VATICAN (ZENIT.org).- Tờ báo Tương Lai L’Avvenire đã loan tin Hồng Y Ratzinger nhắn nhủ các Đại biểu quốc hội Công Giáo không nên bỏ phiếu tán thành những luật ban bố một qui chế pháp lý cho những sự phối hợp giữa người đồng phái.
Lý do: những phối hợp này không thể được đặt trên một bình diện như những đôi vợ chồng được tạo thành bởi người nam và người nữ.
Theo nhật báo Tương Lai, đó là ý niệm cơ bản mà Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, trình bày trong một thông cáo mới vào ngày thứ Hai 28/7.
Theo cùng một nguồn tin, Tòa Thánh Vatican giải thích rằng bỏ phiếu tán thành "một bản văn luật pháp có hại như vậy cho công ích xã hội, là một hành vi vô luân cách trầm trọng".
Văn bản báo trước rằng những luật pháp ủng hộ sư thừa nhận hợp pháp những phối hợp giữa các người đồng phái thì "nghịch với lẽ phải" và theo căn bản đi nghịch lại với "công ích", bởi vì "những đôi kết hôn giữ vai trò bảo đảm trật tự sinh sản và như vậy là có công ích cao siêu".
Đối với những đại biểu Công Giáo, dĩ nhiên họ phải có bổn phận "chống lại cách minh nhiên và quyết định" bất cứ luật pháp nào có khuynh hướng đặt ngang hàng hôn nhân và những phối hợp giữa các người đồng phái tính.
Nhưng những đại biểu Công Giáo phải làm gì trước một luật đã có hiệu lực? Trên thực tế, 8 nước đã chấp nhận một qui chế pháp lý cho những hôn nhân "đồng tính luyến ái". Văn kiện nhắn nhủ một đại biểu Công Giáo phải dấn thân "bằng mọi cách có thể "nói lên sự chống đối của mình", đó là một "hành vi minh chứng cho công lý".
"Nếu không có thể vận động hủy bỏ một luật thuộc loại này", người Công Giáo dấn thân trong ngành chính trị có bổn phận luân lý tìm cách hạn chế những hiệu quả tiêu cực "trên bình diện văn hóa, và luân lý công cộng".
Nhưng văn kiện nói thêm rằng chính Nhà nước không thể đi ngược lại "những bổn phận riêng của mình".
Lý do: những phối hợp này không thể được đặt trên một bình diện như những đôi vợ chồng được tạo thành bởi người nam và người nữ.
Theo nhật báo Tương Lai, đó là ý niệm cơ bản mà Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, trình bày trong một thông cáo mới vào ngày thứ Hai 28/7.
Theo cùng một nguồn tin, Tòa Thánh Vatican giải thích rằng bỏ phiếu tán thành "một bản văn luật pháp có hại như vậy cho công ích xã hội, là một hành vi vô luân cách trầm trọng".
Văn bản báo trước rằng những luật pháp ủng hộ sư thừa nhận hợp pháp những phối hợp giữa các người đồng phái thì "nghịch với lẽ phải" và theo căn bản đi nghịch lại với "công ích", bởi vì "những đôi kết hôn giữ vai trò bảo đảm trật tự sinh sản và như vậy là có công ích cao siêu".
Đối với những đại biểu Công Giáo, dĩ nhiên họ phải có bổn phận "chống lại cách minh nhiên và quyết định" bất cứ luật pháp nào có khuynh hướng đặt ngang hàng hôn nhân và những phối hợp giữa các người đồng phái tính.
Nhưng những đại biểu Công Giáo phải làm gì trước một luật đã có hiệu lực? Trên thực tế, 8 nước đã chấp nhận một qui chế pháp lý cho những hôn nhân "đồng tính luyến ái". Văn kiện nhắn nhủ một đại biểu Công Giáo phải dấn thân "bằng mọi cách có thể "nói lên sự chống đối của mình", đó là một "hành vi minh chứng cho công lý".
"Nếu không có thể vận động hủy bỏ một luật thuộc loại này", người Công Giáo dấn thân trong ngành chính trị có bổn phận luân lý tìm cách hạn chế những hiệu quả tiêu cực "trên bình diện văn hóa, và luân lý công cộng".
Nhưng văn kiện nói thêm rằng chính Nhà nước không thể đi ngược lại "những bổn phận riêng của mình".