BOSTON- Thể theo lời yêu cầu của rất nhiều Tu Sĩ và Giáo Dân, độc giả của Vietcatholic. Sau đây là bài giảng của Tổng Giám Mục Sean Patrick O'Malley, OFM Cap, trong Thánh lễ Nhậm chức Tổng Giám Mục tại Tổng Giáo Phận Boston vào ngày thứ Sáu 30/7/2003, tại Nhà thờ Chánh tòa Thánh Giá, Boston. Bài giảng của Ðức Cha thật phong phú và súc tích là bài học suy tư và thực hành không những chỉ dành cho Tổng Giáo Phận Boston nhưng còn cho riêng mỗi người chúng ta.

***

Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Đức Thánh Cha, Giáo hoàng Gioan Phaolô II, vì sự tin tưởng lớn Ngài đặt nơi tôi khi chỉ định tôi làm Giám Mục cách đây 19 năm, và bây giờ Ngài gởi tôi đến là Tổng Giám Mục của anh chị em. Tôi muốn công khai bày tỏ lòng trung thành và yêu mến của tôi đối với vị thừa kế Thánh Phêrô. Tất cả chúng ta vui mừng vì vị đại diện của Đức Thánh Cha là Ðức Tổng Giám Mục Gabriel Montalvo, hiện diện ở đây với chúng ta hôm nay. Kính thưa Tổng Giám Mục, xin Ðức Cha vui lòng thưa lại Đức Thánh Cha chúng con rằng các người Công giáo Boston cùng với Tân Tổng Giám Mục của họ yêu mến Đức Thánh Cha và chúc mừng Đức Thánh Cha trong dịp kỷ niệm 25 năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha và chúng con cám ơn Ðức Thánh Cha vì bức thư về kinh Mân Côi phong phú của Ngài. Hôm nay tại Boston, chúng con cũng nói: "Maria, Totus Tuus- Lạy Đức Maria, Tất cả là của Mẹ."

Thật là một niềm vui vì có rất nhiều thành phần trong dòng tộc O'Malley hiện diện ngày hôm nay. Tôi thương yêu tất cả bà con rất nhiều và cám ơn bà con đã luôn luôn nâng đỡ ơn gọi và thừa tác vụ của tôi.

Tôi chào các Giám Mục tại New England và những vị giám chức danh vọng khác cùng liên kết với chúng tôi trong nghi lễ này. Chúng tôi chào các quan chức công và các đại diện từ các giáo hội và từ các truyền thống đức tin khác nhau. Với lòng ưu ái đặc biệt chúng tôi chào các anh chị em tín hữu Do Thái của chúng tôi. Tôi nhận ra rất nhiều bạn hữu từ Virgin Islands, Fall River và Palm Beach. Thật là một đặc ân và một niềm vui vì dược làm giám Mục của anh chị em, và tôi cám ơn anh chị em vì tất cả lòng tốt và tình bạn của anh chị em.

Tôi chào các anh em đồng môn Dòng Capuchin của tôi, Ðức Tổng Giám Mục Charles là vị Giám tỉnh của tôi, và tất cả anh em tôi trong Thánh Phanxicô, mà tình yêu và sự nâng đỡ của anh em luôn luôn mang thật nhiều ý nghĩa cho tôi. Sau 38 năm là một người anh em Dòng Phanxicô vẫn còn là một niềm vui lớn cho cuộc đời tôi. Tôi ước mong rằng sau thời gian lâu như thế, tôi được làm việc tốt đẹp hơn, Thiên Chúa và cộng đoàn của tôi đã không lìa bỏ tôi. Mặc dầu khi tôi đã là giám Mục tại những nơi tuyệt diệu, Giám tỉnh của tôi thường nói, "O' Malley, khi nào anh nhận một chức vụ thực sự?" Thưa Anh Phaolô, liệu có tính đến việc này không?

Và sau cùng, tôi chào tất cả anh chị em thuộc các thành phần của Tổng Giáo Phận Boston to lớn này, các linh Mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân. Với tư cách là Tổng Giám Mục, tôi là mục tử của anh chị em, với tư cách là một tu sĩ anh em hèn mọn tôi là anh em của anh chị em, và tôi đến để phục vụ anh chị em, để rửa chân cho anh chị em như Chúa Giêsu nói và lập lại giới răn cao trọng: Hãy thương yêu nhau như Chúa Kitô yêu chúng ta. Chính tình yêu của Người trói buộc chúng ta với nhau.

Sự bao la của tình yêu này được đo bằng cây Thánh Giá. Thánh Phanxicô không phải là một con người học rộng, nhưng Ngài có sự khôn ngoan của những kẻ với lòng tin đơn sơ. Ngài thường nói Thánh Giá là quyển sách của Ngài. Trong quyển sách này chúng ta gặp lịch sử tình yêu lớn nhất thế giới. Lịch sử vị Mục tử đã thí mạng sống vì chúng ta, Đoàn chiên của Người, những Bạn hữu của Người.

Quan thầy của Tổng Giáo Phận là Thánh Patrick, một vị thánh cả thật cao cả. Khi là Giám Mục Truyền Giáo, Thánh nhân trở về Ireland, Ngài giảng tại Quận Mayo nơi phát xuất dòng họ O'Malleys

Một chiến sĩ hung dữ xin được rửa tội và thu nhận vào trong Giáo hội, Vì chưa có nhà thờ nào tại Ireland, người ta tập trung tại một cánh đồng lớn. Một đoàn người đông đảo đã đến để chứng kiến biến cố. Thánh Patrick đến trong bộ y phục Giám Mục của Ngài, đội mão cầm gậy. Ngài cắm gậy xuống đất và bắt đầu giảng một bài giảng dài về Đức tin Công Giáo. Người thủ lãnh xin rửa tội đứng trước mặt Thánh Patrick trong lúc giảng. Ông tái mặt và chảy mồ hôi nhiều và ngã bất tỉnh dưới chân vị Thánh.

Khi dân chúng chạy tới để giúp ông, thì khám phá Thánh Patrick vô ý đã cắm gậy xuyên thủng qua bàn chân ông. Khi dân chúng đã làm ông tỉnh lại, mới hỏi tại sao ông không nói gì hết khi sự việc xảy ra. Ông trả lời rằng ông tưởng đó là một phần của nghi lễ. Thật vô phúc cho con người không hiểu nhiều về phụng vụ Công giáo, nhưng chỉ biết rằng làm Môn đệ có nghĩa là vác Thánh Giá.

Làm môn đệ có nghĩa là vác Thánh Giá. Hôm nay nghi lễ này bắt đầu với một cử chỉ gây xúc động. Trong tất cả nghi thức nhậm chức, tân Giám Mục được trao cho cây thánh giá tại cửa, để Ngài có thể hôn thánh giá. Đó là một cử chỉ mà tất cả chúng ta là người Công Giáo đều biết. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, những người Công Giáo sắp hàng vô tận trên khắp thế giới, tới gần thánh giá để hôn kính. Chúng ta không bao giờ có thể coi đó là một cử chỉ trống rỗng. Khi chúng ta hôn thánh giá, chúng ta hôn tình yêu và lòng thương xót của Chúa, lòng thương xót bị đóng đinh. Chúng ta công nhận rằng sự cứu rỗi không phải là một ân sủng rẽ tiền mà chúng ta phải mua với một giá quá cao.

Thánh Phanxicô trong chúc thư cuối cùng viết về sự biến đổi của Ngài. Ngài nói Ngài không thể đứng nhìn nguời mắc bệnh phung cùi; nhưng một ngày kia ân sủng Chúa xâm nhập con tim Ngài; và khi Phanxicô gặp một người phung cùi, thay vì bỏ chạy thoát thân, Ngài tới gần ôm lấy người phung cùi và hôn anh ta. Trong ngày đó Phanxicô thật sự đã hôn thánh giá và cuộc sống của Ngài biến đổi, vì con tim Ngài đã biến đổi.

Chúa Giêsu đã bắt đầu sứ vụ công khai của Người tại Nadareth với phần phụng vụ lời Chúa. Ngay khi chúng ta thấy các người đọc sách lên bục sách sáng nay để công bố lời Chúa, chúng ta có thể tưởng tượng Chúa Giêsu như người đọc sách, lấy cuốn sách ra và đọc từ sách tiên tri Isaiah: "Thần khi Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho ngươi bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa."

Chúa Giêsu đã đến mạc khải cho chúng ta gương mặt thương xót của Chúa Cha. Trong một thế giới đau khổ và bạo tàn, bất công và tang thương, tình yêu và thương xót của Chúa chúng ta được biểu lộ cho chúng ta trong Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã có thể thật sự nói rằng: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe."

Khi những môn đệ Gioan Tẩy giả hỏi Chúa Giêsu vê căn tính của Người (Mt.11) với câu hỏi: "Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?" Chúa Giêsu trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng." Người đã đến mạc khải tình yêu và lòng thương xót của Chúa Cha cho mọi người, cách riêng cho những người đau khổ và túng thiếu.

Chúng ta là Giáo hội của Người được kêu gọi thực thi những nhiệm vụ này trong thế giới ngày nay. Quan niệm về tình yêu ưu tiên dành cho kẻ nghèo không phải là một quan niệm tân thời. Trong Tin Mừng, những người nghèo, bệnh tật, bị loại trừ, là những nhận vật chính, và Chúa Giêsu định nghĩa sứ vụ cùa Người trong các thuật ngữ được sai đi mang Tin Mừng cho những người thể ấy. Chúa Giêsu nói người thích lòng nhân từ hơn của lễ. Với tư cách là dân lữ hành của Chúa, chúng ta phấn đấu để thăng tiến sứ vụ này mặc dầu những khiếm khuyết của chúng ta.

Khởi đầu ngàn năm mới, Đức Thánh Cha khuyến khích những người Công giáo khắp thế giới xin tha những tội và những thiếu sót của chúng ta đã làm lu mờ sứ vụ của Giáo Hội và làm hại đến những cố gắng chúng ta phải rao giảng Tin Mừng trên bao thế kỷ.

Tôi dám nói, chúng ta là những người của Giáo hội tại Hoa Kỳ không thể tưởng tượng cử chỉ xin lỗi quan trọng là dường nào đối với chúng ta. Chúng ta ít thấy các chiều kích của những vấn đề bao vây chúng ta. Là người Công giáo, mỗi khi chúng ta dâng lễ chúng ta bắt đầu xin tha tội chúng ta. Chúng ta là kẻ có tội và chúng ta nói chúng ta hối lỗi. Đối với chúng ta người Công Giáo, ngàn năm thứ ba đã mở ra với một nghi thức sám hối liên tục. Và lúc bắt đầu nghị lễ nhậm chức này, tôi lại xin lỗi vì tất cả thiệt hại mà hàng giáo sĩ, tu sĩ hay hàng giáo phẩm chúng ta đã gây ra cho giới trẻ.

Toàn thể cộng đồng Công giáo xấu hổ và khổ não vì sự đau đớn và thiệt hại đã gây nên cho rất nhiều trẻ em và vì sự bất lực và bất đắc dĩ của chúng ta phải xử lý tội ác của sự lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Đối với những nạn nhân này và gia đình của họ, chúng ta xin lỗi và bảo đảm với họ rằng Giáo hội Công giáo đang làm việc để tạo nên một môi trường lành mạnh cho giới trẻ trong các Giáo hội, trường học và cơ quan của chúng ta.

Ở đây Không bao giờ trở thành một vấn đề như thường lệ, nhưng đúng hơn là một cam kết vững mạnh của mọi giáo phận, giáo xứ và trường học phải làm tất cả những gì chúng ta có thể để tránh những lỗi lầm trong quá khứ và tạo nên những bảo đảm cho tương lai. Ngay bây giờ, một sự kiểm tra về sư phục tùng đối với bản Hiến chương bảo vệ các Trẻ em đang được thực thi trong các giáo phận. Nhiều chuyện đã được làm, nhiều chuyện cần phải làm.

Nhiều người Công giáo cảm thấy không công bằng vì sự quan tâm trong nước đến sự lạm dụng tình dục, tập trung rất hẹp hòi trên Giáo hội Công giáo mà một cách chung không có sự cố gắng cân xứng khi đề cập vấn đề trong xã hội đương thời chúng ta.

Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng thuốc đắng chúng ta phải uống để chữa trị lỗi lầm chúng ta trong vấn đề lạm dụng tình dục, sẽ chứng tỏ có lợi ích cho toàn xứ sở chúng ta, vì làm cho tất cả chúng ta ý thức hơn về những hậu quả khủng khiếp của tội ác này, nên thận trọng và hiệu nghiệm hơn trong việc nhổ tận gốc sự dữ này khỏi giữa chúng ta.

Cách chúng ta xử lý tận cùng cho cơn khủng hoảng hiện tại trong Giáo hội chúng ta, sẽ góp được nhiều để định nghĩa chúng ta như những người Công giáo tương lai. Nếu chúng ta không trốn tránh khỏi thánh giá của đau khổ và bẽ bàng, nếu chúng ta đứng vững trong hữu thể chúng ta là và trong điều chúng ta sẵn sàng đương dằu, nếu chúng ta làm việc chung với nhau, hàng giáo phẩm, các linh Mục, các tu sĩ và giáo dân, để sống đức tin chúng ta và hoàn thành sứ vụ chúng ta, bấy giờ chúng ta sẽ là một Giáo Hội hùng mạnh hơn và thánh thiện hơn.

Điều này sẽ là sự an ủi phần nào cho những nạn nhân đã mở những vết thưong xưa trong lòng họ khi ra trình diện. Sự đau khổ của anh chị em sẽ không uổng công nếu Giáo hội chúng ta và quốc gia chúng ta trở thành một nơi an toàn hơn cho trẻ em. Tôi vui mừng có rất nhiều nạn nhân đến dự Thánh Lễ nhậm chức này.

Sự chữa lành của Giáo hội chúng ta sẽ liên kết không thể cưỡng lại với sự chữa lành của anh chị em. Anh chị em là những vết thương trên Thân Mình Chúa Kitô hôm nay. Tôi chắc chắn rằng nhiều kẻ nghi ngờ và tưởng những nhà lãnh đạo Giáo hội giống như ông Simon thành Cyrênê vác Thánh giá vì bị cưỡng ép chớ không phải do ý muốn thật sự giúp đỡ.

Có lẽ cuộc hành trình đã bắt đầu bằng cách này, nhưng điều chúng ta thấy trong cộng đồng đức tin là một tinh thần sám hối và một ý muốn chữa lành. Mặc dầu sự giận dữ có thể hiểu được, mặc dầu những phản đối và sự kiện tụng, chúng tôi thấy các người là những anh chị em chúng tôi đã bị xúc phạm. Vì cơn khủng hoảng này đã bắt buộc chúng tôi tập trung vào điều thiết yếu, vào Chúa Kitô, vào quyền lực cứu độ Thánh giá và vào tiếng gọi chúng tôi phải theo trong sứ vụ của Người là làm cho lòng thương xót yêu đương của Chúa Cha trên trời hiện diện trong thế giới này.

Khi tổ tiên chúng ta trong đức tin xây dựng đền thờ lộng lẩy này, các Ngài bị khinh miệt vì tôn giáo này, vì giọng nói các Ngài, vì những đường lối kém tao nhã các Ngài. Các Ngài là đối tượng của sự nhạo báng và kỳ thị, những kẻ "Không biết gì" đốt phá các nhà thờ và tu viện của các Ngài. Các Ngài rất quen với đau khổ, khó nghèo,và khổ cực, và đã gọi đúng tên nhà thờ Chánh toà của các Ngài-nhà thờ Chánh toà của chúng ta-theo Thánh giá của Chúa. Ngày nay Giáo hội Boston tập hợp dưới Thánh giá, còn bị choáng váng bởi sự xấu hổ và đau đớn của cơn khủng hoảng Giáo hội. Chúng ta đến đây xin Chúa biến sự đau khổ chúng ta được mang tính cứu độ.

Chúng ta tập hợp nơi đây với rất nhiều linh Mục, rất nhiều linh Mục tốt lành, đấu tranh làm cho mọi sự đó có ý nghĩa. Nhưng hôm nay tôi nói với anh chị em là Chúa Giêsu không bao giờ hứa rằng sẽ không có gì sai, nhưng Người đã hứa ở cùng chúng ta trong những giờ đen tối nhất của chúng ta.

Mỗi người chúng ta, là những linh Mục, sẽ nhớ rằng trong ngày chịu chức, Giám Mục truyền chức trao cho chúng ta đĩa thánh và chén thánh và nói với chúng ta : Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh Giá Chúa.

Đây phải là chương trình đời sống và thừa tác vụ chúng ta để phục vụ dân thánh Chúa, bắt chước những mầu nhiệm chúng ta cử hành, bắt chước sự hiến thân của Chúa Kitô, rập đời sống chúng ta theo khuôn khổ mầu nhiệm Thánh Giá Chúa. Sự sống của tình yêu hy sinh này chỉ có thể sống nếu được nuôi dưỡng bằng sự trung thành với sự cầu nguyện và với tình huynh đệ linh Mục, mà chúng ta xây dựng bằng sự chết cho chính mình và gánh những gánh năng cho nhau. Dân Công giáo chúng ta yêu thương và nâng đỡ những linh Mục trung thành của chúng ta. Đừng bao giờ quên rằng phục vụ Chúa Kitô và dân chúng ta là phải chịu đau khổ. Tất cả chúng ta rất biết ơn giáo dân Công giáo đã ủng hộ rất nhiều Giáo hội của mình trong những thời kỳ rối loạn. Đối với những kẻ đã đi xa, tôi mời hãy trở về giúp xây dựng Giáo hội chúng ta và thực hiện sứ vụ Chúa Kitô đã giao phó cho chúng ta.

Tại Palm Beach, trong ngày Chúa nhật thứ I mùa Chay, 500 người Công giáo tân tòng cùng với các người đỡ đầu đến Nhà thờ Chánh Toà Thánh Ignatiô thành Loyola để tham dự Nghi thức Tuyển Chọn, vì họ gia nhập Giáo hội Công Giáo. Điều này cần đến hai buổi để cung cấp nơi ăn chỗ ở cho tất cả những ứng viên và bà con và những người giáo xứ cùng đồng hành với họ. Tôi xúc động trong trong lúc khủng hoảng, những ngươi nam và nữ này còn thấy một cái gì đẹp đẻ trong Giáo hội Công giáo và đời sống thiêng liêng của họ được nuôi dưỡng trong các cộnh đồng đức tin đã giúp đỡ họ tìm được con đường theo Chúa.

Những bổn đạo Công Giáo mới này hiểu rằng măc dầu tội lỗi và thất trung của các Linh Mục và giám Mục, những tội ác của người Công giáo qua hai ngàn năm, nhưng Chúa Kitô vẫn ở với Giáo hội Người. Chúa Giêsu là Chàng Rễ chớ không phải người góa bụa. Chúa kitô không sống riêng rẽ với phu nhân Người là Giáo hội. Với tư cách người Công giáo, chúng ta đặt đức tin chúng ta nơi Nguời, Đấng đã chết và phục sinh để cứu chuộc chúng ta. Chúa Giêsu dã đến kêu gọi người tội lỗi và Người kêu gọi chúng ta làm việc của Người. Thật là khiêm tốn. Và dầu chúng ta sống qua một chương đau buồn của Lịch sử Giáo hội, chúng ta phải nhớ cho rằng đó là một chương chớ không phải toàn bộ quyển sách.

Giáo hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã thực hiện những đóng góp vô giá cho hạnh phúc thiêng liêng và vật chất cho xứ sở chúng ta. Là người Công giáo, chúng ta có nhiều điều phải cám ơn, có nhiều sự phải lấy làm hảnh diện.

Là người Công giáo, chúng ta phải hãnh diện về sự kiện chúng ta đã giáo dục hàng tirệu hàng triệu người Mỹ trong các trường học chúng ta, cứu vãn cho những người đóng thuế cho Hoa Kỳ nhiều tỷ Mỹ Kim và cống hiến một nền giáo dục nhất hảo cho vô số trẻ em từ các gia đình thuộc giai cấp di dân và lao động. Ngay cả cho đến ngày nay, có ít nhất ba triệu sinh viên trong các trường học Công giáo, 20% bệnh viện trong nước do Giáo Hội điều hành, những cơ quan phục vụ xã hội và những tổ chức cứu trợ to lớn nhất trong xứ là những cơ quan của Giáo hội Công Giáo.

Đó không hẳn là một sự nghiệp nhân đạo, đúng hơn đó là một sự nối tiếp theo Chúa Kitô, Đấng đã mở sách Isaiah trong nguyện đường Nadareth và nói: "Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức." Những môn đệ Chúa Giêsu cũng được xức dầu- Christian có nghĩa là được xức dầu-được xức dầu để nên thành phần với cùng một sứ vụ của Chúa Kitô- để mạc khải gương mặt của Cha yêu thương và nhân hậu trên trời.

Một ngày kia Ðức Tổng Giám Mục tại New York nhận một cú điện thoại từ một tân nhân viên tiếp tân làm việc trong phòng chưởng ấn. Cô nói: "Thưa Đức Cha, có một người trong hành lang nói ông ta là Chúa Giêsu Kitô. Con phải làm gì?" Ðức Tổng Giám Mục trả lời: "Hãy làm bộ như đang bận việc!" Mặc dầu những lời nói của Tổng Giám Mục đáng cười thầm, nhưng trên một bình diện khác đó thật sự là chuyện rất nghiêm trọng. Người bịnh tâm thần vô gia cư thiếu hết phương tiện, nói mình là Chúa Giêsu Kitô, thì đó chính là Chúa Giêsu Kitô "trong một sự cải trang khốn khổ," như Mẹ Teresa thường nói.

Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta trong người bé mọn nhất của anh chị em chúng ta. Chúa ở với chúng ta trong kẻ đói, kẻ nghèo, người bịnh Alzheimer, em bé chưa chào đời, và người vô gia cư mắc bệnh Siđa, tất cả những người ấy đều lên tiếng kêu gào chúng ta phải yêu thương họ. Chúa ở đó, nơi hai hay ba người hợp lại vì danh Người. Ở đây chúng ta nhận ra Người trong lúc bẻ Bánh và trong các Bí tích. Chúng ta nhận ra Chúa Kitô hiện diện trong Giáo hội Người. Chúng ta không những phải xem ra bận việc, nhưng chúng ta phải bận tâm hoàn thành giới răn cao cả mà Người đã ban cho chúng ta là thực hành sứ vụ của Người.

Thật còn quan trọng cả thể hơn sự giáo dục, còn hơn những cơ chế Giáo Hội Công Giáo chăm lo sức khỏe và xã hội, đó là sứ vụ của Giáo hội phải xây dựng một cộng dồng đức tin chung quanh Lời Chúa và Thánh Thể. Chính trong những giáo xứ chúng ta nơi chúng ta tập hợp quanh bàn thờ, vì Giáo hội Thân Thể Chúa Kitô được nuôi dưỡng bằng Mình Chúa Kitô, là Thánh Thể, mà chúng ta gặp sức mạnh để dẫn đưa đến những đời sống tốt đẹp, những đời sống quảng đại, những đời sống trung thành. Chúng ta biết rằng nhờ thực hiện Tin Mừng và các Bí tích trong đời sống Nhập thể, Giáo hội hưởng một nền văn hóa biến đổi quyền lực, giúp mang lại một nền văn minh tình thương. Công việc của Giáo Hội Chúa Kitô là công việc cứu rỗi: làm cho Nước Chúa hữu hình hơn ở đây và bây giờ, và chuẩn bị chúng ta cho cuộc sống đời đời.

Trong một cộng đồng đức tin, chúng ta học biết để thờ phượng Chúa, tha thứ cho nhau và phục vụ những người xung quanh chúng ta. Chúng ta khám phá phẩm giá thật của mỗi người và của mọi người được dựng nên theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa. Bất kể đến trẻ em chưa được sinh ra, bất kể đến những người già và bệnh hoạn yếu đuối và phi sản xuất, chúng ta phải chăm sóc cho từng người một. Không ai bị hy sinh. Mỗi một người và tất cả mọi người đều đáng giá trước mặt Chúa. Tin Mừng Sự Sống luôn luôn là trung tâm điểm của Tin Mừng xã hội của Giáo hội.

Nơi nào chúng ta sẽ được sức mạnh để tiến bước, để đem lại sự chữa lành và sự hoà giải, để sống sứ vụ của Chúa Giêsu là nên gương mặt của lòng thương xót Chúa trong thế giới? Chúng ta sẽ gặp được sức mạnh này dưới bóng cây Thập Giá. Hôm nay tôi mời anh chị em lập lại với tôi sự cam kết của chúng ta khi chịu phép rửa tội là vác Thánh giá mỗi ngày và theo Chúa Giêsu.

Khi tôi còn là một linh Mục trẻ tại Centro Catilico, Washington, một người tị nạn Salvador đến văn phòng tôi và khóc. Anh ta trao tôi một lá thơ để đọc. Thơ đó của vợ anh quở trách anh vì đã bỏ lại vợ và 8 đứa con. Vì chiến tranh hoành hành tại quê hương nên anh đã đến Washington. Anh đến để gởi tiền về cho gia đình anh.

Sau nhiều tháng, tiếc thay vợ anh không nhận được đồng tiền nào mà anh đã gởi về nhà, rồi gia đình anh chịu đói và lâm cảnh túng thiếu. Anh nói với tôi anh phải rửa chén trong hai khách sạn, phải ăn các thức ăn thừa thãi từ những đĩa dơ bẫn thay vì tiêu tiền để ăn và đi bộ đến chỗ làm thay vì tiêu tiền đi xe buýt. Anh đã gởi tất cả tiền công của anh về cho gia đình hàng tuần. Tôi hỏi anh đã gởi bắng sét hay phiếu gởi tiền.

Anh nói: "Con bỏ tiền trong bì thơ và bỏ vào trong thùng thơ xanh đặt ở trong góc." Tôi nhìn ra cửa sổ và thấy thùng thơ xanh này – đó là thùng chỉ làm kiểng là một phần của chương trình làm đẹp (thành phố) của Quận Columbia. Điều đó càng làm cho tôi hiểu rõ hơn số phận người di dân khốn khổ trong một vùng đất xa lạ là dường nào. Không biết đến ngôn ngữ và những tập quán có thể gây nên một cảm giác mất định hướng và bị xa cách.

Trong trường hợp người từ Salvador, sự khó nhọc của anh thật sự không vô ích bởi vì nó là dấu hiệu tình yêu và sự vị tha ràng buộc anh với vợ con anh. Nhưng rất thường sự tìm kiếm thành công của người ta trong nền văn hóa chúng ta bị sai lạc -có nhiều tiền, có dáng đẹp mảnh khảnh, và bình dân. Thật chưa đủ. Nếu đây là gậy đo thành công thì một thùng khóa kín chỉ là là một thùng xanh dơ bẩn không hơn không kém.

Khi suy nghĩ về cảnh ngộ khốn khổ của người campesino này, tôi thấy đó là một dụ ngôn cho cuộc đời chúng ta. Phần nhiều những vấn đề con người phát xuất từ việc không biết ngôn ngữ và những tục lệ của quốc gia. Đối với chúng ta, tiếng nói của đức tin là sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện là một ngôn ngữ cho phép chúng ta hiệp thông với Cha chúng ta trên trời. Đó là một cửa sổ cho ánh sáng lọt vào trong đời sống chúng ta. Một số người quên thứ ngôn ngữ này. Không có sự cầu nguyện chúng ta trở nên mất định hướng về mặt thiêng liêng, những tương quan của chúng ta chịu thiệt thòi, chúng ta bắt đầu bị cô lập, đơn độc, lúng túng và thường bị áp đảo.

Trong Novo Millennio Ineunte, Đúc Giáo Hoàng Phaolô II nói rằng một điều sai lầm là phần đông người Kitô hữu tưởng rằng họ có thể thành công trong một đời sống cầu nguyện nông cạn. Nhất là trong thế giới ngày nay đang thử thách đức tin chúng ta-những người như thế là những Kitô hữu kém cỏi hay những Kitô hữu đang gặp nguy. Việc đào tạo trong sự cầu nguyện phải trở thành điểm quyết định trong mọi chương trình Mục Vụ.

Trong sự cầu nguyện, chúng ta sẽ khám phá tính ưu việt của ân sủng và khám phá ra rằng không có Chúa chúng ta không thể làm gì được. Trong sự cầu nguyện, chúng ta sẽ có can đảm đi lên, sống trung tín, rao giảng Tin Mừng Chúa chúng ta ở với chúng ta. Người là Emmanuel. Trong sự cầu nguyện, chúng ta sẽ có sức mạnh thực thi sứ vụ giao phó cho chúng ta, bước đi trong sự khiêm tốn và yêu thương, và giữ lòng thương xót với mọi người. Thánh Ignatiô nói rất đúng: chúng ta phải cầu nguyện coi mọi sự tùy thuộc vào Chúa và phải hành động coi mọi sự tùy thuộc nơi chúng ta.

Nếu chúng ta là một người cầu nguyện, khi chúng ta tập hợp cử hành Thánh Thể, chúng ta sẽ biết ngôn ngữ của Chúa và nên một phần của phép lạ hiến mình, phép lạ đó là Thánh Thể. Ở đó chúng ta sẽ có sức mạnh dâng mình làm quà tặng cho Chúa và cho nhau. Ở đó chúng ta sẽ được sức mạnh rửa chân cho nhau và sống điều răn yêu thương cao cả.

Trên núi Sọ chỉ có ít người, bởi vì phải có can đảm mới đứng kề Thánh Giá. Hôm nay chúng ta là người của Giáo hội Boston đứng trước cây Thánh Giá. Chúng ta không đơn độc. Từ Thánh Giá Chúa Giêsu trối Mẹ Người cho chúng ta: "Này là Mẹ anh" Chúng ta tất cả người Công Giáo đều có một tình yêu đậm đà đối với Đức Mẹ của Chúng ta. Nhờ Mẹ giúp, chúng ta sẽ trở nên những môn đệ trung thành và sẽ nắm vững rằng: Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

(Bằng những lời của Thánh Phanxicô chúng ta hãy cầu nguyện}

Chúng con thờ lạy Ngài, Ôi Chúa Kitô và chúng con ca ngợi Ngài.

Bởi vì nhờ Thánh Giá Chúa, Chúa đã cứu chuộc Thế gian