Ân, tổng lãnh sự tại Sài Gòn, coi đây là vấn đề rất quan trọng.
Ông nói: “Hồi Tháng Tám, 2011, khi Việt Nam muốn vào TPP, chúng tôi nói thẳng họ phải cải thiện nhân quyền.”
“Nhân quyền là một cái gì đó nằm sâu trong máu của người Mỹ,” ông nói tiếp. “Tuy nhiên, rất dễ cho tôi nói chuyện với Việt Nam về phát triển kinh tế, nhưng không dễ khi nói chuyện nhân quyền với họ.”
Ông cũng cho biết, ông đã đi nhiều nơi tại Việt Nam, từ đồng bằng đến vùng núi, đến vùng cao nguyên, khoảng 24 tỉnh, nhưng vẫn bị hạn chế khi muốn đi đến một số nơi khác.
Về tự do tôn giáo, ông David Shear cho biết cũng đang làm việc cật lực để vấn đề được tốt hơn.
Giám Sát Viên Janet Nguyễn (trái) và Ðại Sứ David Shear (thứ hai từ trái) nói chuyện với đại diện tôn giáo và cộng đồng tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, Westminster. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Ông kể, và có chiếu một số hình ảnh để minh họa, là từng gặp một nhà bất đồng chính kiến như Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, vài giám mục Công Giáo, Thánh Ðịa La Vang và một số nơi khác.
Nhưng có một lần ông bị “cản trở” khi muốn gặp giám mục Giáo Phận Vinh.
Ông kể: “Hôm đó, tôi dự trù đến Vinh hai ngày, có lấy hẹn gặp vị giám mục, nhưng khi đến nơi, tôi được biết không thể gặp ngài được. Tôi rất bực bội và nói thẳng với Ban Tôn Giáo của tỉnh Nghệ An là tôi rất không hài lòng. Tôi trở lại Hà Nội ngay lập tức.”
Về chuyện đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Countries of Particular Concern), vì không tôn trọng tự do tôn giáo, ông Shear giải thích: “Chúng ta đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này năm 2006. Sau đó, chúng ta thấy điều lệ để đưa một quốc gia vào CPC quá giới hạn, và Việt Nam không đủ tiêu chuẩn.”
Trong phần hỏi đáp với cử tọa, nhiều người đề cập đến chuyện một viên chức Mỹ từng làm việc ở Tổng Lãnh Sự Sài Gòn bị bắt vì bị tình nghi bán visa, ông David Shear đáp: “Tôi không thể trả lời vấn đề này vì sự việc đang được điều tra. Nhưng tôi muốn nói rõ, chúng tôi không chấp nhận chuyện này, và khi biết ai làm, chúng tôi sẽ trừng phạt họ.”
Ông cũng cho biết vụ bán visa không ảnh hưởng việc cấp visa cho du học sinh cũng như khách du lịch từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Ðại Sứ David Shear (trái) trả lời câu hỏi của giới truyền thông Việt Ngữ sau buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Nhiều người cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Ðông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa khối ASEAN và Trung Quốc, ông David Shear khẳng định: “Hoa Kỳ không đứng về phía nào, nhưng cũng phản đối bất cứ hình thức nào đơn phương tuyên bố chủ quyền Biển Ðông, vì đây là hải lộ quốc tế quan trọng.”
“Hoa Kỳ muốn mọi khác biệt được giải quyết qua phương thức ngoại giao, tôn trọng lẫn nhau, nhất là qua Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct-COC),” ông David Shear nói.
Buổi gặp gỡ giữa Ðại Sứ David Shear và cộng đồng Việt Nam ở Trung Tâm Le-Jao do ba dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce đồng bảo trợ, tuy nhiên, chỉ có ông Lowenthal có mặt, còn hai vị kia bận việc khác.
Trước khi mở đầu, Dân Biểu Lowenthal giới thiệu ông Trí Tạ, thị trưởng Westminster, và bà Janet Nguyễn, giám sát viên Orange County, phát biểu chào mừng vị đại sứ và đồng hương.
Sau đó, Ðại Sứ David Shear có một buổi gặp gỡ và ăn trưa với một số nhân vật trong cộng đồng và đại diện một số đảng phái tại nhà hàng Làng Ngon, Westminster. Buổi gặp gỡ này do năm cá nhân đài thọ. Ðó là nhạc sĩ Trúc Hồ (tổng giám đốc SBTN), Luật Sư Nguyễn Ðỗ Phủ (phó tổng giám đốc SBTN), Luật Sư Nguyễn Anh Tuấn (thành viên HÐQT SBTN), Tiến Sĩ Susie Xuyến-Ðông Matsuda (thành viên đảng Việt Tân) và ông Trần Trung Dũng (đại diện Ðảng Bộ Việt Tân Bắc Mỹ).
Sau đó, ông David Shear gặp và nói chuyện với một số đại diện tôn giáo và cộng đồng, và một số vị dân cử, trong một buổi tiếp tân do Giám Sát Viên Janet Nguyễn tổ chức tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, Westminster.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167253&zoneid=1#.UatXPr7n99A)
Tại cả ba buổi gặp gỡ trong ngày Thứ Bảy vừa qua, một tại Trung Tâm Le-Jao Center của Ðại Học Cộng Ðồng Coastline, một tại nhà hàng Làng Ngon, và một tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, ông David Shear lập đi lập lại nhiều lần chữ “khiêm tốn” (modest) khi nói về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
“Kể từ khi làm đại sứ tại Việt Nam, mỗi khi gặp các lãnh đạo cao cấp như ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, hoặc Ngoại Trưởng Minh, cũng như những người khác, tôi không chỉ nói nhân quyền quan trọng như thế nào trong quan hệ Việt-Mỹ, mà tôi yêu cầu họ thả tù nhân, tôn trọng tự do nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tụ tập, và tự do tín ngưỡng. Thế nhưng, chúng tôi chỉ đạt một kết quả 'khiêm nhường,'” nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam nói trước cử tọa bao gồm nhiều người Việt Nam và nhiều vị dân cử địa phương trong vùng.
Ông dẫn chứng: “Ví dụ như trường hợp thả Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân.”
Rồi ông mời ông Quân đứng lên và nói: “Tôi mừng là ông có mặt ở đây, chứ không còn ở trong tù nữa.”
“Như vụ thả Luật Sư Lê Công Ðịnh,” ông David Shear nói tiếp. “Tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên Việt Nam tiếp ông phó chủ tịch tổ chức Amnesty International. Tôi hy vọng đây sẽ là bước mở đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức nhân quyền.”
Ông nói tiếp: “Tuy nhiên, như tôi nói, đây chỉ là những kết quả 'khiêm tốn.' Chúng ta còn nhiều việc phải làm, không thể thay đổi mọi chuyện qua một đêm. Và để làm được điều này, chúng ta phải tiếp tục nêu lên những quan tâm của cộng đồng Việt Nam và chúng ta có điều kiện ảnh hưởng họ (chính quyền Việt Nam).”
Ông cũng cho biết ảnh hưởng của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ rất lớn, và có thể gây ảnh hưởng tại Việt Nam.
“Tiếng nói của cộng đồng Việt Nam rất mạnh, và chúng tôi, tại Hà Nội, lắng nghe quý vị một cách nghiêm túc,” ông nói. “Ngoài ra, quý vị có những vị dân cử liên bang luôn biết lắng nghe và sẵn sàng lên tiếng cho quý vị, ví dụ như các dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce.”
Ông cũng không quên đề cập đến mục tiêu của Hoa Kỳ.
Ông nói: “Hoa Kỳ muốn Việt Nam là một quốc gia giàu mạnh và độc lập, nhưng phải tôn trọng luật lệ.”
Trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù, Ðại Sứ David Shear cho biết Washington theo đuổi bốn mục tiêu: (1) Quan hệ kinh tế và thương mại. (2) Hợp tác ngoại giao và an ninh. (3) Giúp đỡ giáo dục và môi trường. (4) Kêu gọi họ - một cách mạnh mẽ và liên tục - tôn trọng nhân quyền.
“Tại sao tôi lại đề cập nhân quyền cuối cùng?” ông đại sứ đặt câu hỏi.
Về mục tiêu số một, ông David Shear cho biết trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nay lên đến $20 tỉ/năm. Nếu Việt Nam được vào TPP (Trans-Pacific Panership) với Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ gia tăng xuất cảng vào Việt Nam.
Trong mục tiêu số hai, Hoa Kỳ và Việt Nam có cùng quyền lợi với các quốc gia khác trong Biển Ðông. Và Hoa Kỳ đã có hợp tác quân sự với Việt Nam ở mức khiêm nhường.
Ông nêu ví dụ: “Trong năm 2011, hai nước đã ký hiệp định hợp tác cứu hộ trên biển, hàng hải, và tìm kiếm người mất tích trong trường hợp thiên tai trên Biển Ðông.”
Với mục tiêu số ba, ông David Shear cho biết hiện có 15,000 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.
Ông nói thêm: “Hoa Kỳ cố gắng rất nhiều trong việc đẩy mạnh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng chính 15,000 sinh viên khi trở về sẽ có ảnh hưởng lớn hơn.”
Ông cũng nhắc đến các hoạt động của Mỹ giúp Việt Nam chống bệnh AIDS, các bệnh tật khác, cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là khi dòng sông này bị “tấn công từ phía trên” và mực nước biển dâng lên ở phía dưới, cùng với sự thay đổi khí hậu.
Về mục tiêu số bốn - nhân quyền - ông David Shear cho biết ông và ông Lê Thành Ân, tổng lãnh sự tại Sài Gòn, coi đây là vấn đề rất quan trọng.
Ông nói: “Hồi Tháng Tám, 2011, khi Việt Nam muốn vào TPP, chúng tôi nói thẳng họ phải cải thiện nhân quyền.”
“Nhân quyền là một cái gì đó nằm sâu trong máu của người Mỹ,” ông nói tiếp. “Tuy nhiên, rất dễ cho tôi nói chuyện với Việt Nam về phát triển kinh tế, nhưng không dễ khi nói chuyện nhân quyền với họ.”
Ông cũng cho biết, ông đã đi nhiều nơi tại Việt Nam, từ đồng bằng đến vùng núi, đến vùng cao nguyên, khoảng 24 tỉnh, nhưng vẫn bị hạn chế khi muốn đi đến một số nơi khác.
Về tự do tôn giáo, ông David Shear cho biết cũng đang làm việc cật lực để vấn đề được tốt hơn.
Ông kể, và có chiếu một số hình ảnh để minh họa, là từng gặp một nhà bất đồng chính kiến như Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, vài giám mục Công Giáo, Thánh Ðịa La Vang và một số nơi khác.
Nhưng có một lần ông bị “cản trở” khi muốn gặp giám mục Giáo Phận Vinh.
Ông kể: “Hôm đó, tôi dự trù đến Vinh hai ngày, có lấy hẹn gặp vị giám mục, nhưng khi đến nơi, tôi được biết không thể gặp ngài được. Tôi rất bực bội và nói thẳng với Ban Tôn Giáo của tỉnh Nghệ An là tôi rất không hài lòng. Tôi trở lại Hà Nội ngay lập tức.”
Về chuyện đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Countries of Particular Concern), vì không tôn trọng tự do tôn giáo, ông Shear giải thích: “Chúng ta đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này năm 2006. Sau đó, chúng ta thấy điều lệ để đưa một quốc gia vào CPC quá giới hạn, và Việt Nam không đủ tiêu chuẩn.”
Trong phần hỏi đáp với cử tọa, nhiều người đề cập đến chuyện một viên chức Mỹ từng làm việc ở Tổng Lãnh Sự Sài Gòn bị bắt vì bị tình nghi bán visa, ông David Shear đáp: “Tôi không thể trả lời vấn đề này vì sự việc đang được điều tra. Nhưng tôi muốn nói rõ, chúng tôi không chấp nhận chuyện này, và khi biết ai làm, chúng tôi sẽ trừng phạt họ.”
Ông cũng cho biết vụ bán visa không ảnh hưởng việc cấp visa cho du học sinh cũng như khách du lịch từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Nhiều người cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Ðông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa khối ASEAN và Trung Quốc, ông David Shear khẳng định: “Hoa Kỳ không đứng về phía nào, nhưng cũng phản đối bất cứ hình thức nào đơn phương tuyên bố chủ quyền Biển Ðông, vì đây là hải lộ quốc tế quan trọng.”
“Hoa Kỳ muốn mọi khác biệt được giải quyết qua phương thức ngoại giao, tôn trọng lẫn nhau, nhất là qua Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct-COC),” ông David Shear nói.
Buổi gặp gỡ giữa Ðại Sứ David Shear và cộng đồng Việt Nam ở Trung Tâm Le-Jao do ba dân biểu Alan Lowenthal, Loretta Sanchez và Ed Royce đồng bảo trợ, tuy nhiên, chỉ có ông Lowenthal có mặt, còn hai vị kia bận việc khác.
Trước khi mở đầu, Dân Biểu Lowenthal giới thiệu ông Trí Tạ, thị trưởng Westminster, và bà Janet Nguyễn, giám sát viên Orange County, phát biểu chào mừng vị đại sứ và đồng hương.
Sau đó, Ðại Sứ David Shear có một buổi gặp gỡ và ăn trưa với một số nhân vật trong cộng đồng và đại diện một số đảng phái tại nhà hàng Làng Ngon, Westminster. Buổi gặp gỡ này do năm cá nhân đài thọ. Ðó là nhạc sĩ Trúc Hồ (tổng giám đốc SBTN), Luật Sư Nguyễn Ðỗ Phủ (phó tổng giám đốc SBTN), Luật Sư Nguyễn Anh Tuấn (thành viên HÐQT SBTN), Tiến Sĩ Susie Xuyến-Ðông Matsuda (thành viên đảng Việt Tân) và ông Trần Trung Dũng (đại diện Ðảng Bộ Việt Tân Bắc Mỹ).
Sau đó, ông David Shear gặp và nói chuyện với một số đại diện tôn giáo và cộng đồng, và một số vị dân cử, trong một buổi tiếp tân do Giám Sát Viên Janet Nguyễn tổ chức tại Trung Tâm Phục Vụ Cộng Ðồng, Ðịa Hạt 1, Westminster.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=167253&zoneid=1#.UatXPr7n99A)