Sáng hôm thứ Năm 17/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp bốn vị tân đại sứ cạnhTòa Thánh đến trình quốc thư, các vị là đại diện cho các nước Kyrgyzstan, Antigua và Barbuda, Luxembourg và Botswana.
Trong buổi hội kiến ngắn dành cho các tân đại sứ, Đức Thánh Cha đã nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Ngài giải thích rằng cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức chính là căn nguyên gây ra khủng hoảng kinh tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: "Theo thiển ý của tôi, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, và chúng ta chấp nhận sự thống trị của tiền bạc trên bản thân chúng ta và trên đời sống xã hội".
Đức Thánh Cha giải thích rằng tiền bạc đã trở thành một kiểu thần tượng, nơi mà con người bị hạ thấp thành một thứ hàng hóa. Ngài nói: "Chúng ta tạo ra những thần tượng mới. Việc bái lạy con bò vàng xưa kia đã khởi tạo một hình ảnh mới và nhẫn tâm trong việc sùng bái tiền bạc và một chế độ độc tài kinh tế lạnh lùng và không có bất kỳ mục tiêu nhân đạo thực sự nào".
Vì vậy, Đức Giáo Hoàng khuyến khích bốn vị tân đại sứ giúp các chính trị gia xây dựng một hệ thống kinh tế ổn định hơn nơi đất nước họ, một hệ thống mà ngài nhắc rằng nó có thể đem lại lợi ích chung.
Nói về lập trường của Giáo Hội, Đức Thánh Cha cho hay: "Về phần mình, Giáo Hội luôn luôn hoạt động vì sự phát triển toàn diện nơi mỗi con người. Theo ý nghĩa này, Giáo Hội nhắc lại rằng lợi ích chung không thể bị xem như là thứ gì đó chỉ là phụ trợ hoặc là một kế hoạch mơ hồ thêm mắm thêm muối cho các chương trình chính trị".
Nói về người nghèo, Đức Thánh Cha khẳng định tình liên đới là kho báu của họ, mặc dù trong thời điểm hiện nay nó dường như trái nghịch với lĩnh vực tài chính và kinh tế.
Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, Dòng Hiệp sĩ Malta và Liên minh Âu Châu.
Trong buổi hội kiến ngắn dành cho các tân đại sứ, Đức Thánh Cha đã nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Ngài giải thích rằng cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức chính là căn nguyên gây ra khủng hoảng kinh tế.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: "Theo thiển ý của tôi, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc, và chúng ta chấp nhận sự thống trị của tiền bạc trên bản thân chúng ta và trên đời sống xã hội".
Đức Thánh Cha giải thích rằng tiền bạc đã trở thành một kiểu thần tượng, nơi mà con người bị hạ thấp thành một thứ hàng hóa. Ngài nói: "Chúng ta tạo ra những thần tượng mới. Việc bái lạy con bò vàng xưa kia đã khởi tạo một hình ảnh mới và nhẫn tâm trong việc sùng bái tiền bạc và một chế độ độc tài kinh tế lạnh lùng và không có bất kỳ mục tiêu nhân đạo thực sự nào".
Vì vậy, Đức Giáo Hoàng khuyến khích bốn vị tân đại sứ giúp các chính trị gia xây dựng một hệ thống kinh tế ổn định hơn nơi đất nước họ, một hệ thống mà ngài nhắc rằng nó có thể đem lại lợi ích chung.
Nói về lập trường của Giáo Hội, Đức Thánh Cha cho hay: "Về phần mình, Giáo Hội luôn luôn hoạt động vì sự phát triển toàn diện nơi mỗi con người. Theo ý nghĩa này, Giáo Hội nhắc lại rằng lợi ích chung không thể bị xem như là thứ gì đó chỉ là phụ trợ hoặc là một kế hoạch mơ hồ thêm mắm thêm muối cho các chương trình chính trị".
Nói về người nghèo, Đức Thánh Cha khẳng định tình liên đới là kho báu của họ, mặc dù trong thời điểm hiện nay nó dường như trái nghịch với lĩnh vực tài chính và kinh tế.
Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, Dòng Hiệp sĩ Malta và Liên minh Âu Châu.