Phỏng Vấn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Nhân Một Năm Nhậm Chức Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng
Ngày 12/3/2016, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri làm Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Ngày 9/4 tới đây kỷ niệm một năm Đức Cha Giuse nhậm chức Giám Mục Chính Tòa Giáo phận này. Nhân ngày “thôi nôi” đáng nhớ này, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn Đức Cha Giuse.
PV. Thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha nhân một năm “đi ra vùng ngoại biên” theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Cha thấy thế nào? Trong bài giảng Lễ ngày nhậm chức của Đức Cha, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long có nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến mà Đức Cha Anphong có mặt: “Các giám mục là những lính gác, có thể đánh thức Giáo Hội của mình”. Xin Đức Cha chia sẻ tâm tình của “người lính gác Giáo Hội” nơi vùng ngoại biên này.
Đức Cha Giuse : Cám ơn Anh đã nhắc nhở, nếu không tôi dễ quên mất! Thế là một năm qua rồi, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đã qua đi tại Xứ Lạng này. Anh bảo thấy thế nào à? - Tôi thấy mình còn sống sót! Đùa một tí thôi, vì Lạng Sơn không quá “khắc nghiệt” như mọi người và cả tôi vốn tưởng trước đây. Chỉ sau mấy tháng đến Lạng Sơn, tôi đã cảm nhận và chia sẻ với nhiều người rằng, bỏ thành phố biển Đà Nẵng quê nhà “đáng sống”, để đến làm công dân thành phố vùng biên Lạng Sơn “đáng yêu”, nên không thua thiệt gì!
Tinh thần“đi ra vùng ngoại biên” trong tôi vẫn rất tâm đắc và nóng bỏng. Dù Lạng Sơn nay hầu như đã trở thành quê mình, nhà mình, tưởng không còn phải “đi ra” nữa, nhưng thực tế xã hội và mục vụ không bờ bến tại vùng đất này, có lẽ đúng hơn phải nói: “đi ra vùng ngoại biên của ngoại biên!” Để thực sự làm “người lính gác có thể đánh thức Giáo Hội của mình” trong sứ vụ mục tử, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói và Anh đề cập trong câu hỏi, thì tôi đang trong giai đoạn cần được Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng này “đánh thức” trước đã, bằng việc hội nhập, tiếp cận, quan sát, suy tư, cầu nguyện… Xem ra mọi người đang rất nhiệt tình giúp tôi làm việc này.
PV. Năm ngoái Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết Lạng Sơn Cao Bằng “là một giáo phận rất nhỏ xét về con số giáo dân, tỷ lệ lương dân áp đảo với nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, phân tán trên một địa bàn vùng núi phức tạp và rộng lớn, nguồn lực lại quá khiêm tốn, rất mong manh, cả về nhân sự lẫn kinh tế”. Xin Đức Cha cho độc giả biết thêm về chương trình truyền giáo của Đức Cha.
Đức Cha Giuse: Còn hơn thế nữa! Khi ấy, tôi nói về Giáo phận Lạng Sơn theo kiến thức, còn hôm nay, tôi nói về giáo phận của mình theo trải nghiệm, sau một năm chung sống. Anh hỏi tôi về việc truyền giáo; còn tôi, tôi đang tìm hiểu tôi đang sống với ai và họ đang khắc khoải điều gì. Ngay trong 3 tháng đầu tiên về với giáo phận, tôi đã thăm viếng khắp nơi, không những chỉ các giáo xứ, mà còn hầu hết các huyện lỵ trong ba tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Tâm trí tôi bây giờ đầy ắp những gì tai nghe mắt thấy, và những chia sẻ của các đấng bậc giáo dân trong đạo, cũng như dân chúng quan chức các cấp ngoài đời. Tôi thán phục mọi người, lương dân cũng như giáo dân, các linh mục tu sĩ của tôi. Nơi vùng địa đầu giới tuyến này, địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, tôn giáo đều không thuận lợi, nhưng mọi người vẫn nỗ lực để tồn tại. Hôm qua đầy gian khó, hôm nay khá hơn, nhưng ngày mai còn khá mù mịt. Mặt đời mặt đạo đều phải vận động tối đa nội lực và cần rất nhiều sự quan tâm trợ giúp.
Ngày 14 tháng 3 vừa qua, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI- Provincial Competitiveness Index) năm 2016. Trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước, Đà Nẵng xếp thứ 1, thì 3 tỉnh thuộc Giáo phận Lạng Sơn đều xếp vào nhóm cuối: Lạng Sơn thứ 55, Hà Giang thứ 59 và Cao Bằng thứ 63. Thấy mà thương! Trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay về kinh tế, năng lực cạnh tranh yếu, tức là không có nhiều cơ hội đầu tư phát triển.
Đây chính là nét đậm cần quan tâm trong việc loan báo Tin Mừng. Và Tin Mừng rao giảng ở đây là “Tin Mừng cho người nghèo”. Nghèo nhiều mặt. Cần phải phát triển con người toàn diện. Giáo dân rất cần trang bị giáo lý để củng cố Đức Tin. Riêng về mặt bác ái xã hội, chúng tôi đã lượng định, rất đông dân chúng ở đây cần nhà ở. Dịp Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, chúng tôi chính thức phát động Chương trình “Mái Ấm Vùng Biên”, cộng tác với các chương trình hiện có của xã hội, cùng chăm lo nơi ăn chốn ở tươm tất cho dân nghèo, giúp họ có một tổ ấm, nơi vùng biên giá rét.
PV. Những người đến thăm Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng gần đây thấy có ấn tượng với Tiểu Chủng Viện. Xin Đức Cha chia sẻ cho độc giả những thao thức của Đức Cha về vấn đề nhân sự.
Đức Cha Giuse: Không phải là Tiểu Chủng viện mà là Tiền Chủng viện. Đây không phải là điều mới mẻ tại Giáo phận truyền giáo này. Để chuẩn bị cho các ứng sinh vào các Đại Chủng viện, các Giáo phận tổ chức những lớp học qui tụ các ứng sinh, thông thường là đã qua chương trình cao đẳng hay đại học. Riêng tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, đây là điều tối cần thiết. Vì đại đa số ứng sinh đến từ các giáo phận khác, nên cần một thời gian nhất định để các ứng sinh làm quen với bầu khí sống đạo và môi trường phục vụ tại vùng đất đặc biệt này.
Điều mới tại Lạng Sơn năm nay là Tiền Chủng viện được bố trí một không gian rộng rãi tương xứng hơn trong nội vi cơ sở Tòa Giám mục. Và từ niên khóa này, Tiền Chủng viện được chính thức bổ nhiệm một Ban Giám đốc nội trú gồm 4 Cha và Ban Đào tạo. Tiếng Trung và tiếng Thổ được thêm vào chương trình học. Tiếng Thổ là ngôn ngữ của 2 dân tộc Tày và Nùng chiếm 85% dân số tại Lạng Sơn-Cao Bằng. Tiếng Trung cũng rất phổ biến tại đây. Ngày càng có nhiều đoàn Công Giáo từ Trung Hoa đến thăm viếng Lạng Sơn-Cao Bằng qua Cửa Hữu Nghị, trong đó có nhiều linh mục, tu sĩ. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia láng giềng Việt-Trung chắc chắn còn lắm chông chênh nhưng giữa hai Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Trung Hoa, gặp nhau là cứ như anh em một nhà, chỉ còn mỗi tội ngôn ngữ bất đồng.
Trở lại vấn đề nhân sự, do nhu cầu và đặc tính riêng của Lạng Sơn, trong tương lai gần, Giáo phận sẽ chiêu sinh trên cả nước, để qui tụ những bạn trẻ thích “Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, thích hoạt động tông đồ ở miền núi, thích văn hóa các dân tộc Việt Nam, những bạn trẻ thích hoặc thông thạo tiếng Trung. Các Bạn nào quan tâm, xin theo dõi thông báo chiêu sinh của Ban Giám đốc Tiền Chủng viện vào Lễ Chúa Chiên Lành năm nay.
PV. Thưa Đức Cha, gần đây nhiều người nghe đến “Sân Chư Dân”, “Trại Sáng tác Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, một nét mới không chỉ của riêng Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, mà còn có vẻ mới với nhiều nơi khác nữa. Xin Đức Cha giới thiệu đôi nét về những việc này.
Đức Cha Giuse: Đối với tôi cũng mới nữa! Trước hết là chuyện “Sân Chư Dân”. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa biết đến một sân chơi chuyên nghiệp trong nhà như thế. Nhân cơ hội có một câu lạc bộ cầu lông tại Thành phố Lạng Sơn giải thể, cần bán cơ sở, một số anh em Công Giáo thấy rẻ muốn mua để làm sân chơi cho riêng nhóm, nhưng không có đất để dựng nhà. Được anh em thông tin, tôi đến xem cơ sở và nhập cuộc ngay. Tôi bàn với quý Cha cho anh em dựng trong vuông đất trống ngay bên trong cổng Tòa Giám mục. Mỗi người một tay, dưới sự đỡ đầu của Tòa Giám mục, một nhà chơi bằng sắt lợp tôn diện tích 200 m², cao trên 10m, mái hiên 60m², nền đá mài đã được hoàn thành. Tôi chọn ngày 01/10 nhằm lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng, Quan Thầy các Xứ Truyền giáo để khánh thành, và đặt tên cho nhà chơi là “Sân Chư Dân”. “Sân Chư dân” là một sáng kiến của Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá, nhằm xây dựng cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và những người không tin, trong bối cảnh Tân Phúc âm hoá hiện nay. Tôi mượn danh xưng này để nói lên khát vọng muốn gặp gỡ thân thiện với hết mọi người, sân chơi là một điển hình. Mỗi buổi chiều muộn sau giờ làm việc, cùng các Cha, các Thầy các Chú trong Tòa Giám mục, tôi cũng ra sân chơi cầu lông, để thêm sức khỏe và nhất là có cơ hội gặp gỡ mọi anh em lương giáo cùng đến chơi. Câu lạc bộ cầu lông “Sân Chư Dân” cũng đã ra đời, và hiện nay hoạt động rất nhộn nhịp.
Còn về trại sáng tác “Đi Ra Vùng Ngoại Biên” cũng là chuyện cơ hội. Tháng 10 năm ngoái, cùng Linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn tổ chức tĩnh tâm năm tại Đan viện Châu Sơn, Đà Lạt, tôi gặp các họa sĩ thuộc Ban Mỹ thuật Domini-art từ Sài Gòn cũng lên đây sáng tác. Thích quá, tôi ngỏ lời mời và được nhận lời ngay. Thế là đầu tháng 3 năm nay, 20 họa sĩ lương giáo đã đến đất Lạng Sơn một tuần để sáng tác theo yêu cầu của chủ nhà. Tôi ước muốn có một bộ sưu tầm tranh vẽ về vùng đất, con người và sinh hoạt tôn giáo nơi đây, để có dịp giới thiệu với những người ở xa. Các họa sĩ đã “chiều” tôi, chia đi khắp nơi sáng tác. Vào ngày cuối cùng, 53 tác phẩm hội họa còn nóng hổi đã được triển lãm tại “Sân Chư Dân”, hàng trăm người đã đến thưởng thức. Tất cả họa phẩm đã được các họa sĩ đồng lòng tặng lại cho Tòa Giám mục Lạng Sơn.
Có lẽ với một số người, tôi hay làm chuyện không đâu vào đâu. Nhưng đối với tôi, đây là một xác tín. Thiên Chúa đã ươm sâu trong đáy lòng mỗi con người hình ảnh của Ngài là “Chân Thiện Mỹ”. Khi giúp con người khám phá ra nét tinh hoa của mình, chính là giúp họ khám phá ra Thiên Chúa. Mùa Giáng Sinh vừa qua, tôi cũng mời Nhóm “Tiếng Hát Vì Người Nghèo” của Cha Nguyễn Sang ra hát tại Lạng Sơn, với các ca sĩ Giao Linh, Họa My, Phương Hồng Ngọc. Nhóm đã để lại Lạng Sơn nhiều ấn tượng sâu sắc, vì cũng mang tính gặp gỡ, đối thoại, quy tụ.
PV. Thưa Đức Cha, có người nói “bây giờ Đức Cha Giuse đã gắn bó với Lạng Sơn Cao Bằng như quê nhà yêu dấu của ngài”. Xin Đức Cha cho chúng con biết điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong đời mục tử của Đức Cha.
Đức Cha Giuse : Quê nhà yêu dấu của tôi là Quảng Nam-Đà Nẵng kia mà! Nhưng có lẽ nói như thế cũng không sai lắm đâu, vì Lạng Sơn-Cao Bằng lại như “mối tình đầu” mới mẻ của tôi trong “Ơn-Gọi-Sai-Đi”. Vì như tôi đã nói, suốt đời tu trì của tôi cứ được sai về thôi!
Cũng tại Đan viện Châu Sơn, Đơn Dương trong dịp tĩnh tâm năm 2016, một số anh em linh mục hỏi tôi về cảm nghĩ sau đúng 6 tháng đến Lạng Sơn. Hơi bất ngờ nên tôi trả lời cũng rất thật: “Sao mình lại ra Lạng Sơn với anh em trễ quá vậy!” Không thấy anh em nào cười, có lẽ vì anh em biết tôi nói thật. Và đó cũng là dấu chỉ tôi đã gắn bó với vùng đất này, giáo phận này, sứ vụ này.
Hồi trước Tết, tôi gom 3 tấm hình cũ làm thành một tấm hình mới, lấy đề tài là “Duyên Nợ Xứ Lạng”. Chính tôi cũng thấy ngạc nhiên về điều này. Tất cả những tấm hình này đều chụp tại Lạng Sơn vào tháng 8 năm 2003 trong một chuyến đi. Tấm thứ 1 lấy cảnh tôi ngồi ôm cột mốc 0 tại Hữu nghị Quan, quay lưng qua Trung quốc, quay mặt sang đất Việt. Cột mốc nay vẫn còn, nhưng cảnh quan thì đã khác xa thuở ấy. Tấm thứ 2 chụp tôi đang thân ái ôm Dì Mến, hậu cảnh là Tòa Giám mục Lạng Sơn. Dì Mến là người đã có công giữ gìn đất đai Tòa Giám mục Lạng Sơn trong mấy chục năm trời. Dì đã mất vào năm 2005. Tấm thứ 3 tôi đứng với Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám mục Lạng Sơn bấy giờ, hậu cảnh là Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn đang xây dựng. Những bức hình kỷ niệm đó như làm cho tôi thêm xác tín về ơn gọi và sứ mệnh của mình tại vùng đất Lạng Sơn Cao Bằng này. Vì thế, tôi “phải lòng” vùng đất này, như “quê nhà yêu dấu” của tôi. Và hầu như chắc chắn, khi được Chúa gọi ra khỏi trần thế, tôi cũng gửi gắm tấm thân trên vùng đất này.
Hoa hồi là một loại hương liệu, dược liệu đặc sản của vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng. Hoa hồi được dùng làm biểu tượng của tỉnh Lạng Sơn, và tôi cũng cách điệu để làm biểu tượng cho Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, kèm theo mấy câu lục bát làm hướng sống. Xin viết lại tặng Anh Vinh và quý độc giả thay cho lời chào, và cũng để nhắc nhỡ mọi người quan tâm, cầu nguyện và đừng quên hỗ trợ cho Giáo phận là “tiền đồn truyền giáo” của Giáo Hội Việt Nam này.
Hoa Hồi tám cánh ngát hương,
Nguyện cho Xứ Lạng Tình Thương ngập tràn.
Tin Mừng trên chốn non ngàn,
Gia đình hạnh phúc, bản làng bình yên.
PV. Chúng con cám ơn Đức Cha. Xin Chúa ban đầy ơn phúc cho Đức Cha và cho Giáo phận. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
Ngày 12/3/2016, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri làm Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Ngày 9/4 tới đây kỷ niệm một năm Đức Cha Giuse nhậm chức Giám Mục Chính Tòa Giáo phận này. Nhân ngày “thôi nôi” đáng nhớ này, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn Đức Cha Giuse.
PV. Thưa Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha nhân một năm “đi ra vùng ngoại biên” theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Cha thấy thế nào? Trong bài giảng Lễ ngày nhậm chức của Đức Cha, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long có nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến mà Đức Cha Anphong có mặt: “Các giám mục là những lính gác, có thể đánh thức Giáo Hội của mình”. Xin Đức Cha chia sẻ tâm tình của “người lính gác Giáo Hội” nơi vùng ngoại biên này.
Đức Cha Giuse : Cám ơn Anh đã nhắc nhở, nếu không tôi dễ quên mất! Thế là một năm qua rồi, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đã qua đi tại Xứ Lạng này. Anh bảo thấy thế nào à? - Tôi thấy mình còn sống sót! Đùa một tí thôi, vì Lạng Sơn không quá “khắc nghiệt” như mọi người và cả tôi vốn tưởng trước đây. Chỉ sau mấy tháng đến Lạng Sơn, tôi đã cảm nhận và chia sẻ với nhiều người rằng, bỏ thành phố biển Đà Nẵng quê nhà “đáng sống”, để đến làm công dân thành phố vùng biên Lạng Sơn “đáng yêu”, nên không thua thiệt gì!
Tinh thần“đi ra vùng ngoại biên” trong tôi vẫn rất tâm đắc và nóng bỏng. Dù Lạng Sơn nay hầu như đã trở thành quê mình, nhà mình, tưởng không còn phải “đi ra” nữa, nhưng thực tế xã hội và mục vụ không bờ bến tại vùng đất này, có lẽ đúng hơn phải nói: “đi ra vùng ngoại biên của ngoại biên!” Để thực sự làm “người lính gác có thể đánh thức Giáo Hội của mình” trong sứ vụ mục tử, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói và Anh đề cập trong câu hỏi, thì tôi đang trong giai đoạn cần được Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng này “đánh thức” trước đã, bằng việc hội nhập, tiếp cận, quan sát, suy tư, cầu nguyện… Xem ra mọi người đang rất nhiệt tình giúp tôi làm việc này.
PV. Năm ngoái Đức Cha cho độc giả Vietcatholic biết Lạng Sơn Cao Bằng “là một giáo phận rất nhỏ xét về con số giáo dân, tỷ lệ lương dân áp đảo với nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, phân tán trên một địa bàn vùng núi phức tạp và rộng lớn, nguồn lực lại quá khiêm tốn, rất mong manh, cả về nhân sự lẫn kinh tế”. Xin Đức Cha cho độc giả biết thêm về chương trình truyền giáo của Đức Cha.
Đức Cha Giuse: Còn hơn thế nữa! Khi ấy, tôi nói về Giáo phận Lạng Sơn theo kiến thức, còn hôm nay, tôi nói về giáo phận của mình theo trải nghiệm, sau một năm chung sống. Anh hỏi tôi về việc truyền giáo; còn tôi, tôi đang tìm hiểu tôi đang sống với ai và họ đang khắc khoải điều gì. Ngay trong 3 tháng đầu tiên về với giáo phận, tôi đã thăm viếng khắp nơi, không những chỉ các giáo xứ, mà còn hầu hết các huyện lỵ trong ba tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Tâm trí tôi bây giờ đầy ắp những gì tai nghe mắt thấy, và những chia sẻ của các đấng bậc giáo dân trong đạo, cũng như dân chúng quan chức các cấp ngoài đời. Tôi thán phục mọi người, lương dân cũng như giáo dân, các linh mục tu sĩ của tôi. Nơi vùng địa đầu giới tuyến này, địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, tôn giáo đều không thuận lợi, nhưng mọi người vẫn nỗ lực để tồn tại. Hôm qua đầy gian khó, hôm nay khá hơn, nhưng ngày mai còn khá mù mịt. Mặt đời mặt đạo đều phải vận động tối đa nội lực và cần rất nhiều sự quan tâm trợ giúp.
Ngày 14 tháng 3 vừa qua, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI- Provincial Competitiveness Index) năm 2016. Trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước, Đà Nẵng xếp thứ 1, thì 3 tỉnh thuộc Giáo phận Lạng Sơn đều xếp vào nhóm cuối: Lạng Sơn thứ 55, Hà Giang thứ 59 và Cao Bằng thứ 63. Thấy mà thương! Trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay về kinh tế, năng lực cạnh tranh yếu, tức là không có nhiều cơ hội đầu tư phát triển.
Đây chính là nét đậm cần quan tâm trong việc loan báo Tin Mừng. Và Tin Mừng rao giảng ở đây là “Tin Mừng cho người nghèo”. Nghèo nhiều mặt. Cần phải phát triển con người toàn diện. Giáo dân rất cần trang bị giáo lý để củng cố Đức Tin. Riêng về mặt bác ái xã hội, chúng tôi đã lượng định, rất đông dân chúng ở đây cần nhà ở. Dịp Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, chúng tôi chính thức phát động Chương trình “Mái Ấm Vùng Biên”, cộng tác với các chương trình hiện có của xã hội, cùng chăm lo nơi ăn chốn ở tươm tất cho dân nghèo, giúp họ có một tổ ấm, nơi vùng biên giá rét.
PV. Những người đến thăm Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng gần đây thấy có ấn tượng với Tiểu Chủng Viện. Xin Đức Cha chia sẻ cho độc giả những thao thức của Đức Cha về vấn đề nhân sự.
Đức Cha Giuse: Không phải là Tiểu Chủng viện mà là Tiền Chủng viện. Đây không phải là điều mới mẻ tại Giáo phận truyền giáo này. Để chuẩn bị cho các ứng sinh vào các Đại Chủng viện, các Giáo phận tổ chức những lớp học qui tụ các ứng sinh, thông thường là đã qua chương trình cao đẳng hay đại học. Riêng tại Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, đây là điều tối cần thiết. Vì đại đa số ứng sinh đến từ các giáo phận khác, nên cần một thời gian nhất định để các ứng sinh làm quen với bầu khí sống đạo và môi trường phục vụ tại vùng đất đặc biệt này.
Điều mới tại Lạng Sơn năm nay là Tiền Chủng viện được bố trí một không gian rộng rãi tương xứng hơn trong nội vi cơ sở Tòa Giám mục. Và từ niên khóa này, Tiền Chủng viện được chính thức bổ nhiệm một Ban Giám đốc nội trú gồm 4 Cha và Ban Đào tạo. Tiếng Trung và tiếng Thổ được thêm vào chương trình học. Tiếng Thổ là ngôn ngữ của 2 dân tộc Tày và Nùng chiếm 85% dân số tại Lạng Sơn-Cao Bằng. Tiếng Trung cũng rất phổ biến tại đây. Ngày càng có nhiều đoàn Công Giáo từ Trung Hoa đến thăm viếng Lạng Sơn-Cao Bằng qua Cửa Hữu Nghị, trong đó có nhiều linh mục, tu sĩ. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia láng giềng Việt-Trung chắc chắn còn lắm chông chênh nhưng giữa hai Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Trung Hoa, gặp nhau là cứ như anh em một nhà, chỉ còn mỗi tội ngôn ngữ bất đồng.
Trở lại vấn đề nhân sự, do nhu cầu và đặc tính riêng của Lạng Sơn, trong tương lai gần, Giáo phận sẽ chiêu sinh trên cả nước, để qui tụ những bạn trẻ thích “Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, thích hoạt động tông đồ ở miền núi, thích văn hóa các dân tộc Việt Nam, những bạn trẻ thích hoặc thông thạo tiếng Trung. Các Bạn nào quan tâm, xin theo dõi thông báo chiêu sinh của Ban Giám đốc Tiền Chủng viện vào Lễ Chúa Chiên Lành năm nay.
PV. Thưa Đức Cha, gần đây nhiều người nghe đến “Sân Chư Dân”, “Trại Sáng tác Đi Ra Vùng Ngoại Biên”, một nét mới không chỉ của riêng Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, mà còn có vẻ mới với nhiều nơi khác nữa. Xin Đức Cha giới thiệu đôi nét về những việc này.
Đức Cha Giuse: Đối với tôi cũng mới nữa! Trước hết là chuyện “Sân Chư Dân”. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa biết đến một sân chơi chuyên nghiệp trong nhà như thế. Nhân cơ hội có một câu lạc bộ cầu lông tại Thành phố Lạng Sơn giải thể, cần bán cơ sở, một số anh em Công Giáo thấy rẻ muốn mua để làm sân chơi cho riêng nhóm, nhưng không có đất để dựng nhà. Được anh em thông tin, tôi đến xem cơ sở và nhập cuộc ngay. Tôi bàn với quý Cha cho anh em dựng trong vuông đất trống ngay bên trong cổng Tòa Giám mục. Mỗi người một tay, dưới sự đỡ đầu của Tòa Giám mục, một nhà chơi bằng sắt lợp tôn diện tích 200 m², cao trên 10m, mái hiên 60m², nền đá mài đã được hoàn thành. Tôi chọn ngày 01/10 nhằm lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng, Quan Thầy các Xứ Truyền giáo để khánh thành, và đặt tên cho nhà chơi là “Sân Chư Dân”. “Sân Chư dân” là một sáng kiến của Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá, nhằm xây dựng cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và những người không tin, trong bối cảnh Tân Phúc âm hoá hiện nay. Tôi mượn danh xưng này để nói lên khát vọng muốn gặp gỡ thân thiện với hết mọi người, sân chơi là một điển hình. Mỗi buổi chiều muộn sau giờ làm việc, cùng các Cha, các Thầy các Chú trong Tòa Giám mục, tôi cũng ra sân chơi cầu lông, để thêm sức khỏe và nhất là có cơ hội gặp gỡ mọi anh em lương giáo cùng đến chơi. Câu lạc bộ cầu lông “Sân Chư Dân” cũng đã ra đời, và hiện nay hoạt động rất nhộn nhịp.
Còn về trại sáng tác “Đi Ra Vùng Ngoại Biên” cũng là chuyện cơ hội. Tháng 10 năm ngoái, cùng Linh mục đoàn Giáo phận Lạng Sơn tổ chức tĩnh tâm năm tại Đan viện Châu Sơn, Đà Lạt, tôi gặp các họa sĩ thuộc Ban Mỹ thuật Domini-art từ Sài Gòn cũng lên đây sáng tác. Thích quá, tôi ngỏ lời mời và được nhận lời ngay. Thế là đầu tháng 3 năm nay, 20 họa sĩ lương giáo đã đến đất Lạng Sơn một tuần để sáng tác theo yêu cầu của chủ nhà. Tôi ước muốn có một bộ sưu tầm tranh vẽ về vùng đất, con người và sinh hoạt tôn giáo nơi đây, để có dịp giới thiệu với những người ở xa. Các họa sĩ đã “chiều” tôi, chia đi khắp nơi sáng tác. Vào ngày cuối cùng, 53 tác phẩm hội họa còn nóng hổi đã được triển lãm tại “Sân Chư Dân”, hàng trăm người đã đến thưởng thức. Tất cả họa phẩm đã được các họa sĩ đồng lòng tặng lại cho Tòa Giám mục Lạng Sơn.
Có lẽ với một số người, tôi hay làm chuyện không đâu vào đâu. Nhưng đối với tôi, đây là một xác tín. Thiên Chúa đã ươm sâu trong đáy lòng mỗi con người hình ảnh của Ngài là “Chân Thiện Mỹ”. Khi giúp con người khám phá ra nét tinh hoa của mình, chính là giúp họ khám phá ra Thiên Chúa. Mùa Giáng Sinh vừa qua, tôi cũng mời Nhóm “Tiếng Hát Vì Người Nghèo” của Cha Nguyễn Sang ra hát tại Lạng Sơn, với các ca sĩ Giao Linh, Họa My, Phương Hồng Ngọc. Nhóm đã để lại Lạng Sơn nhiều ấn tượng sâu sắc, vì cũng mang tính gặp gỡ, đối thoại, quy tụ.
PV. Thưa Đức Cha, có người nói “bây giờ Đức Cha Giuse đã gắn bó với Lạng Sơn Cao Bằng như quê nhà yêu dấu của ngài”. Xin Đức Cha cho chúng con biết điều ấy có ý nghĩa như thế nào trong đời mục tử của Đức Cha.
Đức Cha Giuse : Quê nhà yêu dấu của tôi là Quảng Nam-Đà Nẵng kia mà! Nhưng có lẽ nói như thế cũng không sai lắm đâu, vì Lạng Sơn-Cao Bằng lại như “mối tình đầu” mới mẻ của tôi trong “Ơn-Gọi-Sai-Đi”. Vì như tôi đã nói, suốt đời tu trì của tôi cứ được sai về thôi!
Cũng tại Đan viện Châu Sơn, Đơn Dương trong dịp tĩnh tâm năm 2016, một số anh em linh mục hỏi tôi về cảm nghĩ sau đúng 6 tháng đến Lạng Sơn. Hơi bất ngờ nên tôi trả lời cũng rất thật: “Sao mình lại ra Lạng Sơn với anh em trễ quá vậy!” Không thấy anh em nào cười, có lẽ vì anh em biết tôi nói thật. Và đó cũng là dấu chỉ tôi đã gắn bó với vùng đất này, giáo phận này, sứ vụ này.
Hồi trước Tết, tôi gom 3 tấm hình cũ làm thành một tấm hình mới, lấy đề tài là “Duyên Nợ Xứ Lạng”. Chính tôi cũng thấy ngạc nhiên về điều này. Tất cả những tấm hình này đều chụp tại Lạng Sơn vào tháng 8 năm 2003 trong một chuyến đi. Tấm thứ 1 lấy cảnh tôi ngồi ôm cột mốc 0 tại Hữu nghị Quan, quay lưng qua Trung quốc, quay mặt sang đất Việt. Cột mốc nay vẫn còn, nhưng cảnh quan thì đã khác xa thuở ấy. Tấm thứ 2 chụp tôi đang thân ái ôm Dì Mến, hậu cảnh là Tòa Giám mục Lạng Sơn. Dì Mến là người đã có công giữ gìn đất đai Tòa Giám mục Lạng Sơn trong mấy chục năm trời. Dì đã mất vào năm 2005. Tấm thứ 3 tôi đứng với Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám mục Lạng Sơn bấy giờ, hậu cảnh là Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn đang xây dựng. Những bức hình kỷ niệm đó như làm cho tôi thêm xác tín về ơn gọi và sứ mệnh của mình tại vùng đất Lạng Sơn Cao Bằng này. Vì thế, tôi “phải lòng” vùng đất này, như “quê nhà yêu dấu” của tôi. Và hầu như chắc chắn, khi được Chúa gọi ra khỏi trần thế, tôi cũng gửi gắm tấm thân trên vùng đất này.
Hoa hồi là một loại hương liệu, dược liệu đặc sản của vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng. Hoa hồi được dùng làm biểu tượng của tỉnh Lạng Sơn, và tôi cũng cách điệu để làm biểu tượng cho Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, kèm theo mấy câu lục bát làm hướng sống. Xin viết lại tặng Anh Vinh và quý độc giả thay cho lời chào, và cũng để nhắc nhỡ mọi người quan tâm, cầu nguyện và đừng quên hỗ trợ cho Giáo phận là “tiền đồn truyền giáo” của Giáo Hội Việt Nam này.
Hoa Hồi tám cánh ngát hương,
Nguyện cho Xứ Lạng Tình Thương ngập tràn.
Tin Mừng trên chốn non ngàn,
Gia đình hạnh phúc, bản làng bình yên.
PV. Chúng con cám ơn Đức Cha. Xin Chúa ban đầy ơn phúc cho Đức Cha và cho Giáo phận. Xin Đức Cha chúc lành cho chúng con.
Gioan Lê Quang Vinh thực hiện